intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIÁO DỤC CẦN MỘT CUỘC CẢI CÁCH SÂU RỘNG

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

114
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều gì mang lại sự thịnh vượng cho một quốc gia và sự thành công cho hàng triệu người dân? Câu trả lời trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại là một nền giáo dục tiên tiến. Nền giáo dục ảnh hưởng đến nền tảng cả xã hội, từng người dân cho đến những người nắm giữ những vị trí then chốt. Năm điều nổi bật nhất khi nhìn lại hai thập kỷ vận hành của ngành giáo dục nước ta có lẽ là: 1) Sự “quá tải” trong chương trình giáo dục và đào tạo; 2) Kỷ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIÁO DỤC CẦN MỘT CUỘC CẢI CÁCH SÂU RỘNG

  1. GIÁO DỤC CẦN MỘT CUỘC CẢI CÁCH SÂU RỘNG Điều gì mang lại sự thịnh vượng cho một quốc gia và sự thành công cho hàng triệu người dân? Câu trả lời trong suốt chiều d ài lịch sử của nhân loại là một nền giáo dục tiên tiến. Nền giáo dục ảnh h ưởng đến nền tảng cả xã hội, từng người dân cho đến những người nắm giữ những vị trí then chốt. Năm điều nổi bật nhất khi nhìn lại hai thập kỷ vận hành của ngành giáo dục nước ta có lẽ là: 1) Sự “quá tải” trong chương trình giáo dục và đào tạo; 2) Kỷ lục thay đổi hàng năm về quy chế thi tốt nghiệp, tuyển sinh; 3) Bộ GD&ĐT cho phép ra đời hàng loạt trường đại học không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, như quy định do chính Bộ đề ra; 4) Phong trào “Hai không” rồi “Bốn không” được phát động rầm rộ theo kiểu “Đầu voi đuôi chuột”; 5) Sự kiên trì chối bỏ những ý tưởng cải cách và thay vào đó là những biện pháp cải tiến mà thực chất có “cải” nhưng không thấy “tiến”. Hàng loạt dự án, mà mỗi cái trong số đó tiêu tốn từ khoảng từ 30 đến hơn 70 triệu USD được triển khai từ những khoản vay ngoại tệ, nhưng hầu như chẳng để lại dấu ấn gì đối với chất lượng giáo dục, ngoài những báo cáo tổng kết hoành tráng rất xa với thực tế chất lượng giáo dục.
  2. Làm sao có thể đạt được kết quả tốt, dù có đổ bao nhiêu tiền của, công sức, một khi cái gốc của vấn đề là triết lý giáo dục lỗi thời vẫn giữ nguyên? Nếu không từ bỏ tư duy theo lối mòn và cách làm theo thói quen thì kết quả tất yếu là vẫn không có gì khác hơn, mới hơn cái cũ. Điều gì có thể biện minh cho sự lãng phí rất tai hại đối với một thế hệ tuổi trẻ, mà đáng ra có thể giúp họ biến tiềm năng thành sức mạnh thực thụ của dân tộc? Xin đừng quên chân lý “Gieo hạt nào thì sẽ thu quả đó”. Làm sao có thể “đi tắt, đón đầu” với lối tư duy lẩn quẩn, lỗi thời, đông cứng? Việc học sinh, sinh viên của các nước, kể cả các nước phát triển, du học ở nước ngoài là chuyện bình thường. Nhưng việc du học, trao đổi văn hóa chỉ có thể xem là bình thường khi diễn ra theo hai chiều. Vì vậy, chuyện mất hàng tỉ đô-la để du học không chỉ ở các nước phát triển, mà cả ở các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Philippin, Thái Lan, Singapore đ ã phơi bày rõ sự tụt hậu của nền giáo dục và đào tạo nước nhà. Vậy mà những người đứng đầu ngành vẫn ung dung tại vị, hết nhiệm kỳ này đến nhiệm kỳ khác và hơn nữa còn được khen thưởng. Phải chăng đã hình thành thông lệ bất thành văn là cứ có chức là cócông, chức càng lớn thì công càng nhiều, bất kể hiệu quả công việc ra sao, miễm là đừng phạm pháp? Và cũng phải chăng vì vậy mà những người đó thấy chẳng cần phải mạo hiễm đối đầu với những khó khăn trong đổi mới làm gì. Chuyến tàu lịch sử của nhân loại đang chuyển động nhanh ch ưa từng có với những thách thức, cạnh tranh cùng với những cơ hội to lớn. Điều hiển nhiên trong cạnh tranh là kẻ chậm chân sẽ bị bỏ lại sau, chứ không ai dừng lại để chờ. H ơn bao giờ hết, đây là thời đại mà các nước đang phát triển có thể đi tắt đón đầu để vươn lên hoặc lắng chìm xuống cùng thế giới những nước chậm phát triển do sự bảo thủ, trì trệ của mình, để rồi nền độc lập, tự do và chủ quyền của đất nước luôn trong tình cành bị đe dọa. Điều gì quyết định sự thành công của nước nhà trong việc nắm bắt cơ hội để vượt qua mọi thách thức một cách ngoạn mục nếu không phải là chất lượng của nguồn
  3. nhân lực? Nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh về trình độ khoa học, chuyên môn và các kỹ năng sống thiết yếu để hình thành nên bản lĩnh và nhân cách, đảm bảo sự thành công của mỗi người và đất nước trong tương lai. Năng lực cạnh tranh đó chỉ có thể được định hình bởi một nền giáo dục với những đặc điểm khác nhiều so với những gì đang tồn tại. Một nền giáo dục phát huy trí tuệ sáng tạo, tạo ra nguồn nhân lực có khả năng chuyển đổi từ mô hình sản xuất dựa chủ yếu vào sức lao động giản đơn giá rẻ sang công nghệ cao với những ý tưởng đột phá, kết nối tốt với các nền kinh tế phát triển, sớm thoát khỏi tình cảnh “quan hệ bắc – nam” như hiện nay. Thay đổi đi cùng với cơ hội và thách thức là quy luật của thời đại. Hơn lúc nào hết, đòi hỏi cấp thiết hiện nay là ngành giáo dục phải nghiêm túc nhìn lại mình để tự điều chỉnh hơn là chú tâm liệt kê thành tích và thay vì đầu tư vào những cải cách then chốt đã vô tình hay cố ý lôi kéo sự quan tâm của xã hội vào những biện pháp tình thế trong việc thay đổi quy chế tuyển sinh hàng năm, điều không thể tìm thấy ở bất cứ nước nào. Đây là lúc cần dấn bước đủ nhanh để bù lại hàng thập kỷ trì trệ đã qua. Điều đó chỉ có thể đạt được bằng sức mạnh ý chí vượt qua rào cản tư duy lỗi thời đã dẫn đến sự tụt hậu không gì có thể biện minh của nền giáo dục. Vậy con đường phải chọn trước măt là cải cách hay tiếp tục lối mòn tư duy với những giải pháp tình thế mà hệ quả sẽ là đẩy đất nước lún sâu vào tình cảnh tụt hậu khi thiên hạ, đặc biệt là người láng giềng khổng lồ đang ồ ạt tăng tốc tiến lên? Phải chăng đã đến lúc cần sự ra đời của một nghị quyết chuyên về giáo dục và đào tạo để mọi người cùng chung tay giải quyết một trong những khúc mắc lớn nhất đang kìm hãm sự phát triển của xạ hội, để cho ước mơ “sánh vai cùng cường quốc năm châu” mà Bác Hồ đã gieo vào lòng mỗi người dân từ hơn nửa thế kỷ trước lại bùng lên nguyên vẹn như ngày nào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1