intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Quản lý toà nhà - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "An toàn lao động (Ngành: Quản lý toà nhà - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: An toàn vệ sinh lao động; biện pháp an toàn lao động phòng chống bụi, tiếng ồn và rung động, phòng chống nhiễm độc trong xây dựng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Quản lý toà nhà - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG NGÀNH: QUẢN LÝ TÒA NHÀ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 389ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 30 tháng 09 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình An toàn lao động được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Trung cấp ngành Quản lý tòa nhà ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. An toàn lao động là môn học, mô đun chung nhằm cung cấp những kiến thức về công tác an toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực quản lý tòa nhà, là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Quản lý tòa nhà trình độ Trung cấp. Nội dung gồm 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Chương 2: Vệ sinh lao động Chương 3: An toàn lao động (ATLĐ) trong xây dựng Chương 4: Kỹ thuật phòng cháy - Chữa cháy Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Định giá dự toán của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Th.S. Tô Thị Lan Phương
  3. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 Chương 1 Những vấn đề chung về an toàn – vệ sinh lao động 2 Bài 1 Mở đầu 2 1.1 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2 1.2 Mục đích, ý nghĩa của công tác BHLĐ 4 1.3 Tính chất của công tác BHLĐ 6 Bài 2 Tổ chức công tác BHLĐ trên công trường xây dựng 6 2.1 Các chủ thể quản lý AT - VSLĐ 6 2.2 Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao 6 động trong công tác an ATVSLĐ 2.3 Quyền, nghĩa vụ của CĐT trong công tác AT - VSLĐ 8 2.4 Quyền, nghĩa vụ của Ban QLDA và Tư vấn trong công tác 9 ATVSLĐ 2.5 Quyền, nghĩa vụ của Nhà thầu trong công tác AT VSLĐ 10 2.6 Cơ cấu tổ chức của nhà thầu trong việc tổ chức công tác 11 ATVSLĐ Bài 3 Công tác BHLĐ ở Việt Nam 11 3.1 Đường lối, chính sách về BHLĐ của Đảng và nhà nước 11 3.2 Trách nhiệm của các cấp, các ngành và tổ chức công đoàn 12 trong công tác BHLĐ Bài 4 Phân tích ĐKLV, nguyên nhân TNLĐ và BNN trong xây 16 dựng 4.1 Khái niệm về ĐKLĐ, TNLĐ và BNN 16 4.2 Phân tích ĐKLĐ trong ngành xây dựng 16 4.3 Các phương pháp phân tích nguyên nhân TNLĐ 19 4.4 Trình tự lập BP ATLĐ trên công trường 20 Chương 2 Vệ sinh lao động 22 Bài 1 Tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp trong xây dựng 22 Bài 2 Điều kiện vi khí hậu trong môi trường sản xuất 24 Bài 3 Phòng chống bụi trong xây dựng 28 Bài 4 Phòng chống tiếng ồn và rung động trong xây dựng 32 Bài 5 Chiếu sáng trong sản xuất 34
  4. Bài 6 Phòng chống nhiễm đọc trong xây dựng 41 Chương 3 An toàn lao động trong xây dựng 45 Bài 1 Nội dung BHLĐ trong thiết kế thi công 45 Bài 2 Kỹ thuật an toàn khi sử dụng các máy móc thi công 47 Bài 3 Kỹ thuật an toàn điện trong xây dựng 51 Bài 4 Phòng ngừa ngã cao trong xây dựng và an toàn trong sử 54 dụng giàn giáo Bài 5 Kỹ thuật an toàn trong thi công đất 62 Bài 6 Kỹ thuật an toàn trong công tác xây 65 Bài 7 Kỹ thuật an toàn trong công tác thi công BTCT 65 Bài 8 Kỹ thuật an toàn trong thi công lắp ghép 71 Bài 9 Kỹ thuật an toàn khi thi công trong không gian hạn chế 79 Chương 4 Kỹ thuật phòng cháy - Chữa cháy 84 Bài 1 Một số quy định về PCCC ở Việt Nam 84 Bài 2 Những vấn đề cơ bản về cháy nổ 87 Bài 3 Nguyên nhân các đám cháy và biện pháp phòng ngừa 90 Bài 4 Nguyên lý chữa cháy, chất và phương tiện chữa cháy 92
  5. GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Tên môn học: An toàn lao động Mã môn học: MH12 Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Các môn học chuyên môn chung - Tính chất: Là môn học chuyên môn bắt buộc. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Những kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động + Biện pháp an toàn lao động phòng chống bụi, tiếng ồn và rung động, phòng chống nhiễm độc trong xây dựng. + Biện pháp an toàn lao động trong công tác đất, công tác bê tông và bê tông cốt thép toàn khối, trong công tác xây và sử dụng giàn giáo, công tác lắp ghép, công tác sử dụng điện, trong không gian hạn chế. + Biện pháp phòng cháy chữa cháy trong xây dựng. - Kỹ năng: + Sau khi học xong môn học sinh viên phải lập được biện pháp an toàn lao động cho một số công tác chính và biện pháp phòng chống cháy nổ trong thi công cho các công trình dân dụng và công nghiệp - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, trung thực và chấp hành đúng quy định của pháp luật hiện hành khi thực hiện công tác chuyên môn; Nội dung của môn học: 1
  6. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG Mã Chương : C1 Giới thiệu: Chương “ Nhận diện các loại hợp đồng” là bài học đầu tiên nằm trong môn học Lập và quản lý hợp đồng. Bài học này sẽ trình bày những vấn đề về công tác bảo hộ Mục tiêu: Nội dung, ý nghĩa của công tác an toàn, vệ sinh lao động và các cơ quan nhà nước quản lý về an toàn, vệ sinh lao động ở nước ta hiện nay; Nội dung chính: Bài 1. Mở đầu 1.1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 1.1.1. Đối tượng - Nhóm 1: + Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; + Phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; + Quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; + Cấp phó của người đứng đầu quy định tại Nhóm 1 này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động. - Nhóm 2: + Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: + Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; + Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. - Nhóm 3: + Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. - Nhóm 4: 2
  7. + Người lao động không thuộc các Nhóm 1, 3, 5, 6, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động. - Nhóm 5: + Người làm công tác y tế. - Nhóm 6: + An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 1.1.2. Nội dung a. Kỹ thuật an toàn - Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động, trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng. - Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể trong các quy phạm, tiêu chuẩn, các văn bản khác về lĩnh vực an toàn. - Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau: + Xác định vùng nguy hiểm; + Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn; + Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân. b. Vệ sinh lao động - Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. - Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ 3
  8. sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động. - Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm: + Xác định khoảng cách về vệ sinh; + Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe; + Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe; + Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; + Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật chống bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường... - Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. c. Chính sách, chế độ bảo hộ lao động - Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: + Các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động. + Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên truyền huấn luyện, chế độ thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao đông... - Những nội dung của công tác bảo hộ lao động nêu trên là rất lớn, bao gồm nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, hiểu được nội dung của công tác bảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động đạt kết quả tốt nhất 1.2. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động 1.2.1. Mục đích - Bảo vệ người lao động tránh khỏi các tác nhân gây hại đến cơ thể con người: 4
  9. + Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, bức xạ có bụi, tiếng ồn, các vật thể rơi từ trên cao xuống; + Các yếu tố hóa học: chất phóng xạ, các loại hơi, khí bụi, độc hại,… + Các yếu tô vi khuẩn: vi khuẩn, siêu vi khuẩn, các loại côn trùng, các loại bò sát có nọc độc,… + Các yếu tố bất lợi về môi trường, tư thế lao động: không gian lao động chật hẹp, chứa nhiều đồ đạc, mất vệ sinh + Các điều kiện lao động không thuận lợi hoặc có thể gây nguy hiểm, khó khăn cho người lao động - Đảm bảo điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động. Có đầy đủ yếu tố vệ sinh, tiện nghi, thuận lợi. - Loại bỏ các yếu tố bất lợi phát sinh cho người lao động trong quá trình lao động; - Phòng ngừa xảy ra tai nạn lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh, loại bỏ tối đa các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động; - Phòng tránh các thiệt hại về người, tài sản, cơ sở vật chất của cá nhân và tập thể cùng tham gia vào quá trình lao động; - Hỗ trợ đẩy mạnh quá trình sản xuất làm tăng năng suất lao động. 1.2.2. Ý nghĩa - Đảm bảo sự an toàn cho người lao động; - Là một hoạt động khoa học, góp phần trong việc giữ gìn môi trường trong sạch; - Có ý nghĩa bảo vệ cộng đồng, có đối tượng hướng tới là người lao động; - Ngoài người lao động, người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm tham gia, đóng góp thực hiện công tác bảo hộ; - Tổ chức hoạt động tuyên truyền và bảo hộ mang tính tập thể. Mỗi cá nhân cùng đóng góp bảo vệ bản thân và người xung quanh trong quá trình lao động. 5
  10. 1.3. Tính chất của công tác BHLĐ - Tính chất pháp lý: Những quy định và nội dung trong Luật Bảo Hộ Lao Động đều được cá thể hóa bằng văn bản quy định. Mọi cá nhân hay tổ chức, người lao động và người sử dụng lao động đều phải làm theo. - Tính chất khoa học kĩ thuật: Các chính sách hỗ trợ người lao động nhằm mục đích bảo vệ người lao động thoát khỏi các yếu tố gây nguy hiểm đều xuất phát từ cơ sở khoa học kĩ thuật. Muốn phòng tránh các tai nạn lao động, các công cụ bảo hộ, thực thi lựa chọn các biện pháp đều phải có căn cứ khoa học. Muốn làm tốt được công việc bảo hộ lao động phải có kiến thức tổng hợp nhiều mặt của khoa học kỹ thuật. - Tính chất quần chúng: Chế độ bảo hộ trong quá trình lao động áp dụng cho tất cả các đối tượng lao động, cơ sở sử dụng lao động. Bảo vệ quyền lợi, đề cao nghĩa vụ, đảm bảo an toàn, hạnh phúc, khỏe mạnh cho mọi toàn xã hội. Bài 2. Tổ chức công tác BHLĐ trên công trường xây dựng. 2.1.Các chủ thể quản lý AT – VSLĐ - Người sử dụng lao động; - Chủ đầu tư; - Ban quản lý dự án & tư vấn; - Nhà thầu; - Người lao động. 2.2. Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an ATVSLĐ 2.2.1. Người sử dụng lao động a. Quyền - Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội dung, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động. - Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm thực hiện an toàn, vệ sinh lao động. - Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của thanh tra viên an toàn lao động nhưng phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó. 6
  11. b. Trách nhiệm - Hàng năm phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động; - Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và các chế độ khác về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Nhà nước; - Có kế hoạch giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biên pháp an toàn, vệ sinh lao động. Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn viên và vệ sinh; - Xây dựng nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động; - Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; - Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định; - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...với Sở LĐ-TB và XH, Sở Y tế địa phương. 2.2.2. Người sử dụng lao động a. Nghĩa vụ - Chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc và nhiệm vụ được giao. - Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, cấp phát. - Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc các sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động. b. Quyền lợi - Yêu cầu bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cũng như được cấp các thiết bị cá nhân, được huấn luyện biện pháp an toàn lao động. - Từ chối các công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của mình và sẽ không tiếp tục làm việc nếu như thấy nguy cơ đó vẫn chưa được khắc phục. 7
  12. - Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng hoặc thoả ước lao động. 2.3. Quyền, nghĩa vụ của CĐT trong công tác AT – VSLĐ a. Trách nhiệm - Chấp thuận kể hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập; - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của nhà thầu. - Phân công và thông báo nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý an toàn lao động tới các nhà thầu thi công xây dựng công trình. - Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. - Chỉ đạo, phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; khai báo sự cố gây mất an toàn lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư; tổ chức lập hồ sơ xử lý sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định; - Trường hợp chủ đầu tư thuê nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư được quyền giao cho nhà thầu này thực hiện một hoặc một số trách nhiệm của chủ đầu tư thông qua hợp đồng tư vấn xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình với các nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá trình thi công xây dựng công trình; - Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ - thi công xây dựng công trình (EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay (sau đây viết tắt là tổng thầu), trách nhiệm quản lý an toàn lao động được quy định như sau: 8
  13. + Chủ đầu tư được quyền giao cho tổng thầu thực hiện một hoặc một số trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định thông qua hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng và việc tuân thủ các quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình của tổng thầu; + Tổng thầu thực hiện các trách nhiệm do chủ đầu tư giao theo quy định tại điểm a khoản này và thực hiện trách nhiệm quy định đối với phần việc do mình thực hiện. - Việc thực hiện các quy định nêu trên của chủ đầu tư không làm giảm trách nhiệm về đảm bảo an toàn lao động của các nhà thầu thi công xây dựng đối với các phần việc do mình thực hiện. b. Quyền - Đình chỉ thi công khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định về quản Ịý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động. - Yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo an toàn lao động trước khi cho phép tiếp tục thi công. 2.4. Quyền, nghĩa vụ của Ban QLDA và Tư vấn trong công tác ATVSLĐ - Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của nhà thầu; - Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; - Đình chỉ thi công khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động. Yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo an toàn lao động trước khi cho phép tiếp tục thi công; - Chỉ đạo, phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; khai báo sự cố gây 9
  14. mất an toàn lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Thông tư này; tổ chức lập hồ sơ xử lý sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định tại Điều 20 Thông tư này. 2.5. Quyền, nghĩa vụ của Nhà thầu trong công tác ATVSLĐ a. Trách nhiệm - Trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà thầu tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường; - Làm đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiệm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng; - Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động; - Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định đối với phần việc do mình thực hiện; - Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình; - Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình; - Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng; - Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; b. Quyền hạn 10
  15. - Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công. 2.6. Cơ cấu tổ chức của Nhà thầu trong việc tổ chức ATVSLĐ a. Đơn vị thi công - Trên công trường phải thành lập Ban chỉ huy và Chỉ huy trưởng phải có đủ năng lực phù hợp với từng cấp công trình xây dựng. - Có bộ phận an toàn hoặc cán bộ an toàn lao động chuyên trách, kỹ sư giám sát an toàn xây dựng phải có kinh nghiệm và có kiến thức đầy đủ, vững vàng về quy định tiêu chuẩn an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng và có nhật ký An toàn lao động. - Trường hợp có nhiều nhà thầu cùng thi công trên một công trường phải có Ban an toàn chung. b. Đối với người lao động: - Đảm bảo đủ tuổi quy định đối với công việc trên công trường, giấy chứng nhận sức khỏe và khám định kỳ hàng năm; - Được tập huấn đầy đủ về an toàn và vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn khi làm công việc có những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn xây dựng. - Trang bị các thiết bị an toàn bảo vệ cá nhân theo đúng quy định ngành nghề. - Tại công trường xây dựng phải treo băng rôn, các khẩu hiệu an toàn trong xây dựng. Bài 3. Công tác bảo hộ lao động ở Việt Nam 3.1. Đường lối, chính sách về BHLĐ của Đảng và Nhà nước - Con người là vốn cao quý nhất của xã hội + Con người vừa động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, bảo hộ lao động là phần rất quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Người lao động là động lực của quá trình sản xuất, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hôi. + Bảo hộ lao động phải được thực hiện đồng thời với quá trình tổ chức lao động; 11
  16. + Ở bất cứ nơi nào có hoạt động lao động thì ở đó phải có công tác bảo hộ lao động theo đúng phương châm” đảm bảo an toàn để sản xuất, sản xuất phải đảm bảo an toàn lao động” - Các tính chất cơ bản của công tác bảo hộ lao động + Tính pháp luật + Tính khoa học kỹ thuật + Tính quần chúng - Người sửa dụng lao động và người lao động: + Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm chính trong việc bảo hộ lao động cho người lao động. Nhà nước bảo hộ quyền được bảo hộ lao động của người lao động và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động thông qua pháp luật về bảo hộ lao động; + Chỉ trên cơ sở đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai chủ thể trong quan hệ lao động mới nâng cao được chủ nghĩa an toàn và bảo vệ sức lao động; + Các quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác bảo hộ lao động đã được chế thành pháp luật, thông qua một số các hệ thống văn bản quy định pháp luật. 3.2. Trách nhiệm của các cấp, các ngành và tổ chức công đoàn trong công tác BHLĐ 3.2.1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất quy phạm Nhà nước về an toàn lao động, tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; - Hướng dẫn chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện về an toàn lao động; thanh tra an toàn lao động; - Tổ chức thông tin huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế về lĩnh vực an toàn lao động. 12
  17. 3.2.2. Bộ Y tế - Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sức khỏe đối với các nghề, các công việc; - Hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện về vệ sinh lao động; - Thanh tra vệ sinh lao động; - Tổ chức khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp; - Hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực vệ sinh lao động. 3.2.3. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Quản lý thống nhất việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; - Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ y tế, xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động 3.2.4. Các bộ, ngành - Ban hành hệ thống tiêu chuẩn quy phạm an toàn lao động - vệ sinh lao động cấp ngành sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế; - Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị cơ sở thuộc bộ, ngành mình trong việc thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động. 3.2.5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn lao động - vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương mình; - Xây dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách của địa phương với các nội dung sau: 13
  18. + Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn địa phương thực hiện luật lệ, chế độ bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước. + Xây dựng các chương trình về bảo hộ lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách của địa phương. + Thanh tra việc thực hiện các luật lệ, chế độ bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động - vệ sinh lao động của Nhà nước và các quy định của địa phương trong các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn địa phương. + Thẩm tra, xem xét các giải pháp về an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các đề án thiết kế của các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh của các đơn vị, cá nhân. + Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động của địa phương. + Huấn luyện và kiểm tra sát hạch về bảo hộ lao động cho cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh ở các cơ sở thuộc quyền quản lý. + Điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo hộ lao động gây hậu quả nghiêm trọng. + Định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao động ở địa phương, đôn đốc các đơn vị cơ sở thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về bảo hộ lao động. + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về bảo hộ lao động với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế. Các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, y tế, Phòng cháy - chữa cháy ở địa phương có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động ở địa phương 3.2.6. Thanh tra Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động Nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động bao gồm: - Thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động và các chế độ bảo hộ lao động. 14
  19. - Điều tra về tai nạn lao động và những vi phạm về tiêu chuẩn an toàn - vệ sinh lao động. - Tham gia xét duyệt các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các đề án thiết kế về mặt an toàn - vệ sinh lao động. - Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động vi phạm pháp luật về an toàn-vệ sinh lao động. - Xử lý các vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động theo thẩm quyền của mình. Việc thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý ngành đó chịu trách nhiệm, có sự phối hợp của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ y tế. 3.2.7. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức Công đoàn Những nội dung chủ yếu về quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác bảo hộ lao động là: - Thay mặt người lao động ở cơ sở ký thỏa thuận với người sử dụng lao động (trong tất cả các thành phần kinh tế) về các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. - Tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các chế độ chính sách về bảo hộ lao động. Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền người sử dụng lao động thực hiện đúng pháp luật về bảo hộ lao động, yêu cầu người có trách nhiệm ngừng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tai nạn lao động. - Tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, tự giác chấp hành tốt các luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về bảo hộ lao động. - Tổ chức tốt phong trào quần chúng " bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động" tổ chức và quản lý chỉ đạo tốt mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ở cơ sở . - Tham gia với cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền xây dựng các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về bảo hộ lao động đối với cơ sở. 15
  20. - Cử đại diện tham gia vào các đoàn kiểm tra, điều tra tai nạn lao động. - Tham gia với chính quyền xét khen thưởng và kỷ luật về bảo hộ lao động. - Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo hộ lao động Bài 4. Phân tích điều kiện làm việc, nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong xây dựng 4.1. Khái niệm về điều kiện làm việc, nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp - Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Điều kiện lao động thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất. - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. - Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. 4.2. Phân tích điều kiện làm việc trong ngành xây dựng 4.2.1. Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa - Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động: máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động; - Các yếu tố liên quan đến lao động: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến người lao động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp dưới với cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc... - Tính chất của quá trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ công, cơ giới, tự động... 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2