Giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 1 theo định hướng tìm tòi - khám phá
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là vận dụng định hướng dạy học tìm tòi - khám phá để GD phòng chống xâm hại tạo cơ hội cho HS lớp 1 học tập một cách tích cực và chủ động hơn, tiếp cận kiến thức một cách thoải mái, phát triển được năng lực khoa học và năng lực tự chủ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 1 theo định hướng tìm tòi - khám phá
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 58-64 ISSN: 2354-0753 GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO ĐỊNH HƯỚNG TÌM TÒI - KHÁM PHÁ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; 1 Nguyễn Minh Giang1,+, Sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố 2 Huỳnh Thị Kim Đậu2 Hồ Chí Minh +Tác giả liên hệ ● Email: giangnm@hcmue.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 25/8/2020 The child sexual abuse can have lifelong effects on health and well-being, Accepted: 03/9/2020 both physically and mentally. The consequences of sexual abuse can extend Published: 05/10/2020 into adulthood with a high risk of depression syndrome, low self-esteem, and mental health. According to contents of Nature and Society 1 (2018), the child Keywords sexual abuse prevention has been implemented for 1st grade students. child sexual abuse Applying inquiry-discovery teaching methods, this research has designed prevention, inquiry - teaching models and illustrated teaching plans on child sexual abuse discovery, 1st grade students, prevention for 1st graders in 6 steps. Through learning activities, students can Nature and Society 1, access knowledge more comfortably and actively. At the same time, the “People and Health” topic. scientific and autonomous competencies have been developed, adapting to the requirements which are in “People and Health” topic of Nature and Society 1 (2018). 1. Mở đầu Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn đề thời sự ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các con số thống kê của Murray và cộng sự (2014) cho thấy: tỉ lệ trẻ em bị XHTD tăng lên hàng năm. Theo kết quả nghiên cứu của Russell và cộng sự (2020) thì tỉ lệ trẻ em bị XHTD ở các nước đang phát triển và không thuộc phương Tây luôn cao hơn so với các nước phương Tây và các nước phát triển. Joki-Erkkilä và cộng sự (2018) đã chỉ ra kiến thức về phòng chống xâm hại cho trẻ em dân tộc thiểu số vẫn thấp hơn so với các tiêu chuẩn được công bố khi tham gia các chương trình về phòng chống xâm hại. Ở Việt Nam, đã có hàng loạt các dự án liên quan đến phòng chống xâm hại trẻ em đã thực hiện ở các quy mô khác nhau. Trong trường học, theo Nguyễn Minh Giang (2020), chương trình phòng chống XHTD trẻ đã tăng kể từ hơn 30 năm trước nhưng hiệu quả của chương trình hầu như đạt dưới mức trung bình. Cùng với đó, khi kết thúc các chương trình thì hầu như trẻ em không tiếp tục tham gia vào các bài học nên hệ thống các tri thức và kĩ năng bị lãng quên. Mặt khác, việc thực hiện không đồng bộ và khoa học đã dẫn đến hiện trạng trẻ em vẫn đang tự bơi trong một biển thông tin từ các nguồn khác nhau không được kiểm duyệt. Trong thực tế, số học sinh (HS) bị XHTD và mang thai ngoài ý muốn giai đoạn tuổi vị thành niên ngày một tăng lên mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc trẻ em không được trang bị các kiến thức cơ bản nhất về giáo dục (GD) giới tính và phòng chống XHTD. Tình trạng XHTD trẻ em đã len lỏi vào trong trường học và tồn tại trong một thời gian dài ở nhiều cấp học khác nhau. Do đó, Lê Hà và Trịnh Dũng (2020) trong bài “XHTD trẻ em đã len lỏi vào trường học” đã viết “dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em cũng nêu rõ: Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT trong năm 2020 ban hành Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường GD. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, GD pháp luật, kiến thức, kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ cho HS”. XHTD trẻ em có thể gây ảnh hưởng suốt đời đến sức khỏe và hạnh phúc cả về thể chất lẫn tinh thần. Hậu quả của XHTD có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành với nhiều nguy cơ mắc hội chứng trầm cảm, tự ti, rối loạn sức khỏe tâm thần,... Theo Melmer và Gutovitz (2020), trẻ em là nạn nhân của XHTD có nguy cơ cao tiếp tục trở thành nạn nhân bị tấn công tình dục và dễ bị nghiện thuốc lá, rượu và ma túy khi trưởng thành. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Giang và cộng sự (2019), GD phòng ngừa XHTD là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ em. Cách phòng ngừa tốt nhất chính là cung cấp những tri thức cơ bản về quyền trẻ em, về giới tính và đặc biệt là trang bị cho trẻ em những kĩ năng phản ứng với các hành vi xâm hại. Việc triển khai GD phòng chống XHTD trẻ em đã được lồng ghép vào trong nội dung của các môn học và hoạt động GD. Tuy nhiên, hiệu quả của việc dạy học kiến thức và 58
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 58-64 ISSN: 2354-0753 thực hành kĩ năng cho HS còn rất thấp. HS không được dạy học và luyện tập các kĩ năng bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại là nguyên nhân dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra. Theo chương trình GD môn Tự nhiên và Xã hội 2018, nội dung về phòng chống xâm hại trẻ em đã được triển khai bắt đầu từ lớp 1. Trong giáo trình của Nguyễn Minh Giang (2020), GD phòng chống xâm hại không chỉ dừng lại ở việc nói cho HS biết thế nào là đúng, thế nào là sai, hay truyền thụ những lời hay ý đẹp để HS nghe xong rồi không nhớ mà phải giúp mỗi em có năng lực tự lựa chọn giải pháp và ra các quyết định phù hợp trong tình huống cụ thể của thực tiễn. Vì vậy, nếu GD phòng chống xâm hại chỉ sử dụng các phương pháp dạy học cổ điển như giảng bài, đọc chép sẽ thất bại hoàn toàn. Các nội dung học tập phải gắn với cuộc sống thực tế, xuất phát từ nhu cầu và kinh nghiệm của HS. Do đó, đổi mới phương pháp dạy học về phòng chống xâm hại cho HS là rất cần thiết. Đặc biệt, nên sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động, giúp HS thực hành nhiều hơn để hình thành các kĩ năng tự bảo vệ và giữ an toàn cho bản thân. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã vận dụng định hướng dạy học tìm tòi - khám phá để GD phòng chống xâm hại tạo cơ hội cho HS lớp 1 học tập một cách tích cực và chủ động hơn, tiếp cận kiến thức một cách thoải mái, phát triển được năng lực khoa học và năng lực tự chủ. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm cơ bản, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản XHTD trẻ em: Theo Luật Trẻ em, XHTD trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (Quốc hội, 2016). Tìm tòi - khám phá: Theo Phạm Thị Phương Mai (2018), tìm tòi - khám phá là hoạt động chủ động, tích cực của người học; dựa trên các kiến thức đã biết, người học tự đặt ra các câu hỏi, thu thập, điều tra, phân tích dữ liệu nhằm tìm ra kiến thức mới. Dạy học theo định hướng tìm tòi - khám phá: Theo Lê Hồng Chi (2014), dạy học theo định hướng tìm tòi - khám phá là quá trình sử dụng các phương pháp dạy học, trong đó giáo viên (GV) tổ chức cho HS hoạt động để tìm ra kiến thức mới thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập định hướng hoặc các thực nghiệm kiểm chứng. 2.1.2. Cách tiếp cận trong nghiên cứu Nghiên cứu đã tiếp cận trên các cơ sở sau: Lí thuyết kiến tạo và mô hình của học tập tìm tòi - khám phá: Cách tiếp cận dạy học theo định hướng tìm tòi - khám phá được dựa trên lí thuyết kiến tạo trong GD. Theo Đặng Thành Hưng (2012), trong dạy học tìm tòi - khám phá, người học tự tạo ra những gì mình cần, tổ chức và xây dựng kiến thức, kĩ năng của mình, dựa vào hoạt động phát hiện - tìm tòi để xử lí các nhiệm vụ học tập. Theo Alberta (2004), Wilson Jenny và Jan Wing Leslie (2009), mô hình dạy học tìm tòi - khám phá 6 bước có tính ứng dụng rộng rãi và áp dụng được cho nhiều chủ đề khác nhau. Mô hình này là một cơ sở quan trọng để xây dựng quy trình dạy học tìm tòi - khám phá ở tiểu học. Đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 1: Cơ thể đang phát triển mạnh mẽ và dễ dàng thích ứng với các hoạt động tìm tòi - khám phá trong lớp học hay ngoài thiên nhiên, có thể thực hiện kế hoạch vài phút hay vài ngày, bằng quan sát, trải nghiệm và thực hành. HS lớp 1 đã có vốn hiểu biết ban đầu về các sự vật và hiện tượng gần gũi, quen thuộc. Điều này giúp cho việc thu thập, phân tích và xử lí thông tin trong quá trình tìm tòi, phát hiện của HS thuận lợi hơn. Chương trình GD phổ thông 2018: Dựa trên yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, mỗi GV phải đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS. Dạy học theo định hướng tìm tòi - khám phá hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học của Bộ GD-ĐT trong chương trình GD phổ thông mới. Nội dung dạy học về phòng chống xâm hại cho HS được đưa vào trong chủ đề “Con người và sức khỏe” của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết để phân tích và tổng hợp các nội dung liên quan đến: (1) Đặc điểm tâm - sinh lí của HS lớp 1; (2) Định hướng về phương pháp dạy học nội dung liên quan đến phòng chống XHTD cho HS tiểu học; (3) Chương trình GD phổ thông ở tiểu học nhằm phát triển năng lực, nội dung; (4) Kinh nghiệm GD phòng chống xâm hại ở một số quốc gia trên thế giới. Dựa trên phân tích mô hình dạy học tìm tòi - khám phá theo 6 bước của Jenny và Leslie (2009), đặc điểm tâm -sinh lí của HS lớp 1 và nội dung chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 (2018), nghiên cứu đã vận dụng để xây 59
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 58-64 ISSN: 2354-0753 dựng các bước cụ thể GD phòng chống XHTD cho HS. Trên cơ sở mô hình đã thiết kế, sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch dạy học minh họa cho định hướng dạy học này. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020. 2.2. Giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 1 theo định hướng tìm tòi - khám phá 2.2.1. Xây dựng các bước giáo dục phòng chống xâm hại tình dục theo định hướng tìm tòi - khám phá Dạy học tìm tòi - khám phá được thực hiện theo một chuỗi các hoạt động một cách linh hoạt, phụ thuộc vào mức độ nhận thức và năng lực của HS. Căn cứ vào nội dung chủ đề “Con người và sức khỏe”, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, định hướng phương pháp dạy học và mô hình của Jenny và Leslie (2009) để thiết kế các bước dạy học phòng chống xâm hại cho HS lớp 1. Kế hoạch dạy học vẫn được thiết kế theo 6 bước, nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với nội dung và đối tượng HS như sau: Bước 1: Khai thác kinh nghiệm của HS GV thiết kế hoạt động khởi động, tận dụng những kinh nghiệm nền tảng vốn hiểu biết của HS để khơi gợi và dẫn dắt vào nội dung bài học. Để chuẩn bị cho quá trình tìm tòi của HS, GV chủ động xây dựng nội dung chi tiết, chuẩn bị kiến thức nền, tạo động lực và các hoạt động tìm tòi cho HS dựa trên mục tiêu và yêu cầu của nội dung phòng chống XHTD trong chủ đề Con người và sức khỏe, theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS. Bước 2: Định hướng tìm tòi - khám phá Đối với HS lớp 1, định hướng tìm tòi khám phá nên bắt đầu bằng các câu hỏi kết hợp với các phương tiện dạy học như tranh ảnh, video, chơi một trò chơi liên quan đến nội dung, hoặc xây dựng tình huống giúp HS phán đoán, nêu giả thuyết có thể xảy ra,… nhằm khai thác kinh nghiệm vốn có và dẫn dắt HS vào bài học một cách nhẹ nhàng. Đồng thời, GV có thể định hướng tìm tòi - khám phá bằng cách cho HS tự đặt ra các câu hỏi thắc mắc nội dung GV đã cung cấp. Bước 3: Quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS tìm tòi - khám phá GV hướng dẫn HS lập được kế hoạch tìm tòi, sau đó cho HS dự đoán dựa vào các quan sát, tham gia vào các bài tập giải quyết vấn đề hay ra quyết định hoặc bài tập điều tra,... Trong đó, HS phải sử dụng kiến thức trong một tình huống đã biến đổi, xác định xem cần phải làm gì trong bối cảnh đó và đưa ra sự lựa chọn, lập luận, giải thích hợp lí cho sự lựa chọn của mình. GV hướng dẫn HS thực hiện, làm mẫu trong các tình huống (nếu cần thiết), giám sát và theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ (cá nhân hoặc theo nhóm). Nếu HS chưa thể tự đưa ra được các phương án, GV dẫn dắt, gợi ý các hoạt động theo từng bước để HS thực hiện và tìm tòi - khám phá. Bước 4: Hướng dẫn, hỗ trợ HS rút ra kết luận Hướng dẫn HS thông qua hoạt động hợp tác, kết nối các ý tưởng trong quá trình tìm tòi - khám phá để HS rút ra kết luận bài học. GV có thể điều chỉnh câu trả lời của HS, đưa ra các thuật ngữ, khái niệm đúng với vấn đề đang tìm hiểu. Bước 5: Tổ chức cho HS thực hành, vận dụng kiến thức GV tổ chức cho HS thực hiện các bài tập thực hành, vận dụng, tham gia chơi trò chơi, đóng vai,... nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng đã xây dựng được trong bước 4 và tiếp tục hỗ trợ HS nếu cần. Đây là bước giúp HS ghi nhớ khắc sâu nội dung vừa học, đồng thời hình thành kĩ năng vận dụng vào thực tế các tình huống, củng cố thêm những năng lực vừa đạt được. Bước 6: Đánh giá kết quả hoạt động tìm tòi - khám phá của HS GV gợi ý cho HS cách kiểm nghiệm về bài học mà mình đã học được: Ví dụ: Trong bài học này, em hài lòng hay làm tốt những gì? Những gì em cần nỗ lực hơn?… GV có thể kết hợp bằng việc cho HS chia sẻ cảm nghĩ, ghi lại quá trình đã thực hiện như: Nhật kí cuộc phiêu lưu khám phá, bảng tiến bộ (hành trình của em) hay cây thước thần kì (ghi lại những điểm tiến bộ em đã làm được và những tồn tại cần cố gắng hơn nữa). 2.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục phòng chống xâm hại tình dục theo định hướng tìm tòi - khám phá cho học sinh lớp 1 Các kế hoạch dạy học và trò chơi được chúng tôi thiết kế trên cơ sở dựa vào đặc điểm nhận thức, ngôn ngữ, tâm sinh lí của HS lớp 1, xác định những khó khăn khi HS thực hành; nội dung dạy học về an toàn bản thân trong chủ đề Con người và sức khỏe của Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội 1 năm 2018. Các ý tưởng dạy học chú trọng đến sự đơn giản, kết hợp giữa nội dung và hoạt động một cách khéo léo, khơi gợi sự tò mò, hứng thú khám phá của HS; đồng thời, kết hợp với các phương tiện dạy học trực quan, gần gũi, để HS dễ dàng tiếp nhận và hình thành kiến thức một cách bền vững. Dựa trên quy trình dạy học tìm tòi - khám phá được xây dựng theo 6 bước, nghiên cứu đã thiết kế kế hoạch dạy học phòng chống xâm hại cho HS lớp 1 như sau: 60
