intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh tiểu học thông qua một số làn điệu dân ca

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh tiểu học thông qua một số làn điệu dân ca" xác định một số biện pháp giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh tiểu học thông qua một số làn điệu dân ca, cụ thể là hát ru và đồng dao nhằm góp phần nâng cao kết quả giáo dục văn hóa truyền thống (GDVHTT) cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh tiểu học thông qua một số làn điệu dân ca

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA MỘT SỐ LÀN ĐIỆU DÂN CA Đào Thị Thúy Bình, Nguyễn Thanh Huyền, Lớp K62, Khoa Giáo dục Tiểu học GVHD: TS. Nguyễn Thị Vân Hương, ThS. Nguyễn Thanh Bình Tóm tắt: Đề tài xác định một số biện pháp giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh tiểu học thông qua một số làn điệu dân ca, cụ thể là hát ru và đồng dao nhằm góp phần nâng cao kết quả giáo dục văn hóa truyền thống (GDVHTT) cho học sinh. Quá trình nghiên cứu đã đạt được những nhiệm vụ sau đây: xây dựng được cơ sở lí luận của việc giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh thông qua một số làn điệu dân ca; tìm hiểu được thực trạng GDVHTT trong nhà trường Tiểu học đồng thời xác định được hai biện pháp GDVHTT cho học sinh: khai thác nội dung và lựa chọn linh hoạt, hợp lí các hình thức tổ chức GDVHTT qua hát ru và đồng dao. Đồng thời qua việc tìm hiểu cho thấy GDVHTT thông qua hát ru và đồng dao cho học sinh tiểu học là hoàn toàn có khả năng. Từ khóa: VHTT: Văn hóa truyền thống, GDVHTT: Giáo dục văn hóa truyền thống I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, giáo dục đạo đức - một vấn đề quan trọng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Việc giáo dục này từ xa xƣa cũng đã đƣợc ông cha ta đề cao, đặc biệt là giáo dục văn hóa truyền thống. Thông qua những hiểu biết về truyền thống dân tộc, học sinh dễ dàng tiếp nhận và hình thành những chuẩn mực đạo đức, những giá trị thẩm mĩ, những lối tƣ duy, ứng xử tốt đẹp trong cuộc sống: lòng yêu quý biết ơn, trân trọng, muốn bảo vệ, gìn giữ.... Văn hóa truyền thống là một lĩnh vực rộng trong đó có âm nhạc truyền thống. Tuy nhiên, ở đề tài này, chúng tôi lựa chọn hai thể loại hát ru và đồng dao – những thể loại rất giàu tính nhạc, hình ảnh, quen thuộc, gắn bó với các em từ thủa ấu thơ. Ẩn chứa trong những ca từ, giai điệu đó lại là một kho tàng giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hiện nay, các giá trị văn hóa truyền thống dƣờng nhƣ đã dần mai một và bị lãng quên. Nhà trƣờng và giáo viên hầu nhƣ không quan tâm, chú trọng tới việc giáo dục văn hoá truyền thống - một việc làm hoàn toàn có khả năng cho học sinh của mình. Với những lí do trên, ngƣời viết lựa chọn đề tài “Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh Tiểu học thông qua một số làn điệu dân ca”. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định một số biện pháp GDVHTT trong trƣờng tiểu học qua các làn điệu dân ca nhằm góp phần nâng cao kết quả GDVHTT cho học sinh. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu - GDVHTT cho học sinh Tiểu học. 360
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 - Các làn điệu dân ca trong môn Âm nhạc. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp GDVHTT cho học sinh tiểu học thông qua các làn điệu dân ca. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc GDVHTT qua các làn điệu dân ca. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động GDVHTT cho học sinh tiểu học. - Xác định các biện pháp GDVHTT qua một số làn điệu dân ca cho học sinh tiểu học. 5. Giới hạn nghiên cứu - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đồng dao và hát ru. - Giới hạn điều tra: Giáo viên một số trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận. - Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phƣơng pháp nghiên cứu bổ trợ. II. NỘI DUNG Chƣơng I: Cơ sở lí luận của việc GDVHTT cho học sinh tiểu học thông qua một số làn điệu dân ca 1. Văn hóa truyền thống “Văn hóa truyền thống là những giá trị tƣơng đối ổn định thể hiện dƣới những khuôn mẫu xã hội đƣợc tích lũy và tái tạo trong cộng đồng ngƣời qua không gian và đƣợc cố định hóa dƣới dạng những phong tục tập quán, nghi lễ, pháp luật, dƣ luận…”. VHTT có nhiều loại hình: Tín ngƣỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật hình khối, âm nhạc truyền thống… Cùng với nhạc cụ và nghệ thuật nhạc kịch truyền thống, dân ca là một bộ phận của âm nhạc truyền thống. GDVHTT là truyền đạt cho con ngƣời những tri thức, hiểu biết về VHTT, nhằm hình thành trong mỗi cá nhân những hành vi, thái độ đúng đắn đối với các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình. 2. Dân ca Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác ra, đƣợc truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ vùng này sang cùng khác. Dân ca đƣợc chia làm năm thể loại: thể loại bài hát lao động, thể loại bài hát giao duyên, thể loại bài hát lễ nghi – phong tục, thể loại bài hát sinh hoạt gia đình và các sinh hoạt, thể loại bài hát trẻ em. 3. Hát ru và đồng dao Hát ru thƣờng là tiếng hát êm dịu, trìu mến của bà, của mẹ hay của chị để ru cháu hoặc ru con, ru em. Đó là những câu hát hát về loài vật, cây cối, về các sự vật hiện tƣợng tự nhiên ở xung quanh con ngƣời, về thiên nhiên của đất nƣớc, và về những bài học đạo lý làm ngƣời hay những lời tâm tƣ, tình cảm của ngƣời hát. 361
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Đồng dao là thơ ca truyền miệng của trẻ em với cấu trúc nhịp điệu theo kiểu chu kỳ đơn giản, dễ nắm bắt. Nội dung của các bài đồng dao rất phong phú, gồm: minh họa cho các truyện cổ thần kỳ về sự tích loài vật, hay một số sự tích dân gian; những đặc điểm của các loài cây, con, những dấu ấn địa lý, hiện tƣợng tự nhiên; những bài hát nói về phong tục, tập quán và đa số là về những trò chơi dân gian. 4. Đặc điểm của học sinh tiểu học với việc GDVHTT qua các làn điệu dân ca Đối với học sinh tiểu học nhận thức cảm tính chiếm ƣu thế nên với những đặc trƣng giàu tính nhạc, nhiều tƣ liệu trực quan; nội dung và hình thức khai thác phong phú; nhịp điệu đơn giản, linh hoạt hay ca từ gần gũi, ngắn gọn của các làn điệu dân ca hát ru và đồng dao rất phù hợp để thông qua đó giáo dục văn hóa truyền thống cho trẻ. Ngoài ra, ở lứa tuổi này đặc điểm nhân cách dần đƣợc hình thành bƣớc cơ sở vì vậy, các bài hát dân ca chứa đựng nhiều bài học đạo đức gần gũi với thực tế nhƣng không giáo dục một cách khô khan mà qua giai điệu nhẹ nhàng; ngoài ra có thể sử dụng nhiều hình thức tổ chức kích thích hứng thú của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển nhân cách cho học sinh. Chƣơng II: Cơ sở thực tiễn của GDVHTT cho học sinh tiểu học thông qua các làn điệu dân ca Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của một số giáo viên trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội qua một phiếu hỏi. Sau đây là một ví dụ về bảng số liệu chúng tôi thu đƣợc:Có 100% giáo viên đều cho rằng đồng dao và hát ru có thể sử dụng đƣợc, tiếp đến là vè chiếm 74%, kể chuyện âm nhạc chiếm 70% và giới thiệu các nhạc cụ chiếm 40%. Từ những con