intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm với STEAM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục nhận thức xã hội thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ rối loạn phổ (RLPTK) tự kỉ 5-6 tuổi tại các trường mầm non hòa nhập Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm với STEAM

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0132 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 182-188 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC NHẬN THỨC XÃ HỘI CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI STEAM Hoàng Thị Nho1*, Nguyễn Thị Như Quỳnh2 và Nguyễn Công Khanh3 1 Khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 NCS K40, 2Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục nhận thức xã hội thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ rối loạn phổ (RLPTK) tự kỉ 5-6 tuổi tại các trường mầm non hòa nhập Thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 480 giáo viên, cán bộ quản lí, tại 30 trường mầm non hòa nhập thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chất lượng chuyên môn của giáo viên, không gian trải nghiệm, nhận thức, kinh nghiệm của cha mẹ trẻ, những tác động từ môi trường lớp học, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, những điểm mạnh và hạn chế từ bản thân trẻ là những nhân tố chính có ảnh hưởng đến kết quả giáo dục nhận thức xã hội thông qua các hoạt động trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi tại các trường mầm non hòa nhập Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: các yếu tố ảnh hưởng, nhận thức xã hội, giáo dục nhận thức xã hội, hoạt động trải nghiệm với STEAM, rối loạn phổ tự kỉ, trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi. 1. Mở đầu CASEL (2020) cho rằng nhận thức xã hội (NTXH) là hiểu đúng tại sao người khác lại có cảm xúc với mình, biết cảm thương, quan tâm, chia sẻ và điều chỉnh hành vi không mong muốn [1]. Nhận thức xã hội của trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) 5-6 tuổi được hình thành khi được thực hành, trải nghiệm và rèn luyện trong môi trường giáo dục thực tiễn (Makiguchi,1994) [2]. Việc đưa STEAM vào quá trình giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi là nhu cầu thiết yếu, là cách tiếp cận sáng tạo, mang tính liên ngành trong học tập (Niki & Athanasios, 2021) [3]. Theo Chu (2021) các hoạt động trải nghiệm có sự kết hợp giữa hành động và cảm xúc tích cực luôn thúc đẩy sự phát triển ý thức phản biện và nhận thức xã hội cho trẻ [4]. Hơn nữa các hoạt động trải nghiệm này còn làm tăng khả năng tương tác, sự sáng tạo, phát triển kĩ năng giao tiếp xã hội, tăng khả năng nhận diện điều chỉnh hành vi không phù hợp (Marissa, 2018) [5]. Để trải nghiệm của trẻ thành công và không đơn độc trong lớp, giáo viên hòa nhập cần hiểu điểm mạnh/ điểm yếu của trẻ và hướng trẻ tham gia vào hoạt động theo cách “cắt may”, vừa sức, phù hợp. Sự hiểu biết và kinh nghiệm của giáo viên hòa nhập có tác động lớn đến quá trình phát triển của trẻ RLPTK (Hart & Whalon, 2011) [6]. Kết quả nghiên cứu của Segall và Campbell (2012) đã chỉ ra các yếu tố như: kiến thức, thái độ và kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến sự nhận thức xã hội cho trẻ Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 29/11/2022. Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Nho. Địa chỉ e-mail: hoangthinho@vnu.edu.vn 182
  2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ… RLPTK. Chính sự “chuyên nghiệp” này tạo cho giáo viên cảm thấy thoải mái hơn khi có trẻ RLPTK trong lớp hòa nhập mình dạy [7]. Nghiên cứu của Đỗ Thị Thảo (2016) cũng cho thấy năng lực thực hành nghề nghiệp của GVMN cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng phát triển các kĩ năng xã hội cho trẻ RLPTK trong các trường hòa nhập [8]. Như vậy các yếu tố về chuyên môn của đội ngũ giáo viên, đồ dùng dạy học, nội dung trải nghiệm, môi trường tương tác cũng như sự quan tâm, kinh nghiệm hỗ trợ của cha mẹ trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm… xử lí tình huống được xem là những điều kiện cần và đủ có ảnh hưởng mang tính chi phối đến quá trình giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi học mầm non hòa nhập. Đặc biệt là có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong quá trình giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua trải nghiệm STEAM, trẻ RLPTK 5-6 tuổi được học tập và trải nghiệm từ những tình huống cuộc sống thực tế. Chẳng hạn trẻ được làm quen với những khối hình lập phương, tiếp xúc với robot nhỏ hay tham gia thí nghiệm phản ứng sủi bọt nhiều màu sắc khác nhau, sử dụng kính thiên văn khám phá không gian, hình thành khả năng tư duy sáng tạo, tự tin học hỏi, biết quan tâm, biết nói ra những yêu cầu, cảm xúc mong muốn. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục NTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm STEAM được nhóm tác giả nghiên cứu trên cơ sở lí thuyết về giáo dục NTXH và cách thức tổ chức giáo dục STEAM. Các yếu tố ảnh hưởng này gồm: chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên; không gian và đồ dùng học tập hỗ trợ cho các hoạt động trải nghiệm; nhận thức, kinh nghiệm hỗ trợ của cha mẹ trẻ; những tác động từ môi trường lớp học; sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường; những điểm mạnh và hạn chế từ bản thân trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Sau đây, chúng sẽ được phân tích làm rõ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhóm nghiên cứu tập trung vào khảo sát, đánh giá và phân tích mức độ ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm với STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi ở các trường mầm non hòa nhập tại thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, khảo sát 480 giáo viên và cán bộ quản lí (CBQL) tại 30 trường mầm non hòa nhập tại thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu nghiên cứu từ bảng hỏi được xử lí bằng phần mềm SPSS 25.0. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm về STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi được giáo viên đánh giá trên các câu hỏi thiết kế theo kiểu thang likert. Theo đó, 5 mức độ của thang đo likert này được quy ước như sau: Điểm trung bình (ĐTB) từ 1.00 đến 1.80: không ảnh hưởng; ĐTB từ 1.81 đến 2.60: Ít ảnh hưởng; ĐTB từ 2.61 – 3.40: Ảnh hưởng; ĐTB từ 3.41 đến 4.20: Ảnh hưởng nhiều; ĐTB từ 4.21 đến 5: Ảnh hưởng rất nhiều. Phương pháp phỏng vấn sâu: Các đối tượng tham gia phỏng vấn gồm: giáo viên, cha mẹ tại 3 trường mầm non hòa nhập tại thành phố Hồ Chí Minh. Để thu thập thêm những thông tin định tính, hỗ trợ xác định xem đâu là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục nhận thức xã hội thông qua STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, nội dung phỏng vấn tập trung vào việc hỏi về các yếu tố ảnh hưởng, mức độ hài lòng, thuận lợi và khó khăn trong giáo dục nhận thức xã hội thông qua STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi tại trường. Dữ liệu nghiên cứu định tính thu được từ phương pháp phỏng vấn thông qua gọi điện thoại được trích lọc theo các chủ đề và sử dụng phối hợp cùng dữ liệu định lượng nhằm làm rõ hơn thực trạng của vấn đề nghiên cứu này. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Khái niệm giáo dục nhận thức xã hội thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi - Giáo dục nhận thức xã hội: Nhận thức xã hội (social awareness) là hiểu quan điểm của người khác và đồng cảm với họ, bao gồm những người có nguồn gốc và nền văn hóa đa dạng 183