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 58-64 ISSN: 2354-0753 Chủ đề: Con người và sức khỏe Tên bài: Giữ cho cơ thể an toàn Thời lượng: 3 tiết 1. Mục tiêu: Bài học góp phần hình thành và phát triển ở HS lớp 1 phẩm chất và năng lực như sau: 1.1. Phẩm chất: - Trung thực: thông qua việc kể lại câu chuyên đã xảy ra; - Trách nhiệm: tự bảo vệ bản thân mình và lên tiếng bảo vệ bạn. 1.2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Thông qua việc ra quyết định và từ chối; - Giao tiếp và hợp tác: thông qua làm việc nhóm, giải quyết các tình huống đặt ra; - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: thông qua đóng vai, lựa chọn cách giải quyết vấn đề. 1.3. Năng lực đặc thù - Nêu tên được các vùng riêng tư trên cơ thể; - Trình bày các đặc điểm của vùng riêng tư; - Phản ứng đúng với những hành vi động chạm, đe dọa đến sự an toàn của bản thân; - Tìm kiếm được người đáng tin cậy khi cần giúp đỡ. 2. Chuẩn bị của GV và HS 2.1. Giáo viên: Video về các hành vi xâm hại đến vùng riêng tư của bản thân và cách ứng xử phù hợp; Hình ảnh minh họa; Máy vi tính, máy chiếu và màn hình. 2.2. Học sinh: Dụng cụ học tập: bút, bút màu, … 3. Các hoạt động dạy học 3.1. Hoạt động 1: Nhận biết các vùng riêng tư của cơ thể, cơ thể này là của riêng con * Mục tiêu: Nêu tên được các vùng riêng tư trên cơ thể. * Các bước tiến hành: Bước 1: HS tham gia trò chơi đi tìm đáp án cho các câu hỏi sau: 1. Cơ thể của con là của riêng con hay của ai khác? a. Của riêng bản thân con b. Của con và ba mẹ c. Của riêng ba mẹ vì ba mẹ sinh ra con 2. Bản thân con có thể gặp những nguy hiểm nào khi gặp người lạ? a. Bị bắt cóc b. Bị sờ vào những nơi con không thích c. Bị bắt làm những việc con không muốn d. Tất cả những ý trên Bước 2: Định hướng tìm tòi - khám phá GV định hướng: Cơ thể của con thuộc về chính con, không ai được phép xâm phạm và làm những điều mà con không muốn. Vậy con sẽ phản ứng như thế nào khi ai đó cố tình làm điều xấu và gây hại cho bản thân con? Chúng ta cùng học “Tự bảo vệ mình” trong bài học này nhé. Bước 3: Hướng dẫn HS tìm tòi - khám phá HS làm việc nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Theo các con, trên cơ thể chúng ta những bộ phận nào mà người khác không được chạm vào? Nếu các con chưa xác định được thì hãy quan sát ở trên hình vẽ nhé. Sau đó, các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. Bước 4: Hướng dẫn HS rút ra kết luận của quá trình tìm tòi HS kết luận (GV hỗ trợ nếu cần): Vùng riêng tư gồm có: miệng, ngực, phần giữa hai đùi và phần mông. Vùng này không ai được phép nhìn hay chạm vào; trừ mẹ và bác sĩ đang trong giờ khám bệnh mới được phép chạm vào. Bước 5: Tổ chức thực hành vận dụng Mỗi HS chỉ các vùng riêng tư trên cơ thể mình với bạn cùng bàn và nhận diện những hành động đe dọa đến an toàn của bản thân. Bước 6: Đánh giá Trước khi học về vùng riêng tư, con có biết bạn trai và bạn gái khác nhau ở vùng nào trên cơ thể không? Con đã làm được những gì để bảo vệ vùng riêng tư? 3.2. Hoạt động 2: Thực hành nói không và phản kháng khi gặp nguy hiểm * Mục tiêu: Phản ứng đúng với các hành vi đụng chạm đến vùng riêng tư của cơ thể; Trình bày được 5 nhóm báo động dẫn đến bị XHTD cần phải tránh xa. 61
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 58-64 ISSN: 2354-0753 * Các bước tiến hành: Bước 1: HS trả lời câu hỏi sau theo hình thức cá nhân Con đã bao giờ nhìn thấy hay bị ai đó đe dọa chạm vào vùng riêng tư làm con khó chịu chưa? Nếu ở trong trường hợp đó, con sẽ làm gì? Bước 2: GV định hướng bằng câu hỏi HS làm việc nhóm 5 và thảo luận: Những hành động nào của người lớn đối với con mà con nghĩ là không an toàn? Và hành động nào không được phép làm với vùng riêng tư? HS xem một đoạn video về các hành vi không được phép và bổ sung vào kết quả của nhóm. Bước 3: HS tham gia tìm tòi - khám phá HS làm việc theo nhóm 5, xem video về 5 báo động nguy hiểm và ghi lại các báo động này. (1) Báo động nhìn: Không ai có quyền nhìn vào vùng riêng tư của em, bắt em nhìn hay xem phim ảnh về vùng riêng tư của người khác. (2) Báo động nói: Không ai được chỉ trỏ, cười cợt vào vùng riêng tư của em và bắt em nói về vùng riêng tư. (3) Báo động chạm: Không ai được phép chạm vào vùng riêng tư của em hay ép em chạm vào vùng riêng tư của họ. (4) Báo động bắt cóc: Không nghe theo lời người lạ, nhận quà và đi theo người lạ, kể cả người quen nếu chưa được sự đồng ý của ba mẹ. (5) Báo động ôm: Bất kì ai ôm mình mà thấy không thoải mái, em hãy yêu cầu họ dừng lại và tìm cách chạy thoát thật nhanh. - Từng nhóm HS nhắc lại các báo động trong video. - HS làm nhóm và trả lời câu hỏi: Nếu ai đó chạm vào vùng riêng tư của con hay bắt con chạm vào vùng riêng tư của họ, làm những điều mà con không thích, làm cho con đau thì con sẽ phản ứng như thế nào và cho biết vì sao con lại chọn hành động đó? - HS quan sát hình 1 (Hoàng Anh Tú, 2017), đối chiếu câu trả lời và đánh dấu vào các hành động của mình đã chọn. Hình 1 - HS thảo luận theo nhóm 5 và xác định các hành động để giữ an toàn cho bản thân tương ứng từng bức tranh trong hình 2 (Theo Hoàng Anh Tú, 2017). Báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp. Hình 2 Bước 4: HS rút ra kết luận HS tổng kết theo nhóm (GV hỗ trợ nếu cần): mỗi nhóm hãy viết 05 báo động và chọn 10 hành động phản ứng khi gặp 05 báo động này vào bảng nhóm. Sau đó, treo kết quả lên bảng. 62
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 58-64 ISSN: 2354-0753 Bước 5: Thực hành các hành động để giữ an toàn cho bản thân - Tình huống 1: HS làm việc theo nhóm đôi đóng vai giải quyết tình huống: Bác hàng xóm cho nhiều đồ ăn con thích như bánh, kẹo,... và cả tiền, nhưng bác ấy hay ôm và sờ vào cơ thể con làm con không thích và hơi khó chịu. Bác lại luôn dặn đừng nói với ai vì đó là bí mật của hai bác cháu. Nếu hôm nay, bác lại hẹn cho con đồ ăn và tiền, con sẽ làm gì để không bị khó chịu nữa? - Tình huống 2: HS đóng vai theo nhóm 4 theo diễn biến sau: Người lạ bước đến gần; Người lạ vẫn bước đến gần hơn và giơ tay bắt con; Người lạ đã bắt được con; Con tiếp tục bị lôi đi. - HS thực hành theo nhóm 4: Thực hành 1: Lùi lại, giữ khoảng cách an toàn (ngoài tầm với của người lạ). Thực hành 2: Quay đầu chạy thật nhanh và la lớn “Cứu tôi”. Thực hành 3: Hét to nhất có thể: Buông tôi ra, đây là kẻ bắt cóc, cứu tôi. Thực hành 4: Tiếp tục kêu la thật to “cứu tôi” và đập phá đồ đạc xung quanh để gây sự chú ý cho mọi người cho đến khi có người cứu giúp. Bước 6: Suy ngẫm và đánh giá - Trong bài con đã học được điều gì? Con hài lòng với điều gì nhất và đã gặp khó khăn gì? Khi gặp các báo động nguy hiểm con sẽ thực hiện các hành động nào để tự bảo vệ bản thân? - HS có phản ứng đúng và thực hiện được các kĩ năng phản kháng khi gặp nguy hiểm: Đạt. 3.3. Hoạt động 3. Chia sẻ bí mật * Mục tiêu: Tìm kiếm được người đáng tin cậy khi cần giúp đỡ; Chia sẻ được câu chuyện của em với người tin cậy. * Cách tiến hành: Bước 1: Không có bí mật nào không thể chia sẻ - HS tham gia trò chơi đoán bí mật cô giáo đã cất giấu trong “Chiếc hộp bí mật”. - Từ câu trả lời của HS, GV giới thiệu về 02 loại bí mật: Khi nghĩ đến làm cho con vui là bí mật tốt và khi nghĩ đến làm con sợ hãi, không vui, xấu hổ, là bí mật xấu. Nếu tất cả bí mật đều cất riêng vào hộp không chia sẻ thì mãi mãi không ai biết. Bước 2: Ai sẽ giữ bí mật giúp con - GV đặt câu hỏi: Vậy có nên chia sẻ bí mật nào không? Và con sẽ chia sẻ bí mật đó với ai? - HS: Không có bí mật nào không thể chia sẻ, con sẽ chọn người tin cậy để chia sẻ. Bước 3: Chia sẻ bí mật của con - HS nói với bạn cùng bàn về 01 bí mật của mình. - Liệt kê 03 người tin cậy nhất để chia sẻ về bí mật của mình và trao đổi với bạn tại sao lại chọn những người đó? - GV mời 3 đến 5 nhóm kể lại những người mà con tin tưởng để chia sẻ bí mật. Bước 4: Hướng dẫn HS kết luận quá trình tìm tòi - GV định hướng: Khi nghĩ đến bí mật mà mình cảm thấy lo sợ và không vui, con sẽ làm gì? - HS kết luận: Khi nghĩ đến bí mật mà mình đang giữ cảm thấy lo sợ, không vui, con sẽ nói với những người con tin cậy như mẹ, bà,… để họ giúp con. Bước 5: Thực hành vận dụng Mỗi HS tự vẽ bản thân ở trung tâm có 03 vòng bao xung quanh và điền người tin cậy số 1, 2, 3 lần lượt vào các vòng từ trong ra ngoài. Bước 6: Suy ngẫm và đánh giá - Trong bài học, con hài lòng về điều gì? Những gì con đã làm tốt và những gì cần nỗ lực hơn? - Con hãy chia sẻ bí mật cho mẹ/ba/bà/ông nghe nhé. 2.2.3. Phân tích những ý tưởng định hướng giáo dục phòng chống xâm hại tình dục theo định hướng tìm tòi - khám phá Trong kế hoạch bài dạy, nghiên cứu đã dần thoát ra phương pháp truyền thụ truyền thống, vai trò của GV chỉ là người tổ chức và hỗ trợ, còn HS tham gia vào các hoạt động cá nhân hoặc nhóm quan sát, trả lời câu hỏi, tương tác, trải nghiệm,... Cụ thể, ở bước 1 của hoạt động, chúng tôi thiết kế các tình huống khơi gợi vấn đề, tạo động lực bắt đầu bằng những câu hỏi hay trò chơi. Ở bước 2 và bước 4, do đây là HS lớp 1, GV sẽ hỗ trợ nếu cần trong việc đưa ra định hướng tìm tòi và kết luận nội dung hoạt động. Hoạt động tìm tòi - khám phá thể hiện rõ nhất trong bước 3, khi GV tập trung vào khai thác và huy động tối đa các thông tin của chính bản thân HS trong khi làm việc nhóm. Các câu hỏi kiểu truy tìm, khám phá thu hút sự quan tâm, hứng thú của HS. HS tham gia tích cực vào việc tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra và học các kĩ năng trình bày dạng viết, nói và sử dụng phương tiện nghe nhìn. Trong 63
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 58-64 ISSN: 2354-0753 nghiên cứu này, HS chủ yếu làm việc nhóm vừa hình thành năng lực khoa học đặc thù, vừa hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác. Ở bước 5, chúng tôi thiết kế kết hợp theo hình thức giải quyết tình huống, đóng vai, thực hành, nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào chính cuộc sống của HS. Ở bước cuối cùng, HS được chiêm nghiệm và tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học. HS sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và tiến bộ cá nhân, suy ngẫm về những nội dung được học để áp dụng vào thực tế cuộc sống và động lực để cố gắng hơn nữa. Như vậy, chuỗi các hoạt động tìm tòi - khám phá có liên kết với nhau để HS tìm ra và giải quyết vấn đề để vận dụng vào thực tế cuộc sống. 3. Kết luận Nghiên cứu đã thiết kế mô hình dạy học và kế hoạch dạy học minh họa về phòng chống xâm hại cho HS lớp 1 theo định hướng tìm tòi - khám phá theo 6 bước; phân tích và chỉ ra được các năng lực hình thành cho HS khi thực hiện các hoạt động dạy học theo định hướng này. Trên cơ sở đó, nghiên cứu cung cấp cho GV nguồn tư liệu phong phú và đáng tin cậy phục vụ hiệu quả việc GD phòng chống XHTD cho HS trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 theo Chương trình GD phổ thông 2018. Tài liệu tham khảo Alberta, Alberta Learning, and Learning and Teaching Resources Branch (2004). Focus on inquiry: A teacher’s guide to implementing inquiry-based learning. Edmonton, AB: Alberta Learning. Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và Xã hội (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018). D. Russell, D. Higgins, & A. Posso (2020). Preventing child sexual abuse: A systematic review of interventions and their efficacy in developing countries. Child Abuse Neglect, 102, 104395, doi: 10.1016/j.chiabu.2020.104395. Đặng Thành Hưng (2012). Lí luận phương pháp và kĩ năng dạy học. Giáo trình đào tạo tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Hoàng Anh Tú (2017). 30 ngày cùng con học hiểu về chống xâm hại. NXB Thế giới. Jenny W., Leslie J. W (2009). Focus on Inquiry: A practical approach to integrated curriculum planning. Curriculum Corporation. Lê Hà, Trịnh Dũng (2020). Xâm hại tình dục trẻ em đã len lỏi vào trường học. Truy cập tại: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-giao-duc/xam-hai-tinh-duc-tre-em-da-len-loi-vao-truong-hoc-459445/, truy cập 14h30, ngày 16/8/2020. Lê Thị Hồng Chi (2014). Dạy học dựa vào tìm tòi ở tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. L. K. Murray, A. Nguyen, & J. A. Cohe. (2014). Child Sexual Abuse. Child and Adolescent Psychiatric Clinics of North America, 23(2), 321-337, doi: 10.1016/j.chc.2014.01.003. M. Joki-Erkkilä, J. Niemi, & N. Ellonen (2018). Child sexual abuse - Initial suspicion and legal outcome. Forensic Science International, 291, 39-43, doi: 10.1016/j.forsciint.2018.06.032. M. N. Melmer & S. Gutovitz. (2020). Child Sexual Abuse and Neglect. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing. Nguyễn Minh Giang, Phạm Tường Yến Vũ, Nguyễn Thị Mai Hương (2019). Thiết kế một số nội dung, phương tiện và phương pháp dạy học giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển năng lực. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Educational Sciences, 64(1), 27-36. Nguyễn Minh Giang (2020). Giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học. NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Thị Phương Mai (2018). Phát triển năng lực khám phá cho học sinh trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật” (Sinh học 10). Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 5, tr 193-199. Quốc hội (2016). Luật trẻ em, Luật số 102/2016/QH13, ngày 05/4/2016. 64
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống
67 p | 47 | 13
-
Tài liệu Tập huấn cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
98 p | 92 | 8
-
Tài liệu học tập Giáo dục Quốc phòng và An ninh (Học phần 2: Công tác quốc phòng an ninh): Phần 2
49 p | 18 | 8
-
Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tỉnh Quảng Ninh
5 p | 165 | 7
-
Giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học
7 p | 36 | 7
-
Bài tham luận: Nâng cao hiệu quả triển khai Đề án 938/QĐ-TTg “Tuyên truyền, giáo dục, vận động hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2022-2027 trên địa bàn huyện Tân Yên
4 p | 206 | 5
-
Bài tham luận: Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
5 p | 75 | 4
-
Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
6 p | 22 | 4
-
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở
7 p | 13 | 3
-
Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ an toàn thân thể cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
8 p | 58 | 3
-
Giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng ngừa bạo lực học đường tại trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng
8 p | 39 | 2
-
Những quy định chung về chăm sóc và bảo vệ trẻ em: Phần 2
96 p | 34 | 2
-
Sự cần thiết và một số biện pháp giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Nghệ An
6 p | 30 | 2
-
Sự phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở và một số nguy cơ dẫn đến bạo lực và xâm hại tình dục
3 p | 7 | 2
-
Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3 p | 17 | 1
-
Các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
3 p | 17 | 1
-
Thực trạng nguồn ngữ liệu và việc sử dụng ngữ liệu hỗ trợ giảng dạy kĩ năng phòng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học
10 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn