intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên thông qua giảng dạy môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên thông qua giảng dạy môn Cơ sở văn hóa Việt Nam trình bày các nội dung chính sau: Giáo dục truyền thống văn hóa làng xã với lối sống đề cao tính cộng đồng và lối sống trọng tình nghĩa; Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo trong văn hóa truyền thống; Giáo dục truyền thống giao tiếp ứng xử có văn hóa, tôn trọng thứ bậc, kỹ cương trong văn hóa truyền thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên thông qua giảng dạy môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

  1. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngô Thị Minh Hằng1 Thế hệ trẻ là lực lượng quan trọng của mỗi dân tộc. Sự phát triển của thế hệ trẻ mà cụ thể ở đây là những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, không những quyết định đến vận mệnh và tương lai của dân tộc mà còn ảnh hưởng tới tương lai của nhân loại. Trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, vấn đề hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới cho thế hệ trẻ phù hợp với truyền thống dân tộc vừa yêu cầu của thời đại là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Giải quyết vấn đề này trong lĩnh vực giáo dục đạo đức chính là làm hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với truyền thống và yêu cầu của thời đại. Trong các nhà trường nước ta hiện nay luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc việc lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Do đó, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên là một quá trình dài lâu, xuyên suốt trong quá trình giáo dục. Nó đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Muốn đưa nước ta trở nên giàu mạnh, văn minh thì trước tiên phải xây dựng được những lớp người có đủ trí và đức, như lời dạy của Bác phải lấy đạo đức làm gốc.“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó khăn”. Những lớp người đó không ai khác chính là thế hệ trẻ hôm nay, những học sinh, sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường họ phải được trang bị đầy đủ đức và tài để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Trong giáo dục đạo đức cho sinh viên, việc giáo dục văn hóa truyền thống của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc, lối sống cộng đồng và văn hóa trọng tình, tinh thần hiếu học, thuỷ chung, biết ơn, tôn kính, noi gương những anh hùng, nghĩa sĩ có công đức với dân, với nước… Người Việt Nam luôn hướng về tương lai nhưng không bao giờ lãng quên quá khứ, quên tổ tông, cuội nguồn của dân tộc. Đó là những mặt tích cực nổi bật của văn hóa truyền thống Việt Nam. 1 ThS - Giảng viên Trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 211
  2. Tuy nhiên, hiện nay do mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã và đang ảnh hưởng không tốt tới nhiều mặt trong đời sống xã hội của Việt Nam, trong đó có ngành giáo dục. Việc giáo dục, giữ gìn và phát huy những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam cho sinh viên đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Tình trạng sinh viên vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, với thầy cô giáo, nói tục, không trung thực, ham chơi, đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường như hiện nay đang gây nên sự bức xúc lớn trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu tới việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Hiện nay, một thực trạng nữa là sinh viên không thích học các môn khoa học xã hội nói chung là khá phổ biến, một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa nắm vững được hoặc còn mơ hồ về những kiến thức cơ bản của lịch sử, văn hóa dân tộc, kéo theo đó là những chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc đang dần bị giảm sút... Trước thực trạng thật sự đáng quan tâm như đã nêu trên, để lưu giữ, phát huy những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, trong giáo dục đạo đức cho sinh viên là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn giản trước những làn sóng nhiễu của thời kỳ hội nhập. Mặc dầu vậy, nếu xác định đúng các bước đi và biết sử dụng những biện pháp phù hợp cùng với sự chung tay của cả cộng đồng thì nhất định chúng ta sẽ làm tốt được công tác giáo dục đạo đức trong trường đại học, cao đẳng. Điều này cũng cần có sự tham gia của toàn xã hội, mà nòng cốt là gia đình, nhà trường, thầy cô giáo trên mặt trận giáo dục. Quan trọng hơn cả, bản thân từng sinh viên phải tự xác định trách nhiệm của mình trong việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức để trở thành những người lao động có ích cho xã hội. Chính vì thế, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên thông qua giảng dạy các môn học đại cương trong các trường đại học, cao đẳng là một yêu cầu rất quan trọng, trong đó có môn Cơ sở văn hóa Việt Nam. Môn Cơ sở văn hóa Việt Nam có nhiệm vụ cung cấp cho sinh viên những tri thức về văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những sáng tạo văn hóa của ông cha ta trong quá trình phát triển thể hiện qua tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống, thói quen… Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, truyền thống đạo đức và lối sống cho học sinh hiện nay không chỉ dừng lại ở các chương, điều trong sách vở mà quan trọng là phải giáo dục bằng chiều sâu lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc. Lôi thế của môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam là thông qua môn học này có thể nâng cao ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống cho sinh viên, đấy cũng là một kênh quan trọng để hình thành nhân cách, đạo đức cho sinh viên. 212
  3. Những nội dung giáo dục cho sinh viên thông qua môn Cơ sở văn hóa Việt Nam bao gồm các nội dung sau đây: 1. Giáo dục truyền thống văn hóa làng xã với lối sống đề cao tính cộng đồng và lối sống trọng tình nghĩa Văn hóa gốc truyền thống của dân tộc Việt Nam là văn hóa làng xã với nghề làm nông trồng lúa nước chiếm vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Văn hóa làng xã là nơi bao đời nay cư dân Việt cư trú, lao động, sản xuất và tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần; đồng thời là nơi cố kết quan hệ dòng tộc, hàng xóm láng giềng. Làng còn là pháo đài để chống giặc ngoại xâm cùng mọi yếu tố ngoại lai, bảo vệ bản sắc văn hóa truyền thống cũng như sự bình yên cho dân tộc, cho đất nước. Cuộc sống nông nghiệp đòi hỏi cuộc sống định canh định cư phụ thuộc vào nhau nên hình thành nên bản sắc văn hóa làng, mà trong đó tính cộng đồng làng và lối sống trọng tình là những giá trị nổi trội nhất. Sau lũy tre làng, bên giếng làng, dưới mái đình làng, trong bầu khí thân thương của những ngày hội làng, mọi người sống với nhau nặng tình nặng nghĩa, giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn. Tình làng nghĩa xóm, quan hệ láng giềng ràng buộc con người trong nếp sống làng, xã có kỷ cương, trong sáng và chan hòa. Mọi người dân trong làng luôn đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong làng như người thân: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… Qua những truyền thống văn hóa làng xã và những câu ca dao, tục ngữ, sinh viên hiểu và yêu hơn văn hóa làng truyền thống, về một lối sống coi trọng cộng đồng và trọng tình cảm trong lối ứng xử của mỗi người dân Việt Nam. 2. Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sƣ trọng đạo trong văn hóa truyền thống Văn hóa của người Việt Nam luôn lấy đạo đức làm trung tâm, trong quá trình phát triển lâu dài của dân tộc ta, đã hình thành biết bao truyền thống quý báu. Giá trị truyền thống của dân tộc như tinh thần hiếu học và “Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta, đã có từ ngàn xưa. Truyền thống ấy thể hiện bằng tinh thần hiếu học, quý trọng và tôn vinh người thầy dạy học của mình, coi tình cảm thầy - trò là một tình cảm thiêng liêng của mỗi con người Việt Nam. Qua những câu ca dao: “Một kho vàng không bằng một nang chữ”, “Anh về học lấy chữ nhu, chín trăng em đợi, mười thu em chờ”… cho thấy một tinh thần hiếu học và coi trọng những người đi học trong xã hội truyền thống Việt Nam. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã phản ánh ý thức hệ của dân tộc coi trọng lễ nghĩa, khát khao sự hiểu biết, coi trí tuệ là yếu tố thiêng liêng được đặt lên trên hết các 213
  4. quan hệ xã hội bình thường khác. Vị trí của người thầy có vai trò cao trong xã hội “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”; “tiên học lễ hậu học văn…”, được thể hiện qua việc mọi người đối xử kính trọng đối với người thầy giáo trân trọng ý thức và học vấn của họ. Qua truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tinh thần ham học hỏi và tôn sư trọng đạo được truyền thụ vào trong ý thức của mỗi sinh viên. Hiện nay, người dân nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng rất coi trọng giáo dục, hiếu học, noi theo những tấm gương học vấn uyên bác của ông cha ta. Lịch sử như một hành trình, truyền thống hiếu học, “Tôn sư trọng đạo” mãi mãi giữ nguyên giá trị ở hiện tại và tương lai, mãi mãi là động lực thúc đẩy nâng cao mặt bằng dân trí của dân tộc. 3. Giáo dục truyền thống giao tiếp ứng xử có văn hóa, tôn trọng thứ bậc, kỹ cƣơng trong văn hóa truyền thống Văn hóa giao tiếp cộng đồng gắn với mối quan hệ tiếp xúc, ứng xử thường xuyên trong cuộc sống của con người tại gia đình, ngoài công cộng với những tình huống khác nhau nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu sống về vật chất, tinh thần của cá nhân, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển của cộng đồng và toàn xã hội. Qua giao tiếp mỗi người bộc lộ rõ nét nhân cách, trình độ văn hóa cá nhân. Chính những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa biểu thị sự tự trọng, khẳng định giá trị bản thân, chắc chắn tạo nên hình ảnh đẹp, cảm tình, sự tôn trọng của đối tượng giao tiếp với mình. Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người chung quanh. Người Việt rất quan tâm đến việc giao tiếp và rất thích giao tiếp, chính vì vậy họ luôn quan sát và tìm hiểu đối tượng giao tiếp như những thông tin cá nhân, tuổi tác, quê quán, nghề nghiệp, địa vị, tình trạng gia đình… Khi biết về đối tượng giao tiếp thì mới xác định vị thế của mình mà lựa chọn cách xưng hô, ứng xử cho phù hợp. Đặc điểm xuất phát từ tính cộng đồng, người Việt có thói quen quan tâm đến người khác. Trong giao tiếp người Việt coi trọng tình cảm hơn lý trí “Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình” Vì trọng tình cảm nên trong giao tiếp người Việt coi mọi người 214
  5. trong cộng đồng như trong gia đình qua cách xưng hô: cô, bác, chú, dì…. Giao tiếp của người Việt rất giữ ý, cả nể và nhường nhìn trong giao tiếp, khi giao tiếp, người Việt có thói quen không mở đầu trực tiếp, không đi thẳng vào vấn đề cần nói và thường có phần mở đầu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, đưa đẩy để tạo không khí. Thái độ giữ ý trong giao tiếp vì sợ mất lòng nhau, dẫn đến tâm lý lấy nhường nhịn, hòa hiếu làm trọng. “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong giao tiếp truyền thống, người Việt rất coi trọng tính tôn ti, phép tắc và tôn trọng người lớn tuổi, ông bà có câu: “Kính già già để tuồi cho, gừng càng già càng cay, kính lão đắc thọ” truyền thống coi trọng người lớn tuổi là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Điều này xuất phát tự văn hóa nông nghiệp, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”, chính vì thế người dân coi trọng kinh nghiệm mà người già là những người đã có vốn sống và kinh nghiệm thực tế nhiều, nên được mọi người coi trọng. Người già được ngồi chiếu trên trong những bữa tiệc của làng, được tham gia cố vấn những việc quan trọng trong làng xã. Với truyền thống văn hóa coi trọng những người lớn tuổi đã tạo nên tính tôn ti trật tự và sự ổn định tương đối của làng xã việt. Người trẻ thường tôn trọng và ứng xử lễ phép với người già, không cải tay đôi hay đối đầu. Điều này là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thông qua văn hóa giao tiếp ứng xử trong văn hóa truyền thống sinh viên thêm tôn trọng và hiếu kính với ông bà và những người lớn tuổi, lấy tình cảm, sự hiếu hòa, tế nhị, ý tứ làm chuẩn mực trong giao tiếp. 4. Giáo dục truyền thống yêu nƣớc chống giặc ngoại xâm và lòng tự hào dân tộc Hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam đã được hình thành trong suốt hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, từ những năm kiên trì chịu đựng gian khổ, khó khăn đã hình thành nên truyền thống vô cùng quý giá của dân tộc đó chính là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường. Dĩ nhiên, bất cứ một dân tộc nào trên hành tinh này cũng đều có lòng yêu nước của họ. Lòng yêu nước đó tuy một phần là tình cảm rất tự nhiên, nhưng mặt khác quan trọng hơn, nó chính là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi chính lịch sử của dân tộc. Cùng với sự tiến triển của lịch sử Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao nhiêu thế hệ kiên cường và dũng cảm hi sinh để giành lại và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của chính con người. 215
  6. Tinh thần yêu nước là một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc và giành độc lập sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Qua những cuộc chiến đấu trường kỳ đầy gian khổ đó sinh viên khi học tập những trang sử hào hùng của dân tộc cảm thấy thêm tự hào, và thêm yêu đất nước và con người Việt. Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành kim chi nan, trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh trong mỗi tâm hồn người dân Việt Nam. Như vậy, thông qua việc giảng dạy và học tập môn Đại cương văn hóa Việt Nam trong các trường cao đẳng và đại học có một vài trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Thông qua môn học, sinh viên có thêm những hiểu biết về kiến thức xã hội cũng như am hiểu hơn về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta như văn hóa làng xã với tính cộng đồng là đặc trưng tiêu biểu, tinh thần hiếu học và tôn sư trọng đạo, các giao tiếp ứng xử ý tứ, tế nhị, trọng đạo lý và lòng tự tôn dân tộc. Những nội dung đó như là cơ sở, nền tảng đạo đức để các trường đại học, cao đẳng 216
  7. đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện về chuyên môn và đạo đức cung cấp cho xã hội trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (1991), Đạo đức học, NXB Đại học và GDCN, HN. 2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn, NXB Giáo Dục, HN. 3. Chu Xuân Diên (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB ĐHQG TP. HCM. 4. Nguyễn Thế Long (2006), Truyền thống gia đình & bản sắc dân tộc Việt Nam: Truyền thống Đạo đức, NXB VHTT, HN. 5. Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, HN. 6. Trần Ngọc Thêm (2000), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, HN. 7. Lương Duy Thứ (Chủ biên), Phan Thu Hiền, Phạm Nhật Chiêu (1996), Đại cương văn hóa Phương Đông, NXB Giáo Dục, HN. 8. Lê Thị Hồng Vân (2005), Đại cương văn hóa Việt Nam, Trường ĐH Luật TP. HCM. 9. Trần Quốc Vượng (Chủ biên, 1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, HN. 217
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2