Giáo án số 11: Chủ nghĩa hiện thực (Chủ nghĩa hiện thực và hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện thực)
lượt xem 7
download
Giáo án số 11: Chủ nghĩa hiện thực (Chủ nghĩa hiện thực và hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện thực) được biên soạn nhằm giúp các bạn nắm được khái niệm chủ nghĩa hiện thực và hoàn cảnh ra đời của trào lưu; sự ảnh hưởng của xã hội và tư tưởng tới bút pháp của trào lưu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án số 11: Chủ nghĩa hiện thực (Chủ nghĩa hiện thực và hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện thực)
- 11. Chủ nghĩa hiện thực và hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện thực. CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC (Chủ nghĩa hiện thực và hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện thực.) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Cần nắm vững khái niệm chủ nghĩa hiện thực và hoàn cảnh ra đời của trào lưu Sự ảnh hưởng của xã hội và tư tưởng tới bút pháp của trào lưu 2. Tư tưởng Tình yêu với văn học hiện thực và sự cảm thông với số phân bất hạnh bị chủ nghĩa kim tiền trà đạp. 3. Kĩ năng Biết vận dụng các cơ sở xã hội và triết học để lý giải sự hình thành một trào lưu Kĩ năng phê phán các hiện tượng xấu. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Máy chiếu 2. Giáo trình và tác phẩm
- C. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM * Chủ nghĩa hiện thực (Réalisme) có hai nghĩa: Theo nghĩ rộng, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực được dùng để xác định quan hệ giữa tác phẩm văn học đối với hiện thực, bất kể tác phẩm đó là của nhà văn thuộc trường phái hoặc khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện thực gần như đồng nghĩa với khái niệm sự thật đời sống, bởi lẽ tác phẩm văn học nào cũng phản ánh hiện thực. Vì vậy, khi nói đến tính hiện thực hay chủ nghĩa hiện thực trong văn học cổ, trong sáng tác của Hômerơ, của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,… là người ta muốn lưu ý rằng tác phẩm của nền văn học đó, của các tác giả đó gần gũi, gắn bó với cuộc sống và mang tính chân thực sâu sắc. Tuy nhiên, cách hiểu chủ nghĩa hiện thực đó hiện nay không còn được lưu hành vì nó không mang lại hiệu quả gì đáng kể cho nghiên cứu văn học. Thay vào đó, người ta dùng khái niệm kiểu sáng tác hiện thực, hay còn gọi là kiểu sáng tác tái hiện. Theo nghĩa hẹp, khái niệm chủ nghĩa hiện thực dùng để chỉ một phương pháp nghệ thuật, hay một trào lưu văn học. Với tư cách là một trào lưu văn học và phương pháp sáng tác của trào lưu đó, chủ nghĩa hiện thực hình thành tại châu Âu vào những năm 30 của thế kỉ XIX và bắt đầu phát triển hoàn chỉnh, rực rỡ cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn sáng tác từ những năm 40 thế kỉ XIX, với những đại biểu ưu tú: Stăngđan (Đỏ và đen, Tu viện thành Pacmơ), Bandăc (Ơgienni Grăngđê, Lão Gôriô, Miếng da lừa,…), Flôbe (Bà Bôvary) – Pháp; Tháccơrây (Hội chợ phù hoa), Đichkenx (Olivơ Tuýt) – Anh; Gôgôn (Những linh hồn chết), L. Tônxtôi (Chiến tranh và hòa bình, Anna Krênina, Phục sinh), Đôtxtôiepxki (Tội ác và trừng phạt) Nga. Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực ra đời vào khoảng những năm 40 – 50 thế kỉ XIX khi các địch thủ văn chương của nhà văn Pháp Champfluery gọi những sáng
- tác phê phán sắc cạnh của ông là “chủ nghĩa hiện thực”. Champfluery chấp nhận cách gọi này và đặt tên cho cuốn sách tập hợp các bài báo của mình là Chủ nghĩa hiện thực (Réalisme, 1857), mặc dù ông giải thích nó phần lớn theo tinh thần chủ nghĩa tự nhiên và phi lịch sử. Ở Nga, thuật ngữ này được nhà phê bình văn học P.V. Annenkov áp dụng lần đầu vào văn học năm 1849. Và với ý nghĩa là một nguyên tắc sáng tác cơ bản, thuật ngữ này trở nên thông dụng ở Nga và châu Âu từ những năm 60 thế kỉ XIX. Chủ nghĩa hiện thực, hiểu theo cách này, có nội dung chặt chẽ, xác định trên cơ sở các nguyên tắc mĩ học sau: Mô tả cuộc sống như nó vốn có và bằng điển hình hóa các sự kiện của thực tế đời sống. Thừa nhận sự tác động qua lại giữa tính cách và hoàn cảnh. Coi trọng những chi tiết cụ thể và chính xác trong việc mô tả con người và cuộc sống, coi trọng yếu tố khách quan. * Chủ nghĩa hiện thực phê phán Thời kì đầu, chủ nghĩa hiện thực xuất hiện như một kẻ đồng minh với chủ nghĩa lãng mạn trong thái độ phản ứng với trật tự xã hội đương thời. Vì thế, trong thời kì này, rất khó có thể phân biệt rạch ròi ranh giới giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn ( Miếng da lừa của Bandăc, Tu viện thành Pácmơ của Stăngđan, các tiểu thuyết của V. Huygô, và phần nào của Đíchkenx). Một số môtip lãng mạn được chuyển đổi thành môtip hiện thực (Đỏ và đen của Stăngđan, môtip anh chàng có địa vị thấp hèn yêu tiểu thư quý tộc) Nhưng từ những năm 40 của thế kỉ XIX trở đi, chủ nghĩa hiện thực đoạn tuyệt hẳn về nguyên tắc sáng tạo với chủ nghĩa lãng mạn và mang một cảm hứng mới: cảm hứng phân tích phê phán trong sự cảm nhận về thực tại đời sống. Đến đây, chủ nghĩa hiện thực có thêm tên gọi khác: chủ nghĩa hiện thực phê phán.
- Đây là tên gọi ước lệ, dùng để chỉ một khuynh hướng của chủ nghĩa hiện thực, đạt tới đỉnh cao ở thế kỉ XIX và còn phát triển tiếp tục ở thế kỉ XX; và cũng là tên gọi phương pháp sáng tác của khuynh hướng này. Thuật ngữ này được đề xuất bởi M. Gorki với dụng ý phân biệt kiểu chủ nghĩa hiện thực này với kiểu mới: chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cũng có một thuật ngữ tương đương khác được dùng là “chủ nghĩa hiện thực tư sản”, nhưng tên gọi này không được nhiều người đồng tình vì độ chính xác không cao. Ngay cả thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực phê phán cũng vậy. Không thể phủ định rằng ở những sáng tác hiện thực đích thực, bên cạnh việc phê phán gay gắt xã hội tư sản – quý tộc (tác phẩm của Bandăc, Stăngđan, Gôgôn,…), nhiều tác phẩm vẫn thể hiện những nhân tố tích cực trong cuộc sống và tâm trạng các nhân vật tiến bộ, và truyền thống tốt đẹp của nhân dân (trong các tác phẩm của L. Tônxtôi, Sêkhôp,…). Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực phê phán được sử dụng rộng rãi trong phạm vi các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện vào những năm 30 của thế kỉ XX, trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội không giống với các nước châu Âu thế kỉ XIX. Chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Việt Nam lên án, phê phán kịch liệt sự thối nát của chế độ xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ, đồng thời nhen nhóm sự bất bình đối với thực tại đen tối, và biểu thị lòng thương cảm đối với những con người cùng khổ. Các nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu của nước ta là: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Nam Cao. II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH 1. Xã hội – lịch sử Chủ nghĩa hiện thực ra đời gần như cùng lúc với chủ nghĩa lãng mạn (muộn hơn một chút), vì thế, hai trào lưu văn học này chắc chắn cũng phải bắt nguồn từ cùng một điều kiện lịch sử xã hội giống nhau.
- Chủ nghĩa hiện thực ra đời đầu tiên và tiêu biểu nhất ở văn học Pháp vào khoảng năm 1830. Lịch sử nước Pháp thế kỉ XIX một mặt là quá trình biến đổi của giai cấp tư sản Pháp từ một lực lượng tiến bộ chống phong kiến thành một thế lực phản động thẳng tay đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động; mặt khác là quá trình chuyển biến của giai cấp công nhân Pháp từ chỗ phụ thuộc vào giai cấp tư sản trong khối liên minh chống phong kiến thời Đại cách mạng, đến chỗ trở thành một lực lượng chính trị độc lập chống giai cấp tư sản. Nói cách khác, đây là lịch sử hình thành và phát triển mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản – hai lực lượng chủ yếu nhất trong xã hội bấy giờ. Mác và Ăngghen đã viết: “Giai cấp tư sản đã đem một sự bóc lột công nhiên, vô sỉ, trực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tôn giáo và chính trị”. Trước đó, khuynh hướng lãng mạn tích cực một mặt cũng phản ứng lại những bất công của xã hội tư bản bằng những cá nhân phi thường, những khát vọng đầy ảo tưởng, mặt khác các nhà lãng mạn chủ nghĩa, do sự chi phối của chủ nghĩa xã hội không tưởng, vẫn còn đặt hy vọng vào những nhà tư sản tốt bụng. Rút ra bài học từ thực tế, những nhà văn tỉnh táo đã hoàn toàn thất vọng với chế độ tư bản chủ nghĩa và họ tìm một lối đi riêng. Họ quay về nhìn thẳng vào hiện thực, những bất công của xã hội tư bản để vạch trần những tội ác của nó, đả phá nó với hy vọng góp phần vào sự diệt vong của nó. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn tới quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực trong văn học Pháp thời kì này. Tuy không hiểu hết những nguyên nhân xã hội thực sự dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp phong kiến quý tộc – tư sản – vô sản, nhưng những nhà văn theo khuynh hướng hiện thực – từ Bandăc vĩ đại, hay Đíchkenx nhân hậu, Thaccơrây hài hước hay Flôbe hoài nghi – xuất phát từ hiện thực xã hội, đều đi đến kêt luận: trật tự tư sản bất hợp lý ấy không thể tồn tại lâu dài. Tất nhiên, để có thể luôn nhìn thẳng, nhận diện minh xác sự thật, nhà văn hiện thực thế kỉ XIX còn nhờ vào trình độ tri thức nhất định về thế giới điều này có được nhờ sự kết tinh những thành tựu của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên bấy giờ. Khoa học tự nhiên đánh dấu sự ra đời của một thành tựu vĩ đại: Thuyết tiến hóa của Đácuyn. Đácuyn đã chứng minh thế giới động vật có sự phát triển
- từ thấp tới cao, loài sau tiếp thu những ưu điểm của loài trước và biến dị cho phù hợp với môi trường sống, trong đó con người là động vật bậc cao hoàn thiện nhất. Đây là một bước ngoặt lớn trong khoa học, nó phá tan quan niệm về sự bất động, bất biến của các hình thái trong tự nhiên đã ngự trị hàng bao thế kỉ. 2. Tư tưởng Khác với chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn thường chỉ bị chi phối bởi một vài nguồn ý thức tư tưởng, chủ nghĩa hiện thực được khơi nguồn từ nhiều phương diện khác nhau, bởi nó có tham vọng phản ánh cuộc sống một cách toàn diện. Thứ nhất, về mặt xã hội học, chủ nghĩa hiện thực cũng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Các nhà xã hội học không tưởng như Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê, Rôbe Ôwen tuy “kê đơn” một cách ảo tưởng – kêu gọi lòng bác ái của giai cấp thống trị để xây dựng xã hội công bằng hợp lý, nhưng đã “bắt mạch” đúng đắn về mâu thuẫn và áp bức giai cấp trong xã hội tư bản. Thứ hai, về mặt sử học, các nhà sử học tư sản như Ghiđô, Minhê, Chiêri đã phê phán quan niệm