intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

162
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích thực trạng hình thành đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm non và thực trạng phát triển đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4C, pp. 31-41 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN MẦM NON Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thị Lâm và Nguyễn Thị Mỹ Dung* Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo nói chung, của giáo viên mầm non nói riêng là vấn đề luôn được xã hội đặc biệt quan tâm. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này với kĩ thuật cơ bản là điều tra bằng phiếu hỏi trên 31 giảng viên đang giảng dạy tại các trường sư phạm có đào tạo giáo viên mầm non trong cả nước và 168 giáo viên mầm non ở các cơ sở giáo dục mầm non thuộc khu vực phía Bắc. Kết quả nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng hình thành đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm non và thực trạng phát triển đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non. Những kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn quan trọng, giúp cho trường sư phạm cũng như cơ sở giáo dục mầm non đề xuất được các giải pháp, phương hướng cải thiện việc hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội trong tình hình mới. Từ khóa: đạo đức nghề nghiệp, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, giáo viên mầm non. 1. Mở đầu Giáo viên mầm non (GVMN) là một nghề đặc biệt bởi họ chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, họ làm việc không chỉ bằng kiến thức chuyên môn mà còn bằng cả trái tim và tình yêu con trẻ, hướng tới việc hình thành nhân cách, đạo đức tốt đẹp cho con người ngay từ thuở ấu thơ. Chính vì vậy, đạo đức nghề nghiệp của GVMN là vấn đề luôn được xã hội quan tâm đặc biệt. Các nghiên cứu về vấn đề này trước hết khẳng định vai trò đạo đức nghề nghiệp của GVMN đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em cũng như đối với sự phát triển nghề nghiệp bản thân, đó là các nghiên cứu của nhóm tác giả Umran Alan, Sevcan Yagan và Muhammet Ozden [1], nhóm tác giả Ayla Oktay, Oya Ramazan và Ahmet Sakin [2], Nguyễn Ánh Tuyết [3], Nguyễn Thu Thủy [4]… Nghiên cứu về xây dựng quy tắc, quy định về đạo đức nghề nghiệp, cũng như xác định rõ những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của GVMN trong ứng xử với các đối tượng có liên quan, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đã được thực hiện bởi Hiệp hội các nhà giáo dục mầm non của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Australia,… Có khá nhiều nghiên cứu nhấn mạnh những phẩm chất đạo đức cốt lõi của GVMN đó là: Sự yêu thương, bao dung và kiên nhẫn trong ứng xử với trẻ em, linh hoạt, nhạy cảm trước sự thay đổi tâm sinh lí ở trẻ, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ, gắn bó và tận tụy với công việc. “Phẩm chất nhân hậu là tiền đề cần thiết và là nhân cách cốt lõi để GVMN tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ. Việc hình thành tấm lòng nhân hậu cho GVMN có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ em cũng như đối với sự phát triển nghề nghiệp của bản thân mỗi nhà giáo” [5]. Ngày nhận bài: 12/7/2021. Ngày sửa bài: 20/8/2021. Ngày nhận đăng: 15/9/2021. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Mỹ Dung. Địa chỉ e-mail: dungntm@hnue.edu.vn 31
  2. Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thị Lâm và Nguyễn Thị Mỹ Dung* Một số nghiên cứu đã phân tích thực trạng hình thành đạo đức nghề nghiệp cho GVMN như: tìm hiểu quan điểm, thái độ của GVMN về quy tắc đạo đức nghề nghiệp [6], [7], [4], nghiên cứu biểu hiện về đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử của GVMN [8], [9], [10],… Trên cơ sở phân tích thực trạng hình thành đạo đức nghề nghiệp cho GVMN, một số nghiên cứu đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này [11], [4]. Có thể thấy, các hướng nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp của GVMN tương đối đa dạng, phong phú, trong đó, hướng nghiên cứu về thực trạng đã tập trung phân tích quan điểm, thái độ cũng như biểu hiện về đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử của GVMN. Tuy nhiên, vấn đề này cần được xem xét một cách toàn diện và có hệ thống hơn, từ việc hình thành đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong các trường sư phạm đến phát triển đạo đức nghề nghiệp của GVMN tại các cơ sở giáo dục mầm non. Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lí luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho GVMN, bài viết đi sâu phân tích thực trạng hình thành đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm non và thực trạng phát triển đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non. Những kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở để các nhà quản lí, nhà nghiên cứu đề xuất được giải pháp, phương hướng có hiệu quả, nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho GVMN trong giai đoạn hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề lí luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử cho giáo viên mầm non 2.1.1. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non Do tính đặc thù của hoạt động nghề nghiệp mà xã hội sẽ đặt ra những yêu cầu về đạo đức đối với từng loại hoạt động nghề nghiệp nhất định. Có thể hiểu đạo đức nghề nghiệp như là một lĩnh vực đặc thù của đạo đức xã hội. Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức của một nghề nghiệp cụ thể mà các thành viên của ngành nghề đó tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức và hành vi của bản thân mình cho phù hợp với nhu cầu, lợi ích, mục đích và sự tiến bộ xã hội. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn, đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn phẩm chất của mỗi cá nhân trong quá trình làm việc, công tác trong một hoạt động nghề nghiệp nào đó. Phẩm chất đạo đức, nguyên tắc, thước đo hành vi của đạo đức nghề nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề và lĩnh vực cụ thể. Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non là những phẩm chất của người giáo viên được hình thành do tu dưỡng, rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu... trong chăm sóc, giáo dục trẻ em và trong cuộc sống với tư cách là một nhà giáo được thể hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ, hành vi của họ. 2.1.2. Quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non Quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho GVMN được bắt đầu từ việc hình thành nền tảng đạo đức nghề nghiệp ban đầu cho sinh viên trong các trường sư phạm cho đến việc phát triển, rèn luyện phẩm chất đạo đức đã có trong quá trình hoạt động nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục mầm non. 2.1.2.1. Hoạt động hình thành đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non trong trường sư phạm Trường sư phạm là nơi có trách nhiệm đào tạo ban đầu và đào tạo lại đội ngũ GVMN, vì vậy, chất lượng của đội ngũ GVMN thể hiện chất lượng của chính các trường sư phạm. Đào tạo ban đầu tạo ra chất lượng “nền” cho GVMN để họ bước vào hoạt động nghề nghiệp. Ngoài ra, 32
  3. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non đào tạo ban đầu còn chi phối chất lượng hoạt động lâu dài của GVMN cũng như chất lượng tự bồi dưỡng, rèn luyện của họ [4]. Quá trình hình thành đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên bao gồm: Trang bị cho sinh viên những tri thức về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, thông qua việc xây dựng nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong chương trình đào tạo. Các nội dung này có thể được thực hiện trong học phần liên quan trực tiếp đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp hoặc tích hợp giáo dục đạo đức nghề nghề nghiệp trong các học phần khác của chương trình đào tạo. Đồng thời, chương trình cũng tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của bản thân thông qua các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực hành, thực tập sư phạm, sinh hoạt chuyên đề, hoạt động ngoại khóa… Đây chính là môi trường trải nghiệm thực tiễn để sinh viên có cơ hội vận dụng vốn tri thức đã có vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động hình thành đạo dức nghề nghiệp cho sinh viên, trường sư phạm cần huy động sự tham gia của các cơ sở giáo dục mầm non vào quá trình đào tạo của nhà trường, giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu hoạt động phát triển đạo đức nghề nghiệp trên thực tiễn và dễ dàng thích ứng cũng như giải quyết các tình huống ứng xử liên quan đến đạo đức nghề nghiệp trong tương lai. Ngoài các hoạt động giáo dục trong chương trình đào tạo, bản thân mỗi sinh viên sư phạm mầm non cũng cần phải tích cực trau dồi tri thức về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đồng thời, thường xuyên kiên trì rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành những GVMN thực sự tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ trong tương lai. 2.1.2.2. Hoạt động phát triển đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở các cơ sở giáo dục mầm mầm non Việc hình thành đạo đức nghề nghiệp trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm mới chỉ là nền tảng ban đầu, để phát triển đạo đức nghề nghiệp thì cần được tiếp tục rèn luyện, bổ sung trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của GVMN, đặc biệt quá trình làm việc với trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non. Để đáp ứng yêu cầu phát triển đạo đức của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp, trước hết, cơ sở giáo dục mầm non cần hỗ trợ để GVMN thực hiện tốt các quy định cụ thể về đạo đức nghề nghiệp được nêu trong các văn bản như: Điều lệ trường mầm non, Chuẩn nghề nghiệp GVMN… Đồng thời, cơ sở giáo dục mầm non cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên hoặc định kì, nhằm tạo điều kiện cho GVMN được học tâp, phát triển đạo đức nghề nghiệp bản thân thông qua các hình thức hoạt động phong phú của nhà trường như: sinh hoạt chuyên môn, tập huấn chuyên đề, tổ chức các hội thi, thao giảng,… Để tạo động lực thúc đẩy cán bộ quản lí, giáo viên tích cực tự bồi dưỡng, phát triển đạo đức nghề nghiệp, cơ sở giáo dục mầm non cần có cơ chế kiểm tra, giám sát cũng như đánh giá công bằng, khách quan quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của họ và có những hình thức biểu dương, nêu gương, khen thưởng kịp thời. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là mỗi GVMN đang tham gia vào hoạt động nghề nghiệp cần có ý thức nỗ lực tự rèn luyện, phát triển đạo đức nghề nghiệp của bản thân, nắm vững và thực hiện nghiêm túc những yêu cầu, quy định về đạo đức nghề nghiệp; rèn luyện phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và phụ huynh; đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo, cũng như phối hợp hiệu quả với phụ huynh và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền trẻ em. 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng Nghiên cứu sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để khảo sát thực trạng hình thành đạo đức nghề 33
  4. Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thị Lâm và Nguyễn Thị Mỹ Dung* nghiệp cho sinh viên trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm non trên 31 giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại các trường sư phạm có đào tạo GVMN trong cả nước; đồng thời, khảo sát thực trạng phát triển đạo đức nghề nghiệp cho GVMN tại các cơ sở giáo dục mầm non trên 168 GVMN tại một số tỉnh thành thuộc khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định) - Những người đang thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở độ tuổi dưới 6 tuổi. Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 05/2021 đến tháng 06/2021. 2.2.1.Thực trạng hình thành đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm non * Nhận thức của giảng viên về vai trò của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non Kết quả khảo sát cho thấy: Hầu hết giảng viên đều đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên với tỉ lệ 100% giảng viên tham gia khảo sát lựa chọn mức độ Rất quan trọng. * Những học phần trong chương trình đào tạo có thể đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Kết quả khảo sát cho thấy: Có khá nhiều học phần thuộc chương trình đào tạo được giảng viên cho rằng có thể đề cập vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, trong đó, các học phần được giảng viên lựa chọn nhiều nhất đó là: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong giáo dục mầm non, Giáo dục học mầm non (100%), Giao tiếp sư phạm (93,5%), Giáo dục hòa nhập (80,7%), Tâm lí học trẻ em (77,4%), Giáo dục tình cảm - kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non, Đánh giá trong giáo dục (74,2%). Các học phần được giảng viên lựa chọn ít hơn là: Giáo dục tâm vận động cho trẻ mầm non, Sinh lí học trẻ em (58,1%); Vệ sinh trẻ em, Dinh dưỡng và Bệnh trẻ em (61,3%), các học phần về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non và học phần Quan sát trẻ em trong các hoạt động giáo dục đều có tỉ lệ giảng viên lựa chọn là 67,7%. Như vậy, giảng viên có xu hướng ưu tiên lựa chọn các học phần có chứa đựng những nội dung đặc thù liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Điều đáng chú ý là khá nhiều giảng viên đã chú trọng đến việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử với những trẻ em có biểu hiện đặc biệt, bởi đây là đối tượng rất dễ bị tổn thương nếu không nhận được thái độ, hành vi ứng xử có đạo đức từ phía các nhà giáo dục. Ngoài ra, các giảng viên còn đề cập đến một số học phần khác như: Nghề giáo viên mầm non, Thực hành sư phạm, Quản lí ngành giáo dục mầm non, Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non, Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, Văn học trẻ em... Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy: vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là một trong những nội dung giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm non, vấn đề này có thể được tích hợp, lồng ghép vào trong nhiều học phần của chương trình đào tạo, đồng thời, cần thiết phải xây dựng một học phần riêng nhấn mạnh vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử cho GVMN. Có như vậy thì việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên mới thực sự đi vào chiều sâu và có hiệu quả. * Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non được đề cập đến trong các học phần Trong 05 nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp do nhóm khảo sát đưa ra, nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử với trẻ em được hầu hết giảng viên lựa chọn với tỉ lệ 100%. Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử với phụ huynh cũng được khá nhiều giảng viên chú trọng giảng dạy thông qua các học phần, thể hiện ở tỉ lệ giảng viên lựa chọn nội dung này là 84%. 34
  5. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non Các nội dung còn lại có tỉ lệ giảng viên lựa chọn thấp hơn là: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử với đồng nghiệp (tỉ lệ 76%), trong ứng xử với bản thân (tỉ lệ 68%) và trong ứng xử với cộng đồng xã hội (tỉ lệ 60%). Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, giảng viên đã chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử với tất cả các đối tượng có liên quan, trong đó đặc biệt chú trọng đến 02 đối tượng là trẻ em và phụ huynh, do GVMN thường phải giải quyết khá nhiều các tình huống ứng xử liên quan đến vấn đề đạo đức đối với 02 đối tượng này. * Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Bảng 1. Các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Mức độ sử dụng (n=31) Chưa ̅ 𝑿 Thứ TT Biện pháp Thường Thỉnh Hiếm bậc bao xuyên thoảng khi (điểm) giờ 1 Thuyết trình các nội dung lí luận 15 16 0 0 2.5 1 2 Thực hành giải quyết các tình huống trong thực tiễn 19 8 4 0 2.5 1 3 Tổ chức thảo luận nhóm 9 14 7 1 2.0 3 4 Trao đổi với các chuyên gia, 5 15 9 2 1.7 4 GVMN có kinh nghiệm 5 Tổ chức các buổi seminar 4 12 10 5 1.5 5 6 Viết tiểu luận 1 11 11 8 1.2 6 7 Viết báo cáo nghiên cứu khoa học 1 13 9 8 1.2 6 Trong 07 biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên mà nhóm khảo sát đưa ra, các biện pháp được giảng viên sử dụng thường xuyên hơn là: Thực hành giải quyết các tình huống trong thực tiễn và Thuyết trình các nội dung lí luận. Như vậy, có thể thấy, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên chủ yếu được tiến hành thông qua các hoạt động giảng dạy trên lớp, trong đó, giảng viên đã chú trọng đến các biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của người học trong việc thực hành giải quyết các tình huống ứng xử có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, thảo luận nhóm kết hợp với việc giảng viên thuyết trình các nội dung lí luận. Giảng viên chưa tận dụng ưu thế của các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tiến hành các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên như: tổ chức seminar, viết tiểu luận, báo cáo nghiên cứu khoa học, làm khóa luận, hay tạo cơ hội cho sinh viên được trao đổi với các chuyên gia, GVMN có kinh nghiệm… Những biện pháp này sẽ giúp sinh viên có vốn hiểu biết về vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp sâu rộng hơn, gắn liền hơn với thực tiễn dựa trên nền tảng là những kiến thức mà sinh viên đã tích lũy được thông qua hoạt động học trên lớp. * Đánh giá về mức độ hình thành đạo đức nghề nghiệp của sinh viên sau quá trình đào tạo Khảo sát ý kiến của giảng viên về mức độ hình thành đạo đức nghề nghiệp của sinh viên sau quá trình đào tạo, hầu hết giảng viên đều đánh giá ở mức độ Đạt yêu cầu (tỉ lệ 41,9%) và Khá (tỉ lệ 38,7%). Bên cạnh đó, một số giảng viên đánh giá ở mức độ Trung bình (12,9%). Không có giảng viên nào đánh giá ở mức độ Không đạt yêu cầu, trong khi đó, số giảng viên đánh giá ở mức độ Tốt vẫn còn chiếm tỉ lệ rất thấp (6,5%). Như vậy, dựa trên ý kiến đánh giá 35
  6. Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thị Lâm và Nguyễn Thị Mỹ Dung* của giảng viên, mức độ hình thành đạo đức nghề nghiệp của sinh viên sau quá trình đào tạo chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong đợi. * Những vấn đề cần cải thiện trong chương trình đào tạo nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Kết quả khảo sát cho thấy, nhiều giảng viên đồng ý cần phải chú trọng cải thiện 03 vấn đề: thứ nhất, Cần xây dựng học phần Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử cho giáo viên mầm non (67,7% giảng viên lựa chọn mức độ Rất cần thiết); thứ hai, Tăng cường tích hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên thông qua các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực hành, thực tập sư phạm, sinh hoạt chuyên đề, hoạt động ngoại khóa…(54,9% giảng viên lựa chọn mức độ Rất cần thiết); thứ ba, Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn xã hội (51,6% giảng viên lựa chọn mức độ Rất cần thiết). Điều này cho thấy, hiện nay, chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm non ở một số cơ sở đào tạo vẫn chưa xây dựng được học phần riêng về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, chưa thực sự chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với yêu cầu của thực tiễn cũng như tăng cường tích hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên thông qua các hoạt động thực hành nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các vấn đề được khá nhiều giảng viên cho rằng cần phải cải thiện trong chương trình đào tạo là: Tích hợp nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp vào trong tất cả học phần của chương trình đào tạo; Đổi mới hình thức đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của sinh viên trong quá trình học tập; Tăng cường huy động sự tham gia của các cơ sở giáo dục mầm non vào quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Ngoài ra, một số giảng viên có ý kiến rằng, chương trình đào tạo ở cơ sở của họ hiện đã thực hiện tốt các vấn đề được nêu ra trong khảo sát nên thực tế là không cần thiết phải cải thiện chúng nữa. 2.3.2. Thực trạng phát triển đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non * Nhận thức của giáo viên mầm non về vai trò của đạo đức nghề nghiệp Kết quả khảo sát cho thấy: Hầu hết GVMN đều đánh giá rất cao vai trò của đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử. Tổng số 166/168 (chiếm 98,8%) giáo viên tham gia khảo sát lựa chọn mức độ Rất quan trọng khi đánh giá vai trò của đạo đức nghề nghiệp, chỉ có 2/168 (chiếm 1,2%) giáo viên lựa chọn mức độ Quan trọng. * Biện pháp bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non Khi tiến hành tìm hiểu thực trạng biện pháp bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử với 05 đối tượng khác nhau, bao gồm: Bản thân, trẻ em, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng xã hội, chúng tôi thu được kết quả khảo sát như sau: Bảng 2. Biện pháp bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non TT Biện pháp Các đối tượng ứng xử của GVMN Cộng Bản Trẻ Đồng Phụ đồng thân em nghiệp huynh xã hội (n=79) (n=75) (n=75) (n=75) (n=71) 1 Thường xuyên mở lớp tập huấn, sinh hoạt 26 15 12 7 5 chuyên môn… 2 Thường xuyên tự trau dồi, rèn luyện đạo 52 55 59 38 35 đức nghề nghiệp 3 Xác định rõ tiêu chí đánh giá đạo đức của 1 0 0 0 0 36
  7. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non giáo viên 4 Tổ chức hội thi xử lí các tình huống ứng xử 0 3 1 0 1 5 Tổ chức hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh 0 0 3 0 0 nghiệm với đồng nghiệp 6 Tổ chức hoạt động trao đổi, chia sẻ với phụ 0 0 0 25 0 huynh 7 Chia sẻ khó khăn với Ban giám hiệu nhà 0 0 0 1 0 trường 8 Tổ chức cho phụ huynh tham dự các hoạt 0 0 0 1 0 động trong nhà trường 9 Tổ chức các hoạt động phối hợp với cộng 0 0 0 0 24 đồng Từ bảng số liệu trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau: Hầu hết GVMN đều đánh giá cao hiệu quả của 02 biện pháp bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp là: Thường xuyên tự trau dồi, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và Thường xuyên mở lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên môn…, trong đó, biện pháp tự trau dồi, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp được giáo viên quan tâm đặc biệt. Biểu hiện: Trong mối quan hệ ứng xử với đồng nghiệp, có 59/75 ý kiến đề xuất, trong ứng xử với với trẻ em, có 55/75 ý kiến, và trong ứng xử với bản thân là 52/79 ý kiến. Đối với biện pháp Thường xuyên mở lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên môn… nhằm bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, giáo viên đã đề cập đến các nội dung, hình thức tổ chức tương đối đa dạng. Ví dụ: Để bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử với bản thân, một số giáo viên cho rằng, cần tạo cơ hội cho họ tiếp cận với các văn bản, quy định có tính pháp lí liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, cũng như học tập các kiến thức, kĩ năng về cách thức quản lí cảm xúc bản thân, ứng phó với sự căng thẳng… Một số giáo viên khác đề cập đến việc tổ chức tập huấn các chuyên đề như: chuyên đề “Trường mầm non hạnh phúc” nhằm bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử với trẻ em, chuyên đề “Nếp ứng xử trong trường mầm non” nhằm bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử với đồng nghiệp, chuyên đề: “Bồi dưỡng văn hóa ứng xử trong trường mầm non” nhằm bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử với phụ huynh… Ngoài 02 biện pháp nêu trên, một số giáo viên đã mạnh dạn chia sẻ các biện pháp bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp khác như: Tổ chức hội thi xử lí các tình huống trong ứng xử với trẻ em (3/75 ý kiến), trong ứng xử với đồng nghiệp (1/75 ý kiến) và trong ứng xử với cộng đồng xã hội (1/71 ý kiến). Bên cạnh đó, với mỗi đối tượng ứng xử khác nhau, giáo viên đề ra những biện pháp bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp có tính đặc thù phù hợp với đặc điểm của đối tượng nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Ví dụ: Với đối tượng ứng xử là bản thân, giáo viên đề cập đến biện pháp: Xác định rõ tiêu chí đánh giá đạo đức của giáo viên (1/79 ý kiến). Với đối tượng ứng xử là trẻ em, giáo viên đề ra biện pháp: tổ chức hoạt động chơi nhằm tạo sự gắn kết giữa giáo viên và trẻ (1/75 ý kiến). Với đối tượng ứng xử là đồng nghiệp, giáo viên đề ra biện pháp: Tổ chức hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp (3/75 ý kiến). Với đối tượng ứng xử là phụ huynh, giáo viên đề ra biện pháp: Tổ chức hoạt động trao đổi, chia sẻ với phụ huynh (25/75 ý kiến); Tổ chức cho phụ huynh tham dự các hoạt động trong nhà trường (1/75 ý kiến). Với đối tượng ứng xử là cộng đồng, giáo viên đề ra biện pháp: Tham gia vào các hoạt động phối hợp với cộng đồng (24/71 ý kiến); Tuyên truyền để cộng đồng hiểu về nghề GVMN và vấn đề chăm sóc - giáo dục trẻ em. 37
  8. Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thị Lâm và Nguyễn Thị Mỹ Dung* Như vậy, các biện pháp bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử được giáo viên đề cập đến ở đây khá đa dạng, phong phú, trong đó, một số biện pháp có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên, có những biện pháp chỉ được áp dụng phù hợp với một hoặc vài đối tượng nhất định. Dù vậy, đây chính là những gợi ý quan trọng để có thể đề xuất những giải pháp, phương hướng góp phần cải thiện việc phát triển đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non. * Hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non tại cơ sở giáo dục mầm non Hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp được thực hiện thường xuyên nhất tại cơ sở giáo dục mầm non, là sinh hoạt chuyên môn, với tỉ lệ giáo viên lựa chọn mức độ Rất thường xuyên (1-2 lần/tuần) là 35,7% và mức độ Thường xuyên (1-2 lần/tháng) là 62,5%. Hình thức tập huấn chuyên đề cũng được thực hiện khá thường xuyên ở trường mầm non với tỉ lệ giáo viên lựa chọn mức độ Rất thường xuyên là 16,7% và mức độ Thường xuyên là 58,3%. Các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp ít được thực hiện thường xuyên tại cơ sở giáo dục mầm non là: tổ chức các hội thi (chỉ có 11,9% giáo viên lựa chọn mức độ Rất thường xuyên, trong khi có đến 60,7% giáo viên lựa chọn mức độ Thỉnh thoảng thực hiện; Thao giảng (23,2 % giáo viên lựa chọn mức độ Rất thường xuyên và 39,3 % giáo viên lựa chọn mức độ Thường xuyên); Biểu dương, nêu gương khen thưởng (23,2 % giáo viên lựa chọn mức độ Rất thường xuyên và 40,5% giáo viên lựa chọn mức độ Thường xuyên). Như vậy, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên chủ yếu được thực hiện thông qua các hình thức như: sinh hoạt chuyên môn, tập huấn chuyên đề, tuy vậy, tần suất thực hiện các hình thức giáo dục này chưa thực sự diễn ra thường xuyên mà chủ yếu là khoảng 1-2 lần/tháng tại các cơ sở giáo dục mầm non. Thậm chí, hình thức Biểu dương, nêu gương, khen thưởng có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với việc trau dồi đạo đức nghề nghiệp của giáo viên, nhưng có tới 12,5% giáo viên cho rằng, hình thức này hiếm khi được thực hiện (1 lần/năm). Ngoài ra, một số giáo viên nêu lên những hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp khác đang được áp dụng có hiệu quả tại cơ sở giáo dục mầm non như: dán băng rôn, khẩu hiệu về thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp tại hành lang, lối đi... * Đánh giá về các yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp của GVMN Bảng 3. Các yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non TT Các yếu tố tác động Đối tượng Mức độ tác động ̅ 𝑿 Thứ khảo sát Rất Nhiều Vừa Không (điểm) bậc nhiều phải tác động 1 Các giá trị đạo đức truyền Giảng viên 20 8 3 0 2.55 1 thống của dân tộc Việt (n=31) Nam (lòng nhân ái, hiếu GVMN học, tinh thần yêu nước, ý 110 49 9 0 2.60 2 (n=168) thức cộng đồng dân tộc…) 2 Sức ép của xã hội về nhu Giảng viên 17 13 1 0 2.52 2 cầu chăm sóc, giáo dục trẻ (n=31) em GVMN 91 61 14 2 2,43 6 (n=168) 3 Khả năng đáp ứng về cơ Giảng viên 16 12 3 0 2.42 3 sở vật chất, về chế độ đãi (n=31) ngộ GVMN 89 60 17 2 2.40 7 (n=168) 38
  9. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non 4 Hoạt động tự học, tự bồi Giảng viên 16 12 3 0 2.42 3 dưỡng, rèn luyện của bản (n=31) thân giáo viên GVMN 102 59 6 1 2.56 3 (n=168) 5 Quy định của Bộ Giáo Giảng viên 14 14 3 0 2.35 4 dục và Đào tạo về đạo (n=31) đức nhà giáo và Chuẩn GVMN nghề nghiệp 110 55 3 0 2.64 1 (n=168) 6 Tác động từ mặt trái của Giảng viên kinh tế thị trường 10 19 2 0 2.26 5 (n=31) GVMN 84 56 25 3 2.32 8 (n=168) 7 Sự phát triển của khoa Giảng viên 11 17 2 1 2.23 6 học công nghệ với các (n=31) phương tiện dạy học hiện GVMN đại 98 64 6 0 2.55 4 (n=168) 8 Sự chậm đổi mới về nội Giảng viên 13 12 6 0 2.23 6 dung, hình thức, phương (n=31) pháp trong giáo dục đạo GVMN đức ở các trường sư phạm 79 62 24 3 2.29 9 (n=168) và các trường mầm non 9 Đường lối, quan điểm của Giảng viên 11 13 6 1 2.10 7 Đảng, chủ trương, chính (n=31) sách của Nhà nước GVMN 101 47 20 0 2.48 5 (n=168) So sánh đánh giá của 02 đối tượng: giảng viên và GVMN về các yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp, có thể thấy, bên cạnh một số đánh giá tương đồng thì vẫn tồn tại một số đánh giá khác biệt. Cụ thể: Các yếu tố tác động đều được giảng viên và GVMN đánh giá cao đó là: Hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện của bản thân giáo viên, Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam (lòng nhân ái, hiếu học, tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng dân tộc…), Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo và Chuẩn nghề nghiệp GVMN. Tuy nhiên, nếu như GVMN đánh giá cao mức độ tác động của các yếu tố như: Đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước; Sự phát triển của khoa học công nghệ với các phương tiện dạy học hiện đại thì giảng viên lại đánh giá thấp hơn mức độ tác động của các yếu tố này. Ngược lại, các yếu tố như: Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, về chế độ đãi ngộ cho nhà GDMN, Sức ép của xã hội về nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ không được GVMN đánh giá cao trong các yếu tố được đưa ra, nhưng giảng viên lại đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này cao hơn so với nhiều yếu tố còn lại. 3. Kết luận Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho GVMN là một vấn đề cần được quan tâm và thực hiện trong một quá trình lâu dài từ khi đào tạo ở các trường sư phạm đến quá trình hoạt động nghề 39
  10. Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thị Lâm và Nguyễn Thị Mỹ Dung* nghiệp của GVMN. Thực tế, hầu hết giảng viên và GVMN đều đánh giá cao vai trò của giáo dục đạo đức nghề nghiệp, điều đó đã khẳng định tầm quan trọng của vấn đề này. Hiện nay, các trường sư phạm và các cơ sở giáo dục mầm non đã có một số hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho GVMN, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần được cải thiện cả về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục. Những kết quả nghiên cứu thực trạng trên đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng, giúp cho các trường sư phạm cũng như các cơ sở giáo dục mầm non có thể đề xuất được các giải pháp, phương hướng có hiệu quả, góp phần giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho GVMN phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của xã hội trong thời kì mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Umran Alan, Sevcan Yagan, Muhammet Ozden, 2018. Preschool teacher eduaction program to bring preservice preschool teachers in professional ethics values. Conference: International Conference of Education, Research and Innovation, Spain. [2] Ayla Oktay, Oya Ramazan, Ahmet Sakin, 2010. The relationship between preschool teachers' professional ethical behavior perceptions, moral judgment levels and attitudes to teaching, Gifted Education Intemational, Vol. 26, No. 1, pp. 6-14. [3] Nguyễn Ánh Tuyết, 2007. Giáo dục mầm non, những vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. [4] Nguyễn Thu Thủy, 2019. Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc), Luận án tiến sĩ chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. [5] QIU Yuan, LU Xiaotao, FU Taisheng, 2019. On the Benevolence Heart of the Preschool Teacher, Canadian Social Science, Vol. 15, No. 4, pp. 71-76. [6] Safak ÖZTÜRK, 2010. The Opinions of Preschool Teachers about Ethical Principles, Educational Sciences: Theory & Practice, Vol. 10, No.1, pp.393-418. [7] Danijela Blanuša Trošelj, Željka Ivković, 2016. Building the profession: Professional ethics and preschool teaches’s education, Projects: professional development - The Culture of Educational Institution as a Factor in Co-Construction of Knowledge. University of Rijeka, Croatia. [8] Pınar Aksoy, 2020. The Challenging Behaviors Faced by the Preschool Teachers in Their Classrooms, and the Strategies and Discipline Approaches Used against These Behaviors: The Sample of United States. Participatory Educational Research, Vol. 7(3), pp. 79-104. [9] Rekalidou Galini, Karadimitriou Kostas, 2014. Practices of early childhood teachers in Greece for managing behavior problems: A preliminary study. Procedia - Social and Behavioral Sciences, Vol. 152, pp. 784-789. [10] Margaret A. King, Gregory R. Janson, 2009. First Do No Harm: Emotional Maltreatment in the Classroom, Early Childhood Education Journal, Vol. 37, pp. 1-4. [11] Yanjin Liu, 2016. The Analysis of Preschool Teachers’ Ethic Education, Advances in Social Science, Education and Humanities Research, vol.85. 40
  11. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non ABSTRACT The reality of professional ethics education for preschool teachers La Thi Bac Ly, Bui Thi Lam and Nguyen Thi My Dung* Faculty of Early Childhood Education, Hanoi National University of Education Professional ethics of teachers in general and of preschool teachers in particular is always a issue that is specially concerned by society. The quantitative research method used in this study with the basic technique is a questionnaire survey on 31 lecturers who are teaching at colleges and universities that train preschool teachers in the country and 168 teachers preschools in preschools in the Northern region. The research results focus on analyzing the situation of forming professional ethics for students in the bachelor's training program in preschool education and the situation of developing professional ethics for preschool teachers in preschools. The above research results are an important practical basis, helping colleges and universities as well as preschools to propose solutions and directions to improve the formation and development of professional ethics for preschool teachers, meeting the requirements and demands of society in the new situation. Keywords: professional ethics, professional ethics education, preschool teachers. 41
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1