intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi ở trường mầm non theo định hướng STEAM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi ở trường mầm non theo định hướng STEAM trình bày khung lí thuyết về giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi theo định hướng STEAM; Đề xuất mô hình giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi theo định hướng STEAM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi ở trường mầm non theo định hướng STEAM

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0118 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 42-49 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIÁO DỤC NHẬN THỨC XÃ HỘI CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THEO ĐỊNH HƯỚNG STEAM Nguyễn Thị Như Quỳnh1 và Nguyễn Công Khanh2* 1 NCS K40, Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Giáo dục Đặc Điệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục về nhận thức xã hội thông qua các hoạt động trải nghiệm mang tính tiếp cận liên ngành, ở đó kết hợp với những bài học thực tiễn để trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) 5-6 tuổi hòa nhập vào những vấn đề liên quan đến khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học trong bối cảnh cụ thể, tạo điều kiện để trẻ RLPTK 5-6 tuổi học hòa nhập nhận biết chính xác cảm xúc của người khác, đồng cảm, quan tâm, tạo sự tương tác, ứng xử tích cực với những người xung quanh, mang lại giá trị cho cộng đồng. Nghiên cứu này tập trung trình bày 4 nội dung chính của mô hình lí thuyết về giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập theo định hướng STEAM với sự kết hợp xây dựng từ lí thuyết học tập xã hội và cảm xúc (SEL), lí thuyết giáo dục STEAM và lí thuyết về trẻ RLPTK theo ICD 10, ICD 11, bao gồm: Cảm xúc xã bội; Hợp tác chia sẻ; Điều chỉnh xã hội; Giao tiếp, ứng xử. Từ khóa: nhận thức xã hội, giáo dục nhận thức xã hội, trẻ 5-6 tuổi, rối loạn phổ tự kỉ, STEAM. 1. Mở đầu Tự kỉ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) là một dạng rối loạn phát triển diện rộng, ảnh hưởng đến việc tư duy, suy nghĩ, tương tác và phát triển xã hội của trẻ, từ đó dẫn đến một loạt những hành vi, cư xử bất thường cũng như phản ứng bất thường đối với kích thích giác quan. Trẻ bị RLPTK hầu như hạn chế trong biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử, thiếu tương tác, nhút nhát, không bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của bản thân làm ảnh hưởng đến sự phát triển như: chậm về trí tuệ, khả năng thích nghi kém, khả năng học tập và hòa nhập của trẻ kém. Trẻ RLPTK không được can thiệp, giáo dục kịp thời sẽ làm cho trẻ không hiểu được lời nói của người khác, trẻ không thích giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh, khó khăn trong việc diễn đạt lời nói của mình, thiếu khả năng sáng tạo và gặp khó khăn trong xử lí các tình huống cơ bản của cuộc sống, đặc biệt là hạn chế về khả năng hiểu được những suy nghĩ của người khác [1, 2]. Giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi chính là phát triển tư duy, cảm xúc, hình thành và phát triển sự quan tâm và chăm sóc đến người khác, có trách nhiệm và đưa ra quyết định, ý kiến của bản thân, thiết lập các mối quan hệ hòa thuận, tự tin hơn trong giao tiếp, hành xử tích cực và tôn trọng ý kiến của người khác [3]. Tuy nhiên, nhận thức xã bội của trẻ RLPTK 5 -6 tuổi không tự nhiên mà có mà phải qua sự rèn luyện, uốn nắn, thực hành, trải nghiệm trong môi trường giáo dục thực tiễn [4], việc giáo dục nhận thức cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi theo định hướng STEAM là nhu cầu thiết yếu [5]. STEAM được phát triển dựa trên STEM, Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 29/11/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Công Khanh. Địa chỉ e-mail: congkhanh6@gmail.com 42
  2. Giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi ở trường mầm non… được kết hợp thêm yếu tố nghệ thuật (Art) vào quá trình giáo dục cho trẻ [6], khi tích hợp yếu tố nghệ thuật vào STEM làm tăng khả năng tương tác của trẻ qua thị giác, giúp trẻ sáng tạo hơn, nâng cao khả năng tư duy phản biện, giao tiếp xã hội và nhận diện hành vi không phù hợp [7]. Vì vậy, giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi theo định hướng STEAM, trẻ RLPTK 5-6 tuổi được làm quen với các hoạt động khoa học, công nghệ, toán học, kĩ thuật và nghệ thuật, từ đó hình thành cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi khả năng tư duy sáng tạo. Thêm nữa, còn giúp trẻ RLPTK tự tin học hỏi, ứng xử, quan tâm đến người thân, bạn bè cũng như tăng khả năng nhận biết, chấp nhận cảm xúc và đáp trả cảm xúc. Bài báo này tập trung làm rõ cơ sở lí luận, xây dựng và phân tích mô hình lí thuyết về giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi ở trường mầm non theo định hướng STEAM thông qua sự kết nối từ mô hình học tập cảm xúc xã hội của CASEL (2020), lí thuyết giáo dục STEAM [7] và lí thuyết về trẻ RLPTK theo ICD 11. Mô hình lí thuyết về giáo dục nhận thức xã hội thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi gồm 4 nội dung sau: 1) Cảm xúc - xã hội: nhận biết, chấp nhận cảm xúc người khác và đáp trả cảm xúc phù hợp trong tương tác xã hội; 2) Hợp tác, chia sẻ: đồng cảm và quan tâm đến người khác; 3) Điều chỉnh xã hội: nhận diện hành vi xã hội không phù hợp, học cách ứng xử, phù hợp trong các tình huống xã hội; 4) Giao tiếp, ứng xử: nhận biết nhu cầu, nói ra nhu cầu, đáp ứng yêu cầu khi tương tác với người khác. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khung lí thuyết về giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi theo định hướng STEAM 2.1.1. Khái niệm nhận thức xã hội, trẻ rối loạn phổ tự kỉ, giáo dục STEAM 2.1.1.1. Nhận thức xã hội Nhận thức xã hội là quá trình mã hóa, lưu trữ và truy xuất thông tin về các tình huống xã hội, là công cụ để hiểu được cảm xúc, suy nghĩ, ý định và hành vi xã hội của người khác [8]. Nhận thức xã hội là quá trình học tập thông qua quan sát hành vi và sự biểu hiện của hành vi đó ở người học được điều chỉnh bởi sự tác động qua lại chặt chẽ với nhau giữa hành vi/ yếu tố cá nhân (nhận thức, tình cảm, sinh học) và môi trường (môi trường vật lí, môi trường xã hội) [9]. Nhận thức xã hội (social awareness) được định nghĩa là khả năng nhận biết chính xác cảm xúc của người khác, hiểu đúng tại sao người ta lại có cảm xúc với mình, nhận ra điểm mạnh của người khác, quan tâm đến cảm xúc của người khác, hiểu và bày tỏ lòng biết ơn, hiểu các chuẩn mực lịch sự và xã hội, nhận biết các nhu cầu, cơ hội, tình huồng và hiểu được các ảnh hưởng của hệ thống hành vi [10]. Như vậy, nhận thức xã hội (social awareness) là khả năng nhìn nhận, hiểu đúng các quan điểm của người khác, hiểu rõ tại sao người ta lại có cảm xúc, và biết cách bày tỏ cảm xúc, cảm thông, đồng cảm, quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của người khác, cũng như, nhận biết các nhu cầu và cơ hội, đáp ứng hợp lí các yêu cầu khi tham gia vào các tình huống tương tác trải nghiệm xã hội. 2.1.1.2. Rối loạn phổ tự kỉ RLPTK là một dạng khuyết tật phát triển phức tạp, được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết: về giao tiếp, về tương tác xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại [5]. Theo DSM-5, RLPTK bao gồm sự khiếm khuyết về giao tiếp xã hội của trẻ, rập khuôn về hành vi hay khuyết tật về trí tuệ, trẻ thường chống lại sự thay đổi trong môi trường sinh hoạt hằng ngày [11]. Theo ICD-10, RLPTK là một rối loạn lan tỏa phát triển được xác định bởi một sự phát triển không bình thường hay giảm sút, biểu hiện rõ rệt trước ba tuổi, và bởi một hoạt động bất thường đặc trưng trong ba lĩnh vực: tương tác xã hội, giao tiếp và những hành vi định 43
  3. Nguyễn Thị Như Quỳnh và Nguyễn Công Khanh* hình lặp lại [12]. Theo ICD-11, RLPTK bao gồm nhóm các chứng rối loạn phát triển thần kinh, thiếu hụt quan trọng trong các kĩ năng xã hội và giao tiếp, tình cảm và thấu cảm [13, 14]. * Sơ đồ hóa khung lí thuyết về RLPTK theo ICD 10 và ICD 11 Sơ đồ 1. Sơ đồ hóa khung lí thuyết về RLPTK theo ICD 10 và ICD 11 1/ Thiếu hụt tình cảm và thấu cảm: Trẻ RLPTK thiếu hụt khả năng hiểu và liên hệ tới cảm xúc của người khác, trẻ chưa biết cách đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, thiếu khả năng đánh giá và diễn giải cảm xúc của người khác. 2/ Thiếu hụt/ hạn chế về kĩ năng tương tác xã hội: Biểu hiện sớm: trẻ thờ ơ, không giao tiếp mắt, ít đáp ứng khi gọi tên, không có cử chỉ điệu bộ giao tiếp: không chỉ tay, không chìa tay xin, không gật đầu/ lắc đầu, cần gì chỉ kéo tay người khác. Giảm chú ý chung: không nhìn theo khi người khác chỉ cho xem, không cười đáp. Không biết mang khoe những gì trẻ thích. Chơi một mình, không biết chơi tương tác với trẻ cùng tuổi. Trẻ không biết chia sẻ, không trao đổi tình cảm qua lại. 3/ Những hạn chế, bất thường về ngôn ngữ và giao tiếp: Chậm nói, một số trẻ đã nói vài từ sau đó không nói. Cách nói bất thường: phát âm vô nghĩa, nói một mình, nhại lời, nhại quảng cáo, hát thuộc lòng, nói vẹt, đếm số, đọc chữ cái, hát nối từ. Ngôn ngữ thụ động: chỉ nói khi có nhu cầu thiết yếu như đòi ăn, đòi đi chơi…, không biết hỏi lại. Một số trẻ nói được nhưng không biết kể chuyện, hội thoại, bình phẩm. Giọng nói khác thường (cao giọng, đều đều, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời…). Không hiểu nghĩa bóng của câu. 4/ Hành vi bất thường, định hình rập khuôn: đi kiễng, quay người, nhìn tay, cử động ngón tay, đập tay, nghiêng đầu nhìn, cho tay vào miệng. Những thói quen rập khuôn: đi theo đúng đường cũ, ngồi, nằm đúng 1 nơi, xếp các thứ đúng chỗ, hành động trong sinh hoạt theo thói quen cứng nhắc. Những ý thích, mối quan tâm thu hẹp: cuốn hút xem video, ti vi, quảng cáo, luôn cầm một thứ như que, tăm, chai lọ, chỉ chơi 1 số thứ (ô tô, bóng…), quay bánh xe, nhìn vật chuyển động. Chú ý tỉ mỉ đến chi tiết của đồ vật. Như vậy, RLPTK là một dạng khuyết tật phát triển được đặc trưng bởi các khiếm khuyết chính về giao tiếp và biểu hiện bất thường về ngôn ngữ, hạn chế về kĩ năng tương tác xã hội, giới hạn về hành vi sở thích, hiếu hụt về tình cảm và thấu cảm. Các dấu hiện RLPTK được biểu hiện từ khi còn nhỏ và làm suy giảm chức năng hàng ngày. * Sơ đồ hóa khung lí thuyết về học tập xã hội và cảm xúc của Casel Dưới đây là những đặc tả 5 thành tố của Sơ đồ học tập xã hội và cảm xúc của CASEL [10]: 1/ Tự nhận thức: Khả năng hiểu được cảm xúc, suy nghĩ và giá trị của bản thân và những tác động đến hành vi trong bối cảnh cụ thể, như: hài hòa cá nhân và xã hội; xác định tài sản cá nhân, văn hóa và ngôn ngữ; xác định cảm xúc của một người; thể hiện sự trung thực và chính trực; liên kết cảm xúc, giá trị và suy nghĩ; xem xét các định kiến và thành kiến; trải nghiệm hiệu quả của bản thân; có tư duy phát triển và phát triển sở thích và ý thức về mục đích. 44
  4. Giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi ở trường mầm non… Sơ đồ 2. Sơ đồ học tập xã hội và cảm xúc của CASEL (2020) 2/ Tự quản lí: Khả năng quản lí cảm xác, suy nghĩ và hành vi của một người một cách hiệu quả trong các tình huống khác nhau và để đạt được mục tiêu và nguyện vọng, cũng như khả năng trì hoãn sự hài lòng, quản lí căng thẳng và quyền tự quyết để hoàn thành các mục tiêu cá nhân, bao gồm: quản lí cảm xúc của một người; xác định và sử dụng các chiến lược quản lí căng thẳng; thể hiện tính tự giác và động lực; đặc mục tiêu cá nhân và tập thể; sử dụng các kĩ năng tập kế hoạch và tổ chức; thể hiện sự can đảm để chủ động; thể hiện cơ quan cá nhân và tập thể. 3/ Chịu trách nhiệm khi ra quyết định: Khả năng đưa ra lựa chọn quan tâm và mang tính xây dựng về hành vi cá nhân và các tương tác xã hội trong các tình huống khác nhau, bao gồm: thể hiện sự tò mò và cởi mở, xác định các giải pháp cho các vấn đề cá nhân và xã hội, học cách đưa ra phán đoán hợp lí sau khi phân tích thông tin, dữ liệu, sự kiện; dự đoán và đánh giá kết quả của một hành động; suy nghĩ về vai trò của một người trong việc thúc đẩy cá nhân, gia đình, hạnh phúc của cộng động; đánh giá cá nhân, liên cá nhân, cộng đồng. 4/ Kĩ năng thiết lập quan hệ: Khả năng thiết lập và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và hỗ trợ hiệu quả trong môi trường làm việc nhóm với nhu cầu và văn hóa khác nhau, cung cấp khả năng lãnh đạo và tìm kiếm hoặc đề nghị trợ giúp khi cần thiết, như: Giao tiếp hiệu quả, phát triển năng lực văn hóa, thực hành làm việc theo nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột, chống lại áp lực xã hội tiêu cực, thể hiện khả năng lãnh đạo trong nhóm, tìm kiếm hoặc đề nghị hỗ trợ và giúp đỡ khi cần thiết, bảo vệ quyền lợi của người khác. 5/ Nhận thức xã hội: Khả năng hiểu quan điểm của chính mình và đồng cảm với những người khác, bao gồm cả những người có nền văn hóa và bối cảnh khác nhau, như: nhìn nhận quan điểm của người khác, nhận ra điểm mạnh của người khác, thể hiện sự đồng cảm và lòng trắc ẩn, thể hiện sự quan tâm đến cảm xúc của người khác, hiểu và bày tỏ lòng biết ơn, xác định các chuẩn mực xã hội, nhận biết các nhu cầu và cơ hội tình huống, hiểu được ảnh hưởng của hệ thống hành vi. 2.1.1.3. Giáo dục STEAM Giáo dục STEAM (Science, Technology, Engineering, Mathematics, Art) là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình dạy và học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các trẻ khám phá, đặt câu hỏi, nghiên cứu và thực hiện các kĩ năng xây dựng sáng tạo trong môi trường tự nhiên. Giáo dục STEAM cung cấp trải nghiệm và tác động đến nhận thức và định hướng của trẻ [9, 7]. Như vậy, 45
  5. Nguyễn Thị Như Quỳnh và Nguyễn Công Khanh* giáo dục STEAM là con đường kết nối những kiến thức trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ thuật và Toán học với kiến thức học đường gắn liền với thế giới thực, giải quyết các vấn đề thực tế, trải nghiệm thú vị qua các dự án, chủ đề mang tính thực tiễn, để nâng cao sự hứng thú, tác động đến nhận thức của trẻ. * Sơ đồ hóa khung lí thuyết về giáo dục STEAM ở thể kỉ 21 của Kenan Sáng tạo: đổi mới và thể hiện cá nhân Giao tiếp: lắng Hợp tác: làm việc nghe, thuyết Giáo dục cùng nhau và chia trình, nói trước STEAM thế sẻ đám đông kỉ XXI Tư duy phản biện: khả năng thu thập thông tin, phân tích, giải thích và giải quyết vấn đề Sơ đồ 3. Giáo dục STEAM ở thể kỉ XXI của Kenan (2018) Dưới đây là những đặc tả 4 thành tố của mô hình giáo dục STEAM ở thể kỉ XXI theo Kenan [7]. 1/ Sáng tạo: Sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện, đòi hỏi trẻ phải biết đổi mới và thể hiện khả năng cá nhân 2/ Giao tiếp: Là một trong những kĩ năng mềm, bao gồm khả năng lắng nghe người khác, thuyết trình, nói trước đám đông, giao tiếp thông qua văn bản 3/ Hợp tác: Là khả năng phối hợp ăn ý với các thành viên khác trong nhóm và đóng góp vào quá trình học tập của nhóm, bao gồm: làm việc cùng nhau và chia sẽ, hỗ trợ nhau trong các hoạt động nhóm 4/ Tư duy phản biện: khả năng thu thập thông tin, phân tích, giải thích, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định hiệu quả bằng cách sử dụng nhiều cách khác nhau. 2.1.2. Đề xuất mô hình giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi theo định hướng STEAM Mô hình giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi theo định hướng STEAM được các tác của nghiên cứu này xây dựng từ lí thuyết về trẻ RLPTK theo ICD10, ICD11, lí thuyết học tập xã hội và cảm xúc của Casel (2020) và mô hình giáo dục STEAM ở thể kỉ 21 của Kenan (mô tả ở phía trên). Mô hình giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi theo định hướng STEAM được thể hiện tóm tắt qua Sơ đồ 4. - Cảm xúc-xã hội (nhận biết, chấp nhận cảm xúc người khác và đáp trả cảm xúc phù hợp trong tương tác xã hội): Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi tập trung chú ý vào cảm xúc gắn với bối cảnh xã hội: nhận ra được cảm xúc của giáo viên, bạn bè và người thân trong các tương tác xã hội. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc, nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác. Giáo dục trẻ RLPTK 5- 6 tuổi biết cách điều chỉnh cảm xúc, khi có sự nhắc nhở, hướng dẫn của cha mẹ, giáo viên trong các tương tác xã hội. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi chấp nhận sự khác biệt cảm xúc giữa mình với bạn bè và đáp trả những cảm xúc trái chiều từ nhũng người xung quanh một cách phù hợp. 46
  6. Giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi ở trường mầm non… Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi làm quen với các đồ chơi, trò chơi bán hàng,… đồ dùng học tập liên quan đến trò chơi đóng vai cô giáo dạy học,… tham gia vào trò chơi bác sĩ, các hoạt động thực hành tập “khám bệnh”. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi phối hợp những kĩ năng về khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học để khám phá một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. Sơ đồ 4. Mô hình cấu trúc về giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua STEAM - Hợp tác, chia sẻ (đồng cảm và quan tâm đến người khác): Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi hợp tác, chia sẻ với giáo viên, bạn bè và người thân, xây dựng mối quan hệ đồng cảm, biết quan tâm đến người thân, bạn, thầy cô. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi hiểu về tình trạng bệnh tật của bạn để có sự thông cảm và giúp đỡ bạn, không cảm thấy e ngại. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết vui chơi với đồ vật, cười với bạn bè và tham gia chơi theo nhóm. Nhận ra được những bất đồng, xích mích giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết chia sẻ với bạn bè, thể hiện những ý tưởng hợp tác nào đó như: cùng vẽ một bức tranh,… trong các hoạt động STEAM. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi cùng với bạn tham gia hoạt động nhóm: vẽ ngôi trường em yêu, lắp ráp một phòng học,… hoặc cùng với các bạn thực hiện một “dự án”/ nhiệm vụ học tập chung của nhóm. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi chủ động chia sẻ với bạn đồ chơi, cho bạn mượn đồ dùng cá nhân…, biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động STEAM. - Điều chỉnh xã hội (nhận diện hành vi xã hội không phù hợp, học cách ứng xử, phù hợp trong các tương tác xã hội): Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhận ra những hành vi xã hội không phù hợp/phù hợp gắn liền với tình huống cuộc sống hằng ngày để thay đổi, thích ứng. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác: ví dụ hành vi la khóc, giật nhanh đồ chơi của bạn là không phù hợp. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi hình thành thói quen chào hỏi (gặp cô, người lớn, bạn), nói được lời cảm ơn (khi người khác giúp mình), xin lỗi (khi mình làm gì sai, mắc lỗi…). Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết bỏ rác đúng nơi quy định và bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi hiểu về tình trạng bệnh tật của mình để chấp nhận và vượt qua mặc cảm của bệnh tật. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết đề nghị sự giúp đỡ của giáo viên, người thân khi cần thiết. - Giao tiếp, ứng xử (nhận biết nhu cầu, nói ra nhu cầu, đáp ứng yêu cầu khi tương tác với người khác): Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi trẻ tự nói được một số thông tin cơ bản về bản thân và gia đình, nói được sở thích riêng của bản thân. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 sử dụng ngôn 47
  7. Nguyễn Thị Như Quỳnh và Nguyễn Công Khanh* ngữ giao tiếp ứng đáp phù hợp với các câu hỏi, yêu cầu bằng lời của người lớn. Giáo dục trẻ rẻ RLPTK 5-6 sử dụng ngôn ngữ trôi chảy, biết kết hợp ngôn ngữ với cử chỉ để trình bày theo những nhu cầu cá nhân, trong lúc chơi với bạn hay làm quen bạn mới. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi nói chuyện… trao đổi với bạn về một chủ đề giải trí, học tập nào đó, về câu chuyện xã hội,… hoặc cùng với các bạn thực hiện một “dự án”/ nhiệm vụ học tập chung của nhóm. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi kĩ năng tự đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến nhận xét cá nhân… hay traao đổi với bạn bè và giáo viên trong các hoạt động STEAM. Giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi phối hợp những kĩ năng về giao tiếp, ứng xử như lắng nghe, giơ tay xin ý kiến, chờ đến lượt, hạn chế nói tự do/nói leo… khi tham gia các các hoạt STEAM. 3. Kết luận Việc vận dụng STEAM vào giáo dục nhận thức cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phối hợp những kĩ năng về khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học để khám phá một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, chấp nhận cảm xúc, biết quan tâm, giúp đỡ giáo viên, bạn bè và người thân và biết nhu cầu, nói ra nhu cầu, đáp ứng yêu cầu khi trong quá trình giao tiếp, tương tác xã hội. Kết quả giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi theo định hướng STEAM là sản phẩm của quá trình thực hiện các hoạt động dự án, chủ đề học tập với sự kết hợp kiến thức kĩ năng từ các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học. Để tổ chức hoạt động giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi theo định hướng STEAM, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được khung lí thuyết, làm rõ mô hình cấu trúc về giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua STEAM. Hiện tại nhóm nghiên cứu đang tiến hành thử nghiệm để xem xét thẩm định tính hợp lí của mô hình lí thuyết, theo đó xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động STEAM, tổ chức cho trẻ thực hành, trải nghiệm, và phối hợp đánh giá điều chỉnh hoạt động phù hợp với từng đối tượng… cần xem xét kĩ liệu có thuận lợi, khó khăn hay những bất cập đáng kể nào? Hơn nữa, trong quá trình thực hiện hỗ trợ giáo dục, can thiệp trị liệu… cần có sự phối hợp, hợp tác, cam kết cùng tham gia từ cha mẹ trẻ để tạo sự liên tục trong giáo dục, theo dõi và đánh giá định kỳ trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Các giai đoạn tiếp theo, nghiên cứu này cần thu thập phân tích các dữ liệu khảo sát thực trạng giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi theo định hướng STEAM ở các trường mầm non hòa nhập tại thành phố Hồ Chí Minh… để từ đó xây dựng các biện pháp giáo dục và tiến hành thực nghiệm sư phạm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Guralnick, M.J., 2005. The System of Early Intervention for Children with Developmental Disabilites. Current Status and Challenges for the Future. Baltimore: Brookes. P465-480 [2] Noelle Fitzgerald & Patrick Ryan & Amanda Fitzgerald, 2015. Team – Based Approaches in Early In tervention Services for Children With Disabilities: Irish Parents’ Experiences. Journal of Policy and Practice in Intellectual Disabilities, Volume 12, Number 3, doi:10.111/jppi.12126, pp 199-209 [3] Assessment Work Group, 2019. Student social and emotional competence assessment: The current state of the field and a vision for its future. Chicago, IL: Collaborative for Academic, Social, and Emotional Learning. [4] Makiguchi, 1994. Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo. Nxb Trẻ. [5] Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Nữ Tâm An, Hoàng Văn Tiến, Đỗ Thị Thảo, Trần Văn Công, Nguyễn Thị Hoa, Hồ Thị Huyền Thương, Hoàng Thị Lệ Quyên, 2019. Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỉ tại Việt Nam, Tài liệu dành cho cán bộ và kĩ thuật viên. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 48
  8. Giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi ở trường mầm non… [6] Anna Feldman, 2015. Why we need to put the art into STEAM education. www.slate.com. [7] Marissa, 2018. Kenan’s Model of 21st century education. STEAM Education Daycare & Preschool. Pathways Learning Academy. [8] Selman, R. L., Jaquette, D. và Lavin, D. R., 1977. Nhận thức giữa các cá nhân ở trẻ em: Hướng tới sự tích hợp của tâm lí học trẻ em phát triển và lâm sàng, Tạp chí Chỉnh hình Hoa Kỳ, 47, 264-274. [9] Bandura, A., 1977. Social learning theory. Englewood Hills, NJ: Prentice-Hall [10] CASEL, 2020. Casel’’s SEL Framework: What are the core competence areas and where are they promoted? Learn more: www.casel.org/what-is-SEL [11] American Psychiatric Association, 2013. Diagnostic and statistical manual of mental disorders. 5th ed. Washington, DC London, England, tr.15 [12] World Health Organization, 1998. Bảng phân loại quốc tế bệnh tật (Tập 2). Sở Y tế Tp. Hố Chí Minh. [13] Wolfgang Gaebel, Ariane Kerst, 2019. ICD-11 Mental, behavioural or neurodevelopmenttal disorders: innovations and managing implementation. Archives of Psychiatry and Psychotherapy, 2019;3:7-12. DOI: 10.12740/APP/111494. [14] ICD-11 Implementation or Transition Guide, 2019. Geneva: World Health Organization. License: CC BY-NC-SA 3.0 IGO. Retrieved from: https://icd.who.int/docs/ICD11%20 Implementation%20or%20Transition%20Guide_v105.pdf. Accessed 4.04.2022. ABSTRACT Social awareness education for childlen with asd 5-6 years old in steam oriented preschool Nguyen Thi Nhu Quynh1 and Nguyen Cong Khanh2* 1 Doctoral Student K40, Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education 2 Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education Education of social cognition through experiential activities with an interdisciplinary approach, which combine with practical lessons for children with autism spectrum disorder (ASD) 5- 6 years old integrates into issues related to science, technology, engineering, art and math in specific contexts, creating conditions for children with ASD 5-6 years old to accurately understand other people's emotions, empathize, care, create interaction, behave positively with people around, bring value to the community. This study focuses on presenting 4 main components of a theoretical model of social cognitive education for children with autism spectrum disorders aged 5-6 years old in STEAM-oriented preschools with a combination of construction from social emotional learning theory, theory of STEAM education and theory of children with ASD according to ICD 10, ICD 11, including: Social emotions; Sharing cooperation; Social adjustment; Communicate behavior. Keyword: Social awareness, social awareness education, 5-6 years old children, autism spectrum disorder (ASD), STEAM. 49
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2