intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án vật lý lớp 6 - MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

422
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'giáo án vật lý lớp 6 - một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt', tài liệu phổ thông, vật lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án vật lý lớp 6 - MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT

  1. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT I. MỤC TIÊU : - Nhận biết sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn. - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép. - Giải thích được một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt. - Mô tả và giải thích được các hình vẽ 21.2; 21.3; 21.5 SGK / 66; 67. - Phân tích hiện tượng để rút ra nguyên tắc hoạt động của băng kép. - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, cẩn thận, nghiêm túc. II. TRỌNG TÂM : Giải thích được một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt. III. CHUẨN BỊ : - Một băng kép và giá để lắp băng kép. - Một đèn cồn. - Một bộ dụng cụ thí nghiệm hình 21.1. - Cồn, bông, một chậu nước, khăn. - Hình vẽ 21.2, 21.3, 21.5 SGK / 66; 67 . IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định : kiểm diện
  2. 2. Kiểm tra bài cũ : - Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. ( lỏng hoặc khí ) - BT 20.3 . Khi áp chặt tay vào bình ta làm cho không khí trong bình nóng lên, nở ra. Do không khí nở ra, giọt nước màu dịch chuyển về phía bên phải ( h.20.1 ). Ở h.20.2 có một lượng không khí thoát ra ở đầu ống thủy tinh, tạo ra những bọt không khí nổilên mặt nước. - BT 20.4 C. Nóng lên, nở ra, nhẹ đi. - Bt 20.6 Có. Tuy trong ống không có không khí lại có hơi thuỷ ngân. Hơi thuỷ ngân ở một đầu bị hơ nóng, nở ra đẩy giọt thuỷ ngân dịch chuyển về phía đầu kia. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Tổ chức tình hống học tập. @. Treo hình 21.2 – Yêu cầu h/s nhận xét về chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa ? Tại sao người ta phải làm như vậy ? . Quan sát hình vẽ, nhận xét nguyên I. Lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhân. nhiệt.
  3. * Hoạt động 2 : Quan sát lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt. @. Làm thí nghiệm với hình 20.1 – Hướng 1. Thí nghiệm : SGK / 65. dẫn h/s quan sát và trả lời câu hỏi . . Quan sát thí nghiệm – Trả lời các câu hỏi. + C.1 Có hiện tượng gì xảy ra khi đối với thanh thép khi nó nóng lên ? ( Thanh thép nở ra ). + C.2 Hiện tượng xảy ra với chốt ngang chứng tỏ điều gì ? ( Khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn ). 2. Kết luận : + C.3 Khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn . @. Từ kết quả thí nghiệm trên rút ra kết Khi co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản luận . thì vật rắn có thể gây ra những lực rất Khi co dãn vì nhiệt nếu gặp vật ngăn lớn. cản thì hiện tượng xảy ra như thế nào ? + C.4 a. Khi thanh thép nở ra vì nhiệt nó
  4. gây ra lực rất lớn. b. Khi thanh thép co lại vì nhiệt nó cũng gây ra lực rất lớn. * Hoạt động 3 : Vận dụng. @. Treo tranh vẽ hình 21.2 – 21.3 – nêu câu hỏi. . Suy nghĩ trả lời. + C.5 Có để một khe hở. Khi trời nóng, đường rây dài ra do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường rây sẽ bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong đường rây ( GV giới thiệu thêm về phần “ II. Băng kép. có thể em chưa biết “ ). + C.6 Không giống nhau. Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tạo điều kiện cho - Băng kép khi bị đốt nóng hoặc cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn làm lạnh đều cong lại. cản. * Hoạt động 4 : Nghiên cứu băng kép . @. Giới thiệu cấu tạo của băng kép – Hướng dẫn h/s lắp thí nghiệm.
  5. . Tiến hành làm thí nghiệm – Trả lời các câu hỏi. + Lần thứ I : Mặt đồng ở phía dưới ( h.21.4a ). + Lần thứ II : Mặt đồng ở phía trên ( h.21.4b ). * Ứng dụng : Băng kép được dùng + C.7 Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau vào việc đóng - ngắt tự động mạnh hay khác nhau ? ( Khác nhau ) . điện. + C.8 Cong về phía thanh đồng. Đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và nằm phía ngoài vòng cung . + C.9 Có và cong về phía thanh thép. Đồng co lại vì nhiệt nhiề hơn thép, nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn và nằm phía ngoài vòng cung. . Băng kép được ứng dụng như thế nào ? 4. Củng cố : - Khi co dãn vì nhiệt nếu gặp vật ngăn cản có thể gây ra hiện tượng gì ? - Đồng và thép có nở vì nhiệt như nhau không ? Tại sao ?
  6. - Khi băng kép bị đốt nóng có hiện tượng gì xảy ra ? - C. 10 Khi đũ nóng, băng kép cong lại về phía thanh đồng làm ngắt mạch điện. Thanh đồng nằm trên. - BT 21.1 Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng nước này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại. - BT 21.2 Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ. 5. Dặn dò : - Học bài. - BT 21.3  21.6 – GV hướng dẫn BT. - Hoàn chỉnh vở BT. - Đọc phần “ Có thể em chưa biết “. - Chuẩn bị bài : “ Nhiệt kế – Nhiệt giai “.
  7. - Khi bị sốt Bác sĩ thường dùng dụng cụ gì để đo nhiệt độ cơ thể . V. RÚT KINH NGHIỆM :
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2