intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục nghề nghiệp đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu phát huy mạnh mẽ tác động của nó đến toàn bộ đời sống xã hội từ đầu thế kỷ XXI. Có 4 thành tựu công nghệ lớn tạo cơ sở phát triển cho cuộc cách mạng này, đó là trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI), máy in 3 chiều (Robot 3D), dữ liệu khổng lồ (Big data) và Internet kết nối vạn vật (Internet of Things – IoT).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục nghề nghiệp đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)

  1. GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐỨNG TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (CMCN 4.0) Phạm Tất Dong* TÓM TẮT: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu phát huy mạnh mẽ tác động của nó đến toàn bộ đời sống xã hội từ đầu thế kỷ XXI. Có 4 thành tựu công nghệ lớn tạo cơ sở phát triển cho cuộc cách mạng này, đó là trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI), máy in 3 chiều (Robot 3D), dữ liệu khổng lồ (Big data) và Internet kết nối vạn vật (Internet of Things – IoT). Sự nghiệp đào tạo nghề ở Việt Nam đứng trước một thách thức kép: Vừa phải đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức trong điều kiện cách mạng công nghiệp 3.0, vừa phải tiếp cận nhanh với cách mạng công nghiệp 4.0. Những lao động được đào tạo từ hệ thống dạy nghề ở Việt Nam phải được định hướng vào mô hình “Công dân học tập” để trở thành những công nhân tri thức, những kỹ thuật viên tri thức, trong đó hạt nhân cơ bản trong đào tạo nghề là ý thức học tập suốt đời và năng lực tự học để làm tốt vai trò người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt (theo giáo huấn Hồ Chí Minh). Từ khóa: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industry 4.0), Kinh tế tri thức (Knowledge economy), Giáo dục mở (Open education), Công dân học tập (Learning Citizen). Giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Việt Nam, chưa bao giờ gặp phải thách thức kép của sự phát triển mạnh mẽ của thế giới hiện đại. Bài toán về mô hình người lao động đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức chưa đi tới đáp số thì đã xuất hiện bài toán về mô hình người lao động sống và làm việc với nền kinh tế kỹ thuật số (còn gọi là kinh tế internet hay Kinh tế web). Có 4 thành tựu lớn về công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp 3.0 đã tạo điều kiện để xuất hiện nền kinh tế tri thức. Đó là: 1. Nhân loại đã thắng được sức hút trái đất, mở đầu cho việc phát triển những công nghệ khám phá vũ trụ. Ngày 12/4/1962, vệ tinh nhân tạo của người Nga đã mang con chó Laika vào khoảng không vũ trụ. Tiếp sau đó là chuyến bay vào vũ trụ của Iu. Gagarin (Nga), rồi A. Leonov (cũng người Nga), tiếp đến là con tàu Apollo 8 có người lái bay xung quanh mặt trăng (Mỹ). Năm 1964, tàu Apollo 11 của Mỹ đã hạ cánh xuống mặt trăng. Amsstrong là người đầu tiên đặt chân tới tiểu hành tinh này. 2. Ngày 13/7/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên được thử nghiệm thành công tại sa mạc Alamogordo, bang New Mexico. Những năm sau đã xuất hiện nhà máy * Hội khuyến học Việt Nam 64
  2. điện hạt nhân, con tàu phá băng chạy bằng năng lượng nguyên tử... Từ đó, phục vụ dân sinh đã có thêm năng lượng nguyên tử. 3. Năm 1994, nhóm người nghiên cứu người Pháp thuộc Phòng thí nghiệm Genethon đã lập được bản đồ gen người. Năm 1997, dưới sự chỉ đạo của Ian Wilmut (Scotland), người ta đã nhân bản vô tính con cừu Dolly. Lần đầu tiên, nhân loại sáng tạo thành công một sinh linh. Năm 2000, tiến sĩ Francis Collins (Mỹ) đã công bố bản đồ gen người, và sau đó, người ta đã giải mã được hơn 95% bộ gen người. 4. Phát minh lớn nhất ở thế kỷ XX là sự ra đời của Internet. Chính Internet được coi là biểu tượng của Cách mạng công nghiệp 3.0 - cuộc cách mạng được khởi nguồn từ ngành điện tử. Từ đây, điện tử xâm nhập vào hệ thống kỹ thuật, tạo nên Tin học (Informatic) và người máy (Robot). Cả 4 thành tựu vĩ đại của khoa học và công nghệ trên đây đã tạo ra sự hình thành của một nền kinh tế mới - một nền kinh tế mà “chủ bài” của nó là dựa vào việc sáng tạo, chế biến, ứng dụng những tri thức (Knowledge) để tạo ra giá trị gia tăng cao nhất. Người ta gọi nền kinh tế mới này bằng nhiều cái tên khác nhau như kinh tế học hỏi (Learning economy), Kinh tế thông tin (Information economy) v.v..., và cuối cùng, tên được nhiều người lựa chọn là Kinh tế tri thức (Knowledge economy). Với cách hiểu sâu sắc và tầm nhìn xa rộng về nền kinh tế tri thức mà Ủy ban Quốc tế về sự phát triển giáo dục thế kỷ XXI cho rằng, cuộc cải cách giáo dục trên thế giới phải đáp ứng yêu cầu con người của nền kinh tế này, và như vậy phải tập trung vào 2 khái niệm luôn gắn liền với nhau, không tách rời nhau: Học tập suốt đời (Lifelong Learning) và Xã hội học tập (Learning society). Đến đây, nền giáo dục phải hướng vào việc đào tạo con người năng động về các phương diện chính trị, kinh tế và xã hội, phát huy cao độ năng lực sáng tạo trên cơ sở những quyền con người. Họ phải học tập suốt đời để tiếp cận những tri thức mới liên tục xuất hiện, và do đó, họ phải có năng lực tự học và đề cao học cách học (Learning how to learn). Như vậy, xã hội tri thức chính là xã hội học tập. Bước vào thế kỷ XXI, sự phát triển khoa học và công nghệ của thế giới hiện đại đã dẫn đến cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với 4 thành tựu lớn sau đây. 1. Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence hay machine intelligence, AI), còn gọi là trí thông minh nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo được nói đến như là một khả năng học hỏi và nhận thức của máy móc, thể hiện ở những tác vụ điều khiển, lập kế hoạch, lập lịch (scheduling), nhận dạng chữ viết tay, tiếng nói, khuôn mặt, chơi cờ, chơi một số trò chơi, chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng. 65
  3. Cho đến nay, chúng ta chưa thể biết Trí tuệ nhân tạo sẽ thông minh đến đâu, nhưng chắc chắn rằng, khi nó đạt tới trình độ hoàn thiện thì lao động con người sẽ hoàn toàn không như bây giờ. 2. Robot 3D hay còn gọi là công nghệ sản xuất đắp dần, gồm một chuỗi công đoạn khác nhau để tạo ra một vật thể 3 chiều, với hình dạng bất kỳ, được tạo ra từ một mô hình 3D. Máy in 3D về thực chất là một loại robot công nghiệp. Nó có thể in ra chiếc ô tô, phòng làm việc, các loại đồ dùng v.v... 3. Dữ liệu khổng lồ (Big data) là một thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không thực hiện được. Những dữ liệu tạo thành các kho dữ liệu lớn có thể đến từ các nguồn như các trang web, mạng xã hội, ứng dụng dành cho các máy tính để bàn và ứng dụng trên các thiết bị di động, các thí nghiệm khoa học, các thiết bị cảm biến... 4. Internet vạn vật (Internet of things). Thực chất là mạng lưới vạn vật kết nối internet hay mạng lưới thiết bị kết nối Internet. Nó là hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ các dịch vụ chuyên sâu thông qua các vật thể (thực và ảo) được kết nối với nhau nhờ vào công nghệ thông tin và truyền thông hiện hữu được tích hợp. Những thành tựu này cũng là đặc trưng của nền sản xuất hiện đại, thể hiện ở những điểm sau: - Từ sản xuất theo dây chuyền ra hàng loạt những sản phẩm cùng mẫu mã sang sản xuất hàng loạt sản phẩm theo các đơn đặt hàng. Đó là dây chuyền làm ra sản phẩm có cá tính; - Từ lao động với những thao tác trực tiếp trên máy và các công cụ sang làm việc cùng Robot và những công cụ thông minh; - Từ lao động lặp lại các thao tác sang lao động với những ứng dụng tri thức; - Từ sản xuất lấy vốn làm cơ sở sang sản xuất dựa trên sự sáng tạo nhờ những tri thức mới; - Từ lao động với những kỹ năng thao tác khéo léo, nhanh nhẹn sang kỹ năng tư duy sáng tạo; - Từ học tập để có việc làm hoặc tạo việc làm sang học tập để khởi nghiệp, sáng tạo ra các mô hình sản xuất mới; - Từ chỗ sử dụng những lao động đã qua đào tạo đến sử dụng những lao động có thể đào tạo, có khả năng học tiếp, có năng lực tự học, học tập suốt đời. 66
  4. Với những đặc trưng ấy, hệ thống GDNN đứng trước nhiều thách thức mới, như: Người lao động rất dễ thất nghiệp vì nhiều nghề cũ sẽ mất đi, nhiều nghề mới xuất hiện. - Hiện tượng thất nghiệp sẽ trầm trọng hơn khi Robot có thể đảm nhiệm nhiều vị trí làm việc của người lao động. Trong những trường hợp này, việc học nghề mới là cần hoặc tốt nhất là có khả năng di chuyển nghề nghiệp. - Tri thức hóa lao động để tạo ra những cán bộ, công nhân, nhân viên trong doanh nghiệp, trong cơ quan thành những lao động tri thức (Knowledge workers). Ngoài yêu cầu cao về tay nghề chuyên môn, tất cả người lao động đều phải biết ngoại ngữ, giỏi về công nghệ thông tin và những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải tìm kiếm được mô hình đào tạo phù hợp với nền văn hóa nước nhà, nhưng lại vẫn có được những năng lực lao động tương xứng chí ít với trình độ trung bình của nhiều quốc gia hiện đại. Nhiều nước muốn rút ngắn giai đoạn đuổi kịp các nước đi trước bằng cách sao chép mô hình kinh tế của họ. Điều này sẽ dẫn đến những thất bại. Nói về vấn đề này, ông André Dazin có một ý kiến hay: Nhiều quốc gia bị thôi miên bởi sự phát triển của những quốc gia có nền sản xuất tiên tiến nên đã copies nguyên mẫu mô hình phát triển của họ và thường không thành công. Vấn đề ở đây là không phải bắt chước cách làm mà là xác định cho mình mô hình nhân cách nào để phát triển. Vậy, chúng ta sẽ làm gì để có được mô hình nhân cách ? Mô hình nhân cách trong giáo dục chính là mục tiêu đào tạo của nền giáo dục. Hiện nay, theo đường lối giáo dục của Đảng, nước ta đang thực hiện một nền giáo dục mở (Open education), xây dựng cả nước thành một xã hội học tập (Learning society). Đó là một xã hội mà mỗi công dân đều phải học tập suốt đời để thích ứng và thế giới đang thay đổi mau lẹ, khó lường. Ta gọi công dân trong xã hội học tập là công dân học tập (Learning Citizen). Tôi đề xuất với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp mô hình công dân học tập như hình 1 dưới đây. 67
  5. H1. Mô hình công dân học tập (dưới lăng kính giáo dục nghề nghiệp) Ghi chú: Sắp tới, Nhà nước sẽ ban hành Bộ tiêu chí đánh giá công nhận danh hiệu “Công dân học tập”. Mô hình trên là một gợi ý về xây dựng công dân học tập. Xét theo quan điểm đào tạo con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên và ở góc độ xây dựng xã hội học tập, đưa con người vào hệ thống giáo dục mở: “Giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời”, chúng tôi đưa ra một mô hình nhân cách để tham khảo, thể hiện ở hình 2 dưới đây: H2: Mô hình nhân cách theo quan điểm Hồ Chí Minh 68
  6. Ghi chú: Hồ Chí Minh quan niệm rằng, nền giáo dục cách mạng phải đào tạo ra người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt. Đây là 4 vai trò mà mỗi người có thể phải đóng trong cuộc đời, do sự phân công lao động xã hội (không nên hiểu là nền giáo dục có 4 mục tiêu đào tạo). Về phương diện nghiên cứu mục tiêu giáo dục trong xã hội học tập, chúng tôi đã dựng nên hình 2, rồi từ đó xây dựng hình 1 để Hội thảo tham khảo. Nhân kỉ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh, chúng tôi muốn rút ra một mô hình đào tạo theo quan điểm của Người để soi vào mô hình đào tạo của GDNN như một đóng góp nhỏ cho Hội thảo./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ. (2013). Quyết định số 89/QĐ-TTg về xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020 (ngày 09/1/2013). 2. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2017). Chỉ thị 11-CT/TW về tăng cường công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (ngày 13/4/2007). 3. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2019). Nghị quyết 52-NQ/TW về tăng cường tiếp cận với cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (ngày 27/9/2019). 4. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2019). Kết luận 49-KL/TW về tiếp tục triển khai Chỉ thị 11-CT/ TW (ngày 10/5/2019); 5. Hồ Chí Minh. (1990). Về vấn đề giáo dục, Nhà XB Giáo dục, Hà Nội, 1990. 6. Phạm Tất Dong. (2017). Học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, Nhà Xuất bản Dân trí, Hà Nội. 7. Jacques Delors. (2002). Học tập – Một kho báu tiềm ẩn, Nhà XB Giáo dục, Hà Nội. 69
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2