intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục để tạo tính cách cho con cái

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cha mẹ luôn luôn muốn con mình vâng lời, ngoan ngoãn và có ý thức trách nhiệm làm các công việc của mình. Không phải tự nhiên các em có ý thức đúng trong cuộc sống, mà cha mẹ phải tạo ra môi trường rèn luyện các em, để các em có thói quen rồi sau đó trở thành ý thức. Trong mỗi gia đình, tất nhiên có những mặt sinh hoạt, làm việc, vui chơi, giải trí…Khi những yếu tố ấy trở thành nề nếp thì người ta gọi là “nguyên tắc”. Như sáng dậy phải gấp chăn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục để tạo tính cách cho con cái

  1. Giáo dục để tạo tính cách cho con cái Cha mẹ luôn luôn muốn con mình vâng lời, ngoan ngoãn và có ý thức trách nhiệm làm các công việc của mình. Không phải tự nhiên các em có ý thức đúng trong cuộc sống, mà cha mẹ phải tạo ra môi trường rèn luyện các em, để các em có thói quen rồi sau đó trở thành ý thức. Trong mỗi gia đình, tất nhiên có những mặt sinh hoạt, làm việc, vui chơi, giải trí…Khi những yếu tố ấy trở thành nề nếp thì người ta gọi là “nguyên tắc”. Như sáng dậy phải gấp chăn màn, phải có mặt vào giờ ăn, lấy đồ dùng xong thì phải để vào chỗ cũ…Nguyên tắc trong gia đình có ý nghĩa đặc biệt hệ trọng trong việc giáo dục con cái, bởi vì nó tạo nên những ý thức đầu tiên trong nhân cách của con trẻ.
  2. Nguyên tắc trong gia đình không có những khuôn mẫu chung, cố định mà thay đổi trong từng trường hợp cụ thể, tùy theo lứa tuổi, giới tính, trình độ và năng lực của chúng. Ngoài ra còn phải xem xét đến hoàn cảnh xung quanh, hàng xóm, bạn bè…Các nguyên tắc đối với con gái cũng giống đối với con trai và còn có đặc điểm riêng nữa. Nhưng đại thể là nguyên tắc và tinh thần của nó thì giống nhau. Như vậy, ta không nên coi nguyên tắc trong gia đình là một cái gì đó bất biến, áp đặt hoặc đặt ra những nguyên tắc không hợp lý. Nhưng luôn cần thiết phải có những nguyên tắc nhất định đối với con cái trong gia đình, và chúng ta phải nghiên cứu kỹ trước khi đề ra những nguyên tắc ấy. Nêu một ví dụ: Khi đứa con còn nhỏ, cha mẹ đã phải dạy cho nó thói quen sạch sẽ. Muốn vậy cần cho nó một chế độ đặc biệt, tỉ mỉ: Đánh răng trước và sau khi ngủ, giờ giấc tắm rửa, rửa tay trước khi ăn, cất đồ chơi sau khi chơi, bàn học cặp sách phải gọn gàng…Nguyên tắc ấy phải được theo dõi kiểm tra đều đặn, cha mẹ không được quên. Nếu toàn bộ trật tự đó được tổ chức chu đáo , kiên trì thì thói quen sạch sẽ, ngăn nắp sẽ hình thành nơi trẻ. Khi những
  3. thói quen đã thành sự tự giác và trẻ đã nhận thức được lợi ích của việc đó thì tất cả sẽ tạo thành ý thức. Đó cũng chính là phương pháp giáo dục tính cách cho các em. Như trên đã nói, cha mẹ cần nghiên cứu kỹ khi đề ra các nguyên tắc. Bởi vì bất kể nguyên tắc nào cũng phải hợp lý, phù hợp tâm lý và tính cách của mỗi em. Khôn nên đề ra một nguyên tắc nào đó trong gia đình chỉ vì ta thấy thích hoặc thấy ai đó áp dụng. Nếu bạn đòi hỏi các con phải về nhà ăn cơm đúng giờ, thì phải giải thích cho chúng hiểu, không để mọi người phải chờ đợi nhau, ăn uống đông đủ sẽ vui hơn, thức ăn không bị thiếu hụt, sự dọn dẹp sẽ nhanh chóng hơn và cha mẹ cũng phải giữ theo như vậy. Nếu bạn đòi hỏi các con không được bỏ phí thức ăn, thì chúng phải được giải thích trước đó rằng điều ấy cần thiết và phải tôn trọng giá trị lao động của người khác cũng như lao động của cha mẹ và tiết kiệm cho gia đình. Khi đã áp dụng các nguyên tắc cần phải có tính dứt khoát và chính xác. Nếu hôn nay cần đánh răng thì ngày mai cũng phải làm y như vậy, nếu hôm nay cần phải dọn mền gối, thì ngày mai không thể khác được. Không nên để xảy ra
  4. hiện tượng: hôm nay bắt con dọn giường nhưng mấy hôm sau vì thương con nên mẹ làm lấy. Tính không dứt khoát làm cho nguyên tắc mất hết ý nghĩa, biến nó thành một mệnh lệnh bất ngờ và làm cho trẻ vâng lời một cách tùy hứng. Tính chính xác gồm các việc như: dậy đúng giờ, đi học về đúng giờ, các bữa ăn và giờ đi ngủ…Cần đề ra một nguyên tắc đặc biệt khi ngồi vào bàn ăn: đến đúng giờ, khi ăn không được cười nói quá lốm biết xử sự trên bàn ăn, không gắp quá nhiều rồi để thừa…Ngoài ra còn phải rèn cho các em tính cẩn thận và sạch sẽ, ngăn nắp. Như khi sử dụng ly tách, chén đĩa, sau khi làm việc, học tập hay chơi phải để lại mọi thức ở chỗ cũ. Khi trẻ bắt đầu đi học phải tập cho trẻ làm việc có thứ tự, có chương trình theo đung nguyên tắc-không phải trên lời nói mà trong nếp sống, trong cuộc sống hàng ngày. Tập dần cho trẻ có thói quen trong cách sống và làm việc, sau đó trẻ sẽ tự nhận thức được và tạo thành ý thức. Đó là phương pháp giáo dục bằng sự kiên trì của cha mẹ để hình thành nên tính cách của con cái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2