Giáo án Vật lí lớp 8 (Học kỳ 2)
lượt xem 3
download
"Giáo án Vật lí lớp 8 (Học kỳ 2)" sẽ bao gồm các bài học Vật lí dành cho học sinh lớp 8. Mỗi bài học sẽ có phần mục tiêu, chuẩn bị bài, các hoạt động trên lớp và lưu ý giúp quý thầy cô dễ dàng sử dụng và lên kế hoạch giảng dạy chi tiết. Mời quý thầy cô cùng tham khảo giáo án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Vật lí lớp 8 (Học kỳ 2)
- Tuần 19 Ngày soạn: 15.12.2017 Ngày dạy:………………….. Tiết : 19 CÔNG CƠ HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được các ví dụ khác SGK về trường hợp có công cơ học , không có công cơ học. Chỉ ra được sự khác biệt giữa hai trường hợp đó. Phát biểu được công thức tính công, nêu được các đại lượng và đơn vị có trong công thức 2. Kĩ năng: Vận dụng công thức tính công cơ học vào làm bài tập 3. Thái độ: Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi, vận dụng trong thực tế 4.Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển. Năng lực tự học: Tự đọc sgk và nghiên cứu các tài liệu liên quan. Năng lực hợp tác nhóm: Trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận. Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: Lập luận có căn cứ và giải được các bài tập đơn giản. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Nghiên cứu tài liệu soạn giảng SGK, SGV, GA, tranh vẽ h13.1 SGK 2. HS: SGK, SBT, vở ghi, Kiến thức phần hướng dẫn tự học và nghiên cứu ở nhà tiết 15 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: 1.Hướng dẫn chung: Các hoạt động Thời lượng dự Tên hoạt động kiến 1.Khởi động Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập. 5 phút 2.Hình thành kiến Hoạt động 2: Tìm hiểu khi nào thì có công cơ 15 phút thức học Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức tính công 10 phút 3.Vận dụng Hoạt động 4 : Vận dụng 12 phút 4.Tìm tòi, mở Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. 3 phút rộng. 2.Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động. 2.1. Hoạt động khởi động (5 phút).
- Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập. a)Mục tiêu hoạt động: Giúp HS nhớ lại các kiến thức liên quan ở bài trước để áp dụng làm bài tập. b)Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập :GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để trả lời các câu hỏi Nêu điều kiện vật nổi vật chìm, vật lơ lửng? chữa bài tập 12.6 SBT *Bước 2: HS thực hiện các nhiệm vụ học tập (hay còn gọi là phương thức hoạt động): HS học và hoàn thành trước các bài tập ở nhà, lên bảng trả lời và trình bày. *Bước 3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét, đánh giá (hoặc cách gọi khác là phần dự kiến sản phẩm đạt được): +HS trả lời câu hỏi và trình bày lời giải bài tập trước lớp. +HS khác nhận xét và góp ý kiến. *Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính (hay kết quả hoạt động): +Thông qua câu trả lời và trình bày lời giải của HS và ý kiến bổ sung của các HS khác, GV biết được HS đã có những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo; GV nhận xét, đánh giá chung và giải thích các vấn đề HS chưa giải quyết được. *GV đưa ra tình huống học tập mới. ĐVĐ: Người ta quan niệm làm nặng nhọc là thực hiện một công lớn, nhưng thực ra không phải lúc nào cũng vậy. Vậy trường hợp nào có công cơ học, trường hợp nào không có công cơ học chúng ta cùng tìm hiểu bài 2.2. Hoạt động hình thành kiến thức (37 phút). Hoạt động của Gv và Hs Nội dung ghi bài HĐ 2: Tìm hiểu khi nào thì có công cơ học I. Khi nào có công cơ học a.Mục tiêu hoạt động: 1. Nhận xét. Tổ chức cho HS hoạt động quan sát hiện C1: Khi có lực tác dụng vào vật làm tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi để tìm vật đó chuyển