  3. Hoàng Thị Nho*, Nguyễn Thị Như Quỳnh và Nguyễn Công Khanh (National Practitioner Advisory Group, 2019) [9]; NTXH là khả năng nhận biết chính xác cảm xúc của người khác, hiểu đúng tại sao người ta lại có cảm xúc với mình, cũng như biết cảm thương người khác, nhận ra điểm mạnh của người khác, quan tâm đến cảm xúc của người khác, hiểu và bày tỏ lòng biết ơn, hiểu các chuẩn mực lịch sự và xã hội, nhận biết các nhu cầu và cơ hội tình huống và hiểu được ảnh hưởng của các hành vi [5]. - Giáo dục STEAM: STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). STEM là một chiến lược giảng dạy kết hợp toán với khoa học tự nhiên, thông qua những dự án cùng với yếu tố công nghệ nhằm giúp trẻ hứng thú trong học tập, tham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề gắn liền với thực tiễn (Byhee, 2010) [10]. STEAM được phát triển dựa trên STEM, được kết hợp thêm yếu tố về nghệ thuật vào quá trình giáo dục cho trẻ (Art – Nghệ thuật) (Anna, 2015) [11]. Giáo dục STEAM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó trẻ em khám phá, đặt câu hỏi, nghiên cứu và thực hiện các kĩ năng thực hành sáng tạo trong môi trường tự nhiên. Giáo dục STEAM cung cấp cơ hội, tình huống trải nghiệm và tác động đến nhận thức và định hướng của trẻ (Bagiati et al., 2010) [12]. - Giáo dục nhận thức xã hội thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi: là một cách tiếp cận liên ngành trong học tập, trong quá trình giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, nhà giáo dục sẽ kết hợp những chủ đề, khái niệm đơn giản liên quan đến Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ thuật và Toán học trong bối cảnh cụ thể và gắn liền với cuộc sống hằng ngày của trẻ, nhằm tăng sự chú ý, thu hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, tạo điều kiện để trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhận biết chính xác cảm xúc người khác, đồng cảm, quan tâm, chia sẻ và duy trì tình bạn. 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục nhận thức xã hội thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi - Chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên: Trong công tác giáo dục nhận thức xã hội thông qua trải nghiệm cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, lòng yêu nghề mến trẻ, kinh nghiệm làm việc với trẻ RLPTK của một giáo viên sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục NTXH cho trẻ RLPTK bởi giáo viên là người gần gũi với trẻ, tiếp xúc nhiều với trẻ. Theo Hart & Whalon (2011) nếu một giáo viên có chuyên môn về giáo dục mầm non, giáo dục đặc biệt, yêu nghề, có hiểu biết, kinh nghiệm trong giao tiếp với trẻ RLPTK và nắm vững các phương pháp can thiệp, thì người giáo viên đó sẽ đưa ra những cách thức tổ chức và vận dụng những biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ RLPTK 5-6 tuổi trong các hoạt động trải nghiệm [6]. Do vậy, một người giáo viên cần đảm bảo đầy đủ những yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, lòng yêu nghề mến trẻ, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc với trẻ RLPTK 5-6 tuổi sẽ giúp trẻ RLPTK 5-6 nâng cao khả năng NTXH trong các hoạt động trải nghiệm phù hợp. - Không gian và đồ dùng học tập hỗ trợ cho các hoạt động trải nghiệm: việc thiết kế không gian lớp học, trang bị đồ dùng, đồ chơi trong lớp phù hợp với các hoạt động trải nghiệm có vài trò quan trọng và cần thiết để giúp trẻ thích thú, tăng khả năng tưởng tượng, khám phá thế giới xung quanh, phát triển tư duy (Louise, 2018) [13]. Để đảm bảo có một góc khoa học cho trẻ khảm phá đáp ứng các chủ đề hoạt động trải nghiệm, không gian và đồ dùng học tập phải gắn liền với từng chủ đề hoạt động, trẻ thuận lợi trong quá trình tham gia trải nghiệm và kích thích được sự tò mò của trẻ [16]. Như vậy, không gian và đồ dùng học tập trong các hoạt động giáo dục NTXH cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề hoạt động được các nhà giáo dục quan tâm đầu tư, đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi tự tin trải nghiệm, kích thích trẻ RLPTK 5-6 tuổi phát triển khả năng cảm thông, đồng cảm, chia sẻ với người khác. 184
  4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ… - Nhận thức, kinh nghiệm hỗ trợ của cha mẹ trẻ: Gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục NTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, bởi vì giữa trẻ với các thành viên trong gia đình được gắn bó với nhau bởi tình thương máu thịt, có điều kiện gần gũi, có nhiều thời gian bên nhau để thực hiện các hoạt động trải nghiệm gắn liền lí thuyết với thực hành theo hướng dẫn của nhà trường. Đồng thời cha mẹ trẻ sẽ luôn là người hiểu rõ khả năng, nhu cầu, tính nết của trẻ và ngược lại đứa trẻ cũng luôn muốn được gần gũi với cha mẹ, anh chị, khó ai thay thế được, cũng như gia đình sẽ là yếu tố quan trọng để kết hợp cùng với nhà trường trong công tác giáo dục NTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Với vai trò quan trọng như vậy, nếu cha mẹ trẻ có những hỗ trợ và phối hợp cùng nhà trường, nắm vững kiến thức về giáo dục trẻ RLTPK 5-6 tuổi, cũng như chia sẻ kinh nghiệm với nhà trường, thống nhất với nhà trường về phương thức giáo dục trong quá trình giáo dục NTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi sẻ mang lại hiệu quả giáo dục tốt hơn. - Những tác động từ môi trường lớp học: Môi trường lớp học bao gồm 2 loại môi trường: môi trường vật chất và tâm lí xã hội. Môi trường vật chất là việc sắp xếp các đồ dùng trường lớp, đồ dùng học tập, chỗ ngồi được sắp xếp như thế nào, có sắp xếp cố định hay không để RLPTK 5-6 tuổi có thể xác định được những nơi nào mình được chơi, nơi nào được học, được nghỉ ngơi, được trải nghiệm để giúp trẻ cảm thấy ổn định, thoải mái tương tác với giáo viên. Môi trường tâm lí xã hội chính là bầu không khí lớp học, là mối quan hệ giữa giáo viên với trẻ, giữa các trẻ với nhau. Nếu bầu không khí trong lớp luôn vui vẻ, mọi thành viên có tình cảm tốt đẹp, yêu thương quí mến nhau thì sẽ đem lại kết quả giáo dục NTXH cho trẻ RLPTK tích cực hơn [14]. Chính vì vậy, môi trường giầu tương tác trong giáo dục NTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi trong các chủ đề trải nghiệm luôn cần được nhà trường chú trọng, quan tâm hơn. - Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường: Theo Hoàng Minh Phú (2020), trong công tác giáo dục cho trẻ RLPTK, sự phối hợp của phụ huynh đối với giáo viên và nhà trường trong quá trình giáo dục, hỗ trợ con em của họ có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác giáo dục hòa nhập ở nhà trường và sự tiến bộ của chính bản thân con em họ [15]. Vì vậy, trong quá trình giáo dục NTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, giáo viên cần phối hợp với cha mẹ trẻ, động viên phụ huynh chủ động và nhiệt tình phối hợp với giáo viên và nhà trường trong quá trình giáo dục trẻ RLPTK. Bên cạnh đó cần hướng dẫn nâng cao nhận thức của phụ huynh về hội chứng tự kỉ ở trẻ cũng như phương pháp can thiệp phù hợp. - Những điểm mạnh và hạn chế từ bản thân trẻ RLPTK 5-6 tuổi: Các yếu tố thuộc về bản thân trẻ RLPTK 5-6 tuổi bao gồm các đặc điểm về thể chất, vận động, nhận thức, ngôn ngữ - giao tiếp, tương tác xã hội, hành vi cảm giác là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục NTXH thông qua các trải nghiệm. Chính những hành vị rập khuôn, cứng nhắc, không chịu thay đổi, tính bám dính, quan tâm quá mức hay tăng, giảm cảm giác bất thường cản trở các hoạt động trải nghiệm giáo dục về NTXH. Đặc biệt là những cảm xúc, hành vi trong giáo tiếp bằng lời, không bằng lời kém cũng như phát triển duy trì mối quan hệ không bền (DSM-5) [16, tr.15] gây nhiều rào cản trong các hoạt động giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm. Chính vì vậy, giáo viên cần hiểu những đặc trưng này cũng như những điểm cá tính của từng trẻ, mức độ thiếu hụt của từng lĩnh vực phát triển của trẻ để đưa ra những hình thức, nội dung trải nghiệm vừa sức, phù hợp với trẻ. Đồng thời, trẻ RLPTK có những khả năng riêng, như ghi nhớ máy móc có thể tốt, hứng thú với những sở thích cá nhân, vẽ, đàn…nên giáo viên cũng cần tận dụng những điểm mạnh và sở thích riêng để phát triển NTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua trải nghiệm STEAM. 