intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

52
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm tìm hiểu xu hướng tích hợp giáo dục STEAM vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ Đại học. Khảo sát 11 chương trình đào tạo ở nước ngoài cho thấy có 2 hướng chính trong việc tích hợp giáo dục STEAM vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non là: Không có học phần giáo dục STEM-STEAM và có học phần giáo dục STEM-STEAM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4C, pp. 3-14 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIÁO DỤC STEAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Trần Viết Nhi* và Nguyễn Tuấn Vĩnh Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế Tóm tắt. Mối quan tâm đối với giáo dục STEAM cho trẻ mầm non ngày càng lan rộng đã dẫn đến nhu cầu cao đối với việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực giáo dục STEAM cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xu hướng tích hợp giáo dục STEAM vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ Đại học. Khảo sát 11 chương trình đào tạo ở nước ngoài cho thấy có 2 hướng chính trong việc tích hợp giáo dục STEAM vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non là: Không có học phần giáo dục STEM-STEAM và có học phần giáo dục STEM-STEAM. Bên cạnh đó, xu hướng xây dựng chương trình bằng kép Giáo dục mầm non – giáo dục STEAM cũng đã được quan tâm. Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một số đề xuất đối với việc xây dựng nội dung giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non tại Việt Nam với hi vọng giúp các cơ sở đào tạo có định hướng phù hợp trong xây dựng chương trình và triển khai học phần “STEAM trong giáo dục mầm non”. Từ khóa: STEM, STEAM, giáo viên mầm non, chương trình đào tạo. 1. Mở đầu STEAM (khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán) bắt nguồn từ STEM – thuật ngữ được giới thiệu bởi Quỹ nghiên cứu Quốc gia Hoa Kì (NSF) vào những năm 1990. Đến tháng 11 năm 2009, tổng thống Mỹ Obama khởi động chiến dịch “Educate to innovate” (tạm dịch: Giáo dục để đổi mới) với mục tiêu đưa học sinh Mỹ từ vị trí trung bình lên vị trí hàng đầu về toán và khoa học tự nhiên trong vòng 10 năm, nhấn mạnh tiếp cận toàn diện đối với giáo dục STEM. Kể từ đó, giáo dục STEAM không chỉ được quan tâm ở Mỹ mà con tiến lên như là chiến lược đổi mới giáo dục của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Úc, Canada, Đài Loan, Anh, Tây Ban Nha, Israel, Hàn Quốc, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kì, Malaysia [1, tr.1]. Ở Việt Nam, giáo dục STEM và STEAM thực sự được quan tâm triển khai từ những năm 2017 trên cả bình diện nghiên cứu và triển khai áp dụng. Tiếp cận STEAM trong giáo dục mầm non (GDMN) ở Việt Nam vẫn đang ở những bước đi ban đầu và chưa được triển khai một cách đồng bộ. Tiếp cận STEAM đặt ra vấn đề lớn đối với đào tạo giáo viên (GV). Ngay từ khi khởi động chiến dịch “Giáo dục để đổi mới” vào năm 2009, vấn đề đào tạo đội ngũ GV cốt cán trong lĩnh vực STEM đã được Mỹ chú trọng với mục tiêu cụ thể là “chuẩn bị 100.000 GV cho thập kỉ tới” [2]. Ở các nước khác, vấn đề đào tạo GV, trong đó có giáo viên mầm non (GVMN) nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục STEAM cũng rất được chú trọng. Một số nghiên cứu cho thấy GVMN và cả sinh viên đang theo học GDMN thường thiếu hụt về kiến thức, kĩ năng và thiếu tự tin hơn trong việc triển khai giáo dục STEAM, dẫn đến tự đánh giá thấp năng lực bản thân và bộc lộ những khuynh hướng tiêu cực [3] như dành ít thời gian hơn để giảng dạy hay như áp dụng một Ngày nhận bài: 2/9/2021. Ngày sửa bài: 29/9/2021. Ngày nhận đăng: 10/10/2021. Tác giả liên hệ: Trần Viết Nhi. Địa chỉ e-mail: tranvietnhi@dhsphue.edu.vn 3
  2. Trần Viết Nhi* và Nguyễn Tuấn Vĩnh cách miễn cưỡng [4, tr. 2] [5, tr. 2]. Các nghiên cứu tích hợp giáo dục STEAM trong đào tạo, bồi dưỡng GVMN đã được các nhóm tác giả An, S (2020), Shagufta, Mo. và cộng sự (2020), Boice, K.L. và cộng sự (2021) thực hiện [5-7]. Kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng GV và sinh viên có thái độ tích cực hơn, vận dụng giáo dục STEAM hiệu quả hơn sau các chương trình bồi dưỡng chuyên môn hay sau các học phần có tích hợp nội dung giáo dục STEAM. Có thể thấy, xây dựng và triển khai các nội dung liên quan đến giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo GVMN là bước chuẩn bị quan trọng, cần được quan tâm. Trong quá trình này cần thiết phải tham khảo, học hỏi để nắm bắt xu hướng tiếp cận từ các chương trình đào tạo nước ngoài trong lĩnh vực để xây dựng và thích ứng trong bối cảnh Việt Nam. Tuy vậy, vấn đề nói trên chưa được quan tâm nghiên cứu ở các nước trong khu vực và Việt Nam. Đây là lí do thôi thúc chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về tích hợp giáo dục STEAM vào chương trình đào tạo GVMN ở một số nước, từ đó đề xuất hướng tiếp cận cho các cơ sở đào tạo GVMN tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ sở đào tạo GVMN tại Việt Nam trong việc xây dựng và triển khai nội dung giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo GVMN, nhằm chuẩn bị lực lượng giáo viên có đủ năng lực để tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non theo tiếp cận STEAM. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giáo dục STEAM và sự phù hợp đối với giáo dục mầm non Việt Nam Khái niệm giáo dục STEAM được đề xuất vào năm 2006 bởi học giải người Mỹ - Yakman, nhấn mạnh việc tích hợp các yếu tố nghệ thuật và nhân văn vào các yếu tố cơ bản của học tập liên ngành, tức là tích hợp khoa học và công nghệ dựa trên toán học với kĩ thuật và nghệ thuật. Trước đó, trong quá trình triển khai giáo dục STEM, ngày càng có nhiều xu hướng bổ sung nghệ thuật vào một cách tự nhiên và biến nó thành STEAM [8]. STEAM không chỉ là một thuật ngữ viết tắt, mà là con đường tư duy – một triết lí về cách các nhà giáo dục ở tất cả các cấp nên giúp người học tích hợp kiến thức giữa các ngành và khuyến khích họ suy nghĩ một cách có liên kết và toàn diện hơn [9]. Nghệ thuật trong STEAM nhấn mạnh sự sáng tạo, học tập thông qua khám phá chủ động, học tập tự định hướng cũng như khám phá qua giác quan, nghệ thuật và nhân văn [10, tr. 5]. Tiếp cận STEAM tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập tự định hướng, trong đó người học cảm thấy hứng thú, cải thiện sự tự tin, cảm giác hoàn thành và sự hài lòng về kiến thức mình có được thông qua các trải nghiệm học tập hiệu quả và có ý nghĩa. Trong các hoạt động này, trẻ tràn đầy niềm đam mê học hỏi, khám phá và xây dựng ý nghĩa từ việc học của chính mình. STEAM cũng nhấn mạnh mối liên hệ giữa kiến thức và kĩ năng của môn học đối với các tình huống thực tế cuộc sống. Những yếu tố này thường bị bỏ qua trong giáo dục [10]. Trẻ mầm non thể hiện sự tò mò, khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên ngay từ khi còn rất nhỏ [11, tr. 3], [12, tr. 2]. Vì vậy, hầu hết các nghiên cứu có liên quan đều đi đến kết luận rằng: tiếp cận STEAM phù hợp với phong cách học tập của trẻ mầm non, kích thích được hứng thú học tập và có tác động tích cực đến sự phát triển về nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề; tạo dựng sự tự tin, năng động và tư duy đổi mới cho trẻ [1], [13, tr. 2], [10, tr. 14]. Vì vậy, STEAM không những giúp GV kết hợp nhiều lĩnh vực cùng một lúc và thúc đẩy các trải nghiệm học tập để trẻ khảo sát, đặt câu hỏi, nghiên cứu, khám phá và thực hiện các kĩ năng xây dựng sáng tạo mà còn cung cấp thêm nhiều lựa chọn cho các nhà giáo dục để trình bày các khái niệm STEM cho trẻ thông qua nghệ thuật [4, tr. 7], [13]. Áp dụng giáo dục STEAM ở bậc học mầm non được thực hiện nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu chương trình GDMN [14]. Trong bối cảnh Việt Nam, nghiên cứu của các tác giả Hoàng Thị Phương (2020), Trần Viết Nhi và cộng sự (2020) cũng đã phân tích và khẳng định vận dụng giáo dục STEAM trong 4
  3. Giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non GDMN Việt Nam là khả thi và không làm thay đổi, xáo trộn các hoạt động ở trường mầm non. Sự phù hợp này thể hiện cụ thể [15-16]: Thứ nhất, giáo dục STEAM tiếp cận chủ đề và nhấn mạnh tích hợp liên môn nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập mang tính thực tiễn thông qua các hoạt động khám phá, trải nghiệm tích cực; chú trọng đánh giá quá trình. Đây cũng là quan điểm tiếp cận của chương trình GDMN hiện hành. Theo đó, nội dung và các hoạt động giáo dục được triển khai theo hướng tích hợp theo chủ đề, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, liên tục, đáp ứng được sự đa dạng của vùng miền và đối tượng trẻ [17]. Bên cạnh đó, kế hoạch số 262/KH-BGDĐT (30/06/2021) của Bộ GD và ĐT về chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021- 2025 cũng xác định một số tiêu chí quan trọng như “bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ…” và “tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thực tế cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn [18, tr. 8]. Với những tiêu chí trên, nội dung của kế hoạch ghi rõ các cơ sở GDMN phải tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”, tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận, trải nghiệm, xử trí các tình huống có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày và tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình trên tinh thần khuyến khích sự sáng tạo của nhà giáo dục và tận dụng điều kiện sẵn có của địa phương trong tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ. Thêm vào đó, quá trình đánh giá cần phải “đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có; đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải được dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kì vọng giống nhau với tất cả trẻ” và “tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ về cách thức, tốc độ học tập và phát triển riêng, đảm bảo công bằng với mọi trẻ; chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ”. Đây cũng là những định hướng cốt lõi của giáo dục STEAM. Thứ hai, chương trình khung do Bộ GD và ĐT ban hành tính mở cao, cho phép GV linh hoạt tích hợp các nội dung ngoài chương trình khung để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục khá đa dạng, bao gồm: hoạt động giáo dục có chủ định, hoạt động vui chơi (ở các góc và ngoài trời), tham quan, dã ngoại, lễ hội, lao động… cho phép GV lồng ghép, tích hợp các hoạt động giáo dục STEAM một cách linh hoạt mà không làm xáo trộn, thay đổi các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. 2.2. Vai trò của giáo viên mầm non trong giáo dục STEAM và vấn đề đặt ra đối với các cơ sở đào tạo giáo viên Các nhà nghiên cứu đi trước đã chỉ ra rằng, để tiếp cận giáo dục STEAM cho trẻ mầm non có hiệu quả, GV nên sử dụng tối đa các đối tượng có sẵn môi trường tự nhiên và đồng thời thiết lập không gian và môi trường để trẻ vui chơi, khám phá trong và ngoài khuôn viên trường [19] [12] bằng cách sử dụng các công cụ đơn giản (thước đo, kính lúp, kính hiển vi, bẫy côn trùng, ròng rọc, nhiệt kế, cân thăng bằng) và hiện đại (máy tính, máy in, robot) [20]. Bên cạnh đó, GV cần khuyến khích và khơi gợi sự tò mò tự nhiên của trẻ trong việc quan sát hiện tượng, đặt câu hỏi, khám phá, sáng tạo và đưa ra giả định [21] hay tích hợp các hoạt động STEAM vào chương trình giáo dục nhà trường [22], [10]. Một số nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng: Cần tăng cường tiếp cận giáo dục STEAM cho trẻ mầm non thông qua chơi và chú trọng vào các hoạt động vui chơi thay vì lồng ghép nhiều hoạt động STEAM vào chương trình giảng dạy [12]; và cần tránh việc dạy STEAM cho trẻ như cách tiếp cận của các trường phổ thông [12], [15]. Điều này cho thấy, hiệu quả giáo dục STEAM cho trẻ mầm non phụ thuộc phần lớn vào nhận thức của GV về các khái niệm, quy trình và kĩ năng tích hợp, lồng ghép giáo dục khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán vào các hoạt động hàng ngày của trẻ [21], [19]. Tuy vậy, một số nghiên cứu trong và ngoài nước bước đầu chỉ ra sự thiếu hụt về kiến thức, kĩ năng và sự tự tin của sinh viên và GVMN đối với tiếp cận giáo dục STEAM [3], [6], [16] 5
  4. Trần Viết Nhi* và Nguyễn Tuấn Vĩnh đang đặt ra yêu cầu đối với trong việc tập huấn, bồi dưỡng năng lực giáo dục STEAM cho GVMN mà còn đòi hỏi các cơ sở đào tạo GVMN quan tâm hơn đến việc chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng liên quan đến giáo dục STEAM ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Đối Việt Nam, tiếp cận STEAM ở cấp học mầm non vẫn đang ở những bước đi chập chững đầu tiên, vì vậy vấn đề này càng cần được chú trọng nhằm chuẩn bị một thế hệ GVMN đáp ứng được yêu cầu tiếp cận STEAM một cách toàn diện trong tương lai. 2.3. STEAM trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non một số nước 2.3.1. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích trả lời câu hỏi: Nội dung “Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non” được tích hợp như thế nào trong chương trình đào tạo GVMN ở các nước? Câu hỏi này sẽ được làm sáng tỏ thông qua trả lời các câu hỏi thành phần sau đây: (1) Giáo dục STEAM có được bổ sung vào chương trình đào tạo GVMN các nước hay không?; (2) Học phần giáo dục STEM/ STEAM có thay thế các học phần liên quan đến giáo dục khoa học, công nghệ, nghệ thuật, kĩ thuật và toán hay không?; và (3) Trọng số các học phần liên quan đến STEAM so với toàn bộ chương trình như thế nào? Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp tài liệu. Dữ liệu nghiên cứu chính là 11 chương trình đào tạo GVMN chính quy trình độ Đại học đang được sử dụng tại một số trường Đại học ở Mỹ (3 chương trình), Úc (3 chương trình), Hàn Quốc (2 chương trình), Thái Lan (2 chương trình). Các chương trình được truy xuất trực tiếp từ trang web chính thức của các trường và lựa chọn dựa trên hai tiêu chí: (1) Quốc gia và trình độ phát triển: gồm các nước có nền giáo dục phát triển hơn Việt Nam (Mỹ, Úc, Hàn Quốc) và các nước trong khu vực Đông Nam Á có trình độ giáo dục tương đương Việt Nam như Thái Lan; (2) Tính cập nhật của chương trình: chương trình được lựa chọn là chương trình hiện hành, được cập nhật và vẫn đang được sử dụng trong quá trình đào tạo. Tiếp đến, các chương trình được nghiên cứu kĩ hơn để xem xét trọng số của các học phần có liên quan đến giáo dục STEM/ STEAM đối với tổng thể chương trình của từng trường thông qua tỉ lệ phần trăm. Cách tính này được lựa chọn nhằm đảm bảo tính nhất quán và đảm bảo độ tin cậy cho số liệu trong quá trình so sánh thay vì giữ nguyên số tín chỉ của các học phần (có thể cách tính số tiết trên tín chỉ là không giống nhau giữa các trường). Một số chương trình tiêu biểu được lựa chọn và phân tích kĩ hơn nhằm làm rõ các xu hướng tiếp cận tích hợp nội dung giáo dục STEAM vào chương trình đào tạo GVMN. 2.3.2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Quá trình khảo sát các chương trình đào tạo GVMN của một số trường ở Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan cho thấy một bức tranh khá thú vị về xu hướng tích hợp giáo dục STEM- STEAM trong xây dựng chương trình đào tạo. Kết quả thể hiện rõ qua Bảng 1 dưới đây: Bảng 1. Nội dung giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo GVMN Quốc Trường Tổng Giáo dục STEM – STEAM gia tín STEM- Các học phần chuyên ngành Tỉ lệ chỉ STEAM liên quan đến giáo dục STEAM % Mỹ Đại học 151 Giải quyết - Văn học và nghệ thuật ngôn ngữ dành 12,58 Wisconsin- vấn đề cho trẻ em (3TC) Whitewater thông qua - Phương pháp giáo dục âm nhạc (3TC) các chiến - Nghệ thuật trong thời thơ ấu (3TC) lược - Sự phát triển các khái niệm về toán ở STEAM 6
  5. Giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non (2TC) trẻ mầm non (3TC) - Thiết kế phòng thí nghiệm khoa học (5TC) Đại học 120 STEAM: - Toán học và khám phá khoa học trong 13,33 Bách khoa phương bối cảnh đa ngôn ngữ (4TC) California pháp tiếp - Đang dạng, giáo dục và nghệ thuật cận dự án (4TC) để học tập - Khả năng đọc viết trong quá trình tiếp tích hợp thu ngôn ngữ thứ nhất và thứ 2 (4TC) (4TC) Đại học 127 - STEAM - Tích hợp nghệ thuật vào chương trình 14,17 Mississippi trong giáo dục (3TC) GDMN - Thiết lập phòng Lab cho trẻ mầm non (3TC) (3TC) - STEM - Thực hành trong phòng Lab ở trường trong mầm non (3TC) GDMN - Phát triển ngôn ngữ và tiền đọc viết (3TC) cho trẻ mầm non (3TC) Úc Đại học 320 Tích hợp - Nghệ thuật trong cuộc sống trẻ em 15,62 Macquarie STEAM (10 TC) trong thời - Tư duy toán học và khoa học trong thơ ấu (10 thời thơ ấu (10 TC) TC) - Sáng tạo và nghệ thuật trong thời thơ ấu (10 TC) - Ngôn ngữ và tiền đọc viết ở trẻ mầm non (10 TC) Đại học 228 Tư duy - Sáng tạo và nghệ thuật trong giáo dục 26,30 Victoria cùng trẻ (12TC) nhỏ: Khoa - Tài liệu nghệ thuật trong thời thơ ấu: học, toán Nghệ thuật thị giác và sáng tạo (12TC) và công - Âm nhạc, phong trào và nghệ thuật nghệ sân khấu (12TC) (12TC) - Suy nghĩ cùng trẻ nhỏ: ngôn ngữ và văn học (12TC) Đại học 360 Không có - Ngôn ngữ và chữ viết trong thời thơ 16,67 Rmit ấu (12TC) - Khám phá khoa học và công nghệ với trẻ mầm non (12TC) - Áp dụng phương pháp tiếp cận dự án 7
  6. Trần Viết Nhi* và Nguyễn Tuấn Vĩnh trong thời thơ ấu (12TC) - Nghệ thuật trong thời thơ ấu (12TC) - Khám phá các phép tính và toán trong thời thơ ấu (12TC) Hàn Đại học 132 Không có - Nghệ thuật sáng tạo cho trẻ mầm non 10,40 Quốc Chung-An (3TC) - Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non (3TC) - Giáo dục khoa học cho trẻ mầm non (3TC) - Nghệ thuật ngôn ngữ cho trẻ mầm non (3TC) - Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo và tư duy logic (3TC) - Giáo dục toán học cho trẻ mầm non (3TC) Đại học 147 Không có - Phát triển và giáo dục sự sáng tạo 12,24 Sung Kyun (3TC) Kwan - Phương tiện truyền thông giáo dục đọc viết cho trẻ em (3TC) - Phát triển các nội dung đa phương tiện dành cho trẻ em và trải nghiệm người dùng (3TC) - Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non (3TC) - Hướng dẫn toán học và khoa học cho trẻ mầm non (3TC) - Sách tranh và xã hội hiện đại (3TC) Thái Đại học 144 - Giáo dục - Tích hợp nghệ thuật sáng tạo trong 12,50 Lan Chieng STEM cho giáo dục (2TC) – tự chọn Mai cuộc sống, - Ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ mầm kinh tế, xã non (3TC) hội và môi - Kể chuyện và chuyện kể cho trẻ mầm trường non (2TC) (2TC) - Nghệ thuật và âm nhạc cho trẻ mầm - Toán, non (3TC) khoa học - Các bài học và trải nghiệm học tập và công phù hợp với tiêu chuẩn chương trình nghệ cho GDMN (3TC) trẻ mầm 8
  7. Giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non non (3TC) Đại học 62 - Toán, - Nghệ thuật, âm nhạc và vận động cho 22,58 Chula khoa học trẻ mâm non (3TC) Lonkorn và công - Tìm hiểu phòng thí nghiệm trong lớp nghệ học mầm non (3TC) (STEM) - Các hoạt động nghệ thuật phong trào cho trẻ cho trẻ mầm non (2TC) mầm non - Ngôn ngữ và tiền đọc viết cho trẻ (3TC) mầm non (3TC) Đại học 164 Không có - Nghệ thuật cho trẻ mầm non (3TC) 14,63 công nghệ - Hoạt động âm nhạc và vận động cho Thanyaburi trẻ mầm non (3TC) - Chuyện kể cho trẻ mầm non (3TC) - Toán cho trẻ mầm non (3TC) - Khoa học cho trẻ mầm non (3TC) - Ngôn ngữ và tiền đọc viết cho trẻ mầm non (3TC) - Nghệ thuật biểu diễn cho trẻ mầm non (3TC) Bảng 1 cho thấy có hai hướng tiếp cận chính đối với giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo cử nhân GDMN các nước, bao gồm: (1) Không có học phần giáo dục STEM-STEAM trong chương trình; và (2) Có học phần giáo dục STEM-STEAM trong chương trình. Nhóm 1: Không có học phần giáo dục STEM-STEAM trong chương trình đào tạo Nhóm này bao gồm các chương trình đào tạo GVMN của Đại học Chung-An [23] và Đại học Sung Kyun Kwan [24] (Hàn Quốc), Đại học Rmit [25] (Úc) và Đại học công nghệ Thanyaburi [26] (Thái Lan). Tỉ lệ các học phần có liên quan đến giáo dục STEAM chỉ rơi vào khoảng 10,4% đến 14,60 % (xem Bảng 1). Trong số đó, có một số học phần được quan tâm như: tư duy sáng tạo (Đại học Chung-An và Đại học Sung Kyun Kwan), đa phương tiện trong giáo dục (Đại học Sung Kyun Kwan); phương pháp giáo dục khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán. Các học phần còn lại khá tương đồng với các chương trình ở nhóm 1. Cách tiếp cận này là khá tương đồng với các chương trình đào tạo GVMN ở các trường Đại học ở Việt Nam hiện tại, gồm: Đại học Sư phạm Hà Nội [27], Đại học Sư phạm TPHCM [28], Đại học Sư phạm Huế [29], Đại học Sư phạm Thái Nguyên [30], Đại học Sư phạm Đà Nẵng [31]. Nhóm 2: Có học phần giáo dục STEM-STEAM trong chương trình đào tạo Nhóm này bao gồm Đại học Wisconsin-Whitewater [32], Đại học Bách khoa California [33] và Đại học Mississippi (Hoa Kì) [34]; Đại học Macquarie [35] và Đại học Victoria [36] (Úc); Đại học Chieng Mai [37] và Đại học Chula Lonkorn [38] (Thái Lan). Hầu hết các trường bổ sung duy nhất một học phần về giáo dục STEM-STEAM, riêng hai trường Đại học Mississippi (Mỹ) và Chieng Mai (Thái Lan) bổ sung 2 học phần. Về cách đặt tên, các trường ở Mỹ có xu hướng nhấn mạnh vào bản chất hay trọng tâm của giáo dục STEAM như: “Giải quyết vấn đề thông qua các chiến lược STEAM” (Đại học Wisconsin-Whitewater) hay “STEAM: phương pháp tiếp cận dự án để học tập tích hợp” (Đại học Bách khoa California). Một số trường lại sử dụng tên học phần khá chung như: “STEAM trong GDMN” 9
  8. Trần Viết Nhi* và Nguyễn Tuấn Vĩnh (Đại học Mississippi – Mỹ) hay “Tích hợp STEAM trong thời thơ ấu” (Đại học Macquarie - Úc). Các trường còn lại như Đại học Victoria (Úc), Đại học Chieng Mai (Thái Lan) và Đại học Chula Lonkorn (Thái Lan) chủ yếu nhấn mạnh vào nội dung giáo dục STEM. Nhìn tổng thể, có thể thấy bên cạnh các học phần giáo dục STEM-STEAM riêng biệt, các học phần chuyên ngành liên quan đến các lĩnh vực STEAM vẫn được giữ nguyên trong chương trình đào tạo ở các trường. Trọng số các học phần trên tổng thể chương trình là không đồng đều giữa các trường, rơi vào khoảng từ 12,50% (Đại học Chieng Mai, Thái Lan) đến 26,3% (Đại học Victoria, Úc). Hầu hết tất cả các lĩnh vực của STEAM như khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật (nghệ thuật thị giác, âm nhạc, ngôn ngữ, thể chất và vận động, biểu diễn…) và toán đều được chú trọng với số tín chỉ tương đương với học phần giáo dục STEM-STEAM. Điều này cho thấy học phần giáo dục STEM-STEAM không có chức năng thay thế các học phần về giáo dục khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán nhằm giúp những GVMN tương lai nắm bắt được một triết lí giáo dục, một cách tiếp cận mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán theo tiếp cận trải nghiệm, kích thích tự định hướng và đặt trẻ vào các tình huống thực tiễn có ý nghĩa. Mục tiêu của các học phần này thể hiện rõ như sau: “khám phá sự tích hợp của khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học; hiểu được các phương pháp sư phạm cơ bản khi tham gia với STEAM; mở rộng cơ hội học tập cho trẻ thông qua các bối cảnh chính thức và không chính thức; hiểu và áp dụng chiến lược giảng dạy phù hợp với độ tuổi và các đặc điểm khác của trẻ; khám phá các phương pháp đánh giá, thẩm định và các tài liệu hiện đại phù hợp với trẻ nhỏ; xây dựng và triển khai hoạt động giáo dục theo định hướng STEAM” (Đại học Macquarie, Úc) [35] và “…xây dựng chương trình giáo dục dựa vào dự án tập trung vào ứng dụng thực tế” (Đại học Bách khoa California) [33]. Đây cách tiếp cận mà các cơ sở đào tạo GVMN ở Việt Nam có thể hướng tới. Bên cạnh 2 xu hướng chính kể trên, quan sát còn cho thấy xu hướng thứ 3 khá thịnh hành trong chương trình đào tạo GVMN tại Mỹ và Úc là đào tạo bằng kép STEAM – GDMN (Đại học Hofstra, Mỹ) [39]. Đối với những chương trình này, sinh viên học hết năm 1 ngành giáo dục STEM hoặc GDMN, đồng thời đảm bảo đủ điều kiện điểm trung bình học tập 3.0/4.0 thì có thể đăng kí. Cách tiếp cận này khá linh hoạt và có tính cạnh tranh cao bởi lẽ sinh viên muốn tham gia học chương trình này thì đòi hỏi phải nỗ lực và xác định mục tiêu rõ ràng ngay từ năm đầu. Chất lượng đào tạo vì thế mà có thể được nâng cao. Các cơ sở đào tạo GVMN ở Việt Nam cũng cần chuẩn bị cho hướng đi này. 2.4. Một số đề xuất cho việc xây dựng nội dung giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non tại Việt Nam Rõ ràng, tiếp cận giáo dục STEAM cho trẻ mầm non cần phải đặt vào bối cảnh của Việt Nam, tích hợp giáo dục STEAM vào trong chương trình đào tạo GV cũng vậy. Tổng quan chương trình đào tạo ở các nước bước đầu cho thấy đưa nội dung giáo dục STEAM vào chương trình đào tạo GVMN là một xu thế, được quan tâm ở nhiều nước và được tiếp cận ở nhiều mức độ khác nhau. Qua tham khảo chương trình đào tạo các nước, chúng tôi đề xuất bổ sung học phần “STEAM trong giáo dục mầm non” vào chương trình đào tạo GVMN, nhấn mạnh một số nội dung cụ thể như sau: Bảng 2. Gợi ý nội dung học phần “STEAM trong giáo dục mầm non” Nội dung chính Nội dung cụ thể STEAM và giáo dục - Khái niệm giáo dục STEAM STEAM - Các lĩnh vực của STEAM - Phân loại và các cấp độ giáo dục STEAM - Đặc trưng của giáo dục STEAM 10
  9. Giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non STEAM trong GDMN - Lợi ích của giáo dục STEAM cho trẻ mầm non - Khả năng và các mức độ tích hợp STEAM vào chương trình GDMN - Môi trường và các hình thức giáo dục STEAM ở trường mầm non - Một số quy trình tổ chức và chiến lược thúc đẩy hoạt động STEAM - Đánh giá hoạt động STEAM của trẻ mầm non Lập kế hoạch và triển - Lập kế hoạch giáo dục STEAM khai giáo dục STEAM - Triển khai giáo dục STEAM ở trường mầm non ở trường mầm non Bên cạnh việc xây dựng học phần giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo GVMN, các học phần có liên quan cũng cần được điều chỉnh về nội dung, cách tiếp cận sao cho phù hợp. Thêm vào đó, STEAM đang được hiểu và áp dụng khá đa dạng tại Việt Nam và rõ ràng, chất lượng giáo dục phụ thuộc rất lớn vào kiến thức và kĩ năng của giảng viên. Vì vậy, các cơ sở đào tạo GVMN và đội ngũ giảng viên phụ trách học phần này cần đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo, tự đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng về giáo dục STEAM cho trẻ mầm non. Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non có những đặc trưng khác với ở bậc phổ thông [15] do đặc điểm khả năng nhận thức, kĩ năng hoạt động và hoạt động chủ đạo của trẻ ở độ tuổi này. Thêm vào đó, giáo dục STEAM cần nhúng vào bối cảnh văn hóa của quốc gia, vùng miền, địa phương để cung cấp cho trẻ những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa. Một điều không kém phần quan trọng trong giáo dục STEAM là coi trọng học tập tự định hướng, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, hợp tác và tư duy sáng tạo cho trẻ. Vì vậy, thiết nghĩ trong quá trình triển khai học phần, GV cần quan tâm truyền đạt tinh thần trên của giáo dục STEAM thông qua các trao đổi, thảo luận, thực hành nhằm sinh viên nắm rõ bản chất và cách thức vận hành giáo dục STEAM phù hợp với khả năng của trẻ và bối cảnh tự nhiên – xã hội ở địa phương. 3. Kết luận Tiếp cận STEAM là xu hướng tất yếu trong quá trình đổi mới giáo dục nhằm phát triển các năng lực cần thiết của công dân thế kỉ XXI, đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại. Giáo dục STEAM chú trọng các hoạt động thực hành, trải nghiệm trên cơ sở áp dụng tích hợp các kiến thức và kĩ năng khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn có ý nghĩa. Điều này là phù hợp với phong cách học tập của trẻ em lứa tuổi mầm non và tương đồng với quan điểm tiếp cận của chương trình GDMN Việt Nam hiện hành. Để tiếp cận giáo dục STEAM ở cấp học mầm non có hiệu quả, các cơ sở đào tạo GV cần quan tâm đến việc bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng giáo dục STEAM cho sinh viên ngay còn trên ghế giảng đường. Khảo sát chương trình GDMN ở một số nước cho thấy bức tranh thú vị về việc lồng ghép giáo dục STEAM vào chương trình đào tạo GVMN. Dựa trên cơ sở lí luận về giáo dục STEAM cho trẻ mầm non và kết quả khảo sát các chương trình đào tạo, một số đề xuất về các bước tiếp cận và khung nội dung đề cương học phần cũng đã được tác giả đưa ra cho các cơ sở giáo dục mầm non Việt Nam. Bài báo này mặc dù có những đóng góp tích cực nhất định, 11 chương trình được khảo sát vẫn là con số ít ỏi, chưa đủ đại diện cho các Quốc gia. Nhóm tác giả cũng nhận thấy rằng, sự xuất hiện của các chương trình đào tạo của các nước trong khu vực Động Nam Á vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này là do nhiều chương trình không được lựa chọn do không đáp ứng các tiêu chí về tính đầy đủ thông tin và tính cập nhật. Thêm vào đó, rất nhiều trường số trường không công khai chương trình lên trang web, dẫn đến khó khăn trong 11
  10. Trần Viết Nhi* và Nguyễn Tuấn Vĩnh quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng mở ra những gợi ý tiềm năng cho các nghiên cứu có liên quan trong tương lai như: Khung năng lực giáo dục STEAM dành cho sinh viên GVMN, mức độ đáp ứng năng lực giáo dục STEAM của sinh viên và GVMN Việt Nam, các chương trình và giải pháp nâng cao năng lực giáo dục STEAM cho sinh viên và GVMN. Tiếp cận giáo dục STEAM ở bậc học mầm non cần phải được thực hiện từng bước, có lộ trình rõ ràng, trong đó việc nâng cao năng lực cho GVMN tương lai ngay từ trên ghế giảng đường là việc làm tối quan trọng mà các cơ sở đào tạo GVMN cần đặc biệt quan tâm. Quá trình xây dựng chương trình đào tạo cần có định hướng hội nhập, tiếp thu các thành tựu giáo dục tiên tiến của nhân loại. Tuy vậy, chúng ta cần phải quan tâm, nhấn mạnh vào bối cảnh và thích ứng với bối cảnh tự nhiên và văn hóa xã hội của Việt Nam, đặc biệt đối với giáo dục STEAM. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ata-Aktürk, A., Demircan, H.Ö (2021). Supporting Preschool Children’s STEM Learning with Parent-Involved Early Engineering Education. Early Childhood Education Journal 49, 607–621. https://doi.org/10.1007/s10643-020-01100-1 [2] Báo cáo của Ban cố vấn của tổng thống Mỹ về chính sách khoa học công nghệ. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: https://obamawhitehouse.archives.gov/issues/education/k- 12/educate-innovate [3] Jamil, F. M., Linder, S. M. and Stegelin, D. A. (2018). Early childhood teacher beliefs about STEAM education after a professional development conference. Early Childhood Education Journal, 46(4), 409-417. https://doi.org/10.1007/s10643-017-0875-5 [4] DeJarnette, N. K. (2018). Implementing STEAM in the Early Childhood Classroom. European Journal of STEM Education, 3(3), 18. https://doi.org/10.20897/ejsteme/3878 [5] An, S. (2020), "The impact of STEAM integration on preservice teachers' disposition and knowledge", Journal of Research in Innovative Teaching và Learning, Vol. 13 No. 1, pp. 27-42. https://doi.org/10.1108/JRIT-01-2020-0005 [6] Shagufta Mo., Asma S. K., Zarmina U., Muhammad A. S. (2020) Transforming the teaching of early years Science and Mathematics through the integration of STEAM education: What in-service teachers think?. Elementary Education Online, 19 (3), 2336- 2344. doi:10.17051/ilkonline.2020.03.735391 [7] Boice, K.L., Jackson, J.R., Alemdar, M., Rao, A.E., Grossman, S., Usselman, M., (2021). Supporting Teachers on Their STEAM Journey: A Collaborative STEAM Teacher Training Program. Educ. Sci. 2021, 11, 105. https://doi.org/10.3390/ educsci11030105 [8] Jones, C. (2011). Children’s engineering and the arts. Children’s Technology và Engineering, 16(1), 3-17. [9] Sneideman, J. M. (2013). Engaging Children in STEM Education EARLY! Feature Story. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: http://naturalstart.org/feature-stories/engaging-children- stem-education-early [10] Aminah, A. (2019). STEM-STEAM in Early Childhood Education in Malaysia. Presented at Third International Conference of Child Research Network Asia (CRNA). Truy cập từ đường link https://www.childresearch.net/projects/fullpaper/2020_03.html [11] Spyropoulou, C., Wallace, M., Vassilakis, C., và Poulopoulos, V. (2020). Examining the use of STEAM Education in Preschool Education. European Journal of Engineering and Technology Research, (CIE). https://doi.org/10.24018/ejers.2020.0.CIE.2309 [12] Fleer, M. (2021). The genesis of design: learning about design, learning through design to learning design in play. International Journal of Technology and Design Education. https://doi.org/10.1007/s10798-021-09670-w 12
  11. Giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non [13] Zhang M., Yang X., and Wang X. (2019). Construction of STEAM Curriculum Model and Case Design in Kindergarten. American Journal of Educational Research, vol. 7, no. 8 (2019): 485-490. doi: 10.12691/education-7-7-8. [14] Lee, M.N., Chang, W.A. (2019). Developing a STEAM-Based Instructional Design Model Using Storytelling for Early Childhood Education. Teacher Education Research, 58(1): 99-116. [15] Hoàng Thị Phương (2020). Đặc trưng giáo dục STEAM cho trẻ mầm non. Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 65-11A, 108-116. [16] Trần Viết Nhi, Nguyễn Tuấn Vĩnh, Nguyễn Thị Bích Thảo (2020). Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho giáo viên mầm non. Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 65-11A, 117-124. [17] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 04 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành chương trình Giáo dục Mầm non. [18] Bộ GD-ĐT (2021). Kế hoạch 262/KH-BGDĐT về chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025. [19] Halton, N., Treveton, N. (2017). Bringing STEM to Life. Understanding and Recognising Science, Technology, Engineering and Maths in Play. TEACHING SOLUTIONS. [20] Bers, M. U., Seddighin, S., và Sullivan, A. (2013). Ready for robotics: Bringing Together the T and E of STEM in Early Childhood Teacher Education. Journal of Technology and Teacher Education, 21(3), 355-377. [21] Knaus, M., Roberts, P. (2017). STEM in Early Childhood Education. A Research in Practice Series. Early Childhood Australia Inc. [22] Bagiati, A., Yoon, S. Y., Evangelou, D. and Ngambeki, I. (2010). Engineering curricula in early education: Describing the landscape of open resources. Early Childhood Research và Practice, 12(2). [23] Đại học Chung-An. Chương trình đào tạo Đại học ngành Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: http://cauece.cau.ac.kr/bbs/content.php?co_id=s0503 [24] Đại học Sung Kyun Kwan. Chương trình đào tạo Đại học ngành Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: https://sscience.skku.edu/eng_sscience/programs/ departments/child_course.do?pager.offset=45 và lang=All [25] Đại học Rmit. Chương trình đào tạo Đại học ngành Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: https://www.rmit.edu.au/study-with-us/levels-of-study/undergraduate- study/bachelor-degrees/bachelor-of-education-early-childhood-education-bp260/bp260 [26] Đại học Thanyaburi. Chương trình đào tạo Đại học ngành Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: http://www.eng.rmutt.ac.th/bachelor-early-childhood/ [27] Đại học Sư phạm Hà Nội. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: https://tuyensinh.hnue.edu.vn/khung-chuong-trinh/p/khung-chuong- trinh-dao-tao-giao-duc-mam-non---k69-352 [28] Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: https://drive.google.com/file/d/1qb3KdpJq6aJY2 YP4i-lqCCuGScj10r2c/view [29] Đại học Sư phạm Huế, Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non. [30] Đại học Sư phạm Thái Nguyên (2018). Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: http://dhsptn.edu.vn/index.php?language=vi&nv =news&op=Chat-luong-giao-duc/Khung-chuong-trinh-dao-tao-1847 [31] Đại học Sư phạm Đà Nẵng (2017). Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non. [32] Đại học Wisconsin-Whitewater. Chương trình đào tạo Đại học ngành Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: https://bit.ly/2VT4peW 13
  12. Trần Viết Nhi* và Nguyễn Tuấn Vĩnh [33] Đại học Đại học Bách khoa California. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: https://catalog.cpp.edu/content.php?catoid=51 &navoid=3852 [34] Đại học Mississippi. Chương trình đào tạo Đại học ngành Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: https://catalog.olemiss.edu/disciplines/131210 [35] Đại học Macquarie. Chương trình đào tạo Đại học ngành Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: https://bit.ly/3xIq9r7 [36] Đại học Victoria. Chương trình đào tạo Đại học ngành Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: https://www.vu.edu.au/courses/international/EBEC [37] Đại học Chieng Mai. Chương trình đào tạo Đại học ngành Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: https://www.cmu.ac.th/en/Faculty/course_detail/44858206-1e5e- 48df-82dd-e8ae05d60337 [38] Đại học Chula Lonkorn. Chương trình đào tạo Đại học ngành Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: https://bit.ly/3iOxHo4 [39] Đại học Hofstra. Chương trình đào tạo Đại học ngành STEM - Giáo dục Mầm non. Truy cập ngày 20/07/2021 tại link: https://www.hofstra.edu/academics/colleges/soeahs/tll /echildelmed/early-childhood-childhood-education-bs-stem-ma.html ABSTRACT STEAM education in the curriculum of training preschool teachers Tran Viet Nhi* and Nguyen Tuan Vinh Faculty of Preschool Education, University of Education, Hue University The growing interest in STEAM education in early childhood has resulted in a significant need for training and cultivating STEAM education capacity for preschool instructors in order to satisfy criteria in the new context. This research aims to better identify the trends in incorporating STEAM education within undergraduate preschool teacher training programs. A review of eleven training curricula from around the world revealed two major approaches to integrate STEAM education into preschool teacher training programs: exclude the STEM- STEAM education modules and including the STEM-STEAM education modules in the training curriculum. Besides, the trend of creating dual degrees (Early Childhood Education - STEAM education) has received attention. Based on the study findings, we proposed some recommendations for the development of STEAM educational contents in the preschool teacher training program in Vietnam in the hope of assisting training institutions in the development of the training program and implementation of the module “STEAM in early childhood education”. Keywords: STEM, STEAM, preschool teacher, curriculum. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2