intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng giáo dục nhận thức xã hội thông qua hoạt động trải nghiệm với STEAM cho trẻ lối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thực trạng giáo dục nhận thức xã hội thông qua hoạt động trải nghiệm với STEAM cho trẻ lối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập tập trung trình bày thực trạng kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên tại các trường mầm non hòa nhập Tp. Hồ Chí Minh đối với các mục tiêu quan trọng của giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng giáo dục nhận thức xã hội thông qua hoạt động trải nghiệm với STEAM cho trẻ lối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0130 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 166-172 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NHẬN THỨC XÃ HỘI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI STEAM CHO TRẺ LỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬP Nguyễn Thị Như Quỳnh1*, Nguyễn Công Khanh2 và Hoàng Thị Nho3 1 NCS K40, Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 Khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Hoạt động trải nghiệm với STEAM là một cách tiếp cận liên ngành trong học tập. Trong quá trình giáo dục nhận thức xã hội (GDNTXH) cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) 5-6 tuổi, nhà giáo dục kết hợp những chủ đề, khái niệm đơn giản liên quan đến Khoa học (science), Công nghệ (Technology), Kĩ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Mathematics) vào bối cảnh cụ thể và gắn liền với cuộc sống hằng ngày của trẻ. Nghiên cứu này nhằm trình bày kết quả khảo sát 480 giáo viên mầm non và cán bộ quản lí tại các trường mầm non hòa nhập Tp. Hồ Chí Minh về thực trạng GDNTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua trải nghiệm STEAM. Kết quả khảo sát cho thấy đa số giáo viên mầm non nhận thức đúng đắn về mục tiêu GDNTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận đáng kế giáo viên mầm non chưa thể hiện sự nhận thức đúng và phù hợp. Kết quả thực trạng cũng chỉ ra một số yêu cầu cần thiết cho GDNTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Kết quả này góp phần cung cấp thông tin hữu ích trong việc xây dựng biện pháp GDNTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi ở các trường mầm non của Việt Nam. Từ khóa: Nhận thức xã hội, giáo dục nhận thức xã hội, rối loạn phổ tự kỉ, trẻ 5-6 tuổi, hoạt động trải nghiệm, STEAM, mầm non hòa nhập. 1. Mở đầu Nhận thức xã hội là một trong năm thành tố của học tập xã hội và cảm xúc [1]. Giáo dục nhận thức xã hội (NTXH) cho trẻ 5-6 tuổi có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của trẻ, giúp trẻ thấu hiểu cảm xúc của người khác, cũng như hiểu đúng tại sao người ta lại có cảm xúc với mình, biết cảm thương, quan tâm, chia sẻ và điều chỉnh hành vi không mong muốn [2]. Theo các chuyên gia tâm lí, giáo dục, các nghiên cứu chuyên sâu cho thấy, nhận thức xã hội của trẻ RLPTK 5-6 tuổi được hình thành khi được rèn luyện, uốn nắn, thực hành, trải nghiệm trong môi trường giáo dục thực tiễn [3]. Theo Niki và Athanasios (2021) đưa STEAM vào quá trình giáo dục NTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi là đòi hỏi thiết yếu, là cách tiếp cận sáng tạo, liên ngành trong học tập [4]. Hoạt động trải nghiệm STEAM sẽ tạo cơ hội cho người học tham gia vào các hoạt động thực hành, tích lũy kiến thức, kinh nhiệm thực tế. Các hoạt động trải nghiệm làm gia tăng sự kết hợp giữa hành động và cảm xúc, nhờ đó thúc đẩy sự phát triển nhận thức xã hội cho trẻ (Chu, 2021) [5]. Hoạt động trải nghiệm STEAM cũng làm tăng khả năng Ngày nhận bài: 22/10/2022. Ngày sửa bài: 20/11/2022. Ngày nhận đăng: 2/12/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Như Quỳnh. Địa chỉ e-mail: quynhntn77@gmail.com 166
  2. Thực trạng giáo dục nhận thức xã hội thông qua hoạt động trải nghiệm… tương tác, sáng tạo, nâng cao kĩ năng giao tiếp xã hội và nhận diện hành vi không phù hợp (Marissa, 2018) [6]. Xây dựng cho trẻ môi trường học tập khám phá và trải nghiệm là tạo ra các tình huống học tập gắn với đời sống thường ngày, tạo môi trường học tập thân thiện để trẻ cảm nhận được cảm giác an toàn, không có sự đe dọa, được động viên, khuyến khích và không có sự phân biệt đối xử [1, 2]. Dựa trên nền tảng lí thuyết rất cơ bản này, chúng tôi tập trung vào một số mục tiêu, yêu cầu quan trọng của giáo dục NTXH thông qua STEAM phù hợp với trẻ RLPTK 5-6 tuổi, như sau: - Về mục tiêu: Trẻ nhận biết, chấp nhận cảm xúc của giáo viên, bạn bè và người thân và đáp trả cảm xúc phù hợp trong quá trình giao tiếp, tương tác xã hội. Trẻ biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với giáo viên, bạn bè và người thân, xây dựng mối quan hệ đồng cảm với người thân, bạn, thầy cô. Trẻ biết nhận diện các hành vi xã hội không phù hợp (ví dụ: la khóc, giật đồ chơi), học cách ứng xử phù hợp trong các tương tác xã hội (ví dụ nói lời cảm ơn, bỏ rác đúng nơi quy định). Trẻ nhận biết nhu cầu, nói ra nhu cầu, đáp ứng yêu cầu khi tương tác với người khác, sử dụng ngôn ngữ trôi chảy và biết kết hợp cử chỉ để biểu lộ nhu cầu cá nhân trong lúc chơi. Trẻ khám phá một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. - Về yêu cầu: Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất và tinh thần, chú ý đến kích thước đồ vật, thời tiết xung quanh trẻ, không gian, thực phẩm... Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng phù hợp với mục tiêu giáo dục NTXH và đặc điểm tâm sinh lí trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Nội dung trải nghiệm gắn liền với nơi trẻ sinh sống, gần gũi với các hoạt động hàng ngày của trẻ. Trong đó, đội ngũ giáo viên phải có hiểu biết, kinh nghiệm xây dựng nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm, các tình huống trò chơi tương tác với trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tương tác với bạn trong nhóm, tương tác với đa dạng về đồ vật. Đồng thời, đảm bảo các hoạt động giáo dục trải nghiệm phải có sự kết nối giữa lí thuyết với thực tiễn, kích khích sự tò mò, khám phá của trẻ. Trong bài báo này, chúng tôi chỉ tập trung trình bày thực trạng kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên tại các trường mầm non hòa nhập Tp. Hồ Chí Minh đối với các mục tiêu quan trọng của giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Đồng thời, xác định một số yêu cầu cần thiết cho giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Nhằm cung cấp thông tin hữu ích trong việc xây dựng biện pháp giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi ở các trường mầm non ở Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhóm nghiên cứu tập trung vào khảo sát, đánh giá và phân tích mức độ quan trọng và thường xuyên trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm với STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi ở các trường mầm non hòa nhập tại thành phố Hồ Chí Minh. Bảng hỏi gồm các câu hỏi về thực trạng nhận thức của giáo viên, khả năng đảm bảo yêu cầu cho hoạt động giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK tại các trường mầm non hòa nhập ở thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu khảo sát gồm 480 giáo viên (GV) và cán bộ quản lí (CBQL) tại 30 trường mầm non hòa nhập tại thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu nghiên cứu từ bảng hỏi được xử lí bằng phần mềm SPSS 25.0. Các đại lượng thống kê mô tả được sử dụng nhằm làm rõ thực trạng thực hiện các biện pháp giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Theo đó, các mức độ của thang đo likert 5 mức được quy ước như sau: Điểm trung bình (ĐTB) từ 1.00 đến 1.80: không đồng ý/ không quan trọng; ĐTB từ 1.81 đến 2.60: Ít đồng ý/ Ít quan trọng; ĐTB từ 2.61 – 3.40: bình thường; ĐTB từ 3.41 đến 4.20: Đồng ý/ Quan trọng; ĐTB từ 4.21 đến 5: Rất đồng ý/ Rất quan trọng. 167
  3. Nguyễn Thị Như Quỳnh*, Nguyễn Công Khanh và Hoàng Thị Nho Phương pháp phỏng vấn sâu: Các đối tượng tham gia phỏng vấn gồm: 3 Hiệu trưởng, 5 GV tại 3 trường mầm non hòa nhập tại thành phố Hồ Chí Minh. Để thu thập thêm những thông tin định tính, hỗ trợ xác định những yêu cầu trong giáo dục NTXH thông qua STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, nội dung phỏng vấn tập trung vào việc hỏi về mục tiêu, yêu cầu, biện pháp giáo dục NTXH thông qua STEAM cho trẻ RLPTK tại trường cũng như những khó khăn khi thực hiện các biện pháp này. Dữ liệu nghiên cứu định tính thu được từ phương pháp phỏng vấn thông qua gọi điện thoại được trích lọc theo các chủ đề và sử dụng phối hợp cùng dữ liệu định lượng nhằm làm rõ hơn thực trạng của vấn đề nghiên cứu này. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng nhận thức mục tiêu giáo dục nhận thức xã hội thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức mục tiêu hoạt động giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi ở các trường mầm non hòa nhập Thành phố Hồ Chí Minh của giáo viên và cán bộ quản lí được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1. Thực trạng nhận thức của GV, CBQL về mục tiêu hoạt động giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi Kết quả đánh giá mức độ quan trọng TT Mục tiêu giáo dục nhận thức xã hội Thứ Xếp ĐTB ĐLC bậc loại Giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhận biết, chấp nhận cảm Rất xúc của giáo viên, bạn bè và người thân và đáp trả 1 4,47 0,558 3 quan cảm xúc phù hợp trong quá trình giao tiếp, tương tác trọng xã hội Giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết quan tâm, giúp đỡ, chia Rất 2 sẻ với giáo viên, bạn bè và người thân, xây dựng mối 4,79 0,511 2 quan quan hệ đồng cảm với người thân, bạn, thầy cô trọng Giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết nhận diện hành vi xã Rất 3 hội phù hợp, học cách ứng xử phù hợp trong các 4,41 0,581 4 quan tương tác xã hội trọng Giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhận biết nhu cầu, nói ra Rất nhu cầu, đáp ứng yêu cầu khi tương tác với người 4 4,80 0,482 1 quan khác, sử dụng ngôn ngữ trôi chảy và biết kết hợp cử trọng chỉ để biểu lộ nhu cầu cá nhân trong lúc chơi Giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi khám phá một số hiện Ít quan 5 2,49 0,563 5 tượng, vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày trọng Bảng 1 cho chúng ta thấy có sự khác biệt trong đánh giá trong các mục tiêu quan trọng trong giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi giữa các đối tượng tham gia khảo sát. Các mục tiêu được giáo viên, CBQL tham gia khảo sát đánh giá là “Rất quan trọng” bao gồm: “Giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhận biết nhu cầu, nói ra nhu cầu, đáp ứng yêu cầu khi tương tác với người khác, sử dụng ngôn ngữ trôi chảy và biết kết hợp cử chỉ để trình bày nhu cầu cá nhân trong lúc chơi” (ĐTB là 4.80),“Giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với giáo viên, bạn bè và người thân, xây dựng mối quan hệ đồng cảm với người thân, bạn, thầy cô” (ĐTB là 4.79),“Giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi nhận biết, chấp nhận cảm xúc của giáo viên, bạn bè và người thân và đáp trả cảm xúc phù hợp trong quá trình giao tiếp, 168
  4. Thực trạng giáo dục nhận thức xã hội thông qua hoạt động trải nghiệm… tương tác xã hội” (ĐTB là 4.47),“Giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi biết nhận diện hành vi xã hội phù hợp, học cách ứng xử phù hợp trong các tương tác xã hội” (ĐTB là 4.41). Kết quả phỏng vấn cho biết giáo viên đã nhận thức các hoạt động giáo dục NTXH này không chỉ hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp cho trẻ RLPTK, mà còn phải giúp được nhóm trẻ này hình thành và phát triển kĩ năng xây dựng mối quan hệ đồng cảm với người khác, biết chấp nhận và đáp trả cảm xúc khi giao tiếp xã hội. Chẳng hạn một giáo viên được phỏng vấn nói rằng: “Theo quan điểm của chúng tôi thì luôn xem các trẻ RLPTK như những trẻ bình thường khác (không kì thị, không phân biệt đối xử…) và cung cấp cho các em một chương trình giáo dục hòa nhập tích cực và tạo cơ hội/ tình huống tương tác nhóm để trẻ RLPTK và trẻ bình thường có sự hợp tác qua đó giúp trẻ RLPTK phát triển cảm xúc, gia tăng sự tự tin và từng bước hòa nhập tốt hơn trong học tập… Tuy nhiên cha mẹ phải là người đồng hành với con trong quá trình hòa nhập, tăng cường giao tiếp và phối hợp với giáo viên, phải làm quen với chế độ sinh hoạt ở trường để tạo cầu nối và giúp trẻ dần thích ứng với môi trường giáo dục hòa nhập” (GV4). Trong các tọa đàm nhóm, nhiều giáo viên có chung nhận định một số giáo viên các trường mầm non hòa nhập thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện được ý thức trách nhiệm trong việc giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Riêng nội dung “Giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi khám phá một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày” (ĐTB là 2.49) được xác định ở mức độ “ít quan trọng”. Thực hiện kiểm định với biến trình độ cho nội dung này, chúng ta thấy có sự khác biệt trong đánh giá về mục tiêu này so với trình độ chuyên môn giữa các nhóm (Sig = 0,007
  5. Nguyễn Thị Như Quỳnh*, Nguyễn Công Khanh và Hoàng Thị Nho phẩm Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng phù hợp Đồng 2 với mục tiêu giáo dục nhận thức và đặc điểm tâm 4.07 1.025 7 ý sinh lí trẻ RLPTK 5-6 tuổi Nội dung trải nghiệm giầu tính tương tác, gắn liền Rất 3 với nơi trẻ sinh sống, gần gũi với các hoạt động 4.38 0.582 3 đồng ý hàng ngày của trẻ RLPTK 5-6 tuổi Đội ngũ giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ về nội dung chương trình hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ Rất 4 4.79 0.508 1 tương tác với bạn trong nhóm, tương tác với đa dạng đồng ý về đồ vật Các hoạt động giáo dục trải nghiệm phải có sự kết Đồng 5 nối giữa lí thuyết với thực tiễn, kích khích sự tò mò, 4.19 0.785 6 ý khám phá của trẻ RLPTK 5-6 tuổi Bảng 2 cho thấy các yêu cầu được giáo viên, CBQL đánh giá là “rất đồng ý” như: “Môi trường hoạt động an toàn, chú ý đến kích thước đồ vật, thời tiết xung quanh trẻ, không gian, thực phẩm”,“Nội dung trải nghiệm giầu tính tương tác, gắn liền với nơi trẻ sinh sống, gần gũi với các hoạt động hàng ngày của trẻ RLPTK 5-6 tuổi”,“Đội ngũ giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ về nội dung chương trình hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ tương tác với bạn trong nhóm, tương tác với đa dạng về đồ vật” (ĐTB từ 4.21 đến 4.79). Riêng yêu cầu “Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng phù hợp với mục tiêu giáo dục nhận thức và đặc điểm tâm sinh lí trẻ RLPTK 5-6 tuổi” (ĐTB là 4.07) và “Các hoạt động giáo dục trải nghiệm phải có sự kết nối giữa lí thuyết với thực tiễn, kích khích sự tò mò, khám phá của trẻ RLPTK 5-6 tuổi” (ĐTB 4.19) được xác định ở mức độ “đồng ý”. Cán bộ quản lí được phỏng vấn cho rằng “việc giáo dục NTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi là rất cần thiết, bởi vì NTXH của trẻ RLPTK 5-6 tuổi có sự khác biệt trong cách các em tiếp thu thông tin, bị hạn chế bởi kiểu tri giác bộ phận, khó khăn trong hiểu cảm giác của người khác, khó khăn trong biểu lộ cảm xúc theo mong muốn. Hơn nữa trẻ RLPTK 5-6 tuổi luôn có khó khăn khi đưa ra những yêu cầu, tương tác xã hội với người khác. Chính vì vậy, các hoạt động trải nghiệm phải gắn liền với thực tiễn và tạo được sự tò mò đối với trẻ” (HT1). 5 4.79 4.8 4.6 4.38 4.4 4.21 4.19 4.2 4.07 4 3.8 3.6 Môi trường an Môi trường hoạt Nội dung trải Đội ngũ giáo viên Các hoạt động kết toàn... động phong phú, nghiệm gắn lền giàu kinh nối với lý thuyết... đa dạng... với thực tiễn... nghiệm... Biểu đồ 1. Các yêu cầu cần thiết cho giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi ở các trường mầm non hòa nhập TP. Hồ Chí Minh 170
  6. Thực trạng giáo dục nhận thức xã hội thông qua hoạt động trải nghiệm… Để thấy rõ hơn về các mức độ đồng ý đối với các yêu cầu cần thiết cho hoạt động GDNXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi, chúng tôi biểu đồ hóa các số liệu ở Bảng 2 trên Biểu đồ 1 trên đây. Như vậy, các yêu cầu cần thiết trong hoạt động giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi bao gồm việc đảm bảo môi trường an toàn, đa dạng, phong phú và phù hợp với đặc điểm của trẻ RLPTK 5-6 tuổi cũng như các nội dung hoạt động phải đảm bảo sự quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của trẻ. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên phải được đảm bảo về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn nhằm giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi giảm bớt những khó khăm trong quá trình tương tác xã hội, thể hiện cảm xúc, sự đồng cảm với người khác. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu về thực trạng giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi tại các trường mầm non hòa nhập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, vẫn còn một số hạn chế thiếu sót trong nhận thức của giáo viên mầm non về mục tiêu hoạt động. Đa số giáo viên mầm non chưa nhận thức đúng đối với mục tiêu giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi khám phá một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày thông qua các hoạt động trải nghiệm STEAM. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra những yêu cầu cấp thiết cho đội ngũ quản lí, giáo viên như cần có sự quan tâm và phối hợp của nhà trường, đảm bảo các điều kiện về việc chuẩn bị môi trường vật chất an toàn, phong phú, đa dạng, phù hợp với mục tiêu giáo dục và đặc điểm tâm sinh lí trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Tuy nhiên, từ thực trạng nhận thức về các mục tiêu, các yêu cầu trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu chưa đưa ra các biện pháp giáo dục cụ thể, tương thích có tính khả thi, hiệu quả có thể giúp trẻ RLPTK 5-6 tuổi nâng cao năng lực kiểm soát tự thân, cẩn thận, kiên nhẫn khi thực hiện các nhiệm vụ khám phá, khoa học, chế tác theo mô hình STEAM. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] CASEL, 2020. Casel’’s SEL Framework: What are the core competence areas and where are they promoted? Learn more: www.casel.org/what-is-SEL [2] Selman, R. L., Jaquette, D. and Lavin, D. R., 1977. Interpersonal cognition in children: Towards the integration of developmental and clinical child psychology. American Journal of Orthopedics, 47, 264-274. [3] Bukman Lian, Muhammad Kristiawan & Rosma Fitriya, 2018. Giving creativity room to students through the friendly school’s program. International Journal of Scientific & Technology research. Vol 7, Issue 7, July 2018, ISSN 2277-8616 [4] Niki Lytra and Athanasios Drigas, 2021. STEAM education - Metacognition - Specific Learning Disabilities. Scientific Electronic Archives. Voi.14 (10). DOI; http://dx.doi.org/ 10.36560/141020211442 [5] Chu, 2021. Editorial: STEAM education in the Asia Pacific region. Asia Pacific Science Education 7 (2021) 1-5. DOI: 10.1163/23641177-BJAi0026 [6] Marissa, 2018. Kenan’s Model of 21st-century education. STEAM Education Daycare & Preschool. Pathways Learning Academy 171
  7. Nguyễn Thị Như Quỳnh*, Nguyễn Công Khanh và Hoàng Thị Nho ABSTRACT Current situation to social awareness education via experience activity with STEAM for integrating and 5-6-year-old children at the nursery Nguyen Thi Nhu Quynh1*, Nguyen Cong Khanh2 and Hoang Thi Nho3 1 Doctoral Student K40, Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education 2 Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education 3 Faculty of Educational Sciences, VNU University of Education, Vietnam National University Experiential activities with STEAM are an interdisciplinary approach to learning. In the process of social cognitive education (SCE) for children with autism spectrum disorder (ASD) 5-6 years old, educators will combine simple topics and concepts related to Science, Technology, Engineering, Art and Mathematics in specific contexts and associated with children's daily life. This study aims to present the results of a survey of 480 preschool teachers and administrators at inclusive preschools in Ho Chi Minh City on the perception of SCE goals for children with ASD 5-6 years old through the STEAM experience. The survey results show that the majority of preschool teachers are properly aware of the goal of SCE through STEAM experiences for children with ASD 5-6 years old. However, there are still a significant number of preschool teachers who have not shown the correct and appropriate awareness of this SCE. The actual results also indicate some necessary requirements for SCE through STEAM experiences for children with ASD 5-6 years old. This result contributes to providing useful information in building a measure of SCE through STEAM experience for children with ASD 5- 6 years old in inclusive preschools in Vietnam. Keywords: social cognition, social cognitive education, autism spectrum disorder, ASD 5- 6-year-old children, experience activity, STEAM, inclusive preschool. 172
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2