intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "An toàn lao động (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Tổ chức công tác Bảo hộ lao động trên công trường xây dựng; phòng chống bụi trong xây dựng; phòng chống tiếng ồn và rung động trong xây dựng; phòng chống nhiễm độc trong xây dựng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 ------ 000 ------ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG NGÀNH: NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NỘI THẤT & ĐIỆN NƯỚC CÔNG TRÌNH. TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1, ngày 10/08/2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà Nội, năm 2021 -1-
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Môn an toàn lao động là một môn chuyên ngành quan trọng, nó cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, cần thiết để có thể làm việc cũng như tổ chức sản xuất an toàn ngoài công trường. Môn học này còn cung cấp cho những người học quyền hạn, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia trên công trường từ chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu, và người lao động, nó giúp cho những người cán bộ kỹ thuật tương lai hiểu và làm tốt cả hai vai trò của mình: trên cương vị người lao động và trên cương vị đại diện (một phần) cho người sử dụng lao động - là đơn vị thi công nơi họ làm việc. Với mục đích cung cấp cho người học những kiến thức và tạo cho người học kỹ năng phân tích tình huống, tìm ra những nguyên nhân tiềm ẩn và từ đó đưa ra biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, trong cuốn giáo trình này chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích nguyên nhân tiềm ẩn theo nhóm nguyên nhân tai nạn để sinh viên có thể làm quen với phương pháp này và sử dụng chúng khi lập biện pháp thi công. Ngoài ra cuối mỗi bài chúng tôi cũng đưa các câu hỏi ôn tập, các tình huống để người học có thể sử dụng kiến thức được học để trả lời các câu hỏi, để giải quyết các tình huống. Nội dung cuốn giáo trình này gồm 11 bài và 03 phụ lục: Bài 1. Tổ chức công tác Bảo hộ lao động (BHLĐ) trên công trường xây dựng. Bài 2. Phòng chống bụi trong xây dựng. Bài 3. Phòng chống tiếng ồn và rung động trong xây dựng. Bài 4. Phòng chống nhiễm độc trong xây dựng. Bài 5. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng các máy móc thi công. Bài 6. Kỹ thuật an toàn điện trong thi công xây dựng. Bài 7. Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy trong thi công xây dựng. Bài 8. Kỹ thuật an toàn trong thi công trên cao và an toàn sử dụng giàn giáo. Bài 9. Kỹ thuật an toàn trong thi công công tác sơn bả. Bài 10. Kỹ thuật an toàn trong thi công lắp đặt trần, vách thạch cao. Bài 11. Kỹ thuật an toàn khi thi công trong không gian hạn chế. Phụ lục I: Quy định về biển báo an toàn trên công trường xây dựng Phụ lục II: Một số trang bị an toàn thường dùng trên công trường Phụ lục III: Quy trình sơ cấp cứu một số tai nạn thường gặp Trong quá trình biên soạn bài giảng này chúng tôi đã nhận được nhiều sự động -2-
  3. viên, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ to lớn đó, cảm ơn các tác giả của các cuốn tài liệu mà chúng tôi tham khảo, cảm ơn các tác giả những bức ảnh thực tế thi công mà chúng tôi sưu tầm được trên mạng Internet. Một lần nữa chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và các em học sinh, sinh viên để cuốn bài giảng này càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của quý vị! Hà Nội, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Ts. Trần Đăng Quế 2. Ths. Nguyễn Thị Lý 3. Ths: Nguyễn Văn Việt -3-
  4. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ........................................................................................ 2 LỜI GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 2 TỪ VIẾT TẮT 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 8 BẢNG PHÂN TÍCH NỘI DUNG MÔN HỌC ....................................................... 10 Bài 1 TỔ CHỨC CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG (BHLĐ) TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG. .......................................................................................... 11 1. Giới thiệu: .................................................................................... 11 2. Mục tiêu ....................................................................................... 11 3. Nội dung ...................................................................................... 11 3.1. Các chủ thể quản lý an toàn, vệ sinh lao động trên công trường xây dựng 11 3.2. Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động .................................................... 11 3.3. Quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên công trường.................................................................... 13 3.4. Quyền, trách nhiệm của Ban Quản lý dự án và Tư vấn trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên công trường ....................................... 14 3.5. Quyền, trách nhiệm của Nhà thầu trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên công trường ........................................................................ 14 3.6. Cơ cấu tổ chức của nhà thầu trong việc tổ chức công tác an toàn, vệ sinh lao động trên công trường ........................................................................ 15 3.7. Nội dung công tác an toàn, vệ sinh lao động trên công trường .......... 19 3.8. Câu hỏi ôn tập ..................................................................................... 21 Bài 2 PHÒNG CHỐNG BỤI TRONG XÂY DỰNG. ............................................. 22 1. Giới thiệu: .................................................................................... 22 2. Mục tiêu ....................................................................................... 22 3. Nội dung ...................................................................................... 22 3.1. Khái niệm bụi trong sản xuất .............................................................. 22 3.2. Phân loại bụi ....................................................................................... 22 3.3. Phân tích các nguyên nhân phát sinh ra bụi ...................................... 22 3.4. Nồng độ bụi giới hạn cho phép ........................................................... 23 3.5. Tác hại của bụi đối với cơ thể người ................................................... 24 3.6. Biện pháp phòng và chống bụi ............................................................ 25 -4-
  5. 3.7. Câu hỏi ôn tập ..................................................................................... 28 Bài 3 PHÒNG CHỐNG TIẾNG ỒN Và RUNG ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG ... 29 1. Giới thiệu: .................................................................................... 29 2. Mục tiêu ....................................................................................... 29 3. Nội dung ...................................................................................... 29 3.1. Tiếng ồn............................................................................................... 29 3.2. Rung động ........................................................................................... 32 3.3. Câu hỏi ôn tập ..................................................................................... 35 Bài 4 PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC TRONG XÂY DỰNG .............................. 36 1. Giới thiệu: .................................................................................... 36 2. Mục tiêu ....................................................................................... 36 3. Nội dung ...................................................................................... 36 3.1. Khái niệm chung ................................................................................. 36 3.2. Nguồn gốc ........................................................................................... 36 3.3. Hóa chất và những mối nguy hiểm của chúng ................................... 36 3.4. Biện pháp khắc phục, phòng ngừa nhiễm độc hóa chất ..................... 37 3.5. Câu hỏi ôn tập ..................................................................................... 43 Bài 5 KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CÁC MÁY MÓC THI CÔNG ..... 44 3.1. Các loại máy móc, thiết bị thường được sử dụng trong xây dựng ...... 44 3.2. Phân tích Nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tai nạn liên quan tới máy móc, thiết bị thi công trên các công trường xây dựng............................................... 44 3.3. Biện pháp khắc phục, phòng ngừa tai nạn liên quan tới máy móc, thiết bị thi công trên các công trường xây dựng....................................................... 49 3.4. Câu hỏi ôn tập ..................................................................................... 54 Bài 6 KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG ............. 55 1. Giới thiệu: .................................................................................... 55 2. Mục tiêu ....................................................................................... 55 3. Nội dung ...................................................................................... 55 3.1. Khái niệm cơ bản về an toàn điện ....................................................... 55 3.2. Tác động của dòng điện lên cơ thể người và hậu quả của nó............. 57 3.3. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện .......................................................... 57 3.4. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện ............................................. 60 3.5. Chống sét cho công trình xây dựng..................................................... 63 3.6. Câu hỏi ôn tập và tình huống thảo luận ............................................. 65 Bài 7 KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRONG THI CÔNG XÂY -5-
  6. DỰNG 68 1. Giới thiệu: .................................................................................... 68 2. Mục tiêu ....................................................................................... 68 3. Nội dung ...................................................................................... 68 3.1. Khái niệm chung. ................................................................................ 68 3.2. Điều kiện và hình thức cháy: .............................................................. 68 3.9. Nguyên lý chữa cháy ........................................................................... 79 3.10. Các chất chữa cháy. ............................................................................ 80 3.11. Dụng cụ và phương tiện chữa cháy .................................................... 84 3.12. Câu hỏi ôn tập ..................................................................................... 87 1. Em hãy cho biết điều kiện phát sinh cháy. ............................................ 87 2. Em hãy nêu các hình thức cháy. ........................................................... 87 3. Em hãy nêu khái niệm bùng cháy, bắt cháy, bốc cháy và tự cháy.......... 87 4. Em hãy phân tích các nguy cơ cháy nổ trên công trường. ..................... 87 5. Em hãy nêu giải pháp ngăn ngừa không cho đám cháy xảy ra.............. 87 6. Em hãy nêu giải pháp hạn chế cháy lan rộng. ...................................... 87 7. Em hãy nêu nguyên lý chữa cháy và nguyên tắc chung trong hoạt động chữa cháy. ......................................................................................................... 87 8. Em hãy kể tên các chất dùng để chữa cháy. Nêu cụ thể việc dùng nước và bọt hoá học trong công tác chữa cháy........................................................... 87 9. Câu hỏi tình huống:.............................................................................. 87 Bài 8 KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG TRÊN CAO VÀ AN TOÀN SỬ DỤNG GIÀN GIÁO .......................................................................................... 88 1. Giới thiệu: .................................................................................... 88 2. Mục tiêu ....................................................................................... 88 3. Nội dung ...................................................................................... 88 3.1. Các trường hợp ngã cao ...................................................................... 88 3.2. Phân tích các nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn trong làm việc trên cao .... 89 3.3. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn trong làm việc trên cao. .............. 91 3.4. Phân tích nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn trong sử dụng giàn giáo ........ 97 3.5. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn khi sử dụng giàn giáo. ................ 99 3.6. Câu hỏi ôn tập và tình huống thảo luận ........................................... 103 3. Phân tích nguyên nhân gây tai nạn trong sử dụng giàn giáo?...................... 104 4. Biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng giàn giáo?..................................... 104 5. Tình huống tai nạn lao động:....................................................................... 104 -6-
  7. Bài 9 KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG CÔNG TÁC SƠN BẢ ....... 104 1. Giới thiệu: .................................................................................. 104 2. Mục tiêu ..................................................................................... 104 3. Nội dung .................................................................................... 104 3.1. Phân tích nguy cơ tiềm ẩn gây sự cố, tai nạn khi thi công công tác đào 104 3.2. Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ tai nạn trong thi công sơn bả .. 106 Bài 10 KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG LẮP ĐẶT TRẦN, VÁCH THẠCH CAO 109 1. Giới thiệu: .................................................................................. 109 2. Mục tiêu ..................................................................................... 109 3. Nội dung .................................................................................... 109 3.1. Phân tích nguy cơ gây ra tai nạn ...................................................... 109 3.2. Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ tai nạn...................................... 110 BÀI 11. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI THI CÔNG TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ. 112 1. Giới thiệu: .................................................................................. 112 2. Mục tiêu ..................................................................................... 112 3. Nội dung .................................................................................... 112 3.1. Giới thiệu chung về không gian hạn chế .......................................... 112 3.2. Phân tích các nguy cơ tiềm ẩn khi làm việc trong không gian hạn chế 112 3.3. Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ tai nạn khi thi công trong không gian hạn chế ................................................................................................... 114 IV. Câu hỏi ôn tập và tình huống thảo luận .................................................. 118 PHỤ LỤC I QUY ĐỊNH VỀ BIỂN BÁO AN TOÀN TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG 119 PHỤ LỤC II MỘT SỐ TRANG BỊ AN TOÀN THƯỜNG DÙNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG 124 PHỤ LỤC III. QUY TRÌNH SƠ CẤP CỨU MỘT SỐ TAI NẠN THƯỜNG GẶP 128 I. SƠ CẤP CỨU KHI ĐIỆN GIẬT ....................................................... 128 II. SƠ CẤP CỨU KHI VẾT THƯƠNG PHUN MÁU ............................ 128 1. Quy trình cấp cứu.............................................................................. 128 2. Các biện pháp cầm máu .................................................................... 128 III. SƠ CẤP CỨU TAI NẠN BỎNG NHIỆT .......................................... 129 IV. SƠ CẤP CỨU BỎNG ĐIỆN ............................................................. 130 -7-
  8. V. SƠ CẤP CỨU BỎNG HÓA CHẤT ................................................... 130 VI. SƠ CỨU GÃY XƯƠNG ..................................................................... 131 VII. SƠ CỨU TRƯỜNG HỢP NGỪNG THỞ .......................................... 131 1. Quy trình sơ cấp cứu ......................................................................... 131 2. Kỹ thuật thổi ngạt .............................................................................. 131 VIII. SƠ CẤP CỨU KHI NGỪNG TIM..................................................... 133 1. Quy trình sơ cấp cứu ......................................................................... 133 2. Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực ....................................................... 133 IX. SƠ CỨU KHI NGỘ ĐỘC XĂNG DẦU ............................................. 133 TỪ VIẾT TẮT BT – Bê tông BTCT – Bê tông cốt thép BPKTTC – Biện pháp kỹ thuật thi công CĐT – Chủ đầu tư KTTC – Kỹ thuật thi công MMTB - Máy móc thiết bị XD – Xây dựng TCVN – Tiêu chuẩn Việt Nam TK – Thiết kế TKTC – Thiết kế thi công TKBVTC – Thiết kế bản vẽ thi công TVGS – Tư vấn giám sát TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đề tài NCKH mã số RD 42-13 - “Nghiên cứu xây dựng giáo trình môn An toàn lao động dành cho hệ Cao đẳng chuyên ngành Xây dựng DD&CN” chủ nhiệm đề tài: Ts. Trần Đăng Quế , BXD, 2014. [2]. Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 Quốc hội 13 ban hành ngày 18 tháng 6, năm 2014. [3]. Luật số: 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Xây dựng số -8-
  9. 50/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020 [4]. Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Chính phủ ban hành ngày 03 tháng 3 năm 2021 [5]. Tiêu chuẩn Việt Nam + QCVN 18:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong thi công xây dựng. [6]. Hình ảnh thi công thực tế sưu tầm trên mạng Internet, chụp tại công trường. -9-
  10. BẢNG PHÂN TÍCH NỘI DUNG MÔN HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG Tên học phần: AN TOÀN LAO ĐỘNG Mã số học phần: Mục tiêu môn học: Môn học dành cho sinh viên cao đẳng chuyên ngành XDDD&CN. Sau khi học xong môn học này sinh viên cần đạt được: Kiến thức Sau khóa học sinh viên hiểu và trình bày được: 1.1. Trình bày được biện pháp ATLĐ cho các công tác chính trong thi công nội thất và hoàn thiện cao cấp: Công tác thi công trên cao; Công tác sơn, bả; Công tác lắp đặt trần, vách thạch cao; Công tác lắp đặt cửa đi, cửa sổ; Công tác lắp đặt đồ nội thất; Công tác lắp đặt thiết bị điện, nước; Công tác thi công trong không gian hạn chế. 1.2. Trình bày đượcbiện pháp an toàn trong sử dụng điện, biện pháp phòng cháy, chữa cháy trong thi công nội thất và hoàn thiện cao cấp. II.2. Kỹ năng Sau khóa học sinh viên: 2.1. Thực hiện và đảm bảo được biện pháp ATLĐ đã được phê duyệt cho các công tác chính trong thi công nội thất và hoàn thiện cao cấp: Công tác thi công trên cao; Công tác sơn, bả; Công tác lắp đặt trần, vách thạch cao; Công tác lắp đặt cửa đi, cửa sổ; Công tác lắp đặt đồ nội thất; Công tác lắp đặt thiết bị điện, nước; Công tác thi công trong không gian hạn chế. 2.2. Thực hiện và đảm bảo được biện pháp an toàn trong sử dụng điện, biện pháp phòng cháy, chữa cháy trong thi công nội thất và hoàn thiện cao cấp cho các công trình dân dụng và công nghiệp đã được phê duyệt. III.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm 3.1. Có tác phong nghề nghiệp: Nghiêm túc, cẩn thận, khoa học... 3.2. Cập nhật kiến thức và sáng tạo trong công việc. - 10 -
  11. Bài 1 TỔ CHỨC CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG (BHLĐ) TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG. 1. Giới thiệu: - Bài này giới thiệu chung về công tác BHLĐ trên công trường xây dựng 2. Mục tiêu - M1: Trình bày được quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) trên công trường xây dựng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). - M2: Trình bày được cơ cấu tổ chức bộ máy ATVSLĐ của nhà thầu trên công trường xây dựng - M3: Sử dụng được các dụng cụ BHLĐ đúng 3. Nội dung 3.1. Các chủ thể quản lý an toàn, vệ sinh lao động trên công trường xây dựng 3.1.1. Chủ đầu tư Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn dự án đầu tư xây dựng. 3.1.2. Ban Quản lý dự án Ban Quản lý dự án: là đơn vị thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền. 3.1.3. Tư vấn Tư vấn: là tổ chức hoặc cá nhân hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn xây dựng hoặc là các chuyên gia tư vấn có kiến thức rộng trong lĩnh vực xây dựng. 3.1.4. Nhà thầu Nhà thầu (Bao gồm cả thầu chính và thầu phụ): là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện công tác xây dựng. Những tổ chức, cá nhân này có đủ năng lực và chuyên nghiệp trong hoạt động xây dựng. 3.1.5. Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn, vệ sinh lao động. 3.2.Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động 3.2.1. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động a. Quyền của người sử dụng lao động - 11 -
  12. Theo quy định tại điều 6, chương I, bộ luật lao động số 10/1012/QH13 - người sử dụng lao động có quyền: tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Chủ đầu tư Ban QLDA Tư vấn giám sát Nhà thầu Bộ phận ATVSLĐ Bộ phận ATVSLĐ Bộ phận ATVSLĐ Cán bộ ATVSLĐ Hình 1.1. Các chủ thể quản lý an toàn, vệ sinh lao động trên công trường b. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động Theo quy định tại điều 137, 138 chương IX, bộ luật lao động số 10/1012/QH13 - người sử dụng lao động có nghĩa vụ: - Tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường; - Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng; - Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động; - Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng; - Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc; - 12 -
  13. - Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. 3.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động a. Quyền của người lao động Theo quy định tại điều 5, chương I, bộ luật lao động số 10/1012/QH13 - người lao động quyền hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể. Người lao động cũng được quyền: - Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những Nguyên nhân đó chưa được khắc phục; - Khiếu nại hoặc tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động. b. Nghĩa vụ của người lao động Theo quy định tại điều 138, chương IX, bộ luật lao động số 10/1012/QH13 - người lao động có nghĩa vụ sau đây: - Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; - Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc; - Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện Nguyên nhân gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động. 3.3. Quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên công trường 3.3.1. Quyền của chủ đầu tư Theo quy định tại điều 112, mục 2 luật xây dựng số 50/2014/QH13 - chủ đầu tư có quyền dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường 3.3.2. Trách nhiệm của chủ đầu tư Theo quy định tại điều 9, 112, 115 luật Xây dựng số 50/2014/QH13 - chủ đầu tư có trách nhiệm: - Mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều - 13 -
  14. kiện thi công phức tạp; - Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường; - Trong quá trình thi công xây dựng chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng; - Chủ đầu tư phải bố trí người có năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn; phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người. Ngoài ra với vai trò là người sử dụng lao động chủ đầu tư cũng phải làm tốt vai trò của mình như quy định ở trên. 3.4. Quyền, trách nhiệm của Ban Quản lý dự án và Tư vấn trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên công trường 3.4.1. Quyền của Ban Quản lý dự án và Tư vấn Ban Quản lý dự án: là đơn vị thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền. Theo quy định tại điều 122, mục 2 luật xây dựng số 50/2014/QH13 - Tư vấn có quyền tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có Nguyên nhân xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý. 3.4.2. Trách nhiệm của Ban Quản lý dự án và Tư vấn Theo quy định tại điều 7, chương III, thông tư 22/2010/TT-BXD - ban quản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án và Tư vấn giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm: - Giám sát việc thực hiện của nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đã được phê duyệt; tuân thủ các quy phạm kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng. - Thông báo cho chủ đầu tư những Nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình thi công để có các giải pháp xử lý và điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp. - Kiểm tra, báo cáo chủ đầu tư xử lý vi phạm, dừng thi công và yêu cầu khắc phục khi nhà thầu thi công vi phạm các quy định về an toàn trên công trường. 3.5. Quyền, trách nhiệm của Nhà thầu trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên công trường 3.5.1. Quyền của Nhà thầu Theo quy định tại điều 113, mục 2 luật xây dựng số 50/2014/QH13 - Nhà thầu thi công có quyền: - Từ chối thực hiện những yêu cầu trái luật; - 14 -
  15. - Dừng thi công xây dựng khi có Nguyên nhân gây mất an toàn cho người và công trình hoặc bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng. 3.5.2. Trách nhiệm của Nhà thầu Theo quy định tại điều 113, mục 2 luật xây dựng số 50/2014/QH13 - Nhà thầu thi công có trách nhiệm: - Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công trong đó có quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình; - Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường. - Quản lý lao động trên công trường xây dựng, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường; - Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, không đảm bảo yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không đảm bảo chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra. Theo quy định tại điều 6, chương III, thông tư số 22 /2010/TT-BXD - nhà thầu có trách nhiệm: - Lập và phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra thực tế các diễn biến trên công trường để điều chỉnh biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho phù hợp. - Tuyển chọn và bố trí người lao động kỹ thuật trên công trường đúng chuyên môn được đào tạo, đủ năng lực hành nghề, đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật. Đồng thời cung cấp đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. - Thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác an toàn lao động trên công trường; đồng thời quy định cụ thể công việc thực hiện và trách nhiệm đối với những cá nhân quản lý công tác an toàn lao động trong quá trình thi công. - Tổ chức tập huấn và huấn luyện về an toàn cho đội ngũ làm công tác an toàn và người lao động thuộc quyền quản lý theo quy định. - Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động theo biện pháp đã được phê duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. - Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả, khai báo, điều tra, lập biên bản khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, tai nạn lao động trên công trường. - Thực hiện công tác kiểm định, đăng ký (nếu có), bảo dưỡng máy và thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình theo quy định. 3.6. Cơ cấu tổ chức của nhà thầu trong việc tổ chức công tác an toàn, vệ sinh lao động trên công trường 3.6.1. Sơ đồ tổ chức Nhà nước không quy định cơ cấu tổ chức của Nhà thầu trên công trường, do vậy tuỳ theo độ lớn, mức độ phức tạp của dự án mà các nhà thầu xây dựng một cơ cấu tổ chức ban điều hành dự án/ ban chỉ huy công trường phù hợp. Ta có thể tham khảo một - 15 -
  16. sơ đồ tổ chức của một ban chỉ huy công trường như hình I.2: 3.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trên công trường a. Chỉ huy trưởng công trường Chỉ huy trưởng công trường là người thay mặt công ty giải quyết mọi vấn đề trên công trường, trong đó trách nhiệm của chỉ huy trưởng công trường với công tác an toàn lao động gồm: - Tổ chức lập và phê duyệt và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra thực tế các diễn biến trên công trường để điều chỉnh biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho phù hợp. - Tuyển chọn và bố trí người lao động kỹ thuật trên công trường đúng chuyên môn được đào tạo, đủ năng lực hành nghề, đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật. Đồng thời cung cấp đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Chỉ huy trưởng công trường Bộ phận kỹ Bộ phận quản Bộ phận Bộ phận hành thuật thi công lý chất lượng ATVSLĐ chính Các cán bộ kỹ Các cán bộ chất Các cán bộ Kế toán; thuật lượng ATVSLĐ Thủ quỹ; Thủ kho; Bảo vệ; tạp vụ.... Các tổ, đội thi công Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức ban chỉ huy công trường - Thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác an toàn lao động trên công trường; đồng thời quy định cụ thể công việc thực hiện và trách nhiệm đối với những cá nhân quản lý công tác an toàn lao động trong quá trình thi công. - Tổ chức tập huấn và huấn luyện về an toàn cho đội ngũ làm công tác an toàn - 16 -
  17. và người lao động thuộc quyền quản lý theo quy định. - Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động theo biện pháp đã được phê duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. - Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả, khai báo, điều tra, lập biên bản khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, tai nạn lao động trên công trường. - Thực hiện công tác kiểm định, đăng ký (nếu có), bảo dưỡng máy và thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình theo quy định. b. Bộ phận kỹ thuật thi công Lập biện pháp thi công, trong đó có biện pháp an toàn lao động trình chủ đầu tư phê duyệt. Tổ chức, hướng dẫn, giám sát các tổ đội thực hiện biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động được duyệt. Tuân thủ các quy định về an toàn lao động trên công trường. c. Bộ phận an toàn lao động Cán bộ phụ trách về an toàn lao động trên công trường chịu trách nhiệm thực hiện những công việc sau: - Người làm công tác an toàn thực hiện chế độ kiểm tra hàng ngày trên công trường theo quy định của nhà thầu. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy các vi phạm về an toàn lao động hoặc các Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động thì yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động để thi hành các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, đồng thời phải báo cáo chỉ huy công trường về tình trạng này. - Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng. - Người làm công tác an toàn hoặc cán bộ kỹ thuật của nhà thầu phải giám sát liên tục công tác an toàn lao động trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình. - Ngoài ra cán bộ phụ trách an toàn lao động còn có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận có liên quan trên công trường tiến hành:  Tham gia xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ trên công trường;  Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động;  Xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động hàng năm trình Chỉ huy trưởng công trường phê duyệt và đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;  Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn - vệ sinh lao động của Nhà nước, của Nhà thầu trong phạm vi công trường;  Tổ chức huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động; - 17 -
  18.  Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao động theo quy định pháp luật hiện hành.  Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động.  Tham gia góp ý về lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động tại các cuộc họp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu, trong việc tổ chức tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị.  Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng; tổng hợp, đề xuất khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác an toàn - vệ sinh lao động.  Thực hiện các công việc khác có liên quan đến công tác an toàn - vệ sinh lao động do chỉ huy trưởng công trường phân công. An toàn – vệ sinh viên trên công trường chịu trách nhiệm thực hiện những công việc sau: - Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, phòng, ban chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn - vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, trưởng phòng, trưởng ban chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động. - Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy an toàn - vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động của người lao động trong tổ, phòng, ban; phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị. - Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, các biện pháp, phương án làm việc an toàn - vệ sinh lao động trong phạm vi tổ, phòng, ban; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ, phòng, ban. - Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc. - Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, nếu thấy có Nguyên nhân trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động. d. Các tổ, đội sản xuất Tổ chức thực hiện các công việc được giao tuân theo biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động được duyệt. Người lao động trên công trường xây dựng có quyền và trách nhiệm sau: - Có quyền từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp mà vẫn không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định. - 18 -
  19. - Chỉ được nhận thực hiện những công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Chấp hành đầy đủ các quy định, nội quy về an toàn lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. - Người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì phải được huấn luyện an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định. e. Các bộ phận khác Tất cả các cá nhân vào công trường đều phải được học về an toàn lao động và phải tuân theo quy định tại công trường. 3.7. Nội dung công tác an toàn, vệ sinh lao động trên công trường 3.7.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ phận an toàn -vệ sinh lao động Bộ phận phụ trách về an toàn lao động trên công trường có thể là những cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách, số lượng cán bộ an toàn tùy thuộc vào độ lớn, mức độ phức tạp của dự án, và số lượng công nhân tham gia trên công trường. Theo quy định tại thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH- BYT: - Cơ sở lao động phải thành lập bộ phận an toàn - vệ sinh lao động theo quy định tối thiểu sau:  Cơ sở có tổng số lao động trực tiếp dưới 300 người phải bố trí ít nhất 01 cán bộ an toàn - vệ sinh lao động làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;  Cơ sở có số lao động trực tiếp từ 300 đến 1.000 người phải bố trí ít nhất 01 cán bộ an toàn - vệ sinh lao động làm việc theo chế độ chuyên trách;  Cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người phải thành lập Phòng hoặc Ban an toàn - vệ sinh lao động hoặc bố trí tối thiểu 2 cán bộ chuyên trách an toàn - vệ sinh lao động; - Cán bộ an toàn - vệ sinh lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:  Có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật phòng, chống cháy nổ, kỹ thuật môi trường, vệ sinh lao động;  Có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, trên công trường. 3.7.2. Xây dựng nội quy công trường Chỉ huy trưởng công trường phải công bố nội quy công trường tại bảng thông tin và đặt ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy. 3.7.3. Lập và đệ trình chủ đầu tư phê duyệt biện pháp thi công Cán bộ kỹ thuật được giao có trách nhiệm lập biện pháp thi công trong đó có biện pháp an toàn lao động, trình chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu chỉ được tổ chức thi công khi đã được phê duyệt biện pháp thi công Bộ phận phụ trách về an toàn lao động trên công trường chịu trách nhiệm lập và trình chủ đầu tư: - Kế hoạch kiểm soát toàn diện trên công trường; - Kế hoạch phòng cháy chữa cháy - 19 -
  20. - Cách thức liên hệ trong tình huống khẩn cấp - Biện pháp sơ cứu. 3.7.4. Thông báo khởi công Những thông tin sau sẽ được thông báo cho chính quyền địa phương trước khi khởi công: - Loại công việc, địa điểm, tên công việc; - Tên của các thầu phụ và địa chỉ; - Tên của cán bộ an toàn, vệ sinh lao động. 3.7.5. Tổ chức đào tạo về an toàn lao động Với người lao động của mình Nhà thầu phải tổ chức đào tạo về an toàn lao động cho họ trước khi tham gia thi công xây dựng công trình, nội dung huấn luyện được quy định tại thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH. Với người lao động thuộc các đơn vị thầu phụ, nhà thầu có thể đào tạo cho họ như với người của mình hoặc yêu cầu họ cung cấp bằng chứng là người của họ đã được đào tạo về an toàn lao động theo quy định của nhà nước. Trước khi thi công biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động được duyệt phải được phổ biến tới tất cả các cá nhân, bộ phận có liên quan để thực hiện. 3.7.6. Lập hàng rào kiểm soát và cắm biển báo Nhà thầu phải xây dựng hàng rào, cổng bảo vệ và hệ thống kiểm soát, đặt các biển báo để bảo đảm: - Chỉ những người có trách nhiệm mới được ra vào công trường; - Chỉ những thiết bị đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động mới được đưa vào công trường; - Mọi Nguyên nhân đều được cảnh báo; - Các khu vực nguy hiểm phải được ngăn cách và có biển báo.... 3.7.7. Lên kế hoạch mua sắm, trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động Trước khi thi công, hàng năm cán bộ phụ trách an toàn lao động có trách nhiệm lập kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động hàng năm trình Chỉ huy trưởng công trường phê duyệt, phối hợp với phòng an toàn của Nhà thầu/ công ty để có thể cung cấp kịp thời, đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. Lập sổ giao nhận trang bị bảo hộ lao động 3.7.8. Tổ chức thực hiện công việc theo biện pháp được duyệt Mọi công việc đều phải tuân theo biện pháp thi công biện pháp an toàn lao động được duyệt, Nhà thầu phải thường xuyên thực hiện các công tác sau: - Kiểm tra máy móc, thiết bị trước khi đưa vào công trường, kiểm tra định kỳ và đột xuất máy móc, thiết bị để đảm bảo chúng luôn ở tình trạng an toàn cho sử dụng; - Kiểm tra việc sử dụng trang bị bảo hộ của người lao động để đảm bảo rằng - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2