intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai thực hiện đảm bảo an sinh xã hội cho người dân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai thực hiện đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trình bày các nội dung: Vài nét về hoạt động tôn giáo ở Lào Cai; Sự cần thiết phải thực hiện đảm bảo an sinh xã hội ở Lào Cai; Vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với việc đảm bảo an sinh xã hội; Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với công tác an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội; Báo cáo Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Lào Cai lần thứ II, nhiệm kỳ 2017-2022.; Giải pháp đẩy mạnh bảo đảm an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai thực hiện đảm bảo an sinh xã hội cho người dân

  1. GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH LÀO CAI THỰC HIỆN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO NGƯỜI DÂN ĐẠI ĐỨC THÍCH ĐẠO THỊNH*1* VŨ HỮU DŨNG**2** Tóm tắt: Trải qua tiến trình lịch sử hơn 2000 năm, Phật giáo đã được du nhập vào nước ta và đồng hành cùng với dân tộc, đồng thời có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội, góp phần tạo nên bản sắc, cốt cách văn hóa, đóng góp to lớn vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai cùng thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, tiếp tục có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương thông qua các hoạt động phật sự và hoạt động xã hội hướng đến con người, vì con người, trong đó các hoạt động an sinh xã hội là điểm sáng, thể hiện rõ tinh thần “nhập thế giúp đời” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai. Từ khóa: Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai; Phật giáo đồng hành cùng dân tộc; An sinh xã hội. Đặt vấn đề Phật giáo với triết lí nhân sinh quan, tinh thần từ bi, nhân ái, vì cuộc sống hạnh phúc và an lạc của con người, lấy lòng từ bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha để cứu người và giúp đời. Đặc biệt, Phật giáo luôn đề cao tinh thần hướng thiện một cách thực tế thông qua việc sẻ chia những đau khổ mất mát của con người, cứu giúp con người khi hoạn nạn. Phát huy truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, với phương châm “nhập thế giúp đời”. Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai luôn tham gia tích cực vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội ngày càng * Phó Thư ký - Chánh Văn phòng Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Phó Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lào Cai. ** Học viện An ninh nhân dân.
  2. 94 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... sâu rộng, với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, đạt hiệu quả cao, nhờ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất nhiều những cảnh đời bất hạnh, đang cần sự chung tay giúp đỡ của các tổ chức xã hội và những tấm lòng hảo tâm hướng thiện. Do đó, đòi hỏi Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai phải thường xuyên phối hợp với các tổ chức chính trị trong tỉnh thực hiện tốt công tác đảm bảo đề an sinh xã hội để hướng tới xây dựng một xã hội an lạc và phát triển cho người dân địa phương. Phương pháp nghiên cứu Trong những năm gần đây, nghiên cứu vấn đề an sinh xã hội luôn nhận được sự quan tâm và thu hút của nhiều học giả, nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam tham gia nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Vì vậy, đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua các hoạt động cụ thể để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và thoát nghèo bền vững… Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai luôn quan tâm chăm lo đến đời sống của người dân nói chung và của tăng ni, phật tử nói riêng trong hoạt động đảm bảo an sinh xã hội. Vấn đề trên đã được tác giả đi sâu nghiên cứu ở nhiều góc độ với những nội dung cụ thể xoay quanh các trụ cột của an sinh xã hội và hiện đang được Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai triển khai, bước đầu được những thành tựu quan trọng góp phần vào sự phát triển ổn định của địa phương và chăm lo tốt đến đời sống vật chất, tinh thần của Tăng ni, Phật tử trong tỉnh. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp; lôgic - lịch sử với mục đích làm rõ tầm quan trọng của Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Đồng thời, có sử dụng các nguồn tài liệu nghiên cứu của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai; hội thảo khoa học có độ tin cậy cao. Thông qua những nguồn tư liệu này, giúp tác giả có thể đi sâu nghiên cứu, phân tích những hoạt động tiêu biểu của Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh, nhằm hướng tới xây dựng một xã hội đồng thuận và ngày càng phát triển. 1. Vài nét về hoạt động tôn giáo ở Lào Cai Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 6.3873,7 km2, chiếm 1,92% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam với tổng dân số: 615.620 người, bình quân 96,4 người/km2.
  3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 95 Toàn tỉnh có 25 dân tộc sinh sống (dân tộc Kinh chiếm 37,31%; Dân tộc Mông chiếm 21,27%; Dân tộc Tày chiếm 15,25%; Dân tộc Dao chiếm 13,34%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 12,83%. Tỉnh có 8 huyện và 1 thành phố với 164 xã, phường, thị trấn. Toàn tỉnh có 4 huyện, 1 thành phố với 26 xã, phường tiếp giáp biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Có đường biên giới dài 182,082 km nối liền với tỉnh Vân Nam Trung Quốc, trong đó có 50,082 km trên đất liền và 132 km sông suối. Tỉnh Lào Cai là tỉnh đầu tiên hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên đất liền với biên giới Việt - Trung. Tỉnh có 1 cửa khẩu quốc tế; 1 cửa khẩu quốc gia và 4 cửa khẩu phụ. Do các yếu tố địa lý, lịch sử, hiện nay ở Lào Cai có khoảng 3.553 hộ/19.521 khẩu/8 huyện có dân theo đạo Tin Lành. Từ năm 2005 đến nay, thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lào Cai đã cho phép 34 điểm/ 1.178 hộ/4.592 khẩu trong 50 thôn, xã, thị trấn thuộc 5 huyện đăng ký sinh hoạt đạo tập trung. Mặc dù đạo Tin lành có xu hướng phát triển nhưng không vì thế mà Phật giáo lại bị lu mờ. Hiện nay, các chùa ở Lào Cai đều đã hình thành các đạo tràng phật tử, Ban hộ tự. Toàn tỉnh có 11 tăng chúng, 2 hình đồng (một chú là người dân tộc Dao), 5 ngôi chùa: chùa Tân Bảo, chùa Cam Lộ (Tp. Lào Cai ); chùa Liên Hoa, chùa Thiên Trúc (huyện Bảo Thắng); Thiền viện Trúc Lâm Đại Giác (Sapa), các chùa đều có nhiều hoạt động hướng tới đảm bảo chăm lo an sinh xã hội cho người dân. Trước tình hình trên, nhận thức đúng đắn vị trí và ý nghĩa to lớn của công tác tôn giáo, đặc biệt là trong giai đoạn từ khi tái lập tỉnh (ngày 01/10/1991) đến nay, Tỉnh ủy Lào Cai luôn lãnh chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện đúng đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo; đã ngăn chặn có hiệu quả sự chia rẽ, mất đoàn kết giữa các dân tộc, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng để kích động quần chúng chống phá sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời thực hiện tốt quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của mọi công dân; quan tâm chăm lo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, từ đó củng cố lòng tin của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với Đảng và Nhà nước, đóng góp chung vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển của đất nước. 2. Sự cần thiết phải thực hiện đảm bảo an sinh xã hội ở Lào Cai Với đặc thù là một tỉnh miền núi, biên giới Tây Bắc tiếp giáp với Trung Quốc. Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều tôn giáo hoạt động, nhưng Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai luôn xác định được vị trí và tầm quan trọng của Phật
  4. 96 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... giáo đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh. Sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương trong toàn tỉnh, tình hình KT-XH, văn hoá, an ninh, quốc phòng của Lào Cai đã có nhiều chuyển biến quan trọng và khởi sắc. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc dân như mạng lưới điện, giao thông, thuỷ lợi, bưu chính - viễn thông, phát thanh - truyền hình, trường học, bệnh viện,... đã được xây dựng và phát triển nhanh. Các vấn đề về đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, nhất là công tác xoá đói giảm nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có giáo dân sinh sống được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm giải quyết và thực hiện có hiệu quả. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Đời sống của đồng bào các tôn giáo và tín đồ tôn giáo được quan tâm và ngày càng có nhiều hộ gia đình bà con biết vươn lên làm giàu chính đáng bằng chính sức lao động của mình. Mặc dù bước đầu đã đạt được kết quả, nhưng nhìn chung đời sống của đại bộ phận bà con dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với đồng bào các tôn giáo và tín đồ tôn giáo. Do đó, hơn lúc nào hết, quan tâm chăm lo cho cuộc sống của người dân cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm và cần thiết của Thường vụ Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Lào Cai trong việc thực hiện đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, là điều kiện cần thiết cho sự ổn định và phát triển của tỉnh. Thực hiện chính sách an sinh xã hội chính là sự cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế của nhà nước hoặc tập thể nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp. Bảo đảm an sinh xã hội là yêu cầu và điều kiện cần thiết của sự ổn định, phát triển kinh tế của Tỉnh, góp phần hiện thực hóa các quyền xã hội của mọi người dân. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Tỉnh ủy, UBND, HĐND, các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh ngày càng được triển khai có hiệu quả. Việc phát triển bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm chất lượng sống cho người dân ngày càng được an toàn và cải thiện là nội dung, cách thức thiết thực nhất thực hiện các quyền xã hội của mọi người dân; đồng thời, cũng là động lực và mục tiêu xuyên suốt trong thực hiện đường lối phát triển KT-XH của Tỉnh. 3. Vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với việc đảm bảo an sinh xã hội Với tinh thần từ bi, yêu tự do, hòa bình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai đã, đang đi đầu trong xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, dân tộc; giữ gìn, phát huy, bồi đắp truyền thống đoàn kết yêu nước của Phật giáo luôn được tỏa sáng trong lòng dân tộc; tích cực vận động tăng ni, phật tử và nhân dân phát huy tinh thần “Phụng đạo yêu nước”, “Hộ quốc an dân”, tích cực tham gia các phong trào ích
  5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 97 nước lợi dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, nỗ lực góp phần xây dựng, phát triển Tổ quốc Việt Nam XHCN. Với kết quả trên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương; sáng rõ truyền thống yêu nước, yêu dân tộc; Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai khẳng định tiếp tục thực hiện thắng lợi chương trình phật sự mà Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII đã đề ra; đưa Giáo hội ngày càng vững tiến trên con đường “Hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh”, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc “Vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Với phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” và ngời sáng tinh thần hộ quốc an dân, với triết lý vì con người và muốn mang lại cho con người cuộc sống hạnh phúc, an lạc; Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai đã luôn đồng hành cùng dân tộc, vận động tăng ni, phật tử trong tỉnh sống trong chánh tín để ánh sáng giác ngộ của Phật pháp đi vào đời sống thực tiễn, tích cực triển khai các hoạt động cứu khổ độ sinh, đảm bảo an sinh xã hội, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo nên nét đẹp văn hóa, thấm đậm tình nghĩa của dân tộc Việt Nam. Để làm rõ vai trò cơ bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai đối với công tác an sinh xã hội của địa phương, xin được làm rõ hai vấn đề: Vì sao Phật giáo tỉnh Lào Cai lại có thể làm tốt an sinh xã hội? Một là, có điểm tương đồng trong triết lý vì con người của Phật giáo với lý tưởng của Đảng vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trong báo cáo Chính trị tại Đại hội XI của Đảng ghi rõ: “Bảo đảm an sinh xã hội… trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương”1. Chủ trương này của Đảng rất phù hợp với tinh thần vì chúng sinh của Phật giáo. Sự tương đồng này là một trong những cơ sở quan trọng, là cơ duyên để Phật giáo phát triển, đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần nhập thế hành đạo, Phật giáo tỉnh Lào Cai thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện - xã hội như trao tặng quà Tết cho Hội nạn nhân chất độc màu da cam gồm 46 hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai; phát học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi; tặng quà cho những gia đình chính sách2 trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”... 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.80. 2 Báo cáo đại hội Phật giáo tỉnh Lào Cai lần thứ II nhiệm kỳ 2017-2022.
  6. 98 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Hai là, tính hướng thiện của Phật giáo. Tính hướng thiện của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo. Là đạo đề cao con người, lấy con người là trung tâm. Tư tưởng bình đẳng, hòa bình của Phật giáo, lòng từ bi, bác ái, khuyên con người luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”, v.v., là những giá trị tích cực, thiết thực góp phần bảo vệ gia đình - tế bào của xã hội, khích lệ mọi người quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản, gắn bó với thiên nhiên. Chính thông qua thái độ từ bi đó, mà Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai đã tiến hành rất nhiều những hoạt động từ thiện, không nề hà việc cưu mang, cứu vớt những số phận bất hạnh như nấu cơm, cháo cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện; Câu lạc bộ Phật tử ngành y tổ chức chương trình “Sức khỏe vàng” để tổ chức khám bệnh, hỗ trợ mổ tim, cấp thuốc cho đồng bào dân tộc thiểu số và cho học sinh ở các xã vùng sâu, vùng xa của Tỉnh. Bên cạnh đó, Phật giáo còn có vai trò cảm hoá con người, dẫn dắt họ làm điều thiện, bỏ qua lối sống vị kỷ để quan tâm đến con người và xã hội. Điều này đã góp phần lý giải tại sao, các hoạt hoạt động Phật giáo nói chung và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng lại có sức hút và độ tin tưởng mạnh mẽ của nhân dân cùng với tăng ni, phật tử trong cả nước đến như vậy. Ba là, Phật giáo là đạo nhập thế, hành thiện. Phật giáo luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái, được coi là tôn giáo nhập thế gắn bó với dân tộc Việt Nam. Định hướng bởi “Phật pháp bất ly thế gian pháp”, tinh thần cứu khổ, cứu nạn của đức Phật được phát huy rộng rãi, giúp Phật giáo gắn bó chặt chẽ cùng dân tộc Việt Nam. Giáo lý Phật giáo quan niệm con người cần có lòng từ, bi, hỉ, xả (tứ vô lượng tâm). Đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, định hướng hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con người. Khi nói về vai trò cơ bản của Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với công tác an sinh xã hội phải nói tới vai trò “bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội”. Dưới hoạt động bảo trợ xã hội, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai đã có những biện pháp và các hình thức khác nhau để giúp đỡ các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, hạn hán, nghèo đói… nên họ không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Do đó, để thực hiện vai trò bảo trợ an sinh xã hội, Phật giáo tỉnh Lào Cai đã tham gia tích cực vào các công tác xã hội như: cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế, xác lập nhiều quỹ xóa đói giảm nghèo, v.v. Đối với công tác cứu trợ xã hội, đây là hình thức cung cấp, hỗ trợ thu nhập cho các nhóm dễ bị tổn thương để giúp họ đối phó với những
  7. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 99 khủng hoảng bất ngờ, vượt qua được khó khăn trong cuộc sống và tồn tại trong xã hội… Góp phần phòng ngừa và giảm thiểu các khả năng dễ bị tổn thương của các cá nhân và những dân cư yếu thế. Để thực hiện vai trò cứu trợ xã hội, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai thường xuyên tổ chức cứu trợ từ thiện, chia sẻ mái ấm tình thương đối với các mảnh đời dễ bị tổn thương, các cá nhân yếu thế thuộc các tầng lớp khác nhau trên địa bàn tỉnh. Như vậy, trách nhiệm xã hội của Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai nói chung là trách nhiệm đạo đức, là tinh thần luôn xả thân vì người khác, quan tâm tới người khác. Do đó, trong quá trình thực hiện đảm bảo an sinh xã hội, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai không ngừng tuyên truyền nâng cao đạo đức qua những phương thức khác nhau, đó là hoạt động từ thiện, là công tác xã hội, tham gia tích cực vào công tác xã hội, vào sự nghiệp giáo dục, chăm sóc y tế cho tất cả mọi người, tích cực bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái để cho mọi người dân thêm tin tưởng và hướng theo những giáo lí tốt đẹp mà Phật pháp hướng tới v.v. 4. Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với công tác an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội - Kết quả đạt được Phát huy truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, với phương châm “nhập thế giúp đời”, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai luôn tham gia tích cực vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện, xã hội và bảo vệ mội trường. Sự tham gia của Phật giáo vào các hoạt động an sinh xã hội ngày càng sâu rộng, với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, đạt hiệu quả cao, góp phần tạo sợi dây kết nối ngày càng bền chặt giữa “đời” và “đạo”. Hiện nay, toàn tỉnh Lào Cai có khoảng 13.200 Phật tử. Thực hiện tinh thần tứ chúng đồng tu của người con Phật trong ngôi nhà chung của Giáo hội, hoạt động Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh ngày càng phát triển và có nề nếp. Trong nhiệm kỳ 2017-2022, Ban trị sự đã huy động hơn 10.000 cuốn kinh, luật, luận, sách Phật học ứng dụng của Viện Nghiên cứu Phật học để tặng cho các cháu thanh thiếu niên phật tử, đồng thời hướng dẫn, giáo hóa cho nhân dân và Phật tử không lưu hành những cuốn kinh sách, không phải là kinh Phật, những tài liệu gây hoang mang, tạo điều kiện cho đối tượng xấu lợi dụng Phật giáo để lôi kéo đồng bào theo những tôn giáo lạ. Về công tác hoằng pháp, hướng dẫn phật tử, luôn coi đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Giáo hội. Hằng tháng, các chùa tổ chức khóa tu Bát Quan trai,
  8. 100 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... một ngày an lạc, các khoá tu theo chuyên đề lĩnh vực ngành nghề để thu hút nhiều thành phần tham gia sinh hoạt Phật giáo và trở thành phật tử thuần thành, chung tay phát huy những giá trị Phật giáo trong đời sống xã hội. Tại chùa Tân Bảo, Liên Hoa, Cam Lộ và Thiên Trúc tổ chức lễ Quy y Tam Bảo cho nhân dân một năm hai kỳ (vào dịp lễ Phật đản và Vu Lan báo hiếu), thu hút đông đảo nhân dân phật tử và đặc biệt là giới trí thức trẻ. Bên cạnh đó, hằng năm Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai thường tổ chức các khóa tu mùa hè cho các cháu thanh thiếu niên, thu hút trên 1.500 học sinh, sinh viên trên toàn tỉnh tham dự1. Riêng năm 2018, tại chùa Cam Lộ và Thiền viện Trúc Lâm Đại Giác Sapa đã thu hút trên 1000 học sinh, sinh viên tham dự. Đây là phật sự quan trọng và hiệu quả, luôn được Thường trực Ban Trị sự đặt lên hàng đầu với nhiều ưu tiên. Sự hiện diện của thế hệ học sinh, sinh viên ở chùa sẽ cùng với cộng đồng xã hội giáo dục lịch sử truyền thống, rèn luyện đạo đức, kỷ cương, định hướng hình thành lý tưởng lành mạnh cho thế hệ tương lai của đất nước, thông qua các hoạt động giáo dục đó, hình ảnh ngôi chùa cũng thân thiện, gần gũi, xoá bỏ quan niệm lạc hậu“Trẻ vui nhà, già vui chùa” và khắc họa trong trí tưởng tượng của thế hệ trẻ ngôi chùa không chỉ là chốn tâm linh mà còn là ngôi trường luôn rộng cửa chào đón và phát tâm đức đến với mọi người dân và phật tử. Tuy nhiên, do điều kiện tăng ni, phật tử còn ít nên Ban Hoằng pháp và Ban Hướng dẫn Phật tử dù chưa được kiện toàn; nhưng nhờ sự phối hợp khéo léo giữa Giáo hội và Trụ trì các Tự viện nên thời gian qua vẫn tạo được một bầu không khí học Phật sôi nổi, phát huy chính tín, chính kiến cho tăng ni, phật tử; đồng thời khẳng định sự phát triển vững mạnh và sinh hoạt đồng bộ về mặt truyền bá chính pháp một cách trong sáng, góp phần hạn chế sinh hoạt mê tín dị đoan, không phù hợp với chính pháp. Điểm đặc biệt trong công tác Hoằng pháp và Hướng dẫn phật tử ngày nay là không những thực hiện đúng theo tôn chỉ mục đích của chính pháp, mà còn được vận dụng một cách “khế lý khế cơ” vào cuộc sống thực tế của bà con phật tử các dân tộc trong tỉnh. Về công tác từ thiện xã hội, thấm nhuần lời Phật dạy “Phục vụ chúng sinh là cúng dàng Chư Phật”, hay truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, đồng hành đầy trách nhiệm với các cuộc phát động của các cấp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chương trình Nông thôn mới đang được Đảng, Nhà nước quan tâm. Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai đã họp và thống nhất cao với chương trình, coi đây là một nghĩa cử cao đẹp và cũng là trách 1 Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Lào Cai lần thứ II nhiệm kỳ (2017-2022).
  9. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 101 nhiệm của mỗi tổ chức xã hội qua công tác tuyên truyền vận động đã được các nhà hảo tâm và bà con phật tử xa gần phát tâm ủng hộ đóng góp tịnh tài để làm tốt và thường xuyên công tác từ thiện chăm lo cho đời sống nhân dân bằng những việc làm cụ thể, ấm tình dân tộc như: nấu cơm, cháo cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện; phát học bổng cho các em học sinh vượt khó; tặng quà cho gia đình chính sách trong tinh; phát học bổng, tặng quần áo, gạo, màn, dụng cụ sinh hoạt… tại huyện Mường Khương, Sapa, Văn Ban, Bao Thăng …; chương trình “Cùng em tới trường” Ban từ thiện huy động cac chua triên khai ung hô hàng chục tấn gạo, muối, quần áo, chăn, màn, dụng cụ sinh hoạt: bát, xoong, nồi, quần áo đồng phục, quần áo rét, tất, giầy, ủng… cho trẻ Mầm non, Tiểu học; chương trình “Báo đáp người có công”, các chùa phối kết hợp với chính quyền địa phương cấp gạo thường xuyên cho các gia đình chính sách, gia đình khó khăn như các phường/xã (Lào Cai, Phong Niên, Phong Hải, Bình Minh, ….) khoảng 3 tấn gạo/tháng; chương trình “Sức khoẻ là vàng” của Câu lạc bộ Phật tử ngành y tổ chức khám bệnh, hỗ trợ mổ tim, cấp thuốc cho đồng bào dân tộc thiểu số và cho học sinh ở các xã vùng sâu, vùng xa; phát động xây nhà tinh nghia, trường học trong và ngoài tỉnh; chương trình “Bữa cơm yêu thương” của Bệnh viện Đa khoa số 1 Lào Cai, chương trình “Bát cháo yêu thương” tại Bệnh viện Sản - Nhi Lào Cai. Ngoài ra, còn kết hợp với các Ban trị sự các tỉnh bạn thường xuyên thăm và tặng quà cho nhân dân, các em học sinh là người dân tộc thiểu số lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi lần; cứu trợ đồng bào lũ lụt tại Hà Giang và Lai Châu… với tổng số tiền quyên góp được 14 tỷ đồng1; xây dựng mới 5 cơ sở tôn giáo được Nhà nước công nhận theo đúng pháp luật. Những hoạt động thường xuyên của các tăng ni, phật tử trong tỉnh như tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, phát học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, tham gia tổ chức chương trình “Tháng 3 biên giới”... với tổng số tiền trên 9 tỷ đồng; trao tặng 50 triệu tới Quỹ vì người nghèo tỉnh Lào Cai. Năm 2019, các hoạt động từ thiện do Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai tiếp tục diễn ra với mục đích hướng tới những đối tượng gặp khó khăn trong cuộc sống, những thầy giáo, cô giáo ở các điểm trường vùng sâu, vùng xa bằng các suất quà tặng, học bổng với 300 xe đạp trị giá gần 800 triệu đồng cho các em học sinh cấp 2 và cấp 3 ở hai huyện Bắc Hà và Bảo Thắng; đồng thời xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tại huyện Sapa cùng Ủy ban MTTQ tỉnh được 175.000.000 triệu đồng; cấp phát gạo cho các gia đình chính sách, các trường dân tộc nội trú năm 2019 được 500.000.000 triệu đồng. Ngoài ra, còn kết hợp với các Ban trị sự các tỉnh thành thường xuyên thăm và tặng quà cho nhân dân, các em học sinh là người dân tộc thiểu số lên đến hàng trăm triệu đồng 1 Báo cáo sơ kết 6 tháng công tác phật sự 2019 và phương hướng 6 tháng cuối năm.
  10. 102 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... mỗi lần với tổng số tiền Ban Từ thiện xã hội và các chùa vận động năm 2019 đạt trên 12 tỷ đồng. Về công tác bảo vệ môi trường, trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai thường xuyên phối hợp cùng với chính quyền địa phương kêu gọi nhân dân cùng các tăng ni, phật tử hưởng ứng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như Ngày hội Bảo vệ môi trường và thả giống phóng sinh hằng năm nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống về phong tục thả cá vào ngày 23 tháng chạp hằng năm, gắn liền với đó là hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường; đồng thời giúp bà con nhân dân cùng các tăng ni, phật tử trên địa bàn nêu cao nhận thức yêu quý động vật. Ngày hội được tổ chức thường niên vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa, việc thả các động vật về với thiên nhiên với mục đích bảo vệ môi trường, tái tạo nguồn lợi thủy sản, phát triển nguồn tài nguyên, giữ cân bằng sinh thái và giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Đồng thời, cũng kêu gọi nhân dân cùng tăng ni, phật tử tham gia trồng cây gây rừng, không vứt túi nilon bừa bãi mà thay vào đó là sử dụng túi nilon sinh học dùng 1 lần để bảo vệ môi trường được người dân cùng với các tăng ni, phật tử thực hiện nghiêm túc, qua đó góp phần bảo vệ môi trường sống ngày càng xanh - sạch - đẹp. 5. Báo cáo Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Lào Cai lần thứ II, nhiệm kỳ 2017-2022 Nhân loại đang đứng trước những thách thức về môi trường, để lại những mầm mống, hiểm họa trên toàn cầu. Những tiếng kêu cứu: “phải đặt lại vấn đề phát triển”, “bảo vệ thiên nhiên”, “phải thay đổi thói quen tiêu dùng”,… đều từ mối lo về sự tồn vong của loài người. Do đó, trong lúc này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động an sinh xã hội để giúp cho nhân dân địa phương cùng các tăng ni, phật tử tránh xa với cuộc khủng hoảng về “văn hóa và tâm linh” được phát ra từ Tham, Sân, Si của con người, giúp họ có cuộc sống tốt đẹp, sống gần gũi với thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt được giáo lí đó, cũng chính là họ đang góp phần vào việc bảo vệ môi trường trước những biến động của biến đổi khí hậu, đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế là những điều kiện cần thiết để người dân được đảm bảo tốt nhất về mặt an sinh xã hội. - Những mặt còn tồn tại: Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, không thể phủ nhận rằng, công tác an sinh xã hội ở Lào Cai đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, đưa lại các
  11. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 103 giá trị tích cực trong xã hội, nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại một số vấn đề nổi cộm chưa được giải quyết. Do đó, rất cần sự chung tay góp sức của chính quyền địa phương, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai và các tổ chức xã hội cùng tăng ni, phật tử để giải quyết tốt vấn đề trên như: Tình trạng nghèo đói, đời sống người dân ngày càng bấp bênh, khó khăn do đó buộc phải có chính sách giải quyết thỏa đáng, từ đói nghèo cho đến giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, môi trường không được đảm bảo. Cơ sở vật chất trường học, lớp học ở những điểm vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh vẫn còn, do đó rất cần có sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm và các tổ chức xã hội để cùng với Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai chăm lo tốt hơn an sinh xã hội cho mọi người dân, các tăng ni và phật tử. Tình trạng người dân chặt cây phá rừng, trồng nương dẫy dẫn đến thảm họa về thiên tai. Tình trạng ô nhiễm môi trường như khói bụi, do chất thải công nghiệp, khai thác kháng sản, hóa chất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, v.v., làm thiệt hại sản xuất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tỷ lệ người mắc bệnh hiểm nghèo ngày càng tăng. Sự biến đổi của khí hậu dẫn đến thiên tai lũ lụt, hạn hán, v.v. xảy ra đẩy con người đứng trước các nguy cơ của bệnh dịch, nghèo đói và mất việc làm. Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì cũng xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn, trở ngại cho quá trình phát triển bền vững của địa phương. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi phải có thời gian, sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Vì vậy, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với tư cách là một tổ chức xã hội sẽ là lực lượng quan trọng góp phần giải quyết hiệu quả những vấn đề xã hội đang đặt ra cùng với chính quyền địa phương sẽ chung tay góp phần đảm bảo an sinh xã hội và chăm lo cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân là những người gặp bất hạnh và khó khăn trong cuộc sống. 6. Giải pháp đẩy mạnh bảo đảm an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Trong thời gian tới, Phật giáo tỉnh Lào Cai cần có thêm những cơ duyên mới để tăng cường các hoạt động an sinh xã hội, góp phần đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân và các tăng ni, phật tử. Trên đây là một số giải pháp giúp cho Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai thực hiên tốt nhiệm vụ của mình: Một là, chú trọng việc tiếp nhận, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ tăng ni trẻ; khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tăng ni theo học ở các trường Phật học cũng như thế học có uy tín trong nước.
  12. 104 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Hai là, động viên, khuyến khích tăng ni, phật tử trong tỉnh tích cực tham gia công tác từ thiện nhân đạo do các tổ chức xã hội phát động; ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới; hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các cuộc vận động khác do Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương phát động. Ba là, thường xuyên tuyên truyền, vận động, khơi dậy tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường, một lòng, một dạ theo Đảng, theo cách mạng của đồng bào và các tăng ni, phật tử. Qua đó, nâng cao giác ngộ ý thức dân tộc, đề cao lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trong đó có lợi ích của đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời vạch trần mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch để đồng bào các dân tộc, các tôn giáo hiểu rõ bản chất, luôn đề cao cảnh giác, góp phần đấu tranh làm thất bại mọi mưu đồ phá hoại của các thế lực thù địch. Bốn là, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai phối hợp thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển KT-XH gắn với củng cố QP-AN của Đảng, Chính phủ như: Chương trình 135, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình quân, dân y kết hợp,… Tập trung huy động nguồn nhân lực, vật lực cho đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; ưu tiên đầu tư cho chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là ở những vùng có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn; huy động mọi nguồn lực xã hội cùng Nhà nước và chính quyền các địa phương chăm lo tốt hơn đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; giải quyết những khó khăn, bức xúc của đồng bào. Năm là, chính quyền địa phương cần có cơ chế, chính sách để hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người dân địa phương có việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững, tham gia thị trường lao động… Sáu là, tiếp tục tổ chức các khóa tu mùa hè cho nhân dân và các cháu thiếu nhi trên địa bàn tham gia. Bảy là, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp. Thực hiện tốt công tác hỗ trợ đột xuất, bảo đảm người dân bị thiệt hại khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và phương thức tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp đột xuất; mở rộng sự tham gia hỗ trợ của cộng đồng.
  13. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 105 Tám là, tiếp tục thúc đẩy hơn nữa công tác an sinh xã hội, tăng cường tính hệ thống, kết nối trong hoạt động xã hội; tăng cường sự phối hợp giữa Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với chính quyền, các đoàn thể nhân dân để kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động an sinh xã hội của địa phương. Cùng với những giải pháp cơ bản trên, cần đặc biệt quan tâm chăm lo đến đời sống văn hoá - tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số là những tăng ni, phật tử tạo điều kiện thuận lợi cho họ tổ chức các lễ hội truyền thống và giao lưu văn hoá, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của từng dân tộc, tôn giáo... Đó là động lực to lớn cho sự phát triển bền vững, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc, đồng thời cũng là giải pháp quan trọng để củng cố mối quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh. 7. Kết luận Lào Cai là một tỉnh cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - chính trị - an ninh - quốc phòng. Do nằm ở vị thế “đầu cầu” nối liền tỉnh Vân Nam và cả vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với đồng bằng Bắc Bộ, nên có điều kiện thuận lợi về giao thông đường thuỷ, đường bộ và đường sắt. Chính những điều kiện thuận lợi đó, đã giúp cho Lào Cai ngày càng phát triển và có những thành công trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về kinh tế thì cũng xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề xã hội nổi lên và trở thành thách thức cho Lào Cai hướng đến sự phát triển bền vững. Để đảm bảo sự phát triển bền vững cho địa phương, Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai nói riêng ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần hỗ trợ cùng với chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh, đảm bảo công bằng xã hội. Với những đóng góp lớn, tích cực vào công tác an sinh xã hội và vai trò trách nhiệm trong điều kiện mới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai là cơ sở chắc chắn khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của Phật giáo trong đời sống xã hội. Đồng thời, khẳng định được sức sống của Phật giáo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân một cách bền vững. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Phát huy giá trị tinh hoa phật giáo Việt Nam vì sự phát triển bền vững đất nước, Chùa Khai Nguyên, Hà Nội, 2019.
  14. 106 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 2. Đan Khánh: Phật giáo Việt Nam với các hoạt động nhân đạo, từ thiện, Báo Nhân dân điện tử số ra ngày 7/11/2018. 3. Phạm Xuân Nam: An sinh xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Xã hội học, số 2/2012. 4. Lê Văn Tâm, Đạo Phật đối với vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, H.1995, tr.35. 5. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Báo cáo Tổng kết công tác phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai năm 2018. 6. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Báo cáo Tổng kết công tác phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai năm 2019. 7. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Báo cáo Tổng kết công tác phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ VI (2007-2012). 8. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo cáo Tổng kết công tác phật sự - 35 năm thành lập của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự trình bày tại Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2