số trên có thể cho thấy GDVHTT thông qua môn Âm nhạc là hoàn toàn có khả năng. Kết quả Thể loại Số lƣợng Tỉ lệ Đồng dao 50 100% Hát ru 50 100% Vè 37 74% Kể chuyện âm nhạc 35 70% Giới thiệu các nhạc cụ 23 46% Ý kiến khác 0 0% Từ việc điều tra trên, chúng tôi nhận thấy rằng: GDVHTT thông qua bộ môn Âm nhạc, cụ thể là qua hát ru và đồng dao là hoàn toàn có khả năng. Điều đó cho thấy giáo viên Tiểu học đã có những nhận thức nhất định về việc GDVHTT. Tuy nhiên việc GDVHTT trong nhà trƣờng chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng đúng mức. Sở dĩ tồn tại thực trạng trên là vì: - Nhà trƣờng chƣa coi trọng việc GDVHTT cho học sinh. - Thời gian dành cho bộ môn Âm nhạc còn hạn chế. 362
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 - Giáo viên hầu nhƣ còn ngại và chƣa biết cách khai thác nội dung, hình thức để giáo dục. Chƣơng III: Đề xuất một số biện pháp GDVHTT cho học sinh Tiểu học thông qua một số làn điệu dân ca 1. Khai thác nội dung của các bài hát ru và đồng dao để GDVHTT 1.1. Khai thác nội dung của các bài hát ru để GDVHTT 1.1.1. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước Giáo viên khai thác nội dung của những bài hát ru này để giáo dục tình yêu quê hƣơng đất nƣớc cho học sinh: niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, vẻ đẹp của các vùng miền trên đất nƣớc ta… 1.1.2. Giáo dục tình cảm yêu thương, nhân nghĩa đối với mọi người Giáo dục các em về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình cảm ông bà – con cháu và tình anh em ruột thịt sau đó là lòng biết ơn đối với thầy cô; sự yêu thƣơng, đùm bọc lẫn nhau giữa hàng xóm láng giềng và rộng hơn là giữa những ngƣời dân trong cùng một nƣớc. 1.1.3. Giáo dục ý thức tu dưỡng rèn luyện bản thân Giáo viên có thể cùng học sinh bình luận những bài học về phát triển, hoàn thiện bản thân, nhƣ: Biết lạc quan, tin tƣởng vào ngày mai, sống trong sạch, lành mạnh. 1.2. Khai thác nội dung của những bài đồng dao để GDVHTT 1.2.1. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước Giáo viên có thể khái thác nội dung của những bài hát này để giáo dục tình yêu quê hƣơng đất nƣớc cho học sinh ngay chính từ những điều gần gũi, giản dị xung quanh giúp các em biết yêu mến những sự vật, sự việc trên mảnh đất nơi mình sinh sống. 1.2.2. Giáo dục phẩm chất, lối sống lành mạnh, cách đối nhân xử thế Những bài đồng dao khéo léo lồng ghép nhiều lời căn dặn, dạy dỗ của ngƣời lớn cũng nhƣ những cách ứng xử, lối sống lành mạnh trong văn hóa dân tộc, khiến trẻ tiếp thu một cách tích cực: sự hiếu thảo, biết giúp đỡ bố mẹ; phải biết uống nƣớc nhớ nguồn, sống hòa đồng không tham lam ích kỉ... 2. Lựa chọn linh hoạt, hợp lí các hình thức tổ chức GDVHTT thông qua đồng dao và hát ru 2.1. Tổ chức trò chơi dân gian có các bài hát đồng dao để GDVHTT 2.1.1. Tác dụng của bài đồng dao được khai thác trong trò chơi dân gian để GDVHTT - Phát triển kĩ thuật thanh nhạc của một làn điệu dân ca truyền thống. Với đặc điểm tiết tấu, nhịp điệu linh hoạt của đồng dao, học sinh có thể sử dụng nhiều cách đọc với những tiết tấu, nhịp điệu khác nhau và tìm đƣợc một cách đọc phù hợp nhất cho trò chơi. - Kích thích sự hứng thú, tạo hƣng phấn cho ngƣời chơi. Điều này đƣợc thể hiện qua việc học sinh tự mình điều chỉnh nhịp độ của trò chơi bằng cách ngắt nhịp bài hát, biến tấu nhịp điệu của mình qua đó kích thích sự sáng tạo của các em. - Nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn. 363
