intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo hội Phật giáo Việt Nam với “xóa đói giảm nghèo”

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Giáo hội Phật giáo Việt Nam với “xóa đói giảm nghèo” trình bày các nội dung chính sau: Chủ trương của Đảng và Giáo hội Phật giáo đối với phong trào xóa đói giảm nghèo; Thực trạng hoạt động xóa đói giảm nghèo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua; Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc thực hiện xóa đói giảm nghèo cho người dân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo hội Phật giáo Việt Nam với “xóa đói giảm nghèo”

  1. GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM VỚI “XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO” TS. NGUYỄN THỊ TUYẾN1* Tóm tắt: “Đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiệm vụ đó đòi sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị, xã hội, sự nỗ lực của toàn dân, nhằm tăng giàu, bớt nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Phát huy truyền thống “Tương thân tương ái - Lá lành đùm lá rách” những năm qua, Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặc biệt quan tâm đến các công tác xóa đói giảm nghèo. “Xóa đói giảm nghèo” ngày càng đi vào chiều sâu và xã hội hóa cao. Giáo hội hướng dẫn tang vận động, tăng ni, tín đồ phật tử sống theo giáo lý Phật giáo tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo từ thiện, giúp đỡ người nghèo, người già neo đơn, trẻ em tàn tật, mồ côi, người gặp hoàn cảnh khó khăn”. Từ khóa: Giáo hội Phật giáo, xóa đói giảm nghèo, gia đình chính sách. Đặt vấn đề Triết lý nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh xem đói nghèo là “giặc”, phải quyết tâm đánh đuổi và tiêu diệt giặc đói, nhằm mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. Thấm nhuần tư tưởng, triết lý Hồ Chí Minh về xóa đói, giảm nghèo trong quản lý phát triển xã hội, đòi hỏi phải coi việc xóa đói, giảm nghèo là một trong những tiêu chí, thước đo quan trọng đánh giá về tính đúng đắn của chính sách xã hội, tính nhân văn của thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng. Hoài bão lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là dân tộc Việt Nam hoàn toàn được độc lập, nhân dân được sống trong tự do, hạnh phúc. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được * Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.
  2. 590 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... học hành”. Đó là mục đích cao cả, nhất quán, xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn phấn đấu vì một nước Việt Nam độc lập, mọi người thoát khỏi áp bức, bất công, đói nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Phương pháp nghiên cứu Trong những năm gần đây, nghiên cứu về Phong trào “Xóa đói giảm nghèo” của giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các học giả, các nhà khoa học Việt Nam. Xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa mang tính chiến lược lâu dài trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là các hoạt động xóa đói giảm nghèo nhằm thể hiện đạo lý, nghĩa cử cao đẹp của con người nên các nhà khoa học có nhiều cách nghiên cứu và tiếp cận khác nhau nhằm đổi mới nội dung, phương thức các hoạt động “Xóa đói giảm nghèo” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập nguồn dữ liệu từ Tài liệu nghiên cứu Ban Tôn giáo Chính phủ; Tư tuởng Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo; Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Báo cáo công tác hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thông qua các nguồn tư liệu này giúp tác giả có thể đi sâu vào nghiên cứu, phân tích những hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam với công tác tuyên truyền, vận động các chức sắc, tín đồ Phật giáo hướng tới các hoạt động “ Xóa đói giảm nghèo”, “Tương thân tương ái lá lành đùm lá rách”. 1. Chủ trương của Đảng và Giáo hội Phật giáo đối với phong trào xóa đói giảm nghèo Nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII. Đảng ta đã có cách nhìn ngày càng toàn diện và đưa ra những chủ trương, biện pháp thiết thực để xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo trên cơ sở tiến hành đồng bộ các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng gắn liền với phát triển văn hoá - xã hội; chú trọng đẩy mạnh việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường trợ giúp với đối tượng yếu thế; tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Thực tiễn những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã có những chính sách, giải pháp tương đối đồng bộ, hiệu quả tập trung giải quyết vấn đề xoá đói, giảm nghèo và hạn chế phân hoá giàu nghèo mang tầm quốc gia được quốc
  3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 591 tế ủng hộ và đánh giá cao. Thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, hàng triệu hộ gia đình, hàng chục triệu người thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu; góp phần hạn chế phân hoá giàu nghèo, thực hiện công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xoá đói, giảm nghèo, góp phần hạn chế phân hoá giàu nghèo, trong thời gian tới cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau: Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong việc khuyến khích làm giàu, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo. Tập trung triển khai đồng bộ các chương trình xoá đói, giảm nghèo nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; bảo đảm tính bền vững kể cả trước mắt và lâu dài trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hai là, phát huy tối đa nội lực, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xoá đói, giảm nghèo và hạn chế phân hoá giàu nghèo. Việc Việt Nam trở thành các nước có thu nhập trung bình đang đặt ra những thách thức mới, nguồn hỗ trợ của thế giới cho nước nghèo sẽ không còn, “bẫy trung bình” sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và khả năng xoá đói, giảm nghèo của đất nước... Do đó, nguồn lực để chi cho việc xoá đói, giảm nghèo sẽ chủ yếu phụ thuộc vào nội lực, từ sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của đất nước. Việc phát huy nội lực, tranh thủ, phát huy tối đa các nguồn lực của từng cá nhân và của cộng đồng là vô cùng quan trọng cần được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo trong điều kiện mới. Ba là, có chủ trương, biện pháp tích cực, đúng đắn, công khai, minh bạch để giải quyết vấn đề đói nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo với những nội dung, hình thức mới. Điểm khác biệt là đói nghèo ở nông thôn thường nhận được sự chia sẽ của người thân, gia đình, dòng họ, cộng đồng làng xóm. Còn ở đô thị, do đặc điểm đời sống đô thị nên việc nhận dạng, đánh giá về đói nghèo rất phức tạp; hơn nữa khoảng cách giàu nghèo ở đô thị lại rất lớn, do đó việc thực hiện các biện pháp trợ giúp có nhiều khó khăn, bài toán giàu - nghèo ở đô thị sẽ khó giải hơn. Đòi hỏi phải tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống. Để xoá đói, giảm nghèo bền vững, hạn chế phân hoá giàu nghèo, ngoài sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước còn phải có sự tham gia của cả cộng đồng, trong
  4. 592 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... đó có sự chia xẻ, đóng góp của người giàu và sự vươn lên của chính người nghèo, hộ gia đình nghèo. Trong điều kiện hiện nay, làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo là góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trên cơ sở vận dụng qua điểm của Đảng và Nhà nước, những năm qua, đảm bảo an sinh xã hội đặc biệt là công tác “xóa đói giảm nghèo’ luôn được coi là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phản ánh rõ nét chức năng xã hội của Phật giáo, qua đó, truyền bá thông điệp từ bi, nhân ái của đạo Phật vào đời sống xã hội. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vận động ngày càng nhiều tăng, ni, phật tử, các nhà hảo tâm, người dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài đóng góp, ủng hộ cả vật chất, tinh thần vào các hoạt động đối với người nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, qua đó thể hiện được đạo lý “Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam. Các phong trào “Xóa đói giảm nghèo”, chương trình chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng hàng nghìn ngôi nhà cho người nghèo; thăm và tặng quà cho người nghèo… 2. Thực trạng hoạt động xóa đói giảm nghèo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua * Trong công tác tuyên truyền vận động thực hiện phong trào xóa đói giảm nghèo: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thường xuyên hướng dẫn tăng, ni, phật tử, tín đồ chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, thực hiện đường hướng hành đạo theo đúng hiến chương, giáo lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tham gia thực hiện nhiều hoạt động “ ích đạo, lợi đời”, tuyên truyền những truyền thống văn hóa tốt đẹp của Phật giáo, đẩy lùi mê tín dị đoan; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn hưởng ứng tuyên truyền , vận động tăng ni, phật tử thực hiện tốt phong trào xóa đói giảm nghèo, nhân đạo từ thiện với tinh thần “Phục vụ chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật” nhằm chia sẻ phần nào những khó khăn với người nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già không nơi lương tựa, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể địa phương trong việc thực hiện tốt công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, từ thiện và đã được các vị chức sắc, chức việc, tín đồ, phật tử và nhân dân quan tâm hưởng ứng tham gia tích cực. Qua đó phát huy tinh thần đoàn kết,
  5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 593 hòa hợp, tính sáng tạo, giữ vững niềm tin Đạo pháp, kế thừa truyền thống “ từ bi, hỉ xả”,“ cứu khổ, cứu nạn” và tinh hoa văn hóa tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam, * Thực hiện một số hoạt động xóa đói giảm nghèo cho người dân Trải qua chặng đường gần 40 năm từ ngày thành lập đến nay, với phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” và triết lý vì con người, muốn mang lại cho con người cuộc sống hạnh phúc, an lạc. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vận động ngày càng nhiều tăng, ni, phật tử, các nhà hảo tâm, người dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài đóng góp, ủng hộ cả vật chất, tinh thần vào các đến công tác xóa đói giảm nghèo và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Giáo hội: Phật giáo đã góp phần nâng cao nhận thức, trình độ cho người dân. Những bài học có ý nghĩa từ giáo lý Phật giáo đã giúp đồng bào, phật tử có hiểu biết sâu hơn về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan, giúp người dân hoàn thiện đạo đức, lối sống theo phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”. Từ đó, họ có mục tiêu phấn đấu, lao động sản xuất để thoát nghèo, cải thiện cuộc sống cho bản thân và gia đình. Đi đôi với quá trình đó, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các địa phương đã tích cực động viên tăng, ni và phật tử hăng hái tham gia công việc của xã hội, các phong trào ích nước, lợi dân, thiện tâm, công đức như: Phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, ủng hộ bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín, hủ tục; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật tại địa phương, bảo đảm an toàn, trật tự ở các địa bàn dân cư… bằng các hình thức, như: tặng quà cho người nghèo, khám chữa bệnh từ thiện cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa; giúp đỡ học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp tiền và vật chất ủng hộ đồng bào nghèo và đồng bào bị thiên tai lũ lụt…Giáo hôị Phật giáo đã tổ chức, sinh hoạt, vận động bà con Phật tử chăm lo sản xuất kinh tế, ổn định đời sống, sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được đảm bảo, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Đối với những vùng đời sống kinh tế còn khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, Giáo hội Phật giáo các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động từ thiện như: xây cầu, đào giếng, làm đường, cứu trợ thường xuyên và đột xuất cho đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc khi gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Không chỉ trợ cấp về mặt tiền bạc, vật chất, các ban Phật giáo còn chủ động tìm kiếm các hợp đồng lao động cung cấp công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số có thêm thu nhập. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vận động ngày càng nhiều tăng, ni, phật tử, các nhà hảo tâm, người dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài đóng
  6. 594 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... góp, ủng hộ cả vật chất, tinh thần vào các phong trào xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, hướng về cội nguồn do Đảng, Nhà nước phát động với số kinh phí, vật chất năm sau luôn cao hơn năm trước. Tổng số tiền và hiện vật quyên góp dành cho công tác từ thiện, nhân đạo và đảm bảo an sinh xã hội năm 2016 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là hơn 1.330 tỷ đồng, đến năm 2018, con số này đã lên đến hơn 2.200 tỷ đồng [10]. Trong đó, một phần lớn được dùng để trợ giúp phong trào “Xóa đói giảm nghèo” cho người dân vùng sâu vùng xa bởi đây là vùng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cả nước. Đây là một nguồn kinh phí có ý nghĩa, nguồn vốn quan trọng góp phần giải quyết vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Hằng năm, Hệ thống Tuệ Tĩnh đường, phòng khám Đông Tây y, phòng thuốc Nam trong toàn Giáo hội hiện có gần 200 cơ sở đều hoạt động có hiệu quả, đã khám bệnh và phát thuốc cho hàng chục ngàn bệnh nhân trong đó có các đối tượng hộ nghèo, khó khăn, tổng trị giá khám và chữa bịnh hàng chục tỷ đồng. Bên cạnh các hoạt động trên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn vận động tín đồ, chức sắc và nhân dân tích cực hưởng ứng quyên góp, hỗ trợ các công tác phúc lợi xã hội khác, như: ủng hộ kinh phí xây dựng nhà Đại đoàn kết, ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”. Tham gia các hoạt động nhân đạo, như: Tham gia khám bệnh, mổ mắt miễn phí cho các bệnh nhân nghèo bị đục thuỷ tinh thể, tham gia dự án “Ngân hàng bò” giúp đỡ đồng bào các tỉnh phía Bắc. 3. Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc thực hiện xoá đói giảm nghèo cho người dân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời gian tới * Về phía Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Giáo hội Phật giáo tiếp tục đường hướng hành đạo đồng hành cùng dân tộc. Đội ngũ chức sắc Phật giáo cần quản lý và tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội, hoạt động “Xóa đói giảm nghèo” của Phật giáo đúng pháp luật, đúng mục đích, có hiệu quả. Tăng, ni, phật tử tích cực tham gia làm từ thiện xã hội theo quy định của Đảng, Nhà nước và Hiến chương của Giáo hội. Tiếp tục tăng cường vai trò tập hợp thống nhất về mặt tổ chức và qui vào sự chỉ đạo và điều hành của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương. Ban Từ thiện Trung ương và địa phương phải phối hợp chặt chẽ với Ban Hoằng pháp Trung ương và địa phương để tập hợp quần chúng khuyến giáo, thuyết giảng, vận động mọi người có ý thức công tác từ thiện, Xoá đói giảm nghèo không phải của riêng ai mà của mọi người; giúp đỡ người khác chính là giúp mình hoàn thiện nếp sống hướng thiện, làm hiển lộ giá trị yêu thương cuộc sống theo tinh thần từ bi hỷ xả, hạnh nguyện Bồ tát là hành Bố thí.
  7. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 595 Ban Từ thiện Trung ương và địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Ban Kinh tế tài chính Trung ương và địa phương để vận động các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các công ty tài chính, các đại thí chủ, các nhà hảo tâm để phát tâm cúng dường, chia sẻ, tặng quà cũng như tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo, nhằm mục đích cùng Đảng và Nhà nước thực hiện tốt mục tiêu tăng hộ giàu giảm hộ nghèo trên toàn quốc. Ban Từ thiện cần phối hợp Ban kinh tế tài chính có kế hoạch để chủ động tự mình thiết lập những cơ sở kinh tế, chủ động tạo ra nguồn kinh phí để làm tốt công tác “xóa đói giảm nghèo”. * Về phía địa phương, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành trong cả nước Thống nhất về tổ chức (nhân sự, hoạt động, mục tiêu…) để giúp nhau hoàn thiện các mặt tổ chức và điều hành. Chia sẻ về nguồn tài trợ, trang thiết bị, kiến thức chuyên môn và nhân sự. Liên kết với nhau dưới sự chỉ đạo của Ban từ thiện Trung ương. Phát huy những thế mạnh của từng địa phương, từng cơ sở. Trao đổi với nhau những kiến thức chuyên môn mới nhất trên các lĩnh vực từ thiện. Giúp nhau về trang thiết bị và phân bổ nhân sự hợp lý, kịp thời cho những nơi còn thiếu. Đối với các ban ngành chức năng, Ban Đại diện Phật giáo tỉnh, thành sẽ quản lí các hoạt động từ thiện đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo của các đơn vị cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường tại các địa phương; nhưng vẫn hỗ trợ, chia sẻ và thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động từ thiện của Trung ương một cách xuyên suốt. 4. Kết Luận Với truyền thống “tương thân tuơng ái”, “lá lành đùm lá rách”, Đảng, Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều chủ trương và các hoạt động nhằm đẩy mạnh các phong trào “Xóa đói giảm nghèo”. Phát huy vai trò trong việc thực hiện công tác an sinh xã hội. Giáo hội Phật giáo Việt Nam không những tuyên truyền, vận động Tăng ni, Phật tử trong nước tích cực tham gia đóng góp, mà cả những nhịp cầu nhân ái của kiều bào nước ngoài cũng luôn hướng về Tổ quốc đóng góp thiết thực từ xây dựng nhà cho người nghèo, tặng quà, ủng hộ tịnh tài, tịnh vật, khám chữa bệnh miễn phí... Qua đó, nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội về công tác “Xóa đói giảm nghèo” qua đó thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và Đường hướng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống cụ thể, đem lại lợi ích to lớn cho nhân sinh, đóng góp cho sự phát triển của đời sống xã hội, phù hợp với đường lối của Đảng trong cương lĩnh xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để Phật giáo thực hiện mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Đạo Pháp - Dân
  8. 596 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Gắn đạo với đời, phát huy truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước hướng tới xây dựng một cuộc sống văn minh, giàu đẹp và hiện đại. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2016, tr.13 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.627-628. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.518. 4. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Báo cáo Tổng kết công tác Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam . 5. Báo cáo Tổng kết công tác Phật sự - 35 năm thành lập của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự trình bày tại Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành . 6. Tài liệu nghiên cứu Ban Tôn giáo Chính phủ. 7. Lương Thị Hồng: Nhìn lại 30 năm thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân (1986-2016), Tạp chí Lịch sử Đảng, 2016, (7), tr.33.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2