intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được phương pháp cấp cứu người khi bị điện giật; Trình bày được những nguyên tắc và tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn về điện cho người và thiết bị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG NGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐCG-KT&KĐCL ngày tháng năm của Trường Cao đẳng Cơ giới Quảng Ngãi, năm (Lưu hành nội bộ)
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp ở trình độ Trung Cấp Nghề, giáo trình An toàn lao động là một trong những giáo trình môn học đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình khung của Trường cao đẳng cơ giới . Tuy nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong quá trình đào tạo của nhà trường phải bám sát chương trình khung vì vậy giáo trình An toàn lao động được biên soạn bởi sự tham gia của các giảng viên của trường Cao đẳng Cơ giới dựa trên cơ sở chương trình khung đào tạo đã được ban hành, trường Cao đẳng Cơ giới với các giáo viên có nhiều kinh nghiệm cùng nhau tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau để thực hiện biên soạn giáo trình An toàn lao động phục vụ cho công tác giảng dạy. Giáo trình này được thiết kế theo môn học thuộc hệ thống môn học MH07 của chương trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp ở cấp trình độ trung cấp nghề và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo, sau khi học tập xong mô đun này, học viên có đủ kiến thức để học tập tiếp các môn học, mô đun khác của nghề. Quảng Ngãi, ngày tháng năm Tham gia biên soạn 1. Ngô Thị Bích Tần Chủ biên 2. ...........................
  4. 4 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .................................................................. .............. 2 LỜI GIỚI THIỆU.................................................................................... ............. 3 MỤC LỤC.............................................................................................. .............. 4 CHƯƠNG 1: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG ....................... 15 1. Phòng chống nhiễm độc hoá chất ...................................................... ........ 17 2. Phòng chống bụi trong sản xuất ......................................................... ......... 25 3. Phòng chống cháy nổ ........................................................................ .......... 29 4. Thông gió công nghiệp .............................................................. ........ ......... 37 5. Phương tiện phòng hộ cá nhân ................................................ ....... .. ........... 46 CHƯƠNG 2: AN TOÀN ĐIỆN .......................................................... ............ 51 1. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể con người .................................... ........... 52 2. Các tiêu chuẩn về an toàn điện.......................................................... ............. 54 3. Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện ................................................ .......... 58 4. Phương pháp cấp cứu cho nạn nhân bị điện giật .......................... .... ........ 68 5. Biện pháp an toàn cho người và thiết bị ..................................................... 78 Tài liệu tham khảo: ............................................................................... ............. 83
  5. 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: AN TOÀN LAO ĐỘNG Mã môn học: MH 07 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học : - Vị trí: Môn học An toàn lao động được học sau khi sinh viên đã học xong các môn học chung và các môn học cơ sở: Vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, cơ sở kỹ thuật điện,.. . .... - Tính chất là môn học kỹ thuật cơ sở - Ý nghĩa và vai trò môn học: An toàn lao động đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành Điện tử công nghiệp đáp ứng những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản về an toàn cháy nổ điện giật khi thi công lắp đặt cũng như vận hành sửa chữa hệ thống điện. - Đối tượng: Là giáo trình áp dụng cho học sinh trình độ Trung cấp nghề ngành Điện tử công nghiệp Mục tiêu của môn học : - Kiến thức: A1. Hiểu biết về công tác phòng chống bụi, cháy nổ, hóa chất trong công nghiệp A2. Trình bày được phương pháp cấp cứu người khi bị điện giật A3. Trình bày được những nguyên tắc và tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn về điện cho người và thiết bị. - Kỹ năng: B1. Thực hiện được công tác phòng chống cháy, nổ, thông gió B2. Ứng dụng được các biện pháp an toàn điện trong hoạt động nghề nghiệp. B3. Sơ cấp cứu được cho người bị điện giật.
  6. 6 - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Chủ đô ̣ng, nghiêm tú c trong ho ̣c tâ ̣p và công viê ̣c. C2. Giữ gìn vệ sinh công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 1. Chương trình khung nghề điện tử công nghiệp: Thời gian đào tạo (giờ) Trong đó Mã Số Thực MH/ Tên mô đun, môn học Tín Tổng hành/ MĐ Lý thực Kiểm chỉ số thuyết tập/thí tra nghiệm /bài tập I Các môn học chung/đại cương 12 255 94 148 13 MH 01 Chính trị 2 30 15 13 2 MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1 MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 MH 04 Giáo dục quốc phòng - An 2 45 21 21 3 ninh MH 05 Tin học 2 45 15 29 1 MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 4 90 30 56 4 II Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề II.1 Môn học, mô đun cơ sở 405 161 220 24 MH 07 An toàn lao động 2 30 15 13 2 MH 08 Điện kỹ thuật 3 60 40 16 4 MĐ 09 Máy điện 4 90 30 56 4
  7. 7 MĐ 10 Vẽ điện 2 30 12 16 2 MĐ 11 Linh kiện điện tử 2 60 20 36 4 MĐ 12 Đo lường điện tử 2 45 19 23 3 MĐ 13 Điện cơ bản 4 90 25 60 5 Môn học, mô đun II.2 1245 324 871 50 chuyên môn ngành, nghề MĐ 14 Trang bị điện 2 60 20 37 3 MĐ 15 Mạch điện tử cơ bản 4 90 25 60 5 MĐ 16 Điện tử tương tự 3 60 20 36 4 MĐ 17 Kỹ thuật xung - số 3 75 25 46 4 MĐ 18 Kỹ thuật cảm biến 3 75 30 42 3 MĐ 19 Điện tử nâng cao 8 180 50 121 9 MĐ 20 Thiết kế, chế tạo mạch in và hàn linh kiện 4 90 30 55 5 MĐ 21 Vi điều khiển 4 90 32 53 5 MĐ 22 PLC cơ bản 5 120 47 67 6 MĐ 23 Rô bốt công nghiệp 5 105 45 54 6 MĐ 24 Thực tập tốt nghiệp 7 300 15 275 10 Tổng cộng 79 1905 594 1214 97
  8. 8 2. Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Kiểm Số Thực tra* Tên chương mục Tổng Lý TT hành số thuyết (LT (Bài tập) hoặc TH) Bài mở đầu 1 1 I Các biện pháp phòng hộ lao 9 4 4 1 động - Phòng chống nhiễm độc hoá 1,25 chất - Phòng chống bụi. 0,25 - Phòng chống cháy nổ. 1 - Thông gió công nghiệp. 1 4 - Phương tiện phòng hộ cá 0,5 nhân ngành điện. Kiểm tra 1 II An Toàn Điện 20 10 9 1 - Tác dụng của dòng điện lên 2 1 cơ thể con người. - Các tiêu chuẩn về an toàn 2 2 điện. - Các nguyên nhân gây ra tai 2 2 nạn điện. - Phương pháp cấp cứu cho 2 2 nạn nhân bị điện giật.
  9. 9 - Biện pháp an toàn cho người 2 2 và thiết bị. Cộng 30 15 13 2 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết (45’), kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành(60’). 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình , tranh vẽ 3.4. Các điều kiện khác: không có. 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp:
  10. 10 Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hê ̣ chinh quy ban hành kèm theo ́ Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiê ̣n quy chế đào tạo áp du ̣ng ta ̣i Trường Cao đẳ ng Cơ giới như sau: Điể m đánh giá Tro ̣ng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột điểm kiểm tra Thường Viết/ Tự luận/ A1, B1, C1 1 Sau 6 giờ. xuyên Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Định kỳ Viết và Tự luận/ A2, A3, B2, 2 Sau 29 B3,C1 giờ thực hành Trắc nghiệm/ thực hành Kết thúc môn Vấn đáp và Vấn đáp và A1, A2, A3, B1, 1 Sau 30 học thực hành thực hành B2,B3, C1,C2 giờ trên mô hình
  11. 11 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của mô đun nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp Điện tử công nghiệp 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 5.2.1. Đối với người dạy ́ * Lý thuyế t: Ap du ̣ng phương pháp da ̣y ho ̣c tich cực bao gồ m: Trình chiếu, ́ thuyết trình ngắ n, nêu vấn đề, hướng dẫn đo ̣c tà i liê ̣u, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhó m nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nô ̣i dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài tập:... Giáo viên hướng dẫn. - Sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng . * Thả o luâ ̣n: Phân chia nhó m nhỏ thả o luâ ̣n theo nô ̣i dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm.
  12. 12 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài tập. - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 6. Tài liệu tham khảo: [1] TS. Trần Quang Khánh - Kỹ thuật an toàn điện và bảo hộ lao động , Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, 2008. [2] Nguyễn Xuân Phú - Kỹ thuật an toàn trong cung cấp và sử dụng điện, NXB KHKT 1996. [3] PGTS Quyền Huy Ánh - Giáo trình an toàn điện, Nhà Xuất Bản Đại học quốc gia TP. HCM, 2007 [4] Kỹ Thuật Điện - Đặng Văn Đào, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 1999. [5] Phan Thị Thu Vân - Giáo trình an toàn điện, Nhà Xuất Bản Đại học quốc gia TP. HCM, 2002
  13. 13 BÀI MỞ ĐẦU Mã bài: MH07- 01 Giới thiệu: Bài học này giúp cho người học hiểu được các khái niệm công tác bảo hộ lao động Mục tiêu: - Trinh bà y đươ ̣c cá c khá i niê ̣m cơ bản trong công tác bảo hộ lao động. ̀ - Tính toá n đươ ̣c pp nối đất. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy sáng tạo và khoa học. Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
  14. 14 + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  Kiểm tra định kỳ thực hành: không có Nội dung chính: 1. Khái quát về môn học An toàn lao động. Trong công cuộc xây dựng đất nước, ngành điện đóng một vai trò rất quan trọng. Với mục tiêu điện khí hóa toàn quốc, ngành điện đã xâm nhập rộng rãi trên mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, mọi sinh hoạt xã hội và liên quan trực tiếp đến nhiều người. Điện là một nguồn năng lượng rất tiện lợi trong sử dụng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn cho con người. Hiểu biết các qui định và kỹ thuật phòng ngừa, xử lý các tai nạn về điện là một việc làm rất cần thiết đối với mọi người sử dụng, quản lý, lắp ráp, vận hành và sửa chữa điện. Vì vậy môn học An toàn điện sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản để giải quyết các vấn đề nêu trên. 2. Các phương pháp phòng tránh tai nạn về điện. Để tránh những tai nạn đáng tiếc về điện, mỗi gia đình, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trang bị cho mình kiến thức để tự bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, các đơn vị điện lực và tổ chức , cá nhân quản lý lưới điện cần tăng cường kiểm tra lưới điện trên địa bàn quản lý nhằm kịp thời sửa chữa để đảm bảo an toàn, tránh gây ra tai nạn điện cho mọi người. Chính quyền địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về điện cần co biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở bà con chấp hành các qui định về đảm bảo an toàn điện và kiểm tra, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm sử dụng điện. Bên cạnh đó cần thực hiện 10 biện pháp phòng tránh tai nạn điện sau: 2.1. Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây điện trần…để không bị điện giật chết người.
  15. 15 2.2. Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng lọai dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để có dòng điện cho phép của dây dẫn lớn hơn dòng điện phụ tải để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà 2.3. Phải lắp cầu dao hay áptơmát ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do điện. 2.4. Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài…) phải mang găng tay cách điện hạ thể để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện. 2.5. Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện và treo bảng “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” tại cầu dao để không bị điện giật. 2.6. Nên nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như: vỏ tủ lạnh, vỏ máy nước nóng, máy giặt, vỏ máy bơm nước…để không bị điện giật khi thiết bị điện bị rò điện ra vỏ 2.7. Không đóng cầu dao, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép, đứng nơi ẩm ướt để không bị điện giật . 2.8. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để không làm phát hỏa trong nhà. 2.9. Các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện…bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây điện giật chết người. 2.10. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém vì các thiết bị này có lớp cách điện xấu dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết người và dễ gây phát hỏa trong nhà.
  16. 16 CHƯƠNG 1 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG Mã chương: MH07-02 Giới thiệu - Công tác bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nó mang nhiều ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội lớn lao. - Bảo hộ lao động góp phần vào việc cũng cố lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhờ chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động, không những mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc. - Bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa kinh tế quan trọng, thúc đẩy quá trình xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất Mục tiêu : Phương pháp giảng dạy và học tập chương 1 - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thao tác mẫu, uốn nắn và sửa sai tại chỗ cho người học); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. Các bước quy trình thực hiện. - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học, thực hiện thao tác theo hướng dẫn. Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác, mô hình thực hành điện tử công suất. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có
  17. 17 Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra  Kiểm tra định kỳ thực hành: không có Nội dung chính: 1. Phòng chống nhiễm độc hoá chất. Mục tiêu:Hiểu được tác hại của các loại hóa chất và cách phòng tránh chúng. - Chất độc công nghiệp là những chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào cơ thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý. Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp. - Ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể người lao động là do hai yếu tố quyết định:  Ngoại tố do tác hại của chất độc.  Nội tố do trạng thái của cơ thể. - Tùy theo hai yếu tố này mà mức độ tác dụng có khác nhau. Khi nồng độ vượt quá mức giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu, chất
  18. 18 độc sẽ gây ra nhiễm độc nghề nghiệp. nồng độ chất độc cao, tùy thời gian tiếp xúc không lâu và cơ thể luôn mạnh khỏe vẫn bị nhiễm độc cấp tính, thậm chí có thể chết. 1.1 Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe của con người. - Trong những năm gần đây, vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều đó là sự ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người, đặc biệt là người lao động. - Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và gây ung thư. - Theo tính chất tác động của hóa chất trên cơ thể con người có thể phân loại theo các nhóm sau: + Nhóm 1: Chất gây bỏng da, kích thích niêm mạc, như axít đặc, kiềm đặc hay loãng (vôi tôi, NH3 , …). Nếu bị trúng độc nhẹ thì dùng nước lã dội rửa ngay. Chú ý bỏng nặng có thể gây choáng, mê man, nếu trúng mắt có thể bị mù. + Nhóm 2: Các chất kích thích đường hô hấp và phế quản: hơi Cl, NH3, SO3 , NO, SO2, hơi flo, hơi crôm vv… Các chất gây phù phổi: NO2 , NO3, các chất này thường là sản phẩm hơi đốt cháy ở nhiệt độ trên 800 0C. + Nhóm 3: Các chất gây ngạt do làm loãng không khí, như: CO2, C2H5 , CH4 , N2 , CO… + Nhóm 4: Các chất độc đối với hệ thần kinh, như các loại hydro cacbua, các loại rượu, xăng, H2S , CS2 , vv… + Nhóm 5: Các chất gây độc với cơ quan nội tạng, như hydro cacbon, clorua metyl, bromua metyl vv…Chất gây tổn thương cho hệ tạo máu: benzen, phênôn. Các kim loại và á kim độc như chì, thuỷ ngân, mangan, hợp chất acsen, v.v… 1.1.1 đường xâm nhập của hóa chất. - Theo đường hô hấp: các chất độc ở thể khí , thể hơi, bụi đều có thể xâm nhập qua đường hô hấp, xâm nhập qua các phế quản, phế bào đi thẳng vào máu đến khắp cơ thể gây ra nhiễm độc - Đường tiêu hóa: Thường do ăn uống, hút thuốc trong khi làm việc.
  19. 19 - Các chất độc thắm qua da: Chủ yếu là các chất hòa tan trong nước, thấm qua da đi vào máu như axít, kiềm và các dung môi 1.1.2 Chuyển hóa, tích chứa và đào thải. - Chuyển hóa: các chất độc trong cơ thể tham gia vào các quá trình sinh hóa phức tạp trong các tổ chức của cơ thể và sẽ chịu các biến đổi như phản ứng oxi hóa khử , thủy phân,.. phần lớn biến thành chất ít độc hoặc hoàn toàn không độc. trong hóa trình này gan, thận có vai trò rất quan trọng, đó là những cơ quan tham gia giải độc. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào loại, liều lượng và thời gian tiếp xúc mà có thể dẫn tới hủy hoại mô gan, để lại hậu quả xơ gan và giảm chức năng gan ( các dung môi như alcol, tetraclorua,..). - Tích chứa chất độc: Có một số hóa chất không gây tác dụng độc ngay khi xâm nhập vào cơ thể, mà nó tích chứa ở một số cơ quan dưới dạng các hợp chất không độc như chì , flo tập trung vào trong xương,.. hoặc lắng động vào trong gan, thận. Đến một lúc nào đó dưới ảnh của nội ngoại môi trường tác động các chất này được huy động một cách nhanh chóng đưa vào máu gây nhiễm độc. - Đào thải chất độc: Chất độc hóa học hoặc sản phẩm chuyển hóa sinh học có thể được đưa ra ngoài cơ thể bằng đường phổi, thận, ruột và các tuyến nội tiết. 1.1.3 Một số chất độc và nhiễm độc nghề nghiệp thường gặp. Nhiễm độc chì : Nhiễm độc chì có thể xảy ra khi in ấn, khi làm ắc quy, … Chì còn có thể xuất hiện dưới dạng Pb(C2H5)4 , hoặc Pb(CH3)4 pha vào xăng để chống kích nổ, song chì có thể xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, đường da (rất dễ thấm qua lớp mỡ dưới da). Với nồng độ các chất này khoảng 0,182 [ml/lít không khí] thì có thể làm cho súc vật thí nghiệm chết sau 18 giờ. Tác hại của chì (Pb) là làm rối loạn việc tạo máu, làm rối loạn tiêu hoá và làm suy hệ thần kinh, viêm thận, đau bụng chì, thể trạng suy sụp. Nhiễm độc chì mãn tính có thể gây mệt mỏi, ít ngủ, ăn kém, nhức đầu, đau cơ xương, táo bón, ở thể nặng có thể liệt các chi, gây tai biến mạch máu não, thiếu máu phá hoại tuỷ xương. Nhiễm độc thuỷ ngân: Thuỷ ngân (Hg) dùng trong công nghiệp chế tạo muối thuỷ ngân, làm thuốc giun, thuốc lợi tiểu, thuốc trừ sâu, thâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, đường tiêu hoá và đường da.
  20. 20 Thường gây ra nhiễm độc mãn tính: gây viêm lợi, viêm miệng, loét niêm mạc,viêm họng, run tay, gây bệnh Parkinson, buồn ngủ, kém nhớ, mất trí nhớ, rối loạn thần kinh thực vật. Nhiễm độc acsen: Các chất acsen như As2O3 dùng làm thuốc diệt chuột; AsCl3 để sản xuất đồ gốm; As2O5 dùng trong sản xuất thuỷ tinh, bảo quản gỗ, diệt cỏ, diệt nấm. Chúng có thể gây ra:  Nhiễm độc cấp tính: đau bụng, nôn, viêm thận,viêm thần kinh ngoại biên, suy tuỷ, cơ tim bị tổn thương và có thể gây chết người.  Nhiễm độc mãn tính: gây viêm da mặt, viêm màng kết hợp, viêm mũi kích thích, thủng vách ngăn mũi, viêm da thể chàm, dầy sừng và sạm da, gây bệnh động mạch vành, thiếu máu, gan to, xơ gan, ung thư gan và ung thư da. Nhiễm độc crôm: Gây loét da, loét mạc mũi, thủng vách ngăn mũi, kích thích hô hấp gây ho, co thắt phế quản và ung thư phổi. Nhiễm độc măng gan: Gây rối loạn tâm thần và vận động, nói khó và dáng đi thất thường, thao cuồng và chứng parkinson, rối loạn thần kinh thực vật, gây bệnh viêm phổi, viêm gan, viêm thận. Cácbon ôxit (CO): Cácbon ôxid là thứ hơi không màu, không mùi, không vị. Rất dễ có trong các phân xưởng đúc, rèn, nhiệt luyện, và có cả trong khí thải ô tô hoặc động cơ đốt trong. CO gây ngạt thở, hoặc làm đau đầu, ù tai ; ở dạng nhẹ sẽ gây đau đầu ù tai dai dẳng, sút cân, mệt mỏi, chống mặt, buồn nôn, khi bị trúng độc nặng có thể bị ngất xỉu ngay, có thể chết. Benzen (C6H6): Benzen có trong các dung môi hoà tan dầu, mỡ, sơn, keo dán, trong xăng ô tô,… Benzen gây chứng thiếu máu, chảy máu răng lợi, khi bị nhiễm nặng có thể bị suy tuỷ, nhiễm trùng huyết, nhiễm độc cấp có thể gây cho hệ thần kinh trung ương bị kích thích quá mức. Xianua (CN): Xianua xuất hiện dưới dạng hợp chất với NaCN khi thấm cácbon và thấm nitơ. Đây là chất rất độc. Nếu hít phải hơi NaCN ở liều lượng 0,06[g] có thể bị chết ngạt. Nếu ngộ độc xianua thì xuất hiện các chứng rát cổ, chảy nước bọt, đau đầu tức ngực, đái dắt, ỉa chảy, … Khi bị ngộ độc xianua phải đưa đi cấp cứu ngay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2