intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục môi trường địa phương thông qua môn Địa lí Việt Nam: Phần 2 - Đậu Thị Hòa

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

147
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp theo cuốn "Giáo dục môi trường địa phương thông qua môn Địa lí Việt Nam: Phần 1" cuốn "Giáo dục môi trường địa phương thông qua môn Địa lí Việt Nam: Phần 2" gồm nội dung của chương 3, trình bày một số ví dụ về giáo dục môi trường địa phương tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng qua môn Địa lí Việt Nam ở trường THCS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục môi trường địa phương thông qua môn Địa lí Việt Nam: Phần 2 - Đậu Thị Hòa

  1. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG NAM VÀ TP ĐÀ NẴNG QUA MÔN ĐỊA LÍ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học địa lí cũng như để cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường địa phương tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, tìm những biện pháp giáo dục môi trường có hiệu quả nhất trong điều kiện nhà trường, thầy và trò ở Quảng Nam và Đà Nẵng và để kích thích lòng yêu quê hương xứ sở của học sinh, làm cho các em nhận rõ trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng một cuộc sống bền vững ở địa phương mình, chúng tôi đã nghiên cứu và thực nghiêm nhiều năm đề tài “ Giáo dục môi trường địa phương qua môn địa lí Việt Nam ở lớp 8, lớp 9 cho học sinh tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng”. Khi nghiêm cứu đề tài chúng tôi đã dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn đã được trrình bày ở chương 1 và chương 2. Ở chương này, chúng tôi chỉ đưa ra những cơ sở thực tiễn của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng cùng với những ví dụ cụ thể ở địa phương, nhằm minh họa cho phần lí luận mà chúng tôi đã đúc rút ở chương 2 để các bạn đọc tham khảo. 3.1. NHỮNG CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐÀ NẴNG ĐỂ LỰA CHỌN KIẾN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG 3.1.1. Dựa vào tình hình môi trường và những vấn đề môi trường cần đặt ra cho thành phố Đà Nẵng a. Khái quát đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng vào 1/1997. Trong thực tế Quảng Nam và Đà Nẵng vẫn có mối quan hệ với nhau 69
  2. thật khăng khít cả về mặt tự nhiên và kinh tế xã hội. Trong tài liệu này đề cập đến môi trường của thành phố Đà Nẵng. Mặc dù tất cả các địa phương trên lãnh thổ Việt Nam đều mang những đặc điểm chung của môi trường tự nhiêm Việt Nam đó là: Tính chất nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa và sự phân hóa phức tạp. Tính chất này được thể hiện rõ trong tất cả các yếu tố thành phần như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất và sinh vật. Nhưng chính sự phân hóa phức tạp, đa dạng đã tạo nên những nét riêng biệt độc đáo của tự nhiên ở mỗi địa phương, nơi này mưa nắng điều hòa, nơi kia mưa nắng thất thường, nơi này có mùa đông lạnh kéo dài, nơi kia lại không có mùa đông. Có địa phương lại nằm hoàn toàn trong miền núi, có địa phương lại nằm trong cả vùng đồng bằng, đồi núi và ven biển, đó là chưa kể đến tính chất thất thường của tự nhiên. Nét đặc thù và riêng biệt của mỗi địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống con người ở địa phương đó, các hoạt động kinh tế ở đồng bằng phải khác với nhiều đồi núi và vùng biển, từ đó mà trong vấn đề bảo vệ môi trường cũng có những nét khác nhau, những địa phương nào có nhiều đồi núi, có tiềm năng về rừng thì phải bảo vệ rừng. Địa phương nào có đồng bằng , có tiềm năng về đất đai thì phải bảo vệ đất. Địa phương nào có biển, giàu tiềm năng về biển thì phải bảo vệ tài nguyên biển…. Không những thế trình độ dân trí và việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở mỗi địa phương cũng khác nhau, chính vì những lí do trên, muốn giáo dục môi trường địa phương tốt thì phải dựa vào tình hình thực tế của môi trường địa phương đó để lựa chọn những vấn đề cơ bản, nổi bật đặc thù của địa phương để đưa vào bài dạy địa lí Việt Nam nhằm giáo dục môi trường mang lại hiệu quả. - Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên là: 1248,4 km2, nằm gần như trung tâm của cả nước (cách Hà Nội 759km, cách thành phố Hồ Chí Minh 974km). Phía Bắc giáp Thừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Đây là một vị trí đặc biệt quan trọng không những về mặt tự nhiên mà còn về kinh tế, quốc phòng, vì thế cả Pháp và Mĩ và khi xâm chiếm Việt Nam đều đổ bộ vào Đà Nẵng trước tiên. 70
  3. Phần đất liền của Đà Nẵng nằm ở vĩ độ 15o55’19’’B – 16o31’20’’B, kinh độ 107o49’11’’Đ – 108o20’20’’Đ, có đường bờ biển kéo dài 30 km, ven biển có nhiều bán đảo, đảo và quần đảo như: Sơn Trà, Cù Lao Chàm, Hoàng Sa. Biển của Đà Nẵng có nhiều nguồn lợi như các loại hải sản, khoáng sản, cát thủy…, đặc biệt có nhiều loại hải sản quý hiếm mà một số vùng biển khác ở nước ta không có như yến sào, đồi mồi, ngọc trai. Bờ biển Đà Nẵng từ lâu được mệnh danh là “ Hải khẩu nước sâu đậu tầu” trên bến dưới thuyền vì bờ biển nhiều vũng, vịnh, thềm lục địa sâu, rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biến lớn. Hơn nữa, sự kết hợp hài hòa, độc đáo của núi và biển đã tạo cho Đà Nẵng có nhiều bãi biển Nam Ô, Xuân Thiều, Mĩ Khê, Non Nước, Thanh Bình…. Ba phần tư diện tích của Đà Nẵng là đồi núi. Núi tập trung thành từng dài ở phía Tây, ăn lan ra cả phía Bắc và Nam, độ cao trung bình từ 800- 1000m, nhiều dãy có độ cao hơn 1.5000 m. Miền đồi núi chủ yếu có rừng rậm nhiệt đới phát triển, ở những nơi cao hơn 1000m thì có rừng á nhiệt đới trên núi như Bà Nà – Núi Chúa. Bên cạnh biển thì rừng cũng là một nguồn lợi lớn của Đà Nẵng. Rừng ở đây có nhiều chủng loại gỗ tốt: cẩm lai, gõ. kiền kiền…, nhiều lâm thổ sản quý như trầm hương, quế.., nhiều loại thú quý hiếm sót lại như tê giác, voi, voọc mũi xanh.., ở đây cũng có nhiều loại khoáng sản phi kim loại như đá hoa cương, cẩm thạch, đá vôi, cao lanh… phân bố ở khắp mọi nơi. Giữa miền đồi núi phía Tây, Bắc, Nam địa hình thấp dần xuống các thung lũng sông Túy Loan, Cẩm Lệ, Cu Đê, Hàn và dọc ven biển tạo nên vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, các đồng bằng này là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động. Vị trí cộng với sự kết hợp của hoàn lưu gió mùa và địa hình đã làm cho khí hậu của Đà Nẵng có nhiều đặc điểm nổi bật, thể hiện tính chất chuyển tiếp rõ rệt của hai đới khí hậu Bắc và Nam Mùa hè: ảnh hưởng của gió mùa tây nam (gió Lào) làm cho khí hậu nóng và khô, nhiệt độ thường trên 35oC và thường gây hạn hán nặng. Mùa đông: vẫn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc, nhưng không sâu sắc và kéo dài như miền Bắc, Đông bắc, đặc biệt do ảnh hưởng của địa 71
  4. hình kết hợp với gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới tạo nên một mùa mưa bão lớn và lệch pha so với cả nước (mưa bão từ tháng 9 đến tháng 12) thường gây lũ lụt lớn và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong đời sống của nhân dân địa phương. Địa hình và chế độ khí hậu còn tạo nên một mạng lưới sông ngòi của Đà Nẵng tương đối dày đặc, nhưng các sông đều nhỏ, ngắn, rất dốc và nghèo phù sa, nước lớn về mùa thu đông và thường có lũ đột ngột. Ở đây có một số con sông điển hình như: sông Hàn (là hợp lưu của sông Túy Loan và sông Vĩnh Điện), sông Túy Loan, Vĩnh Điện, Cu Đê. Giá trị lớn nhất của các sông là tưới tiêu và thủy điện. Nhìn chung, xét về đặc điểm tự nhiên, mặc dù có những khó khăn như gió phơn tây nam, mưa bão.. nhưng thiên nhiên vẫn ưu đãi Đà Nẵng về nhiều mặt, tạo cơ sở cho hai địa phương này phát triển một nền kinh tế toàn diện và mạnh mẽ, một trung tâm du lịch với nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, một cửa ngõ lớn ở miền Trung với một thương cảng lớn và một quân cảng quan trọng. Tài nguyên thiên nhiên của Đà Nẵng thật phong phú và đa dạng, tuy nhiên cũng như nhiều địa phương khác, sự khai thác còn thiếu khoa học, không hợp lí của con người một cách liên tục trong nhiều năm đã làm cho môi trường tự nhiên ở đây bị biến đổi không ngừng và theo chiều hướng ngày càng xấu đi, gây bất lợi cho con người. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, hệ sinh thái bị phá vỡ, môi trường bị ô nhiễm…, đó là những nguy cơ báo động, đòi hỏi toàn dân trong tỉnh quan tâm và điều chỉnh kịp thời. * Vấn đề nổi bật về môi trường ở Đà Nẵng phải đề cập đến là bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái rừng Đà Nẵng có tổng diện tích đất rừng 51.421 ha (chiếm 40,95% diện tích đất tự nhiên). Trong đó rừng tự nhiên là: 36.542ha, phân bố ở phía Tây Hòa Vang, một ít ở Liên Chiểu, Sơn Trà. Rừng trồng: 14.878ha, phân bố chủ yếu là Hòa Vang và Liên Chiểu. Rừng ở Đà Nẵng cũng bị chặt phá nhiều, khả năng điều tiết dòng chảy kém khi có mưa lớn và tập trung, làm cho tốc độ lũ trên các sông tăng lên, hiện tượng bồi lấp, xói lở, mức độ bào mòn, rửa trôi đều tăng lên mạnh mẽ, 72
  5. diện tích đất trống, đồi trọc ở Hòa Vang và Liên Chiểu tăng lên rõ rệt. Hiện nay diện tích rừng vẫn còn tiếp tục giảm cả về số lượng và chất lượng. Rừng bị mất, môi trường bị đảo lộn, hệ sinh thái rừng mất cân bằng dẫn đến một số hậu quả mà nhân dân ở địa phương phải hứng chịu như: - Khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn, nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt thường xảy ra, lũ lụt xảy ra liên tục và gay gắt hơn làm cho mùa màng bị mất trắng, nhà cửa, cầu cống bị hư hỏng, thiệt hại hàng tỉ đồng sau mỗi trận lũ lụt, đặc biệt nhất là những trận lũ lụt năm 1998, 1999, và những năm sau 2000 vừa qua. Các cánh rừng lớn phía tây bị mất đi làm cho gió tây khô nóng dễ tràn vào Đà Nẵng và mức độ ảnh hưởng cũng sâu sắc hơn, thời tiết nóng và khô xảy ra thường xuyên ảnh hưởng không ít đến cây trồng, vật nuôi, người dân thường phải uống nước bị nhiễm mặn do mực nước ngầm bị hạ thấp, nhiều sông suối khô cạn, chẳng hạn trong những năm 80 rừng Sơn Trà tàn phá 16 con suối ở đây bị “chết” hẳn, hiện nay vẫn chưa hồi phục được. Khi rừng bi mất, nạn xói mòn ở vùng đồi núi xảy ra mạnh mẽ hơn, diện tích đất xấu Đà Nẵng đã tăng lên tới gần 50% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp. Đó là chưa kể đến hàng loạt lâm thổ sản và động vật quý hiếm mất đi theo rừng, các loại động vật quý như gà lôi trắng, voọc mũi xanh… tìm thấy ở rừng những năm 1970, nay không còn nhắc đến nữa. Rõ ràng sự khai thác bừa bãi của nhân dân địa phương đã làm rừng giảm đi nhanh chóng và gây ra hậu quả trước mắt và lâu dài. Đáng tiếc thay các biện pháp ngăn chặn và điều chỉnh của các cơ quan chức năng chưa mấy hiệu lực và chưa kịp thời nên chưa xử lý đúng và kịp các hành động vô tình hay cố ý phá hoại rừng. Vấn đề đầu tư ngân sách để phục hồi và bảo vệ rừng cũng gặp nhiều khó khăn, hằng năm tỉnh mới chỉ đáp ứng được 50% kế hoạch do sở lâm nghiệp dự trù. Gần đây, trước tiếng chuông báo động của rừng, Uỷ ban Nhân dân cùng Sở khoa học Công nghệ và môi trường đã ban bố những quy định quản lí và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở pháp lí đó, Sở Lâm nghiệp và đầu tư xây dựng lại khu rừng cấm Sơn Trà, quy hoạch 10.000 ha rừng ở đèo Hải Vân trở thành khu rừng cấm, củng cố và xây dựng lại 14 lâm trường trồng và bảo vệ rừng, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các hạt kiểm lâm nhân dân các cấp, triển khai rộng rãi chương trình PAM dưới nhiều hình thức: tập 73
  6. thể, giao khoán cho hợp tác xã và cả đến hộ gia đình. Tuy nhiên, những cố gắng đó mới chỉ bù đắp được 10% diện tích rừng bị mất đi. Vì Vậy việc bảo vệ rừng chính là bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững * Nguồn tài nguyên biển giàu cónhưng chưa được khai thác đúng mức, gây lãng phí. Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi, được coi là nơi có "rừng vàng biển bạc". Với 30km đường biển, và 1 huyện đảo Hoàng Sa là một ngư trường rộng lớn, trữ lượng hải sản lớn, hàng năm có thể khai thác từ 60 – 70 ngàn tấn. Ở đây có nguồn lợi quý báu về hải sản, nhưng cho đến nay vấn chưa có một số liệu cụ thể nào về điều tra, đánh gía và quy hoạch nguồn lợi này. Mấy năm gần đây mới tiến hành khảo sát về đặc điểm khí tượng thuỷ văn tại cửa biển Đà Nẵng và nghiên cứu các sinh vật phù du biển cũng như một số loại hải sản quý như yến sào, ngọc trai, bào ngư... Vì vậy, việc đánh bắt hải sản chưa được là bao so với tiền năng sắn có, hơn nữa công cụ đánh bắt còn quá thô sơ nên chỉ tiến hành đánh bắt gần bờ, không ra khơi xa được, mà trữ lượng cá ngoài khơi (độ sâu từ 50 – 200m chiếm tới 48%) và vào mùa mưa bão thì công việc đánh bắt càng bị hạn chế hơn, lưới đánh bắt chưa quy định nên không đảm bảo được các loài hải sản chưa đến tuổi trưởng thành hoặc đang ở các thời kì đẻ, gây lãng phí hơn trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên biển. Đặc biệt, thỉnh thoảng ở nhiều nơi trong địa phương còn vẫn dùng chất nổ để đánh bắt, giết hại nhiều loài hải sản và gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, vùng biển Đà Nẵng còn có nhiều cảnh đẹp và nhiều bãi tắm tốt rất thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch, nhưng tiếc thay chúng ta cúng chưa khai thác tốt tiềm năng này. Chính vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu để khai thác và sử dụng tốt tiềm năng nguồn lợi biển ở Đà Nẵng là điều hết sức cần thiết, cùng với nó là việc bảo vệ, làm sạch môi trường biển, vừa tăng giá trị về kinh tế vừa tăng giá trị về văn hoá du lịch. * Đà Nẵng là nơi quần tụ của các thắng cảnh tự nhiên cần được khai thác và bảo vệ. Đà Nẵng là một trong bốn trung tâm du lịch quan trọng của Việt Nam, ở đây phong cảnh hữu tình, con người mến khách, đường sá và giao thông thuận lợi đó là những yếu tố quan trọng để tạo nên một trung tâm du lịch thu 74
  7. hút được khách thập phương. Ở đây có rất nhiều cảnh đẹp do thiên nhiên ưu đãi. Dọc bờ biển có nhiều nơi có thể sử dụng làm nơi nghỉ mát và bãi tắm tốt như Nam Ô, Xuân Thiều, Mĩ Khê, Tiên Sa, Non Nước, liền với biển là núi non vô cùng thơ mộng như Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Hải Vân, Bà Nà - Núi Chúa và những dòng sông uốn lượn bao quanh thành phố như sông Hàn, Cu Đê, Túy Loan, khiến du khách hài lòng khi đến đây. Có thể đề cập đến một vài danh thắng điển hình - Non Nước Ngũ Hành Sơn: đây là tên gọi của một thắng cảnh tự nhiên, nằm trong trung tâm thành phố Đà Nẵng 8 km về phía Đông Nam. Từ máy bay nhìn xuống, chúng ta sẽ thấy núi Ngũ Hành Sơn nhô cao trên bờ biển cát trắng phía đông và dòng sông lượn lờ phía Tây. Ngũ Hành Sơn trở thành danh thắng từ thời Đại Việt, với nhiều hang động tự nhiên và cho đến nay có một bề dày của biết bao truyền thuyết, sự tích, văn thơ, âm nhạc và hội hoạ. Về mặt địa chất, Ngũ Hành Sơn được cấu tạo toàn bằng đá hoa và đá cẩm thạch có nhiều màu và vân tuyệt đẹp nên cư dân ở đây đã tập trung thành một làng nghề khai thác đá và chế biến đồ đá mĩ nghệ truyền thống có giá trị trên thị trường trong nước và trên thế giới. Chính điều này lại phơi bày mặt trái của nó và qua nhiều năm liên tục khai thác, ngày ngày từng nhóm người đục đẽo, gặm mòn sườn núi, những ngọn núi trong Ngũ Hành Sơn bị sụp lở và có nguy cơ mai một. Do đó, vấn đề bảo vệ thắng cảnh và bảo vệ một làng nghề là điều vô cùng khó khăn thách thức, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp tối ưu để giữ gìn lại cho thế hệ mai sau cái khung cảnh tự nhiên rất có giá trị về văn hoá, tinh thần và kinh tế mà bàn tay con người không thể tái tạo lại được. - Hải Vân Sơn: "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Nằm ở ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, là ngọn đèo cao và khúc khuỷu nhất miền Trung. Đi trên ôtô, giữa sườn núi cheo leo bên trời, bên biển, du khách sẽ cảm nhận được hết phong cảnh đầy thơ mộng của Hải Vân, màu xanh của những cánh rừng ở đây sẽ góp phần tô điểm cho Hải Vân thêm phần ý vị. - Núi Tiên Sa: núi Tiên Sa hay còn gọi là Sơn Trà cao 693m so với mặt biển. Đứng bất kì ở đâu trên đất Đà Nẵng cũng đều thấy ngọn núi này nằm xoài ra phía biển, tạo thành một tấm bình phong đồ sộ chắn sóng to gió lớn 75
  8. cho vũng Hàn (vịnh Đà Nẵng). Trước kia nơi đây có nhiều thú rừng: hươu, nai, vượn, khỉ sinh sống trong những cánh rừng xanh tươi tốt nằm hai bên sườn núi, phong cảnh càng thêm hài hoà với nhiều ngọn suối đổ ra, tạo thành một khu bảo tàng thiên nhiên thật đẹp. Trong nhiều năm chiến tranh và sau chiến tranh, Sơn Trà đã bị tàn phá nặng nề, làm mất đi tới 70% sinh vật cảnh tự nhiên, nhiều động vật quý hiếm bị tiêu diệt, các con suối bị cạn nguồn. Thật may mắn khi chính quyền địa phương đã có những biện pháp tích cực can thiệp kịp thời khi chưa quá muộn. Sơn Trà đang được xây dựng và quy hoạch lại thành một khu rừng cấm của quốc gia. Hiện nay đang khôi phục lại rừng, bảo tồn động thực vật, khôi phục lại các dòng suối, xây dựng nhà nghỉ, khách sạn để thu hút khách đến tham quan. - Bà Nà - Núi Chúa: Bà Nà hay còn gọi là Núi Chúa có độ cao 1.482m so với mặt biển, nằm về phía tây bắc của huyện Hoà Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 30km. Điểm đặc biệt là trên đỉnh núi cao ấy lại có địa hình bằng phẳng như một cao nguyên nhỏ. Về mùa hè, trong khi ở Đà Nẵng nhiệt độ lên tới 32oC thì ở đây chỉ có xê dịch từ 17-20oC, ban đêm 15oC làm cho khí hậu ôn hoà. Khi mưa rơi quanh sườn núi thì trên đỉnh vẫn quang đãng, tràn ánh sáng. Nhiều rừng cây, nhiều suối càng tô điểm thêm cảnh đẹp tự nhiên. Nhận rõ ưu thế tuyệt diệu của Bà Nà, năm 1925 Pháp đã chọn nơi này làm địa điểm nghỉ mát, du lịch, nhưng hơn nửa thế kỉ qua kể từ khi Pháp rút đi, Bà Nà đã bị nhân dân quên lãng. Mãi cho đến gần đây Bà Nà mới được nhận diện lại. Thành phố Đà Nẵng đã và đang có kế hoạch phục hồi, xây dựng Bà Nà thành một trung tâm vui chơi, giải trí, nghỉ mát và du lịch của địa phương và để thu hút khách du lịch khắp mọi nơi. b. Đặc điểm về kinh tế- xã hội của Đà Nẵng * Hoạt động sản xuất công nghiệp ở Đà Nẵng và vấn đề môi trường. - Trước tháng 3- 1975 Đà Nẵng là trung tâm thương mại dịch vụ của miền Trung, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu chiến tranh của Mỹ, Nguỵ. Sản xuất công nghiệp chỉ có 200 cơ sở nhỏ, 3 công ty vừa và lớn với 4000 công nhân. 76
  9. - Sau ngày giải phóng, Đà Nẵng cùng cả nước xây dựng và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Theo thống kê của Liên đoàn lao động, tính đến cuối năm 1996 Đà Nẵng có: • 13 đơn vị doanh nghiệp Trung ương • 28 đơn vị doanh nghiệp địa phương • 26 đơn vị doanh ngiệp liên doanh • 49 đơn vị doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn • 49 đơn vị hợp tác xã • 4338 đơn vị cá thể. Các đơn vị đã giải quyết việc làm cho 50.000 lao động. Hầu hết các nhà máy, xí nghiệp đều nằm rải rác đan xen trong các khu dân cư nội và ngoại thành. Máy móc, thiết bị, trình độ công nghệ rất lạc hậu, hầu như các nhà máy đều chưa có hệ thống xử lí nước thải, chất thải, các hộ cá thể thì lại chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công nên mọi vấn đề xử lí nước thải, tiếng ồn, độ rung, bụi... đều chưa được chú ý đúng mức, do đó vấn đề hoạt động công nghiệp và ô nhiễm môi trường vẫn là điều đáng lo ngại nhất cho thành phố. Theo thống kê điều tra của Liên đoàn Lao động Thành phố Đà Nẵng trong 170 nhà máy, xí nghiệp kết quả có tới 160/170 nhà máy xí nghiệp có độ độc hại vượt xa mức độ cho phép (chiếm tỉ lệ 93,02%) cụ thể như sau: + 70/160 nhà máy có tiếng ồn > 85 db chiếm 43,75% + 119/160 nhà máy cs độ nóng > 300C chiếm 73,7% + 67/160 nhà máy không đủ điều kiện ánh sáng chiếm 41,8% + 67/160 nhà máy có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn chiếm 47,5% trong đó có 6 nhà máy có bụi SiO2 , 1 nhà máy có bụi amiăng + 48/160 nhà máy có nồng độ hoá chất vượt tiêu chuẩn 30%, trong số này có các bộ phận có nồng độ benzen, chì, crôm, thuỷ ngân, SO2, SO3, H2SO4, thạch tín vượt tiêu chuẩn cho phép. Điều này cho thấy ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp đến môi trường là nghiêm trọng và ngày càng tăng, làm ảnh hưởng lớn đến môi trường nước, môi trường không khí và sức khoẻ người lao động và của nhân dân. - Qua báo cáo của Sở Khoa học - Công nghệ MT Thành phố thì MT nước được điều khảo sát và đánh giá như sau: 77
  10. • Ở một số địa điểm trên các sông, hồ, đầm: Sông Hàn, sông phú Lộc, Đầm Rong, ven biển Thạch Bình, Thuận Phước, hàm lượng oxi hoà tan (DO), nhu cầu oxi sinh hoá (BOD), nhu cầu oxi hoá học (DOD), nitrat (NO3), amoniac (NH4-H), vi khuẩn Ecoli, Fecal coli ... đều vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần, đặc biệt là các chỉ tiêu vi sinh. • Nước ở các trung tâm dân cư, các khu du lịch, dịch vụ đều ô nhiễm do các nhà máy hoá chất, cao su, chế biến hải sản, xi măng, công nghiệp nhẹ, bệnh viện ... làm cho nồng độ BOD tăng lên từ 50-200mg/l, ô nhiễm hữu cơ tăng thêm 20-30%. • Ô nhiễm môi trường nước ở vịnh Đà Nẵng là nặng nề nhất, vì toàn bộ các chất thải, nước thải của hoạt động công nghiệp, của dân cư, bệnh viện, giao thông đều đổ ra vịnh. • Ở một số khu công nghiệp tập trung như Hoà Khánh - Liên Chiểu, Hòa Khương,… vấn đề ô nhiễm càng nặng hơn như Bàu Tràm có diện tích khoảng 6 ha chứa khoảng 1 triệu m3 nước. Trước đây khi chưa có khu công nghiệp Hoà Khánh, đây là nơi sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản rất tốt, sản lượng cá hàng năm 150 tấn. Từ khi khu công nghiệp ra đời, Bàu Tràm trở thành túi đựng nước thải của các nhà máy: dưỡng khí, giấy, hoá chất, bia, sản xuất đồ chơi, xi măng, và các xí nghiệp tư nhân. Bàu Tràm bị ô nhiễm nặng nề, nước trở thành màu đen, độ nhớt cao, sủi bọt, hôi thối. Đo nồng độ BOD, COD, TSS, SS đều vượt quá tiêu chuẩn ch phép nhiều lần, đặc biệt hàm lượng thuỷ ngân cao hơn từ 2-7 lần. - MT không khí cũng bị ảnh hưởng rất lớn. • Hàm lượng bụi tổng hợp ở Thành phố Đà Nẵng vượt từ 1,5 → 2 lần cho phép • Hàm lượng CO trong không khí tại Thành phối Đà Nẵng nằm gần mức hạn cho phép, cá biệt có nơi vượt nhiều từ 1,5 → 2,5 lần (ngã ba Huế, ngã ba Đống Đa - Bạch Đằng). • Ô nhiễm tổng hợp do Hydro - cacbon ( Cx Hy) mức độ nhiễm CH rất rộng từ Hoà Khánh đến quận 3. Hàm lượng CH vượt từ 1,5 → 6 lần mức tiêu chuẩn cho phép. 78
  11. • Ô nhiễm do tiếng ồn: các nhà máy, xí nghiệp, đường sá, bến tàu, bến xe đều nằm ngay trong thành phố, cường độ tiếng ồn vượt rất lớn từ 10 - 20 db so với tiêu chuẩn cho phép, nhất là các khu Hoà Khánh, Kim Liên, ngã ba Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Trưng Nữ Vương, cầu Nguyễn Văn Trỗi, Phước Tường ... • Ô nhiễm do hơi độc khói; các loại hơi khí độc như SOx' NOx' Pb ... do các nhà máy xi măng, hoá chất, cơ khí thải ra ô nhiễm rất cao tới 90%, không những chỉ ảnh hưởng ở khu công nghiệp mà còn bay rất xa. (15) - Ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ người lao động và nhân dân địa phương. Tất cả các vẫn đề ô nhiễm do hoạt động công nghiệp gây ra, cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của con người, mà trước tiên là người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp. Các bệnh chủ yếu thường người lao động thường bị: viêm tai, mũi, họng, vẹo vách ngăn, viêm mũi dị ứng... Môi trường sản xuất và bệnh nghề nghiệp không còn là vấn đề đơn giản, nó đang trở thành một mối nguy cấp đòi hỏi các nhà chức trách, các nhà quản lí cần phải xem xét khẩn trương để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu cho người lao động. * Hoạt động giao thông vận tải ở Đà Nẵng và vẫn đề môi trường Báo cáo khoa học của Liên đoàn Lao động Thành phố trong hội thảo khoa học thành phố 5/6/1997: Bên cạnh hoạt động sản xuất công nghiệp, thì giao thông vận tải cũng gây không ít vẫn đề cho môi trường. Đà Nẵng là khu vực có mật độ xe và số lượng xe cộ rất lớn. Nhất là trong thời kì đổi mới xây dựng kinh tế thì hệ thống giao thông vận tải ngày càng lớn lên thêm. Trong điều kiện hiện nay: số lượng xe cộ tăng nhanh, mật độ giao thông lớn, nhưng đường sá đang được nâng cấp cho nên vấn đề ô nhiễm cảng trở nên gay gắt hơn. Trong 44 mẫu khảo sát của Sở Khoa học - Công nghệ môi trường thành phố ở các nút giao thông thì đã có tới 39 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là bụi, tiếng ồn, khí thải * Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Đà Nẵng và vấn đề môi trường Ở Hoạt Đà Nẵng hoạt động sản xuất nông nghiệp tuy ít hơn các tỉnh khác nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến môi trường. 79
  12. Khi tác động vào đồng ruộng một lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu thì tức là cũng tác động vào môi trường đất và nước trên đồng ruộng, nó sẽ làm tăng độ đục của nước do các phân tử sét, thạch cao, các bon nát can xi, tăng độ cứng do nước do muối natri. Trong phân hoá học chứa nhiều NH3, H2 S và các sunfua hoà tan làm cản trở quá trình tự làm sạch của nước bị yếm khí. Các chất hữu cơ bị phân giải xảy ra quá trình khử mạnh, thiếu oxi làm cho các loại cá và thuỷ sinh không sống được. Nước trên đồng ruộng bị nhiễm độc sẽ gây nhiều tác hại: Người lao động trên đồng ruộng tiếp xúc với nước, sự bốc hơi nước thấm qua da vào cơ thể sẽ gây nên một số bệnh: ghẻ lở chân tay, giảm sút thần kinh và một số bệnh khó thấy ngay triệu chứng. Hơn nữa, vấn đề ô nhiễm không chỉ dựng lại ở nguồn nước trên mặt mà còn thấm qua đất ảnh hưởng tới mạch nước ngầm, rất nguy hiểm cho nhân dân dùng nước giếng. Mức độ ô nhiễm môi trường nước được đánh giá qua những biểu hiện cuộc sống của sinh vật, nhưng nó lại rất nguy hiểm vì ảnh hưởng của nó không biểu lộ ngay và rõ ràng như ô nhiễm môi trường đất, nên con người thường chủ quan và không thấy rõ mức độ tác hại. Chính vì vậy chúng ta cần lưu tâm và xem xét nghiêm túc vấn đề này. Hoạt động nông nghiệp hiện nay cũng ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Theo công bố của viện Dinh dưỡng quốc gia, trong những năm gần đây số vụ ngộ độc thức ăn tăng nhanh, vì ăn phải rau quả có dư lượng thuốc trừ sâu quá lớn làm rất nhiều người ngộ độc phải cấp cứu và có nhiều người đã chết. Nguyên nhân vì người trồng cây và nuôi con sử dụng nhiều loại thuốc phun trên tất cả các loại thực phẩm, nhất là các loại thuốc DDT, PCB, PBB, DBCP ... làm cho các loại rau quả thực phẩm bị nhiễm độc. Các nghiên cứu đã khẳng định ở nồng độ tồn tại PPm, DDT có thể gây đau tim, ung thư khi sử dụng nông sản. Tại Đà Nẵng, kết quả phân tích mẫu rau bắp cải trồng tại Bắc Mỹ an của Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng II cho thấy: dư lượng thuốc tồn đọng từ 0,3-25,06 mg/kg rau tươi, vượt hàng 10 lần so với quy định WHO/FSO (0,1-0,5 mg/g). Nhưng số liệu trên làm chúng ta giật mình lo lắng cho số phận của mình khi hằng ngày sử dụng tất cả các lương thực, thực phẩm đều bị phun thuốc trừ sâu. Phải chăng chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận lại 80
  13. vẫn đề phát triển kinh tế nông nghiệp bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. 3.1.2. Dựa vào những chủ trương chính sách về môi trường của các cấp lãnh đạo thành phố Đà Nẵng Trước tiếng chuông báo động chung về vấn đề môi trường của nước ta, đặc biệt là trước hiện trạng và thực tế của môi trường địa phương, các cấp lãnh đạo và các ngành liên quan ở Đà Nẵng đã có những chuyển biến lớn về nhận thức và hành động, quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường có tính chiến lược. Nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức, các vấn đề về môi trường được làm sáng tỏ, nhiều vẫn đề môi trường có tính chất chiến lược lâu dài được đặt ra đòi hỏi các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan phát triển thành phố phải quan tâm và chú trọng. Đáng chú ý nhất là 29-6-1993 UBND thành phố Đà Nẵng với sự tham gia của Sở Khoa học và Công nghệ và môi trường đã ban hành quy định về quản lí môi trường và môi trường của tỉnh. Bản quy định này gồm 6 chương với 24 điều khoản mang tính pháp luật đối với ngành sản xuất và khai thác các nhành và các ngành có liên quan. Nhìn chung, qua các Hội nghị khoa học, các văn bản cũng như trong bản quy định điều đã chú trọng đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên chính của địa phương và chú trọng đến một số vấn đề môi trường nổi cộm, cấp thiết như: * Phải kịp thời ngăn chặn các hành động phá hoại rừng, triển khai ngay kế hoạch trồng rừng, thành lập các khu rừng cấm, phổ biến các quy định về khai thác lâm sản và bảo vệ rừng, quy định quyền hạn của các cấp quản lí, bảo vệ rừng. * Khai thác hợp lí, triệt để tiền năng của biển, quy hoạch và bảo vệ các bãi đẻ và những nơi sinh sống tập trung của các loài thuỷ sản kết hợp với môi trường thuỷ sản. đặc biệt phải chống sự ô nhiễm và tàn phá môi trường biển, kể cả các thắng cảnh thiên nhiên dọc bờ biển. * Giải quyết các vẫn đề ô nhiễm môi trường trước mắt và cục bộ ở một số nơi, tiến tới xây dựng những dự án lớn để xử lí nước thải, chất thải của 81
  14. thành phố, quy hoạch thành phố gắn liền với xây dựng môi trường xanh sạch đẹp. * Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi vấn đề môi trường cho tất cả các tầng lớp nhân dân địa phương, cho các ngành, các giới, đặc biệt là chú trọng giáo dục môi trường cho học sinh trong trường học. Đây cũng chính là những cơ sở thực tiến mang tính pháp lí để giáo viên có thể lựa chọn những vẫn đề về môi trường địa phương để đưa vào bài dạy địa lí Việt Nam. 3.1.3. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Đà Nẵng đối với vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường Ở lứa tuổi học sinh, học sinh Đà Nẵng cũng có những đặc điểm về tâm sinh lí lứa tuổi chung, đó là sự phát triển nhảy vọt về thể chất và tâm sinh lí trong thời kì giao thời của sự chuyển dàn từ trẻ con sang người lớn, tạo cho lứa tuổi này luôn những mâu thuẫn nội tâm. Các em thường xuyên bộc lộ những hành động và cử chỉ hồn nhiên vô ý thức của tuổi nhỏ như tò mò, ham hiểu biết, có khát vọng nhận thức, vì vậy các em càng hay hiểu rộng hay trèo cây, bẻ cây, bắt chim, bắn chim, quậy phá ... mà chưa nhận biết được tác hại của những việc này đối với môi trường xung quanh. Mặt khác, các em lại có những suy nghĩ và ham muốn như người lớn. Các em bước đầu đã có ý thức về bản thân mình, về vị trí của mình trong gia đình, nhà trường và xã hội, bắt đầu đã có xu hướng tich cực trong các hoạt động giáo dục như tính tự lực, lòng tự trọng, tự ái. Về tình cảm, các em đã có những rung cảm mang ý nghĩa xã hội như biết yêu thương cộng đồng, kính trọng, yêu mến những cái tốt, căm ghét những cái xấu. Các mối quan hệ tập thể, bạn bè trong trường, lớp đã có tác dụng lớn đến sự phát triển nhân cách của các em. Điều này rất thuận lợi để giáo viên hướng dẫn cho các em biết phân biệt những việc làm tốt và chưa tốt trong những hành vi tác động đến môi trường. Trong hoạt động nhận thức, các em chuyển dần từ sự nhận biết những khái niệm cụ thể sang khái niệm trìu tượng, khái quát hơn, đã có khả năng tiến hành các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp và ứng dụng những trí thức trong sách vở vào thực tiễn. Nhờ vậy, các em có thể nắm bắt được bản chất sự vật, hiện tượng và có thể diễn đạt các bài luận, bằng chính ngôn ngữ của mình. Vì chưa rời hẳn tuổi thơ nên các em vẫn ham thích những hoạt động vui nhộn, không thích những việc bị gò bó, 82
  15. câu thúc, căng thẳng và buồn tẻ. Sự phát triển tâm sinh lí, đặc biệt là sự tự ý thức về vai trò và vị trí của mình trong cộng đồng và xã hội của lứa tuổi này là điều kiện cần thiết để tác động vào các mặt giáo dục nói chung và giáo dục môi trường nói riêng, do đó người giao viên nên lựa chọn những hình thức và phương pháp giáo dục phù hợp để áp dụng cho có kết quả. Ngoài những đặc điểm chung về tâm sinh lí lứa tuổi, học sinh Đà Nẵng còn có những nét tính cách rất riêng mang đặc trưng của người xứ Quảng đó là tinh thần hiếu học, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, luôn là tự hào coi trọng truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc địa phương nên họ rất gắn bó với quê hương xứ sở. Khác với sự tế nhị, kín đáo của người Bắc và sự vui vẻ, phóng khoảng của người Nam. Những nét tính cách rất "Quảng Nam" này cũng bắt đầu bộc lộ ở lứa tuổi các em. Do đó, trong mọi sinh hoạt các em thường bày tỏ thái độ yêu ghét rõ ràng, không quanh co, rào đón ... Với các đặc điểm về tâm sinh lí và những nét tính cách ấy của học sinh Đà Nẵng, việc giáo dục môi trường trong trường học rất phù hợp và có nhiều thuận lợi. Để tìm hiểu thái độ của học sinh đối với vấn đề môi trường mà các em được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tối đã tiến hành một bài kiểm tra trắc nghiệm nhỏ nhằm mục đích: - Kiểm tra thái độ học sinh đối với môi trường bị tàn phá, ô nhiễm - Kiểm tra thái độ học sinh đối với vài hành vi cụ thể của việc bảo vệ môi trường và phá hoại môi trường - Kiểm tra thái độ của học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Bài kiểm tra được tiến hành theo phương pháp Test, áp dụng thang Likevt thuận, mỗi câu hỏi đặt ra có 3 mức độ tỏ thái độ: đồng ý, phân vân, không đồng ý. Học sinh khi trả lời sẽ lựa chọn thái độ của mình trước những vẫn đề đặt ra trong câu hỏi và đánh dấu (x) vào một trong 3 thái độ. Kết quả thăm dò thái độ thể hiện ở bảng sau 83
  16. Bảng 6: Kết quả điều tra thái độ học sinh đối với vấn đề môi trường Các vấn đề môi trường được hỏi Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1. MT địa phương nào bị tàn phá, 100% 0% 0% bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại và lâu dài của nhân dân địa phương đó. 2. Sự tăng dân số nhanh là một 38,5% 36,9% 24,6% trong những nguyên nhân gây nên nạn phá rừng. 3. Bẻ cây trong trường hợp chính là 43,2% 31,3% 25,5% một hành động phá hoại MT. 4. Làm cho trường lớp sạch đẹp, 31,2% 43,1% 25,7% thoáng mát chính là hành động bảo vệ môi trường 5. Bảo vệ môi trường địa phương là 35,4% 33,4% 31,2% nhiệm vụ của mọi người, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên trong nhà trường. 6. Bảo vệ môi trường là hành vi 14,4% 49,2% 35,4% đạo đức của mỗi học sinh. Kết quả kiểm tra cho thấy thái độ học sinh còn phân vân rất nhiều với lí do các em chưa hiểu cặn kẽ được những vẫn đề môi trường, có em viết thêm vào phiếu: "Trường, lớp không phải là môi trường" hoặc "Dân số tăng nhanh chưa phải là nguyên nhân gây phá rừng" ... Như vậy, đưa giáo dục môi trường địa phương vào bài dạy địa lí Việt Nam là rất cần thiết, đáp ứng được nhu cầu nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh của các em, cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về môi trường mà các em còn chưa biết, kích thích tình yêu quê hương làng xóm của 84
  17. các em. Để sau khi ra đời các em sẽ trở thành những người lao động có hiểu biết, có trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường địa phương. 3.1.4. Dựa vào điều kiện hoàn cảnh và tình hình giáo dục môi trường hiện nay của các trường phổ thông ở Đà Nẵng Mặc dù chương trình cải cách giáo dục phổ thông đã đề cập đến vấn đề đưa giáo dục môi trường vào bộ môn địa lí, nhưng thực tế ở các trường phổ thông tại Đà Nẵng việc thực hiện chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Khi điều tra và trao đổi với 53 giáo viên dạy địa lí ở các trường trung học cơ sở, chúng tôi đã thu được kết quả ở bảng 7 Bảng 7: Kết quả thăm dò giáo viên về vấn đề giáo dục môi trường Nội dung trao đổi Số ý kiến Tỉ lệ % 1. Về nội dung chương trình, SGK a. Chương trình chưa đề cập đến vấn đề 25/53 47,70 môi trường một cách đầy đủ và cụ thể b. Sách giáo khoa thể hiện còn sơ sài 28/53 52,83 vấn đề môi trường c. Cần phải có một tài liệu hướng dẫn 51/53 96,23 trong từng bài, từng chương về vấn đề giáo dục môi trường. 2. Việc thực hiện nội dung giáo dục môi trường trong chương trình địa lí. a. Có chú ý lồng vào bài giảng. 11/53 20,75 b. Có lúc đưa vào có lúc không. 23/53 43,39 c. Chưa đưa vào bài dạy vì thời gian ít 19/53 35,84 và tài liệu chưa đủ. 3. Tác dụng của GDMT: a. Giúp học sinh mở rộng kiến thức địa 53/53 100,00 lí. b. Giúp học sinh yêu thiên nhiên, yêu 45/53 84,90 quê hương đất nước. c. Giúp học sinh trong quá trình lao 22/53 41,50 động sản xuất sau này. 85
  18. Kết quả trao đổi này cho thấy, vấn đề giáo dục môi trường trong nhà trường có vai trò rất quan trọng, đối với một bộ môn được coi là rất thuận lợi trong giáo dục môi trường như môn địa lí mà giáo viên vẫn còn lúng túng nhiều trong việc đưa kiến thức môi trường vào bài dạy địa lí, giáo viên chưa vận dụng linh hoạt và cũng chưa kết hợp những kiến thức địa lí và kiến thức môi trường. Hơn nữa, vì chưa có một văn bản pháp lí nào nên việc giáo dục môi trường cũng chưa là vấn đề quan trọng, bắt buộc đối với giáo viên, nên kết quả thu được không đáng là bao. Hầu như tất cả giáo viên đều mong muốn có một tài liệu hướng dẫn về kiến thức và phương pháp giáo dục môi trường. Phân tích kết quả và dựa vào tình hình khảo sát thực tế theo chúng tôi thấy có những nguyên nhân sau đây: * Quan niệm về giáo dục môi trường trong các môn học, cụ thể môn địa lí chưa rõ ràng, chưa có quy định chặt chẽ về việc phải tiến hành giáo dục môi trường cho học sinh thông qua môn học, dạy ở mức độ nào, kiến thức gì, dẫn đến tình trạng giáo viên có giáo dục môi trường hay không cũng chẳng ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Hơn nữa, các kiến thức về môi trường đưa vào phải mất thời gian tìm tòi, suy nghĩ, phải đầu tư công sức cho nên họ thường ngại đề cập đến vấn đề này. * Việc cải cách giáo dục và cải cách sư phạm không đồng bộ, nên một số khoá trước kia ra trường chưa được trang bị thêm một số chuyên đề mới mang tính thời sự cấp bách như: Giáo dục dân số, giáo dục môi trường, ma tuý, vấn đề bồi dưỡng giáo viên cũng chưa đề cập đến vấn đề này cho nên hiệu quả giáo dục môi trường không cao cũng là một thực tế. * Tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo, các phương tiện thiết bị dạy học, các tài liệu thông tin tuyên truyền còn quá ít ỏi, nhất là đối với đại đa số các trường ở nông thôn, miền núi. Ở nhiều trường ngay cả những phương tiện tối thiểu của địa lí như: bản đồ, quả địa cầu vẫn còn thiếu, vì vậy không thể đòi hỏi trang bị ngay được các phương tiện dạy học hiện đại như video, đèn chiếu, báo chí,... những phương tiện này rất cần cho giáo dục môi trường. Những lí do vừa kể trên đã ảnh hưởng không ít đến giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông nói chung và qua môn giảng dạy địa lí nói 86
  19. riêng, và như vậy tất yếu cũng ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh về vấn đề môi trường là rất hạn chế. Đó là một thực tế đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp lãnh đạo liên ngành, của giáo viên và học sinh thì mới thực hiện được nhiệm vụ chiến lược của thời đại. 3.2. NHỮNG KIẾN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG ĐÀ NẴNG THÔNG QUA MÔN ĐỊA LÍ VIỆT NAM 3.2.1. Trong bài dạy nội khoá Từ cơ sở lí luận và thực tiến đã được trình bày ở chương 1, 2, 3 chúng tôi đã tiến hành lựa chọn kiến thức về môi trường địa phương Đà Nẵng để đưa vào bài dạy địa lí Việt Nam, sử dụng những phương pháp đã đưa vào ra ở các phần trên để tiến hành giáo dục môi trường. Chúng tôi trình bày cụ thể ở bảng 8 và 9 sau đây: Bảng 8: Các kiến thức và phương pháp giáo dục môi trường địa phương Đà Nẵng qua bài dạy nội khoá địa lí lớp 8 Nội dung bài học chính Các kiến thức và phương pháp giáo dục môi trường địa phương Đà Nẵng Bài 24: Vùng biển Việt - Liên hệ với vùng biển Đà Nẵng bằng các Nam. phương pháp: 1. đặc điểm chung của + Đọc một vài đoạn văn nói về những cảnh đẹp vùng biển Việt Nam. của Đà Nẵng như Hải Vân, Sơn Trà, Ngũ Hành 2. Tài nguyên và bảo vệ Sơn...), và nói về nguồn lợi quý hiếm của vùng môi trường biển VN biển này. + Học sinh nhận xét đoạn văn trên và rút ra kết luận về vai trò ý nghĩa của vùng biển địa phương mình đối với đời sông svà kinh tế của địa phương. + Giáo viên có thể nêu thêm câu hỏi để học sinh về suy nghĩ: Muốn bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá đó cần phải làm gì? 87
  20. Bài 27: Thực hành đọc - Kết hợp cho bài tập để học sinh tự tìm hiểu suy bản đồ Việt Nam nghĩ và làm bài. (phần hành chính và BT1: Xác định vị trí địa lí của Nẵng trên bản đồ khoáng sản) Việt Nam. BT2: Tìm hiểu diện tích, dân số, mật độ dân số của Đà Nẵng và cho nhận xét. BT3: Tìm hiểu Đà Nẵng có những loại tài nguyên khoáng sản nào? - Giáo viên sẽ kiểm tra, bổ sung vào giờ học sau. Bài 28, 29: Đặc điểm - Liên hệ với môi trương địa phương bằng địa hình Việt Nam. phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp với bản - Các đặc điểm của địa đồ. hình + Khi phân tích đặc điểm địa hình, giáo viên đặt - Các khu vực địa hình câu hỏi: Nhìn trên bản đồ tự nhiên Đà Nẵng và quan sát thực tế địa phương, hãy cho biết những nét cơ bản của địa hình Đà Nẵng - Giáo viên gợi ý: tỉ lệ núi? đồng bằng? Đặc điểm của núi, của đồng bằng? Bài 30: Thực hành Đọc - Kết hợp cho bài tập để học sinh tự làm: bản đồ địa hình Việt BT1: Xác định đúng vị trí của Đà Nẵng và điền Nam tên lên bản đồ. BT2: Điền tên các ngọn núi cao > 1000m của Đà Nẵng lên bản đồ. - Giáo viên kiểm tra đánh giá vào giờ học sau. 88
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2