động . Thì người ta nói hiểu công cơ học. vật đó đang thực hiện 1 công cơ học b.Phương thức tổ chức hoạt động: 2. Kết luận C2: Chỉ có công cơ học khi có lực GV: Treo tranh vẽ h13.1 SGK YC HS quan tác dụng vào vật và làm vật chyển sát và đọc thông tin SGK. Cho biết khi nào vật động có công cơ học? Công cơ học là công của lực ( khi HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn. một vật td lực và lực này sinh công thì GV: Gợi ý : ta có thể nói công đó là công của vật) + Con bò có dùng lực để kéo xe không? Xe có + Công cơ học thường gọi tắt là công chuyển động không? 3. Vận dụng: + Lực sĩ dùng lực để giữ quả tạ không? Quả C3: a,c,d tạ có di chuyển không? C4: HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của a.Lực kéo của đầu tàu t/d vào các toa bạn
- GV:Kết luận lại. tàu HS: ghi vào vở b. Trọng lực của quả bưởi GV: YC HS trả lời C3, C4 c. Lực kéo của cồng nhân tác dụng vào HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn ròng rọc GV: Thống nhất câu trả lời HS: Hoàn thành vào vở c.Sản phẩm: HS trả lời đúng các câu hỏi của GV. HĐ3: Tìm hiểu công thức tính công a.Mục tiêu hoạt động: Phát biểu được công thức tính công, nêu được các đại lượng và đơn vị có trong công thức b.Phương thức tổ chức hoạt động: GV: NC SGK cho biết công thức tính công? Giải thích các kí hiệu đó? HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn GV: KL II. Công thức tính công HS: Ghi vào vở 1. Công thức tính công cơ học c.Sản phẩm: A = F . s HS trả lời trả lời được công thức tính công cơ học và giải thích được các ký hiệu trong Trong đó: công thức và đơn vị của nó + A: Công của lực F ( J) Hoạt động 4 : Vận dụng + F: Lực tác dụng vào vật( N) a.Mục tiêu hoạt động: + s: Quãng đường vật dịch chuyển( m) Củng cố khắc sâu các kiến thức đã học và vận dụng giải bài tập cơ bản. Nội dung hoạt động: Chú ý: +Học sinh làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức: + Nếu vật chuyển dời không theo Có thể dùng bản đồ tư duy hoặc dùng bảng phương của lực thì công thức tính công phụ hoặc các hình thức khác để trình bày sẽ được tính bằng công thức khác sẽ +Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện học ở lớp trên. tượng và giải bài tập vận dụng: Tính một + Nếu vật chuyển dời theo phương trong các yếu tố khi đã biết các yếu tố khác. vuông góc với phương của lực thì công b. Phương thức tổ chức hoạt động của lực đó bằng không. Giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, tóm tắt các kiến thức cần nhớ để trình bày. Gợi ý học sinh sử dụng bản đồ tư duy hoặc bảng để 2. Vận dụng trình bày (không bắt buộc) C5: F = 5 000( N), s = 1 000( m) GV: YC HS trả lời C5, C6,C7 A = ? HS: HĐ cá nhân. Đại diện HS lên trình bày Công của lực kéo của đầu tàu: GV: Thống nhất đáp án đúng A = F. s = 5 000. 1 000 = 5 000 000 (J )
- HS: Hoàn thành vào vở C6: m = 2 (kg), s = 6 (m ) c. Sản phẩm hoạt động: A = ? Bảng tổng hợp kiến thức cơ bản đã học Trọng lực của vật: P = 10 m = 10. 2 = Lời giải bài tập C5, C6, C7/sgk/tr 48 20 (N) Công của trọng lực:A = P. s = 20. 6 = 120 (J) C7: Khi hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang thì vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của trọng lực. Nên công của nó bằng 0 2.3.Hoạt động tìm tòi, mở rộng (3 phút). Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh biết ứng dụng kiến thức vừa học vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống và làm được các dạng bài tập liên quan Chuẩn bị tốt mọi điều kiện về kiến thức, dụng cụ học tập cho tiết học tiếp theo. b. Phương thức tổ chức hoạt động Giáo viên yêu cầu HS làm việc cá nhân: +Học bài theo sgk và vở ghi. Làm bài tập SBT +Nghiên cứu trước bài 14: Phần: Định luật về công c. Sản phẩm: HS thực hiện tốt các yêu cầu GV nêu trên. IV. RÚT KINH NGHIỆM : ……………………………………………………………………………………… Ngày…….tháng……năm 201 Ký Duyệt Của BGH
