intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Toán lớp 2 - KILÔGAM

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

701
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp HS : Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn . Làm quen với cái cân, quả cân, cách cân . Nhận biết được đơn vị đo khối lượng kilôgam, tên gọi và ký hiệu ( kg ) . Biết làm phép tính cộng, trừ số đo khối lượng có đơn vị là kg .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Toán lớp 2 - KILÔGAM

  1. KILÔGAM I. MỤC TIÊU : Giúp HS :  Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn .  Làm quen với cái cân, quả cân, cách cân .  Nhận biết được đơn vị đo khối lượng kilôgam, tên gọi và ký hiệu ( kg ) .  Biết làm phép tính cộng, trừ số đo khối lượng có đơn vị là kg . II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :  1 chiếc cân đĩa .  Các quả cân : 1 kg; 2 kg; 5 kg .  Một số đồ vật dùng để cân : túi gạo 1 kg, cặp sách ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với đơn vị đo khối lượng kilôgam. Đơn vị này cho chúng ta biết độ nặng, nhẹ của một vật nào đó ... 2. Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn :
  2. - Đưa ra 1 quả cân ( 1 kg ) và một quyển vở. - Quả cân nặng hơn quyển vở . Yêu cầu HS dùng một tay lần lượt nhấc 2 vật lên và trả lời vật nào nhẹ hơn, nặng hơn - Thực hành ước lượng khối lượng . . - Cho HS làm tương tự với 3 cặp đồ vật khác nhau và nhận xét “ vật nặng – vật nhẹ ” - Kết luận : Muốn biết vật nặng nhẹ thế nào ta cần phải cân vật đó . 2.2 Giói thiệu cái cân và quả cân : - Cho HS xem chiếc cân đĩa. Nhận xét về - Cân có 2 đĩa, giữa 2 đĩa có vạch hình dạng của cân . thăng bằng, kim thăng bằng . - Giới thiệu : Để cân các vật ta dùng đơn vị đo là kilôgam. Kilôgam được viết tắt là kg . - Kilôgam - Viết lên bảng : Kilôgam – kg . - Yêu cầu HS đọc . - Cho HS xem các quả cân1 kg, 2 kg, 5 kg à đọc số đo ghi trên quả cân .
  3. 2.3 Giới thiệu cách cân và thực hành cân : - Giới thiệu cách cân thông qua cân 1 bao - Quan sát . gạo - Đặt 1 bao gạo ( 1 kg) lên một đĩa cân, phía - Kim chỉ đúng giữa ( đúng vạch bên kia là quả cân 1 kg ( vừa nói vừa làm ). thăng bằng ) . - Nhận xét cho cô vị trí của kim thăng bằng. - Hai đĩa cân ngang bằng nhau . - Vị trí 2 đĩa cân như thế nào ? - Yêu cầu HS nhắc lại . - Kết luận : Khi đó ta nói túi gạo nặng 1 kg - Kim thăn bằng lệch về phía quả - Xúc một ít gạo từ trong bao ra và yêu cầu cân. Đĩa cân có túi cao hơn so với nhận xét về vị trí kim thăng bằng, vị trí 2 đĩa cân có quả cân . đĩa cân. - HS nhắc lại kết quả cân . - Kết luận : túi gạo nhẹ hơn 1 kg . - Đổ thêm vào bao gạo một ít gạo ( bao gạo nặng hơn 1 kg ) tiếp tục hướng dẫn HS nhận xét đề rút ra kết luận : Bao gạo nặng hơn 1 kg .
  4. 2.4 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài . - 5 kg ; ba kilôgam . Bài 2 : - Viết lên bảng : 1 kg + 2 kg = 3 kg . - Hỏi tại sao 1 kg cộng 2 kg lại bằng 3 kg ? - Vì 1 cộng 2 bằng 3 . - Nêu cách cộng số đo khối lượng có đơn vị - Lấy số đo cộng với số đo, sau đó kilôgam . viết kết quả và viết kí hiệu của tên - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập . đơn vị vào sau kết quả . - HS làm bài . 1HS đọc chữa bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau . Bài 3 : - Yêu cầu HS đọc đề bài . - Đọc đề bài . - Bài toán cho biết những gì ? - Bao to nặng 25 kg, bao bé nặng 10 - Bài toán hỏi gì ? kg . - Muốn biết cả hai bao nặng bao nhiêu - Cả hai bao nặng bao nhiêu kilôgam kilôgam ta làm như thế nào ? - Thực hiện phép tính 25kg + 10kg . - Yêu cầu HS giải bài tập vào Vở bài tập. 1 Tóm tắt HS làm bài trên bảng lớp. Sau đó nhận xét Bao to : 25 kg
  5. và cho điểm HS . Bao bé : 10 kg - Yêu cầu HS kiểm tra lại số đã ước lượng. Cả hai bao : ... kg ? Bài giải Cả hai bao nặng là : 25 + 10 = 35 ( kg ) Đáp số : 35 kg 2.5 Củng cố , dặn dò : - Hỏi HS về cách viết tắt đơn vị đo khối lượng kilôgam. - Cho HS đọc số đo của một số quả cân - Quan sát cân, nhận xét độ nặng, nhẹ của vật . IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………
  6. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : Giúp HS :  Làm quen với cân đồng hồ .  Thực hành với cân đồng hồ .  Giải bài toán có kèm theo số đo khối lượng có đơn vị là kilôgam . II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :  Một chiếc cân đồng hồ .  1 túi gạo, đường, chồng sách vở . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : + Kể tên đơn vị đo khối lượng vừa học . + Nêu cách viết tắt của kilôgam . + GV đọc, HS viết các số đo : 1 kg, 9 kg, 10 kg . + GV viết 3 kg, 20 kg, 35 kg, HS đọc : ba kilôgam, hai mươi kilôgam, ba lăm kilôgam . 2. Dạy học bài mới :
  7. 2.1 Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với 1 loại cân khác là cân đồng hồ . Đồng thời, sẽ giải một số bài toán liên quan đến số đo khối lượng có đơn vị là kilôgam . 2.2 Luyện tập : Bài 1 : Giới thiệu cân đồng hồ - Cho HS xem chiếc cân đồng hồ . - Có 1 đĩa cân . - Hỏi : cân có mấy đĩa cân . - Nêu : Cân đồng hồ chỉ có 1 đĩa cân. Khi cân, chúng ta đặt vật cần cân lên đĩa này. Phía dưới đĩa cân có mặt đồng hồ boa số đo của vật cần cân. Mặt đồng hồ có một chiếc kim quay được và trên đó ghi các số tương ứng với các vạch chia. Khi đĩa cân chưa có vật gì kim chỉ số 0 ( Bài 1 ) . - Cách cân : Đặt vật cần cân lên trên đĩa cân, khi đó kim sẽ quay. Kim dừng lại tại vạch nào thì số tương ứng với vạch ấy cho biết vật đặt trên đĩa cân nặng bấy nhiêu kg .
  8. Thực hành cân - Gọi 3 HS lần lượt lên bảng, thực hành . - HS 1 cân 1 túi gạo 2 kg . - Sau mỗi lần HS cân, GV cho cả lớp đọc số - HS 2 cân 1 túi đường 1 kg . chỉ trên mặt đồng hồ . - HS 3 cân chồng sách vở 3 kg . Bài 2 : - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận - Làm bài . và làm bài . - Đọc chữa bài. HS khác nhận xét . - Gọi 1 HS đọc kết quả . - Vì kim nghiêng về phía quả cân, - Tại sao nói “ Quả cam nặng hơn 1 kg ” là đĩa cân có quả cân thấp hơn nên sai ? quả cam nhẹ hơn 1kg chứ không nặng hơn 1 kg . - Hỏi tương tự với các câu khác . Bài 3 :
  9. - Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả . - 3 kg + 6 kg – 4 kg = 5 kg, 15 kg – 10 kg + 7 kg = 12 kg - Có thể yêu cầu HS nhắc lại cách cộng, trừ 8 kg – 4 kg + 9 kg = 13 kg số đo khối lượng . 16 kg + 2 kg – 5 kg = 13 kg Bài 4 : - Gọi 1 HS đọc đề toán. Đặt câu hỏi yêu cầu Tóm tắt : HS phân tích rồi yêu cầu các em tự giải . Gạo Tẻ và Nếp : 26 kg gạo Gạo Tẻ : 16 kg gạo Gạo Nếp : ... kg gạo ? Bài giải Số kilôgam gạo nếp mẹ mua là : 26 – 16 = 10 ( kg ) Đáp số : 10 kg Bài 5 : Gọi HS đọc đề. Xác định dạng bài toán sau Tóm tắt : đó yêu cầu các em tự tóm tắt và làm . Gà : 2 kg Ngỗng nặng hơn gà : 3 kg Ngỗng nặng : ... kg ? Bài giải
  10. Ngỗng cân nặng số kilôgam là : 2 + 3 = 5 ( kg ) Đáp số : 5 kg 2.3 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS nhắc lại cách sử dụng cân đồng hồ, cách thực hiện phép tính cộng trừ với đơn vị đo khối lượng . - Nhận xét tiết học . IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2