intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du

Chia sẻ: Zhu Zhengting | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm đánh giá lại thực lực học tập của các em học sinh trước khi tham dự kì thi. Mời các em học sinh và giáo viên cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm làm bài trước kì thi. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA KỲ II (2020­2021) Họ và tên HS:………………… Môn: Vật lý 8 Lớp: ………….. Thời gian: 45 phút ( không kể phát đề) I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (mỗi câu 0,5đ) Câu 1. Đơn vị nào không phải của công suất? A. J.s                                      B. J/s                      C. W                                    D. kJ/h Câu 2. Đơn vị của công  A. J                                         B.  Kw/h                C. Pa                                    D. W Câu 3. Công thức tính công suất A. P = A.t                               B. P = A/t              C. P = t/A                            D. P = F.s Câu 4.  Khi các nguyên tử, phân tử  cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại  lượng nào sau đây tăng lên?  A. Khối lượng của vật.                                           B. Trọng lượng của vật. C. Cả khối lượng lần trọng lượng của vật.             D. Nhiệt độ của vật. Câu 5. Cách nào làm thay đổi nhiệt năng bằng thực hiện công? A. Thả cục nước đá vào ly nước.                           B. Vào mùa đông sờ vào kim loại ta thấy  lạnh. C. Xoa hay tay vào nhau.                                       D. Đứng gần bếp lửa ta thấy nóng. Câu 6. Gạo đang nấu trong nồi đã thay đổi nhiệt năng bằng cách nào? A. Thực hiện công.                                                B. Truyền nhiệt. C. Cả hai cách trên.                                                D. Bằng một cách khác. Câu 7. Trường hợp nào thế năng đàn hồi? A. Trên đường cao tốc ô tô tải đang chạy với vận tốc 100km/h. B. Lò xo xoắn để tự nhiên ở độ cao 1,5m so với mặt đất. C. Máy bay có khối lượng 24 tấn đang cất cánh ở độ cao 10m. D. Lò xo lá tròn đang bị ép cong lại đặt ngay trên mặt đất. Câu 8. Trường hợp nào dưới đây có công cơ học? A. Một quả dừa khô rơi từ trên cây xuống. B. Một lực sĩ cử tạ đang đứng yên ở tư thế đỡ quả tạ. C. Một vật sau khi trượt xuống hết một mặt phẳng nghiêng, trượt đều trên mặt bàn nhẵn   nằm ngang coi như không có ma sát. D. Hành khách đang ra sức đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe vẫn không chuyển động. Câu 9. Nhiệt lượng là A. một dạng năng lượng có đơn vị là jun. B. đại lượng chỉ xuất hiện trong sự thực hiện công. C. phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt trong sự truyền nhiệt. D. đại lượng tăng khi nhiệt độ của vật tăng, giảm khi nhiệt độ của vật giảm.
  2. Câu 10.Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử  làm vỏ  bóng có khoảng cách nên các phân tử  không khí có thể  chui   qua đó thoát ra ngoài. II. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 11. (1đ) a) Khi nào vật có cơ năng? (0.5đ) b) Thế năng hấp dẫn lớn hay nhỏ phụ thuộc vào yếu tố nào? (0,5đ) Câu 12. (1đ) a) Nhiệt năng là gì? (0,5đ) b) Vì sao nhiệt độ càng cao thì nhiệt năng càng lớn?  (0,5đ) Câu 13. (1đ)  Vì sao cho từ  từ  một thìa nhỏ  đường vào cốc nước đầy, ta thấy nước vẫn   không bị tràn ra ngoài?   Câu 14. (2đ)  Dùng hệ  thống ròng rọc như  hình a để  kéo vật có trọng lượng P = 300N   lên đều với độ cao 4m. a) Bỏ qua lực ma sát của dây với ròng rọc và  trọng lượng của ròng rọc. Tính công của lực  F dùng để kéo vật? (1đ) b) Mắc thêm 1 ròng rọc vào hệ  thống trên  như hình b. Biết rằng mỗi ròng rọc có khối  lượng bằng 0.5kg và lực cản khi kéo dây  của hệ  thống ròng rọc này bằng 10N. Tính  Fk của hệ thống ròng rọc trên?       (0,5đ)   c) Tính công suất một lần nâng vật lên cao  bằng hệ  thống ròng rọc  ở  câu b? Biết mỗi  lần đưa vật lên cao mất 10s. (0,5đ)    (hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa) HẾT
  3. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN VẬT LÝ 8 NĂM HỌC: 2020­2021 I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Câu  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 hỏi Đáp án A A B D C B D A C D II. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 11. (1đ) c) Một vật có khả năng thực hiện công thì vật đó có cơ năng.    (0,5đ) d) Thế năng hấp dẫn lớn hay nhỏ phụ thuộc vào khối lượng và độ  cao của vật so với vị trí  được chọn làm mốc.  (0,5đ) Câu 12. (1,5đ) a) Tổng động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. (0,5đ)
  4. b) Vì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi  phía nên chúng sẽ có động năng. Mà nhiệt độ càng cao làm nguyên tử, phân tử chuyển động  càng nhanh thì động năng của nguyên tử, phân tử càng lớn thì tổng động năng của nguyên tử,  phân tử càng lớn nên nhiệt năng càng lớn.  (0,5đ) c) Đơn vị của nhiệt lượng: Jun (J)  (0,5đ) Câu 13. (1đ) Vì sao giữ  các phân tử  nước, các phân tử  đường đều có khoảng cách và luôn  chuyển động hỗn động không ngừng về  mọi phía nên chúng sẽ  chuyển động xen lẫn vào  khoảng cách còn trống của nhau làm nước không bị tràn ra ngoài.  Câu 14. (2đ) a) Do bỏ qua ma sát và trọng lượng của ròng rọc, áp dụng định luật về công  Ta có công nâng vật lên cao bằng hệ thống ròng rọc: A = P.h = 10.m.4 = 10.30.4 =1200 (J)  (1đ) b) Lực kéo của hệ thống ròng rọc:               (0,5đ) a) Công suất hoạt động của hệ thống ròng rọc                                    (0,5đ) (Lưu ý: học sinh giải bằng cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2