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Khi đã nhớ đã thuộc các bài đồng dao thì các ca từ, giai điệu, nội dung của bài đồng dao sẽ thấm đẫm vào các em để các em có thêm vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, hình thành những thái độ, cách ứng xử đúng đắn với mọi ngƣời. * Ví dụ: Trò chơi dân gian “Đánh chuyền” - Mục đích: + Học sinh biết đƣợc một loại hình truyền thống trò chơi dân gian và một thể loại dân ca: đồng dao. + Rèn tính nhanh nhẹn, kết hợp sự khéo léo của tay và chân. - Cách chơi trò chơi: Ngƣời chơi ngồi duỗi một chân, rải cỗ chuyền dọc theo ống chân, vừa đọc một câu, vừa tung hòn cái, vừa nhặt số que theo lời bài, đồng thời phải đỡ bắt hòn cái không để rơi. Số que rải xuống hoặc lấy lên phải đúng theo lời ca. Rơi cái, hoặc nhặt sai số que là bị loại. - Ý nghĩa trò chơi: Bài đồng dao này còn giúp các em tập đếm, tập tính toán nhẩm nhanh hơn, nhanh tay, nhanh mắt khéo léo đỡ từng quả chuyền sao cho không để rơi que nào. Đằng sau những câu từ ấy là cả một bức tranh đồng quê bình dị hiện hữu ngay trƣớc mắt các em. Các em biết trân trọng, yêu thƣơng những vật tầm thƣờng nhất, bé nhỏ nhất rồi hòa mình vào tình yêu lớn lao hơn là yêu làng xóm, quê hƣơng, Tổ quốc. 2.2. Đóng vai thi hát ru để GDVHTT cho học sinh Tác dụng của đóng vai thi hát ru để GDVHTT - Có thêm những hiểu biết, nhận thức về thế giới xung quanh Với việc đọc đi đọc lại các bài hát ru, học sinh sẽ có những hiểu biết hơn về sự vật, hiện tƣợng xung quang cuộc sống các em đằng sau những bài hát. - Hình thành những thái độ, tình cảm trong sáng, có những cách ứng xử đúng mực: Khi học sinh đóng vai mình vào bà, mẹ, và chị để hát ru giúp các em có cơ hội hiểu đƣợc những cảm xúc, tình cảm của ngƣời đi trƣớc gửi ngắm trong từng lời ca, tiếng hát, thêm yêu thƣơng và kính trọng mọi ngƣời. - Phát triển khả năng âm nhạc: Không chỉ thể hiện lời ru mà các em còn phải thể hiện tài năng diễn xuất của mình, qua đó bộc lộ tình yêu đối với những lời hát ru mộc mạc, giản dị, có cơ hội trau dồi hơn về thanh nhạc, giai điệu, tiết tấu và có thể tự sáng tác những bài hát ru. Ví dụ: Thi hát ru về tình cảm gia đình. - Mục đích: Giúp học sinh hiểu thế nào là hát ru và biết hát ru. - Cách tổ chức: + Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về tìm hiểu hát ru, tập hát một số bài hát ru. + Trƣớc cuộc thi, giáo viên phân ra thành các nhóm học sinh + Ví dụ nhƣ bài: 364
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Cái cò đi đón cơn mƣa Tối tăm mù mịt ai đƣa cò về Cò về thăm quán cùng quê Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh. (Học sinh đóng vai mẹ hát ru) Tự đặt vai của mình vào vai mẹ, thấu hiếu đƣợc những trăn trở, lo lắng cả mẹ, các em mới biết đƣợc công lao to lớn, tình yêu thƣơng của mẹ dành cho mình. Các em sẽ có những thái độ, tình cảm, cách cƣ xử đúng đắn với những ngƣời sinh thành ra mình. 2.3. Sƣu tầm, giới thiệu các bài hát ru và đồng dao để GDVHTT cho học sinh Vai trò, tác dụng của sưu tầm và giới thiệu các bài hát ru và đồng dao để GDVHTT cho học sinh - Phát triển kĩ năng giao tiếp Do lứa tuổi còn nhỏ, sự hiểu biết còn hạn chế nên khi đi sƣu tầm các bài hát ru và đồng dao, học sinh phải nhờ đến những ngƣời xung quanh của trẻ. Việc này đòi hỏi trẻ phải biết sử dụng ngôn ngữ, thái độ, cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Sau khi đã sƣu tầm đƣợc những bài hát ru và đồng dao đúng yêu cầu, đúng nội dung, học sinh đƣợc giới thiệu, trình bày trƣớc lớp giúp các em tăng khả năng thuyết trình của mình trƣớc tập thể, có thể ra đƣợc những hiểu biết, suy nghĩ của mình. - Có thêm những hiểu biết về sự vật, hiện tƣợng trong đời sống. Bằng việc tự sƣu tầm các bài hát đồng dao và hát ru, cũng nhƣ nhờ sự trợ giúp của ngƣời lớn, các em sẽ tăng vốn hiểu biết về các sự vật, hiện tƣợng trong đời sống. - Hình thành những thái độ, tình cảm trong sáng, có những cách ứng xử đúng mực cho học sinh. Qua những bài hát ru học sinh sƣu tầm đƣợc nhƣ thế này, sẽ xây dựng cho học sinh những tình cảm tốt đẹp hơn về gia đình, về lối sống, cách cƣ xử đúng mực để đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Và xa hơn nữa là giáo dục cho con trẻ yêu quê hƣơng, đất nƣớc. Ví dụ: Học sinh sƣu tầm, giới thiệu bài đồng dao và hát ru về tình cảm gia đình. - Mục đích: Giúp học sinh: + Biết thế nào là hát ru và đồng dao. + Tự sƣu tầm đƣợc những bài hát ru và đồng dao + Hiểu đƣợc nội dung bài hát ru hoặc đồng dao và trình bày đƣợc trƣớc lớp. - Yêu cầu: Học sinh về nhà sƣu tầm từ 3-5 bài hát ru hoặc đồng dao về tình cảm gia đình. - Ví dụ: Học sinh sƣu tầm bài hát ru sau: Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tui nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. 365
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Có xáo thì xáo nƣớc trong Đừng xáo nƣớc đục đau lòng cò con. Hình ảnh con cò trong bài hát ru là không chỉ hiện thân cao đẹp của mẹ mà còn là hình ảnh những ngƣời nông dân một nắng hai sƣơng vất vả. Từ bài hát ru này, trẻ biết thêm đƣợc một đức tính tốt đẹp của ngƣời Việt Nam “đói cho sạch, rách cho thơm”, biết trân trọng những ngƣời lao động chất phác từ đó nâng cao lòng tự hào dân tộc và học tập đức tính đó. III. KẾT LUẬN Giáo dục Tiểu học là một cấp học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Mà trong đó việc GDVHTT cho học sinh là việc làm rất cần thiết. GDVHTT qua các làn dân ca, mà cụ thể ở đây là đồng dao dao và hát ru là hoàn toàn có khả năng.Tuy nhiên, hiện nay trong nhà trƣờng Tiểu học, việc giáo dục này chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức. Để GDVHTT trong trƣờng Tiểu học, chúng tôi đƣa ra hai biện pháp: khai thác nội dung và lựa chọn các hình thức tổ chức GDVHTT thông qua đồng dao và hát ru. Để làm tốt đƣợc điều đó, nhà trƣờng và giáo viên phải thực sự quan tâm, chú trọng tới GDVHTT, tạo những cơ hội để học sinh chủ động tham gia tìm hiểu vốn VHTT của dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Thanh Bình, Dân ca và những tác dụng trong giáo dục trẻ thơ, Báo Giáo dục từ xa và tại chức – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2012. [2] Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. [3] Đoàn Văn Chúc, Xã hội học Văn hóa, NXB Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, 1997. [4] Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Huy Bỉnh, Nguyễn Thành Lộc, Đồng dao cho em, NXB Kim Đồng, 2013. [5] Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức, Giáo trình Tâm lí học tiểu học, NXB Đại học Sƣ phạm, 2012. [6] Hồ Chí Minh Toàn Tập (tập 3), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. [7] Phạm Phúc Minh, Tìm hiểu dân ca Việt Nam, NXB Âm nhạc, 1994. [8] Tú Ngọc, Dân ca người Việt – Thể loại và hình thức, NXB Âm nhạc, 1994. [9] Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1978. [10] Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 2004. [11] Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1997. [12] Nguyễn Văn Vĩnh, Trẻ con hát, trẻ con chơi, Nguyệt san Tứ dân Văn uyển, Hà Nội, số 1, 1935. [13] Lƣ Nhất Vũ, Lê Giang, Lê Anh Trung, Những bài hát đồng dao, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2005. [14] Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, 1998. 366
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2