của các sử gia phong kiến trong quan niệm: chế độ phong kiến là vĩnh hằng, bất biến; thắng lợi của Cách mạng 1789 chỉ là ngẫu nhiên, và trước sau gì giai cấp phong kiến cũng đoạt lại vị thế cầm quyền. Các sử gia tư sản đã chứng minh sự thắng lợi của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến qúy tộc là một tất yếu lịch sử. Tuy lập trường thuộc về ý thức hệ tư sản, nhưng quan điểm của các nhà sử học này là đúng đắn, tiến bộ, và nằm ngoài ý định của họ, nó đã vạch ra quy luật: đấu tranh giai cấp như một phương diện quan trọng trong động lực phát triển lịch sử, và trong lịch sử, một thể chế chính trị nếu bộc lộ những bất công tất yếu sẽ bị thay thế bằng một thể chế mới tiến bộ hơn. Thứ ba, về mặt triết học. Với tư tưởng triết học duy vật, các nhà triết học Phoiơbăc, Ghecxen, Sécnưsepxki đã đưa triết học trước Mác lên tới đỉnh cao. Sau này, Ăngghen kết luận: “Tất cả cái gì ngưng đọng trở thành biến chuyển, tất cả cái gì bất động trở nên động, tất cả cái gì là riêng biệt được coi như vĩnh
- cửu, hóa ra là quá độ, và được chứng minh rằng tất cả tự nhiên đều chuyển động trong một dòng thác và một cơn lốc vĩnh cửu” (Phép biện chứng tự nhiên). => Tất cả những đặc điểm về xã hội và tư tưởng nói trên đã kết tinh thành nguyên tắc lịch sử cụ thể. Ý nghĩa trước tiên của nó là xem xét sự vật phải chú ý tới thực trạng của nó. Sở dĩ có được điều đó là nhờ chu nghĩa duy vật Ghecxen, Phoiơbắc cũng với những bất cong xã hội khiến cho con người khó cỏ thể mang nặng ảo tưởng. Hai khía cạnh “lịch sử” – “cụ thể” tuy không tách rời nhau nhưng có thể phân biệt một cách tương đối. “Cụ thể” là chỉ một quan hệ xã hội với một tình thế mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp cụ thể; nói “lịch sử” tức là nhìn sự vật bao giờ cũng phải thấy được quá trình phát sinh, phát triển và chuyển hóa của nó. Nguyên tắc lịch sử cụ thể này đã thay thế cho nguyên tắc lý tính ngự trị trong khoa học, nghệ thuật, trong đó có văn học, bao thế kỉ trước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO ÁN TỰ CHỌN TOÁN 11: HÀM SỐ LIÊN TỤC
3 p | 937 | 124
-
Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 243 | 42
-
Giáo án bài Hàm số lượng giác - Đại số 11 - GV. Trần Thiên
14 p | 524 | 41
-
Giáo án tuần 12 bài Tập làm văn: Gọi điện - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 482 | 36
-
Giáo án Toán 11: Tiết 40. HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC
8 p | 205 | 33
-
Giáo án tuần 11 bài Chính tả (Tập chép): Bà cháu. g/gh, s/x, ươn/ương - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 446 | 19
-
Lịch sử 10 - NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH (1918 – 1939)
8 p | 205 | 19
-
Giáo án bài Tập đọc: Thời gian biểu - Tiếng việt 2 - GV. T.Tú Linh
5 p | 477 | 10
-
Lịch sử 10 - PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ (1918 – 1939)
7 p | 222 | 9
-
Giáo án Đại số lớp 11: Xác suất
16 p | 22 | 5
-
Giáo án Đại số lớp 11: Vi phân và đạo hàm cấp cao
20 p | 17 | 4
-
Giáo án Đại số lớp 11 bài 1: Hàm số lượng giác - Trường THPT Lý Tự Trọng
12 p | 8 | 4
-
Giáo án lịch sử 8_Tiết 11
15 p | 105 | 3
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 19 | 3
-
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Phần Lịch sử, Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 20 | 3
-
Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4: Tuần 11 (Sách Cánh diều)
19 p | 9 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định
4 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn