Bài tham luận: Nâng cao hiệu quả triển khai Đề án 938/QĐ-TTg “Tuyên truyền, giáo dục, vận động hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2022-2027 trên địa bàn huyện Tân Yên
lượt xem 5
download
Bài tham luận góp phần nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của hội viên phụ nữ và nhân dân trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến phụ nữ; nâng cao năng lực, trình độ cho phụ nữ, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tình hình trật tự; từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tham luận: Nâng cao hiệu quả triển khai Đề án 938/QĐ-TTg “Tuyên truyền, giáo dục, vận động hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2022-2027 trên địa bàn huyện Tân Yên
- BÀI THAM LUẬN Nâng cao hiệu quả triển khai Đề án 938/QĐTTg “Tuyên truyền, giáo dục, vận động hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề liên quan đến phụ nữ ” giai đoạn 20222027 trên địa bàn huyện Kính thưa các vị đại biểu, khách quý! Thưa toàn thể hội nghị. Về dự hội nghị, được ban tổ chức dành thời gian cho phát biểu ý kiến, trước tiên tôi xin kính chúc các vị đại biểu, khách quý, cùng toàn thể hội nghị sức khỏe, hạnh phúc và chúc hội nghị thành công tốt đẹp! Kính thưa các vị đại biểu! Trước tiên, tôi xin cơ bản nhất trí với dự thảo báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng như các ý kiến phát biểu trước. Có thể khẳng định, 5 năm qua Đề án 938/CP đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện đạt được nhiều kết quả nổi bật. Công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện Đề án được thực hiện sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả. Đề án có sự lan tỏa lớn, được sự đồng thuận, hưởng ứng của các tầng lớp phụ nữ và người dân trong tỉnh. Đối với Tân Yên, huyện xác định kết quả thực hiện Đề án 938 sẽ tác động lớn đến phụ nữ và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Do vậy, ngay sau khi UBND tỉnh triển khai Đề án, huyện đã kịp thời xây dựng kế hoạch, triển khai Đề án đến các ngành thành viên, cơ quan, đơn vị, các xã, TT trên địa bàn huyện. Chỉ đạo quán triệt đến các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu của Đề án vào các chương trình phát triển kinh tế của huyện, địa phương; Đồng thời hàng năm UBND huyện đã bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo kế hoạch của UBND tỉnh. Để thực hiện các mục tiêu của Đề án, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến thực hiện Đề án: công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ năng đảm bảo an toàn cho phụ nữ trẻ em, xây dựng gia đình bình đẳng hạnh phúc, phòng chống bạo lực, phòng chống xâm hại trẻ em….. Hằng năm, chỉ đạo các ngành, đơn vị tổ chức các hoạt động thực hiện Đề án theo kế hoạch: tập huấn kiến thức, tổ chức các hội thi, giao lưu, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, thành lập các mô hình, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ. ...nhằm vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ , góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Kết quả, trong 5 năm: đã tổ chức cung cấp thông tin, kiến thức về giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật; về giáo dục làm cha mẹ…đến 60.000 lượt bà mẹ, ông bố có con dưới 16 tuổi được; đã có 24.000 phụ nữ được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực giới, 1
- bạo lực gia đình sẵn sàng lên tiếng trước các hành vi bạo lực; Thường trực Huyện ủy, HĐND UBND huyện tổ chức 8 Hội nghị đối thoại chuyên đề với cán bộ, hội viên phụ nữ huyện. 22 cơ sở tổ chức 75 Hội nghị đối thoại giữa các đồng chí lãnh đạo cấp ủy với hội viên phụ nữ...giải quyết 406 câu hỏi, kiến nghị...của phụ nữ; trao tặng 28.750 xuất quà, phương tiện sinh kế, hỗ trợ xây 250 nhà “Mái ấm tình thương”, “nhà đại đoàn kết” cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trị giá hơn 15 tỷ đồng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn; 22/22 đơn vị thành lập và duy trì được gần 200 mô hình thực hiện Đề án: “Làng quê an toàn”, chi hội phụ nữ “3 an toàn cho phụ nữ và trẻ em”; Câu lạc bộ “gia đình hạnh phúc”, “nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, “phòng chống bạo lực gia đình”, mô hình “địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”... với 9.023 thành viên tham gia... Kính thưa các đồng chí Có thể nói, 5 năm qua UBND huyện Tân Yên đã bám sát vào sự chỉ đạo của tỉnh, tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nội dung Đề án . Đến nay đã hoàn 6/6 mục tiêu của Đề án. Việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Đề án kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Các ngành thành viên và cấp cơ sở đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án với nhiều nội dung phong phú, thiết thực, linh hoạt, sáng tạo. Kết quả thực hiện Đề án đã góp phần nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của hội viên phụ nữ và nhân dân trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến phụ nữ; nâng cao năng lực, trình độ cho phụ nữ, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tình hình trật tự; từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Kính thưa hội nghị Để nâng nâng cao chất lượng thực hiện Đề án, trong thời gian tới huyện sẽ thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất: Chỉ đạo các ngành thành viên, UBND các xã, thị trấn tiếp tục tổ chức thực hiện các hoạt động trong Đề án theo giai đoạn. Quan tâm bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện các nội dung của Đề án. Coi nhiệm vụ thực hiện Đề án là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị. Phát huy vai trò tham mưu của Hội LHPN các cấp trong thực hiện Đề án. Đồng thời, hằng năm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án tại cơ sở. Thứ 2: Để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến phụ nữ, huy động nguồn lực thực hiện Đề án UBND huyện sẽ chỉ đạo các ngành thành viên tiếp tục ký kết kế hoạch, chương trình thực hiện các nội dung của đề án: Phòng tư pháp phối hợp với Hội phụ nữ thực hiện chương trình phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ, Hội phụ nữ phối hợp với các ngành tư pháp thực hiện giải quyết các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em, Hội phụ nữ phối hợp với phòng giáo dục tổ chức tuyên truyền các chủ đề của Đề án cho đối tượng học sinh và phụ huynh học sinh….Đảm bảo 100% các ngành thành viên thực 2
- hiện Đề án hằng năm đều có các chương trình, kế hoạch phối hợp thực hiện nội dung đề án. Thứ 3: Tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thực hiện Đề án: Hằng năm, căn cứ vào chủ đề thực hiện Đề án, huyện sẽ tổ chức các lớp tập huấn cung cấp các kiến thức, kỹ năng, tài liệu tuyên truyền tuyên truyền, thực hiện đề án cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Phát huy mạng lưới cộng tác viên, tư vấn viên tại cộng đồng trong chuyển tải thông điệp truyền thông của Đề án nhất là về giáo dục phẩm chất đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục làm cha mẹ, an toàn thực phẩm; phòng, chống bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới đến các nhóm đối tượng phụ nữ khác nhau, vận động, hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi hành vi. Thứ 4: Chỉ đạo nâng cao công tác tuyên truyền các nội dung của Đề án đến phụ nữ theo hướng đa dạng, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn; Tiếp tục xây dựng, phát hành các tài liệu tuyên truyền phù hợp với các nhóm đối tượng phụ nữ, quan tâm đến các đối tượng phụ nữ yếu thế… Đa dạng hóa nội dung, hình thức, kênh truyền thông, giáo dục tại cộng đồng phù hợp với từng nhóm đối tượng theo phạm vi can thiệp của Đề án. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội. Thứ 5: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên sâu sát cơ sở. Kịp thời nắm bắt, báo cáo, giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến phụ nữ. Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở định kỳ hằng năm tổ chức hội nghị đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với phụ nữ, nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em. Thứ 6, quan tâm đẩy mạnh các hoạt động giám sát thực hiện pháp luật liên quan đến phụ nữ như: Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân gia đình, Luật phòng chống BLGĐ …để kịp thời có kiến nghị đề xuất các giải pháp, khắc phục những tồn tạn hạn chế trong thực tiễn. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện giải quyết các vụ việc liên quan đến phụ nữ đối với các cơ quan chức năng. Thứ 7, Xây dựng, duy trì, nâng cao hiệu quả các mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ chủ động giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ: mô hình xây dựng gia đình hạnh phúc, phụ nữ với an toàn thực phẩm, làng quê an toàn, chi hội 3 an toàn…Thường xuyên đánh giá việc hoạt động, hiệu quả của các mô hình. Đồng thời phát hiện, xây dựng, tuyên truyền các điển hình, cách làm hiệu quả trong thực hiện Đề án để truyền thông, nhân rộng. Đồng thời, tổ chức các hội nghị tọa đàm, gặp mặt, biểu dương các điển hình tập thể, cá nhân trong triển khai thực hiện các thực hiện Đề án. Kính thưa hội nghị! Trên đây là một số ý kiến trao đổi của huyện Tân Yên trong triển khai thực hiện Đề án 938 của Thủ tướng Chính phủ. Trân trọng cảm ơn Hội nghị! 3
- 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Văn thư - Lưu trữ trong văn phòng Công ty Cơ điện và phát triển nông thôn
17 p | 559 | 132
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học
0 p | 329 | 90
-
Đổi mới phương pháp dạy học các môn Lí luận chính trị theo cách tiếp cận năng lực khoa học và phẩm chất sư phạm của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
6 p | 170 | 24
-
Phương pháp dạy học tích cực: hiện trạng và một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học thảo luận
5 p | 167 | 23
-
Một số giải pháp nâng cao năng lực của giảng viên khối ngành khoa học tự nhiên ở Trường Đại học Vinh về dạy học tích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên hiện nay
7 p | 105 | 7
-
Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học các môn lí luận chính trị cho sinh viên đại học ở Việt Nam hiện nay
5 p | 78 | 6
-
Một số nguyên nhân gây lỗi trong dịch văn bản chính luận Trung-Việt
2 p | 54 | 6
-
Nâng cao hoạt động giao tiếp trong giảng dạy nhằm cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh cho người học
6 p | 64 | 4
-
Dân trí và việc nâng cao trình độ dân trí hiện nay
0 p | 138 | 4
-
Bài tham luận: Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
5 p | 75 | 4
-
Bài tham luận: Công tác triển khai, thực hiện Đề án 938/CP gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương huyện Lạng Giang
5 p | 78 | 4
-
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự đánh giá các trường trung học phổ thông huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng
8 p | 29 | 3
-
Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa các học phần lý luận chính trị cho sinh viên trường Đại học Sao Đỏ
14 p | 24 | 3
-
Giải quyết bài toán cung cầu giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
9 p | 30 | 3
-
Tự chủ về nhân sự - Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học ở Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
9 p | 12 | 3
-
Tham luận của khoa Kiến trúc tại hội nghị tổng kết 5 năm đào tạo theo tín chỉ
7 p | 15 | 2
-
Nâng cao năng lực đấu tranh phòng, chống luận điệu sai trái, thù địch trên mạng xã hội của giảng viên giáo dục quốc phòng hiện nay
8 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn