intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án vật lí lớp 12 – Con lắc lò xo

Chia sẻ: Hoang Huy Huy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

367
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là giáo án Vật lý 12  Bài 2: Con lắc lò xo giúp quý thầy cô biết cách thiết lập về phương trình động lực học của con lắc lò xo. Biết cách tính toán và tìm ra biểu thức của động năng, thế năng và cơ năng của con lắc lò xo. Củng cố sự bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động dưới tác dụng của lực thế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án vật lí lớp 12 – Con lắc lò xo

BÀI 2: CON LẮC LÒ XO

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức

              - Biết cách thiết lập về phương trình động lực học của con lắc lò xo.

              - Biết cách tính toán và tìm ra biểu thức của động năng, thế năng và cơ năng của con lắc lò xo.

              - Củng cố sự bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động dưới tác dụng của lực thế.

2. Về kỹ năng

- Hiểu được khi vật chịu tác dụng của lực đàn hồi thì vật dao động điều hoà.

- Vận dụng thành thạo công thức tính năng lượng vào dao động điều hòa.

- Nắm đơn vị các đại lượng.

- Có kĩ năng giải các bài tập có liên quan

- Làm được các bài tập tương tự trong SGK.

3. Về thái độ

 - Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành mạnh và có tính tập thể.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên:   

  • Con lắc đơn.

  • Bộ TN khảo sát dao động điều hoà của con lắc lò xo.

  • Đồng hồ bấm giây.

Học sinh:

  • Ôn lại các khái niệm: động năng, thế năng, lực thế, sự bảo toàn cơ năng của vật chịu tác dụng của lực thế.
  • Ôn lại kiến thức về dao động điều hoà.

III.  HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề

-Thế nào là dao động điều hoà? Viết biểu thức li độ, vận tốc, gia tốc của vật dao động diều hòa?

- Vật biến đổi chuyển động thì có gia tốc. Vậy có thể xác định gia tốc của vật theo định luật II Niu-tơn như thế nào?

- Viết biểu thức xác định cơ năng, động năng và thế năng của vật?

ĐVĐ: * Làm thế nào tính được lực đàn hồi của lào xo tác dụng lên vật?

Chúng ta đã biết rất nhiều chuyển động: CĐTĐ, CĐT BĐĐ, CĐ tròn đều, CĐ ném và ở tiết trước ta đã biết thêm dao động điều hoà. Bài học hôm nay ta sẽ khảo sát chuyển động của một vật được gọi là con lắc lò xo về mặt động lực học và về mặt năng lượng.

 

HOẠT ĐỘNG 2Tìm hiểu con lắc lò xo

 

Hoạt động của giáo viên 

Hoạt động của học sinh

Nội dung 

 

- Cho HS quan sát con lắc lò xo.

- CLLX cấu tạo như thế nào?

- Tuỳ theo cách bố trí mà ta có CLLX chuyển động nằm ngang hay thẳng đứng. Để đơn giản chúng ta nghiên cứu chuyển động của CLLX chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.

-Vẽ hình CLLX nằm ngang lên bảng

* Làm thế nào để tính được lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật?

 

 

 

 

- HS quan sát CLLX, mô tả đặc điểm cấu tạo và trả lời câu hỏi của GV.

I . CON LẮC LÒ XO

1. Cấu tạo: xét một con lắc lò xo gồm:

+ một vật nhỏ có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo có độ cứng k và có khối lượng không đáng kể, đầu kia của lò xo được giữ cố định.

+  Fms = 0.

2. Cách kích thích dao động

  - Kéo hòn bi ra khỏi vị trí cân bằng O một khoảng x = A, rồi buông tay.

 - Vị trí cân bằng của vật là vị trí khi lò xo không biến dạng.

 

HOẠT ĐỘNG 2:   Khảo sát dao động của con lắc lò xo về mặt động lực học.

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

- Làm TN với CLLX nằm ngang.

* Hãy cho biết CLLX chuyển động như thế nào?

 

* Làm thế nào để biết vật dao động điều hoà?

 

 

 

 

* Cả hai cách đều đúng. Vậy sử dụng cách nào thì có lợi hơn?

- Ta sẽ chọn theo cách 2.

* Khi bi dao động, tại vị trí bất kỳ bi có li độ x. Phân tích các lực tác dụng vào bi?

- Biểu diễn các lực lên hình vẽ.

 

*Các lực đó có đặc điểm gì?

 

Đặt : \({\omega ^2} = \frac{k}{m}\) . và so sánh công thức

 (2.2) với công thức (4.1) ta rút ra kết luận: Dao động của con lắc lò xo là dao động điều hòa có phương trình:

\(x = Acos(\omega t + \varphi )\)

 

 

* Hãy suy luận tìm công thức tính chu kỳ T, tần số f của con lắc lò xo?

- Có thể HS sẽ nói rằng: là dao động điều hoà.

 

- Có thể chứng minh theo hai cách:

+ Xác định li độ vật có dạng:         \(x = Acos(\omega t + \varphi )\).

 + Xác định được:

                  x// = - w2x         

 

 

 

 

- HS xác định các lực:

Trọng lực P = mg

   phản lực:  Q

   lực đàn hồi. Fdh

-HS ghi mục II và vẽ hình vào vở.

- Fđh  =  m . a

 Fđh  =  k . x

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời câu hỏi C1

II. KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC LÒ XO VỀ MẶT ĐỘNG LỰC

1. Tần số góc và chu kỳ của con lắc lò xo

Tại thời điểm t bất kỳ bi có li độ x. Lực đàn hồi của lò xo:

F = - kx.(2.1)

-  Áp dụng định luật II Niutơn ta có:

 \(ma = -kx \to a =  - \frac{k}{m}x\)    (2.2)

- Đặt : \({\omega ^2} = \frac{k}{m}\)  và so sánh công thức

 (2.2) với công thức (4.1) ta rút ra kết luận: Dao động của con lắc lò xo là dao động điều hòa có phương trình:

\(x = Acos(\omega t + \varphi )\).

 Trong đó: \(A,\omega ,\varphi \) là các hằng số.

-  Tần số góc và chu kỳ của con lắc lò xo:

              \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)

                 \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)

 

2. Lực kéo về:

- Là lực luôn luôn hướng về vị trí cân bằng.

- Lực kéo về  có độ lớn tỉ lệ với li độ là lực gây ra gia tốc cho vật  dao động điều hoà

 

HOẠT ĐỘNG 3Khảo sát dao động của con lắc lò xo về mặt năng lượng.

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

* Khi vật chuyển động, động năng của vật được xác định như thế nào?

 

 

→ Wđ dao động điều hoà với chu kỳ T/2 (T là chu kỳ dao động li độ).

 

*Dưới tác dụng của lực đàn hồi thế năng của vật được xác định như thế nào?

 

 

→Wt dao động điều hoà với chu kỳ T/2 (T là chu kỳ dao động li độ).

 

 

 

* Hãy biến đổi toán học để dẫn đến biểu thức bảo toàn cơ năng?

 

 

 

 

\({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)              

\({W_d} = \frac{1}{2}m{A^2}{\omega ^2}si{n^2}(\omega t + \varphi )\) 

 

 

 

 

 \({W_t} = \frac{1}{2}k{x^2}\)        

 \({W_t} = k{A^2}co{s^2}(\omega t + \varphi )\)  

\({W_t} = m{\omega ^2}{A^2}co{s^2}(\omega t + \varphi )\)

 

 

 

 

 

 


III. KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA LÒ XO VỀ MẶT NĂNG LƯỢNG

1. Động năng của con lắc lò xo

              \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)              

            \({W_d} = \frac{1}{2}m{A^2}{\omega ^2}si{n^2}(\omega t + \varphi )\)          (1)

- Đồ thị Wđ ứng với trường hợp j = 0

2. Thế năng của lò xo

                      \({W_t} = \frac{1}{2}k{x^2}\)        

                \({W_t} = k{A^2}co{s^2}(\omega t + \varphi )\)      (2a)

- Thay k = w2m ta được:

        \({W_t} = m{\omega ^2}{A^2}co{s^2}(\omega t + \varphi )\)     (2b)

- Đồ thị Wt ứng với trường hợp  \(\varphi )\)= 0

3. Cơ năng của con lắc lò xo. Sự bảo toàn cơ năng. (GIÃN TIẾT)

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Con lắc lò xo. Để xem toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 12 bài 3: Con lắc đơn

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2