2.2.3. Kết quả khảo sát Qua khảo sát đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm về STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi tại các trường mầm non hòa nhập 185
  5. Hoàng Thị Nho*, Nguyễn Thị Như Quỳnh và Nguyễn Công Khanh Thành phố Hồ Chí Minh đối với 480 CBQL, GV. Kết quả đánh giá được thống kê và thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm về STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi tại các trường mầm non hòa nhập ở TP. Hồ Chí Minh Điểm Độ tin Độ lệch STT Nội dung trung cậy Xếp loại chuẩn bình Alpha Chất lượng chuyên môn của 2,86 0,450 0,772 1 Ảnh hưởng đội ngũ giáo viên Không gian và đồ dùng học 4,37 0,722 0,701 2 tập hỗ trợ cho các hoạt động Ảnh hưởng rất nhiều trải nghiệm Những tác động từ môi trường 4,40 0,677 0,734 3 Ảnh hưởng rất nhiều giáo dục trong lớp học Nhận thức, kinh nghiệm hỗ trợ 4,19 1,197 0,758 4 Ảnh hưởng nhiều của cha mẹ trẻ Sự phối hợp giữa gia đình và 4,63 0,632 0,702 5 Ảnh hưởng rất nhiều nhà trường Những điểm mạnh và hạn chế 4,44 0,603 0,775 6 Ảnh hưởng rất nhiều từ bản thân trẻ Số liệu Bảng 1 cho thấy, mức độ tin cậy tính theo hệ số Alpha của Crombach (Crombach’s Coefficient alpha) trên 480 giáo viên, CBQL tham gia khảo sát trên từng tiểu trắc nghiệm ở mức tin cậy đảm bảo (hệ số alpha từ 0.701 đến 0.775). Đồng thời, kết quả phân tích đánh giá điểm trung bình (ĐTB) trên 5 yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục NTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua các hoạt động trải nghiệm STEAM trong Bảng 1, cho thấy 4 yếu tố được đánh giá là Ảnh hưởng rất nhiều, bao gồm: “Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường”, “Những tác động từ môi trường giáo dục trong lớp học” “Những điểm mạnh và hạn chế từ bản thân trẻ” và “Không gian và đồ dùng học tập hỗ trợ cho các hoạt động trải nghiệm”. Trong đó, yếu tố “Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường” (ĐTB là 4.63) được xác định là ảnh hưởng nhiều nhất. Thực tế phỏng vấn cha mẹ trẻ (CMT) cho thấy “Tôi thấy yên tâm hơn khi có sự phối hợp hỗ trợ chuyên môn từ phía nhà trường, trong quá trình cho con học hòa nhập, tôi thường xuyên được tư vấn, hỗ trợ cách chăm sóc bé và được hướng dẫn xử lí tình huống đúng cách, bé phát triển tốt” (CMT1). “Tôi rất muốn biết nhiều thông tin liên quan đến con mình nhưng lên mang đọc thì khó hệ thống được vì không biết thông tin nào có thể hỗ trợ cho con mình, tôi rất mong sự giúp đỡ từ nhà trường trong việc cung cấp những thông tin hữu ích cho sự phát triển của con, cũng như lộ trình giáo dục hòa nhập cho con tôi, để tôi chủ động cùng nhà trường đồng hành chăm sóc con” (CMT2). Như vậy, trong quá trình giáo dục NTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua trải nghiệm STEAM, ngoài yếu tố về đồ dùng dạy học, không gian trải nghiệm thì rất cần sự quan tâm chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ nhà trường cũng như khả năng phản hồi thông tin trung thực giữa các bên liên quan đến sự phát triển NTXH của trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Các yếu tố về “Chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên” (ĐTB là 2,86) được xác định là có ảnh hưởng và “Nhận thức, kinh nghiệm của cha mẹ trẻ” (ĐTB là 4,19) được xác định là ảnh hưởng nhiều đến quá trình giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua trải nghiệm STEAM tại trường mầm non hòa nhập. Thực tế khảo sát cho thấy các nhà trường gặp nhiều khó khăn khi lớp học có trẻ RLPTK tham gia hòa nhập, do “Nhiều giáo viên còn lúng 186
  6. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục nhận thức xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ… túng trong quá trình triển khai các hoạt động trải nghiệm STEAM, khó khăn nhất là trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, nội dung kịch bản hoạt động trải nghiệm phải phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết của trẻ, do mỗi trẻ có những khiếm khuyết khác nhau. Các giáo viên cần phải được bồi dưỡng kiến thức về giáo dục đặc biệt, kiến thức về giáo dục STEAM và phải tích lũy kinh nghiệm thực tế mới có thể thực hiện được các nội dung giáo dục trẻ RLPTK 5-6 tuổi các kĩ năng nhận biết, chấp nhận cảm xúc người khác và đáp trả cảm xúc phù hợp trong các tình huống tương tác xã hội thông qua các hoạt động trải nghiệm STEAM” (CBQL1). Ngoài ra kiến thức, kinh nghiệm của cha mẹ trẻ cũng đáng được quan tâm hỗ trợ “tôi rất vui vì đã động viên được phụ huynh bị áp lực, mệt mỏi, chán nản khi gặp khó khăn trong xử lí tình huống về các hội chứng RLPTK của con mình tại nhà và hướng dẫn phụ huynh kĩ năng để họ biết cách xử lí tình huống, tự tìm ra giải pháp hiệu quả hơn” (GV1). Như vậy, bên cạnh yếu tố về chất lượng giáo viên, nhà giáo dục cần quan tâm đến yếu tố nhận thức, kinh nghiệm hỗ trợ của cha mẹ trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEAM đối với giáo dục NTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. 3. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, quá trình giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm về STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tại các trường mầm non hòa nhập ở thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau, mức độ tác động của các yếu tố đến kết quả giáo dục NTXH của trẻ RLPTK 5-6 tuổi cũng khác nhau. Các yếu tố được sắp xếp theo thứ bậc mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: (1) Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường; (2) Những tác động từ môi trường tâm lí xã hội trong lớp học; (3) Không gian và đồ dùng học tập hỗ trợ cho các hoạt động trải nghiệm; (4) Nhận thức, kinh nghiệm của cha mẹ trẻ; (5) Chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Để giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi hình thành và phát triển nhận thức xã hội, thông qua các hoạt động trải nghiệm với STEAM, giáo viên hòa nhập cần được bồi dưỡng chuyên môn, tăng khả năng trò chuyện, trao đổi với cha mẹ trẻ, để cùng thống nhất cách giải quyết những mẫu thuẫn trong cảm xúc, tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Đồng thời xây dựng bầu không khí hợp tác thân thiện, cởi mở vui vẻ, tạo cơ hội cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi tham gia nhiều nhất vào các tình huống tương tác trong các hoạt động trải nghiệm. Bởi đây là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm về STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tại các trường mầm non hòa nhập ở thành phố Hồ Chí Minh. Việc xác định đúng mức độ tác động ảnh hưởng từ các yếu tố này sẽ giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi hình thành và phát triển khả năng NTXH, biết chia sẻ, đồng cảm với người khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] CASEL., 2020. Casel’’s SEL Framework: What are the core competence areas and where are they promoted? Learn more: www.casel.org/what-is-SEL. [2] Makiguchi, 1994. Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo. Nxb Trẻ. [3] Niki Lytra and Athanasios Drigas, 2021. STEAM education - Metacognition - Specific Learning Disabilities. Scientific Electronic Archives. Voi.14 (10). DOI; http://dx.doi.org/10.36560/141020211442. [4] Chu, 2021. Editorial: STEAM education in the Asia Pacific region. Asia Pacific Science Education 7 (2021) 1-5. DOI: 10.1163/23641177-BJAi0026 [5] Marissa, 2018. Kenan’s Model of 21st-century education. STEAM Education Daycare & Preschool. Pathways Learning Academy. 187
  7. Hoàng Thị Nho*, Nguyễn Thị Như Quỳnh và Nguyễn Công Khanh [6] Hart, J. E., & Whalon, K. J., 2011. Creating social opportunities for students with autism spectrum disorder in inclusive settings. Intervention in School and Clinic, 46(5), 273-279. Retrieved from: http://web.ebscohost.com. [7] Segall, M. J., & Campbell, J. M., 2012. Factors relating to education professionals' classroom practices for the inclusion of students with autism spectrum disorders. Research in Autism Spectrum Disorders, 6(3), 1156- 1167. Retrieved from:http://web.ebscohost.com [8] Đỗ Thị Thảo, 2019. Nâng cao năng lực cho giáo viên can thiệp sớm - Giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Tạp chí giáo dục Số đặc biệt (Kì 2-tháng 6/2016), tr.161-164. [9] National Practitioner Advisory Group, 2019. Making SEL Assessment Work: Ten Practitioner Beliefs. Chicago, IL: Collaborative for Academic, Social, and Emotional Learning and the American Institutes for Research. Retrieved from: https://measuringsel.casel.org/wp-content/uploads/2019/09/NPAG.pdf. [10] Byhee B., 2010. Advancing STEM Education: A 2020 Vision. [11] Anna Feldman, 2015. Why we need to put the art into STEAM education. www.slate.com [12] Bagiati, A., Yoon, S. Y., Evangelou, D. and Ngambeki, I., 2010. Engineering curricula in early education: Describing the landscape of open resources. Early Childhood Research & Practice, 12(2). [13] Louise Boyd Cadwell, 2018. Phương pháp giáo dục Reggio Emili. Nxb Lao động. [14] Phạm Thị Cúc Hà và Vũ Huyền Trinh, 2020. Hướng dẫn hoạt động STEAM dành cho trẻ mẫm giáo lớn 5-6 tuổi. Nxb Giáo dục Việt Nam. [15] Hoàng Minh Phú, 2020. Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ ở các trường mầm non. Tạp chí Khoa học Quản lí Giáo dục. Số 04(28), tr.91-98. [16] American Psychiatric Association, 2013. Diagnostic and statistical manual of mental disorders. 5th ed. Washington, DC London, England, tr.15. ABSTRACT Factors affecting social awareness education for children with autism spectrum disorders 5-6 years old through experience with STEAM Hoang Thi Nho1*, Nguyen Thi Nhu Quynh2 and Nguyen Cong Khanh3 1 Faculty of Educational Sciences, VNU University of Education, Vietnam National University 2 Doctoral Student K40, Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education 3 Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education The objective of this study is to find out the factors affecting social cognitive education through STEAM experience for children with autism spectrum disorder (ASD) 5-6 years old in inclusive preschools in Ho Chi Minh City. The research data is collected from survey results of 480 teachers and administrators at 30 inclusive preschools in Ho Chi Minh City. The research results show that professional quality of teachers, experience space, awareness and experience of young parents, impacts from the classroom environment, coordination between family and school, and the advantages and disadvantages of the child itself are primary factors influencing on the results of social awareness education through STEAM experience activities for children with ASD 5-6 years old at inclusive preschools in Ho Chi Minh City. Keywords: influential factors, social awareness, social cognitive education, experiences with STEAM, autism spectrum disorder, children with autism spectrum disorder 5-6 years old. 188
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2