Giáo án văn hóa doanh nghiệp<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP<br />
Mục tiêu của chương:<br />
Trình bày những kiến thức lý luận khái quát nhất về văn hóa doanh nghiệp,<br />
các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp giúp người học hình thành nên cách<br />
nhìn tổng quan về văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp, từ đó cung cấp<br />
kiến thức nền tảng để nghiên cứu những chương tiếp theo.<br />
Những nội dung cơ bản:<br />
Những kiến thức khái quát chung về văn hoá doanh nghiệp: Khái niệm văn<br />
hoá doanh nghiệp, đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp; các yếu tố cấu thành văn<br />
hoá doanh nghiệp gồm: những vấn đề nội tại của văn hóa doanh nghiệp, văn hóa<br />
kinh doanh bao gồm các nội dung cơ bản như: triết lý kinh doanh, đạo đức kinh<br />
doanh, các vấn đề văn hóa trong hoạt động kinh doanh.<br />
<br />
Tuần 1.( 3 tiết)<br />
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP<br />
Hoạt động dạy học<br />
Nội dung<br />
<br />
Hoạt động của GV<br />
<br />
Hoạt động của<br />
SV<br />
<br />
1. Khái niệm:<br />
Câu hỏi: Văn<br />
hóa là gì? Tại<br />
sao lại có văn<br />
hóa?<br />
<br />
Dẫn dắt: “ Ngay từ thuở lọt lòng, chúng ta đã đắm mình<br />
trong chất men văn hoá: từ lời ru của mẹ, bài học của cha,<br />
trò chơi của chị… cho đến tiếng gọi đò bên sông, tiếng võng<br />
đưa kẽo kẹt lúc trưa hè, tiếng chuông buông khi chiều<br />
xuống… – tất cả, tất cả những sự kiện đó, những ấn tượng<br />
đó, những âm thanh đó, những hình ảnh đó… đều thuộc về<br />
văn hóa. Cái tinh thần như tư tưởng, ngôn ngữ… là văn hoá;<br />
cái vật chất như ăn, ở, mặc… cũng là văn hoá. Chính văn<br />
hoá đã nuôi chúng ta lớn, dạy chúng ta khôn. Người ta nói:<br />
văn hóa ẩm thực, văn hoá trang phục, văn hoá ứng xử, văn<br />
<br />
- Thảo luận và<br />
chuẩn bị câu trả<br />
lời.<br />
<br />
ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng<br />
<br />
- Mời một nhóm<br />
lên trình bày lại<br />
nội dung đã<br />
chuẩn bị, các<br />
nhóm còn lại đặt<br />
câu hỏi.<br />
<br />
Page 1<br />
<br />
Giáo án văn hóa doanh nghiệp<br />
hoá tiêu dùng, văn hoá kinh doanh, văn hóa chính trị, văn<br />
hoá Đông Sơn, văn hoá Hoà Bình, văn hoá rìu vai… Từ<br />
"văn hoá" có biết bao nhiêu là nghĩa, nó được dùng để chỉ<br />
những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau”<br />
Kết luận: Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn<br />
ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do<br />
Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông<br />
tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật<br />
chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử"<br />
2.<br />
Văn hóa Dẫn dắt: Vào những năm 1970, sau sự thành công rực rỡ<br />
doanh nghiệp là của các công ty Nhật Bản, các doanh nghiệp Nhật đã làm<br />
gì?<br />
nên “Sự thần kỳ của đất nước Nhật”, đặc biệt là trên đất<br />
nước Hoa Kỳ. Chính vì lý do đó mà các công ty Mỹ bắt đầu<br />
đi nghiên cứu và đã tìm ra được nhân tố quan trọng nhất góp<br />
phần vào sự thành công của các công ty Nhật Bản là văn<br />
hóa doanh nghiệp.<br />
Đặc biệt, vào những năm gần đây, khái niệm văn hóa<br />
doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến. Văn hóa<br />
doanh nghiệp chính là chuẩn mực mà ở đó người ta sẽ quay<br />
quanh cái chuẩn mực để có hành vi ứng xử phù hợp. Nó đã<br />
và đang được nhắc tới như là một “tiêu chí” để đánh giá<br />
doanh nghiệp, cũng có quan niệm mới cho rằng, văn hóa<br />
doanh nghiệp chính là “tài sản vô hình” của mỗi doanh<br />
nghiệp. Từ quá trình nghiên cứu đó đã có rất nhiều khái<br />
niệm văn hóa doanh nghiệp được đưa ra.<br />
Theo chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và<br />
nhỏ, George de Saite Marie đã đưa ra khái niệm như sau:<br />
“Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu<br />
tượng, huyền thoại, nghi thức, điều cấm kỵ, các quan điểm<br />
ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng<br />
<br />
- Đưa ra quan<br />
điểm về văn hóa<br />
doanh nghiệp<br />
- Chỉ rõ vì sao có<br />
sự hình thành<br />
văn hóa doanh<br />
nghiệp<br />
- Văn hóa doanh<br />
nghiệp<br />
hình<br />
thành như thế<br />
nào<br />
- Văn hóa doanh<br />
nghiệp là gì<br />
<br />
Page 2<br />
<br />
Giáo án văn hóa doanh nghiệp<br />
triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh<br />
nghiệp”.<br />
Hay như chuyên gia nghiên cứu các tổ chức, Edgar<br />
Shein thì định nghĩa: “ Văn hóa công ty là tổng hợp các<br />
quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được<br />
trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý với các<br />
môi trường xung quanh”.<br />
Nói chung, các định nghĩa đều đề cập đến yếu tố tinh<br />
thần của văn hóa doanh nghiệp, nói cách khác nó được xem<br />
như hệ thống giá trị tinh thần và các chuẩn mực do doanh<br />
nghiệp tạo nên và chi phối toàn bộ hoạt động của doanh<br />
nghiệp, chi phối cách ứng xử của các thành viên trong<br />
doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là cái làm nên cốt<br />
cách của doanh nghiệp, gắn kết mọi người lại với nhau để<br />
cùng nhau thực hiện mục tiêu chung.<br />
Kết luận: “Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá<br />
trị do doanh nghiệp sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt<br />
động kinh doanh, là tổng thể các truyền thống, các cấu trúc,<br />
phương thức kinh doanh, quản lý điều hành kinh doanh<br />
nhằm xác lập qui tắc ứng xử của một doanh nghiệp từ đó<br />
chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp<br />
và tạo ra bản sắc kinh doanh riêng có của mỗi doanh<br />
nghiệp” – Dương Thị Liễu.<br />
<br />
ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng<br />
<br />
Page 3<br />
<br />
Giáo án văn hóa doanh nghiệp<br />
Hoạt động dạy học<br />
Nội dung<br />
<br />
Hoạt động của GV<br />
<br />
3. Đặc điểm của<br />
Theo quan điểm của nhiều nhà kinh<br />
văn hóa doanh doanh và nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp<br />
nghiệp<br />
đều cho rằng văn hóa doanh nghiệp vừa mang<br />
tính chất hữu hình vừa vô hình. Bởi vì văn hóa<br />
có những đặc điểm sau:<br />
- Văn hóa doanh nghiệp tồn tại khách<br />
quan<br />
Văn hóa tồn tại ngoài sự nhận biết của<br />
con người.<br />
Vì vậy, dưới góc độ của nhà quản trị<br />
doanh nghiệp phải nhận thức được văn hóa<br />
doanh nghiệp từ đó tạo mọi điều kiện để xây<br />
dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp phù<br />
hợp với mục tiêu và xu thế phát triển của tổ<br />
chức, của xã hội. Nhà quản trị phải sử dụng<br />
văn hóa doanh nghiệp như một nguồn lực mới<br />
trong sự phát triển bền vững của tổ chức.<br />
- Văn hóa doanh nghiệp hình thành trong<br />
một thời gian dài<br />
Các doanh nghiệp khi mới thành lập<br />
thường gặp rất nhiều khó khăn, nhà quản trị<br />
luôn phải tìm mọi biện pháp để có thể tồn tại<br />
trên thị trường.<br />
Bên cạnh đó, những giá trị, hệ thống các<br />
qui tắc, chuẩn mực của doanh nghiệp phải<br />
được thực tiễn chứng minh thông qua quá<br />
ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng<br />
<br />
Hoạt động của<br />
SV<br />
Câu hỏi cho SV:<br />
Văn hóa DN có<br />
những đặc điểm<br />
nào, phân tích<br />
nội dung của các<br />
đặc điểm đó.<br />
Gợi ý: - Chứng<br />
minh đặc điểm<br />
đó của VHDN<br />
- Chỉ rõ vì sao<br />
VHDN có đặc<br />
điểm đó<br />
- Đặc điểm đó<br />
thể hiện như thế<br />
nào<br />
- Lấy ví dụ<br />
chứng<br />
minh<br />
trong 1 DN thực<br />
tế trên thị trường<br />
- Đứng trên góc<br />
độ nhà quản trị,<br />
cần làm gì để<br />
phát triển giá trị<br />
văn hóa lành<br />
Page 4<br />
<br />
Giáo án văn hóa doanh nghiệp<br />
trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. mạnh<br />
Vì vậy, văn hóa đó phải hình thành và phát<br />
triển trong thời gian khá dài.<br />
- Văn hóa doanh nghiệp mang tính bền<br />
vững<br />
Tính bền vững của văn hóa doanh nghiệp<br />
thể hiện từ sứ mệnh của doanh nghiệp cho đến<br />
những niềm tin mà toàn bộ nhân viên của<br />
doanh nghiệp thực hiện. Văn hóa doanh<br />
nghiệp chính là chất keo để gắn kết và phát<br />
triển các thế hệ nhân viên trong doanh nghiệp<br />
lại với nhau.<br />
- Văn hóa doanh nghiệp mang tính hệ<br />
thống, thống nhất<br />
Nhiều định nghĩa vẫn xem văn hóa doanh<br />
nghiệp như phép cộng cơ học của nhiều lĩnh<br />
vực với nhau. Tuy nhiên, với những yếu tố<br />
như tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, triết lý,<br />
luật pháp... đều là những nhân tố thuộc văn<br />
hóa và văn hóa doanh nghiệp. Do đó, khi tiến<br />
hành nghiên cứu bất cứ một lĩnh vực nào<br />
thuộc văn hóa doanh nghiệp thì đều phải xem<br />
xét mọi giá trị trong mối quan hệ mật thiết với<br />
nhau. Nghiên cứu một cách hoàn chỉnh sẽ cho<br />
phép người nghiên cứu có thể phân biệt được<br />
nền văn hóa doanh nghiệp hoàn chỉnh và chưa<br />
hoàn chỉnh. Nếu chúng ta đi nghiên cứu riêng<br />
rẽ từng biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp sẽ<br />
làm cho chúng ta không thể nhận diện được<br />
vấn đề một cách đúng và đầy đủ.<br />
ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng<br />
<br />
Page 5<br />
<br />