- TUẦN 23 Ngày soạn: 1.1.2018 Ngày dạy:...................... Tiết : 22 Bài 16: CƠ NĂNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Tìm được ví dụ minh họa vè cơ năng, thế năng, động năng. Thấy được một cách định tính, thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và vận tốc của vật. Tìm được vd minh họa. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm TH để phát hiện ra kiến thức,… 3. Thái độ: Thích tìm hiểu thực tế, ham học hỏi. 4. Định hướng hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh – Năng lực hợp tác và giao tiếp: kĩ năng làm việc nhóm. – Năng lực truyền thông: trình bày báo cáo, sắp xếp, trình bày khoa học các thông tin. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: SGK, SGV, GA, , Bộ TN h 16.1, 6.2, 16.3 SGK 2. HS: SGK, SBT, vở ghi,…. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Hướng dẫn chung Chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Thời lượng dự Các bước Hoạt động Tên hoạt động kiến Kiểm tra bài cũ Tạo tình huống 5 phút Khởi động Hoạt động 1 học tập Hình Tìm hiểu về cơ năng 10 phút Hoạt động 2 thành kiến thức Hoạt động 3 Tìm hiểu về thế năng 10 phút Tìm hiểu về động năng 10 phút Hoạt động 4 Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi Luyện tập 5 phút vận dụng Tìm tòi mở Củng cố mở rộng Hướng dẫn về Hoạt động 5 5 phút rộng nhà. 2. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động học 2.1. HĐ1: Khởi động (5 phút) a) Mục tiêu hoạt động: Kiểm tra kiến thức cũ để đánh giá mức độ hiểu bài và học bài về nhà của học sinh
- Thông qua vấn đề thực tế đặt ra, giáo viên thông báo vấn đề cần nghiên cứu trong bài học b) Nội dung, phương thức hoạt động GV: Gọi 1 HS lên bảng: Công suất là gì? KH? Công thức đơn vị tính? HS: Hoàn thành yêu cầu của GV Tình huống :Hàng ngày chúng ta nghe đến năng lượng. Con người muốn làm việc được cần có năng lượng. Vậy năng lượng là gì? Chúng tồn tại ở dạng nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay? Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu về cơ năng I.Cơ năng *Mục tiêu biết được khi nào vật có cơ Cơ năng là một dạng năng lượng. một vật năng. có khả năng thực hiện công thì vật đó có cơ *Cách tiến hành: năng. GV: YC HS đọc thông tin SGK cho biết Đơn vị của cơ năng là Jun cơ năng là gì? Đơn vị đo? HS: HĐ cá nhân, Nhận xét câu trả lời của bạn GV: Kết luận:…… HS: Ghi vào vở HĐ2: Tìm hiểu về thế năng II. Thế năng *Mục tiêu Thấy được một cách định 1. Thế năng hấp dẫn. tính, thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ C1: Vật có cơ năng vì có khả năng thực hiện cao của vật so với mặt đất và phụ thuộc công. vào độ biến dạng của lò xo với thế năng Khi đưa một vật lên cao cơ năng trong đàn hồi. trường hợp này gọi là thế năng *Cách tiến hành: Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì GV: Làm TN h 16.1 SGK. Nếu đưa công mà vật có khả năng thực hiện được quả nặng lên một độ cao nào đó thì vậ t càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng đó có cơ năng không? Tại sao? lớn. HS: Quan sát và trả lời Thế năng được xác định bởi vị trí của vật GV: KL lại và thông báo cơ năng đó gọi so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. là thế năng Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp ? Thế năng phụ thuộc vào yế tố nào? dẫn bằng không. HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn Chú ý : (SGK) GV: Thông báo thế năng của vật phụ 2. Thế năng đàn hồi thuộc vào độ cao gọi là thế năng hấp C2: thả lỏng dây lò xo đẩy miếng gỗ lên dẫn. Tại vị trí mặt đất thế năng của vật cao tức là đã thự hiện công. Lò xo khi biến bằng không? dạng có cơ năng GV: Làm TN h 16.2 YC HS trả lời C2 Cơ năng của lò xo trong hợp này gọi là HS: Quan sát và trả lời thế năng đàn hồi
- GV: Thông báo cơ năng phụ thuộc vào Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến độ biến dạng đàn hồi gọi là thế năng dạng đàn hồi của lò xo. đàn hồi. III. Động năng HS: Ghi vào vở 1. Khi nào vật có động năng? Thí nghiệm 1: (Hình 16.3 – sgk ) HĐ 3:Tìm hiểu về động năng C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng *Mục tiêu động năng của vật phụ thuộc gỗ B. làm miếng gỗ B cđ một đoạn. vào khối lượng của vật và vận tốc của C4: Quả cầu A td vào miếng gỗ B một lực vật. Tìm được vd minh họa làm miếng gỗ B cđ, tức là thực hiện công. *Cách tiến hành: C5: Một vật cđ có khả năng sinh công. GV: YC HS đọc SGK cho biết cách tiến Cơ năng của một vật do chuyển động mà hành TN có gọi là động năng. HS: HĐ cá nhân 2. ĐN của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? GV: Làm TN cho HS quan sát. YC HS Thí nghiệm 2: ( Hình 16.3 – sgk ) trả lời C3, C4, C5 C6: So với TN 1 lần này miếng gỗ B HS: HĐ cá nhân. NX câu trả lời của chuyển động được dài hơn. Như vậy khả bạn năng thực hiện công của quả cầu A lần này GV: Chốt lại lớn hơn lần trước,. Quả cầu A lăn từ vị trí HS: Ghi vào vở cao hơn lên vận tốc của nó khi đập vào GV: Vậy động năng của vật phụ thuộc miếng gỗ B lớn hơn trước. Qua TN có thể vào yếu tố nào? chúng ta cùng làm TN để rút ra kết luận: tìm hiểu Động năng của quả cầu A phụ thuộc vào HS: Nêu cách tiến hành TN 2 vận tốc của nó. Vận tốc càng lớn thì động GV: Làm TN năng càng lớn HS: Quan sát và trart lời C6,C7, C8 Thí ngiệm 3 : ( Hình 16.3 – sgk ) GV: Hướng dẫn và thống nhất đáp án C7: Miếng gỗ B chuyển động được một HS: Hoàn thiện vào vở đoạn đường dài hơn như vậy công của quả GV: Kết luận lại vè động năng cầu A’ thực hiện được lớn hơn công của HS: Ghi vào vở quả cầu A thực hiện lúc trước. TN cho thấy động năng của quả cầu còn phụ thuộc vào khối lượng của nó.Khối lượng của vật càng lớn, thì động năng của vật càng lớn.. C8: Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của nó. Chú ý : ( sgk ) IV. Vận dụng: C9: Vật đang chuyển động trong không trung, Con lắc lò xo đang dao động HĐ 4: Vận dụng C10: a, Thế năng. b, Động năng và thế năng. c, Thế năng
- a) Mục tiêu hoạt động: Vận dụng kiến thức trả lời câu hổi vận dụng b) Nội dung, phương thức hoạt động: GV chuyển giao nhiệm vụ: yêu cầu HS lần lượt giải các bài tập c9, c10, gọi HS lên bảng sau đó cho cả lớp thảo luận từng lời giải đó GV: YC HS trả lời C9, C10 SGK HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn GV: Thống nhất đáp án HS: Ghi vở 2.4 Hoạt động 5: Củng cố Mở rộng hướng dẫn về nhà ( 5 phút) a) Mục tiêu hoạt động: Củng cố kiến thức, tìm hiểu thêm về cơ năng và các dạng cơ năng trong thực tế. b) Nội dung, phương thức hoạt động: GV giao nhiệm vụ Hs: GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK+ có thể em chưa biết GV: Cơ năng là gì? Có những dạng cơ năng nào? các dạng đó phụ thuộc vào những yếu tố nào?( HS: HĐ cá nhân) HS: làm bài tập 16.2, 16.3 16.5 SBT c) Sản phẩm hoạt động: Hs biết được: Tổng hợp được kiến thức như nội dung phần ghi nhớ SGK. Biết được các dạng cơ năng và lấy được ví dụ về các vật có cơ năng và động nặng làm bài tập 16.2, 16.3 , 16.4, 16.5, 16.6 SBT Chuẩn bị tiết sau học tiếp bài tập tổng kết chương I . IV. RÚT KINH NGHIỆM : …………………………………………………………………………………………… Ngày…….tháng……năm 2018 Ký Duyệt Của BGH
- Tuần 24 Ngày soạn: 2.1.2018 Ngày dạy:.......................... Tiết 23: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức Hệ thống lại những kiến thức cơ bản của phần cơ học. 2.Kỉ năng Vận dụng kiến thức để giải các bài tập 3.Thái độ Ổn định,tập trung trong tiết ôn. 4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh Năng lực tự học Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo Năng lực học hợp tác nhóm Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. II.CHUẨN BỊ Giáo viên: Giáo án và các tài liệu liên quan. Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. 1. Hướng dẫn chung Mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Thời lượng Các bước Hoạt động Tên hoạt động dự kiến (phút)
- Khởi động Hoạt động 1 Tạo tình huống vấn đề 5 Hình thành kiến thức Hoạt động 2 Ôn tập 15 Hoạt động 3 Vận dụng 10 Vận dụng Hoạt động 4 Trò chơi ô chữ 10 Tìm tòi mở rộng, Hoạt động 5 Hướng dẫn về nhà. 5 hướng dẫn về nhà. 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động Hoạt động 1: Tạo tình huống vấn đề a.Mục tiêu hoạt động. Kiểm tra bài cũ và đưa hs vào tình huống có vấn đề, khơi dậy trí tò mò thích khám phá của học sinh. b.Gợi ý tổ chức hoạt động: Kiểm tra bài cũ: + Khi nào một vật có cơ năng? + Cơ năng có những dạng nào? Học sinh: trả lời. GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm. GV: Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong các nội dung của chương 1, hôm nay chúng ta sẽ tổng kết lại lần nữa nội dung đã được học ở chương 1. c.Sản phẩm hoạt động: Kết quả học ở nhà của học sinh và vào bải mới. Hoạt động 2: Ôn tập. a.Mục tiêu hoạt động: Nhắc lại những kiến thức đã học ở chương 1, giải thích những phần học sinh còn chưa rõ. b.Gợi ý tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên và Nội dung học sinh A.Ôn tập G: Nêu các câu hỏi, 1. Là sự thay đổi vị trí theo thời gian của vật này so Các nhóm thảo luận và trình với vật khác. bày: Ví dụ: Ô tô chuyển động so với cây cối bên đường, H:Lần lượt trả lời các câu tài xế chuyển động so với nhà cửa… hỏi. 2.Hành khách ngồi trên ô tô đang chạy, so với ô tô thì hành khách đứng yên nhưng so với cây bên đường thì hành khách đang chuyển động. 3. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng
- quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. s Công thức tính vận tốc: v = t Đơn vị hợp pháp của vận tốc là vận tốc là m/s, km/h. 4. Chuyển động đều là chuyển động mà độ lớn của vận tốc không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian. Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển s động không đều là: vtb = t 5. Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động. Ví dụ:Viên phấn rơi, vận tốc của nó tăng do tác dụng của lực hút của Trái Đất lên nó. 6: Các đặc điểm của lực là: điểm đặt của lực, phương, chiều và độ lớn của lực. Cách biểu diễn lực bằng vectơ: + Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật. + Phương và chiều là phương, chiều của lực. + Độ dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước. 7. Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật, có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ: Đứng yên khi vật đang đứng yên. Chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động. 8. Lực ma sát xuất hiện khi vật chuyển động trên mặt một vật khác. Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. Ví dụ: Lực ma sát lăn giữa vật và mặt sàn, lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường khi xe phanh gấp. 9. Ví dụ: Khi xe phanh gấp, hành khách ngả người về phía trước. Khi xe đột ngột chuyển động, hành khách ngả người về phía sau. 10.Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố: Độ lớn của áp lực và diện tích bị ép. F Công thức tính áp suất chất: p = trong đó p là áp S suất , F là độ lớn của lực(N), S là diện tích tiếp xúc.
- Đơn vị của áp suất là: 1Pa = 1N/m2 11.Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn tính theo công thức: FA= d.V, trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 12. Khi vật nhúng trong chất lỏng: Vật chìm xuống khi: Pvật > FA hay dvật > dchất lỏng. Vật lơ lửng khi: Pvật = FA hay dvật = dchất lỏng. Vật nổi lên khi: Pvật
- trả lời cuối cùng. ra khỏi miệng chai. 3. Khi xe đang chuyển động thẳng, đột ngột xe rẽ sang phải, hành khách có quán tính nên chưa kịp đổi hướng cùng xe nên bị nghiêng sang trái. 4. Ví dụ: Lưỡi dao càng mỏng dao càng sắc, ta ấn càng mạnh lên dao để tăng áp suất lên vật thì vật dễ bị cắt hơn. 5. Khi vật nổi lên trên bề mặt của chất lỏng thì FA = Pvật = V.d trong đó V là thể tích của vật, d là trọng lượng riêng của vật. 6. Các trường hợp có công cơ học. a) Cậu bé trèo cây. b) Nước chảy xuống từ đập chắn nước. III.Bài tập Bài tập 1 S1 100 V1 = = = 4 m/s t1 25 S2 50 V2 = t = = 2,5 m/s 2 20 G:Yêu cầu 2 H lên bảng làm S S 100 50 bài 1,2, những H còn lại tự V = 1 2 = 3,3 m/s t1 t2 25 20 làm vào vở. Bài tập 2 G:Theo dõi, hướng dẫn H F 450.2 yếu. a, P = S = 150.10.4 G:Yêu cầu 2 H nhận xét bài trên bảng và sửa sai nếu có. = 6.104 N/m2 F 450.2 b, P = S = = 150.10.4 =6.104 (N/m2) 2 c.Sản phẩm hoạt động: Nội dung ghi vở của học sinh Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ. a.Mục tiêu hoạt động: Vận dụng kiến thức của chương 1 vào trò chơi tạo hứng thú cho môn học. b.Gợi ý tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên Nội dung và học sinh G: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi C. Trò chơi ô chữ nhóm bốc thăn chọn câu hỏi, điền Hàng ngang: đúng được 1đ, sai 0đ, thời gian trả 1. Cung lời 1 câu là 1phút. 2. Không đổi Tất cả các tổ không trả 3. Bảo toàn lời được thì bỏ trống hàng đó. 4. Công suất Tổ nào điền được ô hàng
- dọc thì cho 2đ, nếu sai loại khỏi 5. Ác – si mét cuộc chơi. 6. Tương đối G: Xếp loại cho các tổ. 7. Bằng nhau 8. Dao động 9. Lực cân bằng Hàng dọc: CÔNG CƠ HỌC c.Sản phẩm hoạt động: Kết quả của trò chơi. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. a.Mục tiêu hoạt động: Học sinh biết được cách tự học ở nhà có hiệu quả nhất. b.Gợi ý tổ chức hoạt động: Xem lại các câu hỏi đã làm và làm tiếp các câu còn lại. Đọc trước bài 19. c.Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm tự học ở nhà của học sinh. Ngày tháng năm 2018 Kí duyệt của BGH Tuần 25 Ngày soạn: 2.1.2018 Ngày dạy: Tiết 24,25: CHỦ ĐỀ: CẤU TẠO CHẤT – NHIỆT NĂNG I.MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Kể tên một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách, chúng luông chuyển động hỗn độn không ngừng. Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng, nhiệt lượng, nắm được mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ. Biết được đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng là J Bước đầu nhận biết được TN mô hình và chỉ ra sự tương tự giữa TN mô hình và hiện tượng cần giải thích. Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích TN mô hình để giải thích hiện tượng thực tế. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. Kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn.
- 3. Thái độ: Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên 4. Năng lực Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về một hiện tượng; tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau (từ các thí nghiệm); xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới từ thí nghiệm. Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu SGK và vận dụng kiến thức về chuyển động của các nguyên tử, phân tử. Năng lực hợp tác nhóm: Làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. Năng lực quan sát, trình bày và trao đổi thông tin Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm. II. Phương tiện và thiết bị 1. Giáo viên SGK, SBT, giáo án *Chuẩn bị cho cả lớp: 2 bình chia độ: 1 bình đựng nước, 1 bình đựng rượu. Hình ảnh, tài liệu về cấu tạo nhiệt năng. * Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 2 bình chia độ GHĐ 100 cm3, ĐCNN 2 cm3; 1 bình đựng 50 cm3 ngô, 1 bình đựng 50 cm3 cát khô, mịn. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, hoạt động nhóm tìm hiểu tài liệu kiến thức về cấu tạo chất và nhiệt năng. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung Từ việc yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm để mô tả lại hoặc thực hiện một thí nghiệm tương tự để tìm hiểu về cấu tạo chất Trên cơ sở đó xác định được các chất được cấu tạo bởi các hạt riêng biệt là nguyên tử, phân tử và giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. Giao cho học sinh vận dụng kiến thức nói trên để làm một số bài tập đơn giản về nguyên tử, phân tử. Mỗi nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động – Hình thành kiến thức Luyện tập. Phần Vận dụng và Tìm tòi mở rộng được GV giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà. Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Thời lượng Các bước Hoạt động Tên hoạt động dự kiến Tạo tình huống vấn đề về nguyên tử, 5 phút Khởi động Hoạt động 1 phân tử Hoạt động 2 Tìm hiểu về cấu tạo của các chất. 10 phút Hình thành tìm hiểu về khoảng cách giữa các 15 phút kiến thức Hoạt động 3 nguyên tử.
- Luyện tập Hoạt động 4 Hệ thống hóa kiến thức. 10 phút Vận dụng Tìm tòi mở rộng Hoạt động 5 Hướng dẫn về nhà. 5 phút 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động A. KHỞI ĐỘNG Tình huống:GV: Làm TN đổ nhẹ 50 cm3 rượu theo thành bình vào bình đựng nước để được hỗn hợp rượu, nước: 100 cm 3.Sau đó lắc mạnh cho rượu, nước hòa tan lẫn vào nhau, yêu cầu HS đọc kết quả đo Vhỗn hợp ? Thể tích hỗn hợp còn lại đã biến đi đâu? B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất. a) Mục tiêu hoạt động: Từ thực tế HS tìm hiểu xem các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? b) Nội dung, phương thức hoạt động GV chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu hs đọc để thu thập thông tin. ? Mọi vật chất được cấu tạo nên từ đâu? ? Thế nào là nguyên tử, thế nào là phân tử? ? Tại sao các chất có vẻ như liền một khối ? GV: Treo tranh hình 19.2, 19.3, hướng dẫn HS quan sát ảnh của kính hiển vi hiện đại và ảnh của các nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại. GV có thể thông báo phần "Có thể em chưa biết" ở cuối bài học để HS thấy được nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé. HS thực hiện nhiệm vụ: Hoạt động nhóm nhỏ theo yêu cầu của GV HS quan sát ảnh của kính hiển vi hiện đại và ảnh chụp các nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại để khẳng định sự tồn tại của các hạt nguyên tử, phân tử. Báo cáo, thảo luận ? Qua H19.3 ta thấy vật chất được cấu tạo ntn? ? Qua phần này em rút ra KL gì về cấu tạo của chất? Kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức (GV nhận xét về kq nghiên cứu của HS, thống nhất kiến thức chuẩn) c) Sản phẩm hoạt động: Kết luận: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. HĐ 2: Tìm hiểu xem các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không a) Mục tiêu hoạt động: Từ thực tế HS tìm hiểu xem các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? b) Nội dung, phương thức hoạt động GV chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu hs đọc để thu thập thông tin. ? Mọi vật chất được cấu tạo nên từ đâu? ? Thế nào là nguyên tử, thế nào là phân tử?
- ? Tại sao các chất có vẻ như liền một khối ? GV: Treo tranh hình 19.2, 19.3, hướng dẫn HS quan sát ảnh của kính hiển vi hiện đại và ảnh của các nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại. GV có thể thông báo phần "Có thể em chưa biết" ở cuối bài học để HS thấy được nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé. HS thực hiện nhiệm vụ: Hoạt động nhóm nhỏ theo yêu cầu của GV HS quan sát ảnh của kính hiển vi hiện đại và ảnh chụp các nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại để khẳng định sự tồn tại của các hạt nguyên tử, phân tử. Báo cáo, thảo luận ? Qua H19.3 ta thấy vật chất được cấu tạo ntn? ? Qua phần này em rút ra KL gì về cấu tạo của chất? Kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức (GV nhận xét về kq nghiên cứu của HS, thống nhất kiến thức chuẩn) c) Sản phẩm hoạt động: Kết luận: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. C. Hoạt động luyện tập, vận dụng GV: Yêu cầu HS vận dụng trả lời câu C3, C4, C5. HS: Suy nghĩ cá nhân, kết hợp với thảo luận nhóm đưa ra các câu trả lời. GV: Theo dõi, hướng dẫn, chính xác câu trả lời.. D. Hoạt động mở rộng GV yêu cầu HS tìm hiểu phần “ Có thể em chưa biết” và tìm hiểu trên sách báo, internet về các nguyên tử, phân tử. Câu hỏi kiểm tra đánh giá: Câu 1: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Vì khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên. B. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. C. Một cách giải thích khác. D. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng. Câu 2: Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 200cm3 B. 100cm3. C. Nhỏ hơn 200cm3 D. Lớn hơn 200cm3 Câu 20: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ: A. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa. B. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động. C. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng. D. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước. Câu 3: Chọn câu sai. Chuyển động nhiệt của các phân tử của một chất khí có các tính chất sau:
- A. Các vận tốc của các phân tử có thể rất khác nhau về độ lớn. B. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn. C. Sau mỗi va chạm độ lớn vận tốc của các phân tử không thay đổi. D. Khi chuyển động các phân tử va chạm nhau. Câu 4: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi: A. Khi giảm nhiệt độ của khối khí. B. Khi tăng nhiệt độ của khối khí. C. Khi cho khối khí dãn nở. D. Khi tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí. Câu 5 : Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Nhiệt độ của vật. D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. TUẦN 27 Ngày soạn: 02/ 01 /2018 Ngày dạy: …./…./2018 TIẾT 26: ÔN TẬP I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức Ôn tập lại các kiến thức đã học về công, công suất, cơ năng, cấu tạo các chất, nhiệt năng. 2.Kĩ năng Vận dụng kiến thức đã học để làm một số bài tập cơ bản và nâng cao và giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
- 3.Thái độ Nghiêm túc trong học tập. 4.Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh Năng lực tự học Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo Năng lực học hợp tác nhóm Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. II.CHUẨN BỊ Giáo viên: Giáo án và các tài liệu có liên quan. Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. 1. Hướng dẫn chung Mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Thời lượng Các bước Hoạt động Tên hoạt động dự kiến (phút) Khởi động Hoạt động 1 Tạo tình huống vấn đề 5 Hình thành kiến thức Hoạt động 2 Lý thuyết 15 10 Vận dụng Hoạt động 3 Bài tập 10 Tìm tòi mở rộng, Hoạt động 4 Hướng dẫn về nhà. 5 hướng dẫn về nhà. 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập a. Mục tiêu hoạt động. Kiểm tra bài cũ và đưa hs vào tình huống có vấn đề, khơi dậy trí tò mò thích khám phá của học sinh. b. Gợi ý tổ chức hoạt động: Kiểm tra bài cũ: +Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật. + Nhiệt lượng là gì? Đơn vị và kí hiệu của nhiệt lượng? Học sinh: trả lời. GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm. GV: Để chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết, hôm nay chúng ta sẽ ôn tập nội dung đã học từ bài 13 đến bài 21. c. Sản phẩm hoạt động: Kết quả học ở nhà của học sinh và vào bải mới. Hoạt động 2: Lý thuyết.
- a.Mục tiêu hoạt động: Nhắc lại những kiến thức đã học từ bài 13 đến bài 21, giải thích những phần học sinh còn chưa rõ. b.Gợi ý tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung I.Lý thuyết G:Khi nào một vật có cơ năng? Nêu đặc 1.Khi một vật có khả năng thực hiện công điểm của cơ năng? cơ học, ta nói vật có cơ năng. Cơ năng có hai dạng là động năng và thế năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. G:Các chất được cấu tạo như thế nào? 2.Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. G:Các nguyên tử, phân tử chuyển động 3.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng hay đứng yên? cách. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. G:Chuyển động của các phân tử, nguyên 4.Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử liên quan đến nhiệt độ như thế nào? tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. G:Nhiệt năng của một vật là gì? Nhiệt 5.Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ năng của các phân tử cấu tạo nên vật. như thế nào? Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. G:Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng 6.Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của của một vật? Cho ví dụ? một vật là thực hiện công và truyền nhiệt. Ví dụ: Cọ sát miếng đồng làm nhiệt năng của miếng đồng tăng. Thả miếng đồng vào cốc nước nóng làm nhiệt năng của miếng đồng tăng. 7.Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Vật lí lớp 8 (Học kì 2)
82 p | 23 | 11
-
Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên
3 p | 56 | 6
-
Giáo án Vật lí lớp 8 (Học kì 1)
109 p | 26 | 6
-
Giáo án môn Vật lí lớp 8 (Học kì 2)
144 p | 20 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Vĩnh Bình Bắc
10 p | 27 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu
3 p | 46 | 3
-
Giáo án Vật lí lớp 8 (Học kỳ 1)
74 p | 23 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Bắc Trà My
9 p | 19 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka
8 p | 5 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du
4 p | 10 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu
8 p | 24 | 2
-
Giáo án Vật lí lớp 8 tuần 24 năm học 2020-2021 - Trường THCS TT Phước Long
2 p | 39 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THCS Trần Thường Tín
10 p | 35 | 2
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn
14 p | 5 | 2
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phước Hậu
9 p | 39 | 1
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đức Ninh Đông
9 p | 29 | 1
-
Giáo án Vật lí 8 học kì 1 theo Công văn 5512
186 p | 28 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn