intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh môi trường (Nghề: Vận hành máy thi công mặt đường - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:46

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh môi trường với nội dung gồm 5 chương nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về các quy định An toàn trong lao động sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh môi trường (Nghề: Vận hành máy thi công mặt đường - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG - TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:……. QĐ-TCGNB ngày……..tháng….năm 2021 của Trường cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU An toàn vệ sinh lao động là môn học kỹ thuật cơ sở trong chương trình đào tạo nghề của trường Cao đẳng nói chung. Giáo trình này được biên soạn dựa trên chương trình đào tạo trung cấp. Nội dung gồm 5 chương nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về các quy định An toàn trong lao động sản xuất. Chương trình biên soạn có kế thừa các kiến thức cũ và bổ sung các kiến thức mới. Trong quá trình biên soạn các tác giải đã có nhiều cố gắng, có tham khảo các tài liệu của các trường, các giáo trình đã được xuất bản, các tài liệu trên mạng internet... song thời gian đầu tư chưa được nhiều, kinh nghiệm chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp, các nhà quản lý đóng góp. Chúng tôi xin được lĩnh hội để lần tái bản sau giáo trình được hoàn chỉnh hơn. . Ninh Bình, ngày.........tháng......năm 2017 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Đào Quang Vinh 2. Hoàng Văn Thắng 3
  4. MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 4 2. Chương 1: ý nghĩa công tác bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường 8 1. Tính chất công tác bảo hộ và vệ sinh công nghiệp 8 2. Nội dung công tác bảo hộ và vệ sinh công nghiệp 9 3. Chương 2: Những nguyên nhân gây tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp 12 và biện pháp phòng ngừa 1.Nguyên nhân gây tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp 12 1.1. Khái niệm về điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 12 1.2. Nguyên nhân gây tai nạn lao động. 13 2.Ảnh hưởng của bụi, tiếng ồn và rung động. 14 2.1. Ảnh hưởng của bụi 14 2.2. Tiếng ồn trong sản xuất 14 2.3. Rung động trong sản xuất 15 3. Ảnh hưởng của điện từ trường và hoá chất độc. 16 3.1. Điện từ trường 16 3.2. Hoá chất độc 17 4. Ảnh hưởng của ánh sáng, màu sắc và gió. 17 4.1. Ánh sáng 17 4.2. Màu sắc 18 4.3. Gió 18 5. Các biện pháp phòng ngừa tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 20 5.1. Các biện pháp về tổ chức 20 5.2. Các biện pháp kỹ thuật 21 4. Chương 3: Kỹ thuật an toàn lao động 22 1. Kỹ thuật an toàn trong Thi công mặt đường 22 1.1. Biện pháp đề phòng tai nạn lao động 22 1.2. Yêu cầu chung khi thi công 23 1.3. Kỹ thuật an toàn khi vận hành máy 24 1.4. Kỹ thuật an toàn khi sửa chữa xe, máy 25 1.5. Kỹ thuật an toàn khi di chuyển, vận chuyển máy 25 2. Kỹ thuật an toàn điện 25 2.1. Tác dụng của dòng điện 25 4
  5. 2.2. Nguyên nhân gây tai nạn điện 26 2.3. Các biện pháp an toàn điện 27 3. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng, hạ. 28 4. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động 33 4.1. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động thông thường; 33 4.2. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị điện giật 33 5. Chương 4: Vệ sinh công nghiệp 35 1. Mục đích, ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp 35 1.1. Mục đích của công tác vệ sinh công nghiệp 35 1.2. Ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp 35 2. Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp 36 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng 36 2.2. Biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp 37 6. Chương 5: Phòng chống cháy nổ 38 1. Mục đích, ý nghĩa của phòng chống cháy nổ 38 1.1. Mục đích của phòng chống cháy nổ 38 1.2.Ý nghĩa của phòng chống cháy nổ 38 2. Nguyên nhân gây cháy nổ 38 3. Biện pháp phòng chống cháy nổ 39 4. Chữa cháy 42 4.1. Các biện pháp chữa cháy cơ bản 42 4.2. Các chất chữa cháy 43 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC TÊN MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG MÃ MÔN HỌC: MH 12 VỊ TRÍ, TÍNH CHÂT, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí môn học: Môn học có thể bố trí dạy song song với các môn học chung, môn học kỹ thuật cơ sở, hoặc môn học/ mô đun chuyên môn nghề. - Tính chất của môn học: Là môn học kỹ thuật cơ sở. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Phòng ngừa yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC: - Về kiến thức: + Trình bày được mục đích, ý nghĩa, tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động; + Trình bày được các khái niệm cơ bản về công tác tổ chức bảo hộ lao động; + Phân tích được nguyên nhân gây ra tai nạn; + Phân tích được ảnh hưởng của bụi, tiếng ồn, rung động, điện trường, hoá chất độc, ánh sáng màu sắc và gió đối với người lao động; + Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động trong Thi công mặt đường, an toàn điện, thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy nổ; - Về Kỹ Năng: + Sử dụng thành thạo các phương tiện bảo hộ lao động và các thiết bị chữa cháy cơ bản; + Sơ cứu, cấp cứu được nạn nhân bị tai nạn lao động và bị điện giật; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Phân tích được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường; + Có ý thức bảo vệ môi trường; + Nghiêm túc trong học tập, trung thực trong kiểm tra. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN: 6
  7. CHƯƠNG 1: Ý NGHĨA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP Mã chương: C 01 GIỚI THIỆU: Bài học. Ý nghĩa công tác bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp thuộc bài thứ nhất trong Môn học an toàn lao động và vệ sinh môi trường nhằm cung cấp cho người học những kiến thức về tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động và hiểu được nội dung, tính chất của công tác bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp. MỤC TIÊU: - Nhận biết được tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động; - Trình bày được nội dung của công tác bảo hộ lao động; - Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ học tập. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Tính chất của công tác an toàn và bảo hộ lao động: 1.1. Ý nghĩa, mục đích Lao động tạo ra của cải vật chất làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất kỳ một chế độ xã hội nào thì lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất; Hồ Chủ Tịch đã nói: “xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động. Xây dựng giàu có, tự do dân chủ cũng là nhờ người lao động. Trí thức mở mang cũng là nhờ người lao động (lao động trí óc). Vì vậy, lao động là động lực chính tạo nên sự tiến bộ của xã hội loài người; Xuất phát từ quan điểm con người là vốn quý nhất của xã hội nên công tác an toàn và bảo hộ lao động trở thành chính sách lớn của Đảng và Nhà nước; Ở mỗi chế độ xã hội, quan điểm về công tác an toàn và bảo hộ lao động có những khác nhau cơ bản. + Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa Mục đích sản xuất là chạy theo lợi nhuận tối đa, quan hệ sản xuất là quan hệ bóc lột nên sức lao động trở thành hàng hoá, người lao động bị khinh rẻ, đời sống và sức khoẻ của người lao động không được quan tâm. Việc tổ chức lao động và cải tiến kỹ thuật không nhằm mục đích cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động mà chỉ nhằm mục đích tăng lợi nhuận. Bần cùng hoá giai cấp công nhân. Khi áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất chủ yếu mang lợi nhuận cao cho giai cấp tư sản. Sức lao động của con người bị khai thác đến cạn kiệt. Người lao động bị đau ốm nhiều, tai nạn lao động xảy ra hết sức nghiêm trọng; + Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Người lao động làm chủ xã hội, làm chủ tư liệu sản xuất thì lao động trở thành nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân, làm ít hưởng ít, làm nhiều hưởng nhiều nên lao động mang tính chất tự giác, người lao động được quan tâm về mọi mặt, ốm đau 7
  8. được nghỉ ngơi. Người lao động được trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị an toàn theo nghề nghiệp. Do đó, tai nạn lao động ít xảy ra, lao động được đảm bảo. 1.2. Tính chất của công tác bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp Xuất phát từ quan điểm con người là vốn quý nhất của xã hội nên những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn được ban hành trong công tác an toàn và bảo hộ lao động dưới chế độ XHCN mang 3 tính chất như sau: a. Tính pháp luật Pháp luật Nhà nước đã ban hành các chính sách về an toàn và bảo hộ lao động nhằm bảo vệ con người trong sản xuất. Nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm nghiên cứu và thi hành. b. Tính chất khoa học kỹ thuật Ngày nay, cả thế giới đang áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, cải thiện chế độ làm việc cũng như đời sống của người lao động. Vì vậy, người lao động phải có kiến thức về khoa học kỹ thuật thì mới biết cách phòng tránh tai nạn lao động có hiệu quả. Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành lao động thoải mái, muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất phải giải quyết những vấn đề phức tạp, không những phải có kiến thức về kỹ thuật như chiếu sáng, thông gió, cơ khí hoá mà còn phải có những kiến thức về tâm lý lao động và thẩm mỹ công nghiệp, vì vậy nó mang tính chất khoa học kỹ thuật. c) Tính chất quần chúng Bất kỳ công tác an toàn và bảo hộ lao động nào cũng đều liên quan đến mọi người tham gia sản xuất nên nó mang tính chất quần chúng; Ba tính chất trên đây có liên quan mật thiết với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Biết kết hợp ba tính chất này mới có thể làm công tác an toàn và bảo hộ lao động đạt kết quả tốt. 2. Nội dung công tác bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp 2.1. Xây dựng và thực hiện quy phạm an toàn và tiêu chuẩn vệ sinh lao động a. Khái niệm Quy phạm an toàn lao động và quy phạm vệ sinh lao động là những tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản được Nhà nước quy định nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động. b. Quy định chung - Mọi người phải triệt để tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Người chủ doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng quy trình an toàn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho từng nghề, từng công việc, từng loại máy móc thiết bị, vật tư cho phù hợp với thực tế của đơn vị mình; - Tuyên truyền, huấn luyện cho mọi người hiểu biết về luật pháp, an toàn lao động vệ sinh lao động và các yếu tố gây nguy hiểm có hại cho người; 8
  9. - Cập nhật kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố có nguy cơ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. + Thiết bị bảo hiểm (van an toàn, khoá liên động, chốt an toàn ...); + Thiết bị che chắn; + Tín hiệu (còi, đèn ...); + Biển báo (biển chỉ dẫn, biển cấm); + Phòng hộ cá nhân. c. Người chủ doanh nghiệp - Chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ tổ chức bộ máy hoạt động bảo hộ lao động, xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT - BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN ngày 31/10/1998, cụ thể là: + Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; + Các biện pháp kỹ thuật về vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc; + Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân do người lao động làm các công việc nguy hiểm, có hại; + Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. - Phân công, phân cấp trách nhiệm cho từng người, từng bộ phận sản xuất về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; - Tổ chức lao động hợp lý; - Cung cấp đầy đủ phương tiện phòng hộ lao động thích hợp cho từng yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động; - Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, khám tuyển dụng, khám bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng làm việc nơi có hại, nặng nhọc, căng thẳng thần kinh, tâm lý; - Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Tổ chức đội cấp cứu tại nơi làm việc và trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu phù hợp; - Lập biển báo, biển chỉ dẫn và đặt tại nơi có yếu tố nguy hiểm, có hại đến con người; - Xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đồng thời, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích hoạt động bảo hộ lao động; d. Người lao động - Người lao động phải sử dụng đầy đủ trang bị phòng hộ cá nhân và phải tuân thủ quy định an toàn quy trình kỹ thuật và vệ sinh lao động; - Phát hiện kịp thời những nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và báo cáo ngay với người có trách nhiệm; 9
  10. - Phải thành thạo các phương pháp cấp cứu khi xảy ra tai nạn lao động, nhiễm độc; - Trước khi vào làm việc phải kiểm tra máy móc, thiết bị, dụng cụ đồ nghề, vật tư sản xuất mà mình được giao; - Làm việc xong phải vệ sinh máy móc, thiết bị, mặt bằng sản xuất. Các phương tiện dụng cụ làm việc phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và phải tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo sau khi lao động xong; - Tham gia các lớp tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động. 2.2. Địa điểm làm việc a. Khái niệm Địa điểm làm việc hợp lý là khoảng không gian, diện tích phù hợp để có thể đặt dây chuyền công nghệ sản xuất theo đúng tiêu chuẩn quy định về quy phạm an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh lao động (diện tích 5m2 một người, không gian 13,5m2 không khí). b. Tổ chức thực hiện - Bố trí máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất phải khoa học, trật tự theo trình tự gia công; - Tại nơi làm việc, phân xưởng phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, có hệ thống thông gió, chiếu sáng, hút hơi độc, khí độc, bụi độc; - Tại các máy, thiết bị phải có nội quy, bảng hướng dẫn sử dụng máy, sử dụng chất có hại; điều khiển máy theo đúng quy trình kỹ thuật công nghệ; - Nhà xưởng phải cao ráo, nền nhà phẳng, tường quét vôi phù hợp; - Xung quanh nên trồng cây xanh, cây cảnh để tạo điều kiện cho người lao động thư giãn sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. 2.3. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân Quần áo, găng, kính, mặt nạ phòng độc, dây an toàn, quần áo cách nhiệt, cách điện ... phù hợp với từng yếu tố tiếp xúc. 2.4. Thiết bị kỹ thuật bảo đảm an toàn Thiết bị kỹ thuật an toàn là những bộ phận được chế tạo gắn liền vào máy hoặc đặt ở nơi sản xuất có nguy hiểm nhằm ngăn ngừa các yếu tố gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Bao che các bộ phận chuyển động của máy, bộ phận phát tia nhiệt, hoá chất, tiếng ồn, bụi và hơi khí độc; - Thiết bị và các chất đòi hỏi nghiêm ngặt định kỳ đăng kiểm theo đúng quy định và phải có giấy phép sử dụng mới được hoạt động; - Thiết bị tín hiệu như thiết bị tự động báo cháy phải có đầy đủ; - Phải có nhãn hiệu của hoá chất, biển báo nơi có nguy hiểm (như: cấm lửa, nguy hiểm cấm đi qua). 10
  11. CHƯƠNG 2 : NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA Mã chương: C 02 GIỚI THIỆU: Bài học. Những nguyên nhân gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa thuộc bài thứ hai trong Môn học an toàn lao động và vệ sinh môi trường nhằm cung cấp cho người học nắm được những nguyên nhân gây tai nạn trong lao động và các biện pháp phòng ngừa để tránh tai nạn trong lao động. MỤC TIÊU: - Nhận biết các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; - Chỉ ra được các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; - Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ học tập. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Nguyên nhân gây tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 1.1. Khái niệm về điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản a. Điều kiện lao động Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên, thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, nó tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất (TCVN - 3153 - 79). b. Các yếu tố nguy hiểm và có hại Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là yếu tố có tác động gây chấn thương cho người lao động trong sản xuất (TCVN 3153 - 79). Yếu tố có hại trong sản xuất là yếu tố có tác động gây bệnh cho người lao động trong sản xuất (TCVN 3153 - 79). c. Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó đã tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh. d. Tai nạn lao động Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại, nó gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc có thể gây tử vong. Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn sau khi làm việc) - (TCVN 3153 - 79). Tai nạn lao động được chia thành 3 loại: 11
  12. - Tai nạn lao động chết người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn, chết trên đường đi cấp cứu, chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động xảy ra; - Tai nạn lao động nặng: Người bị tai nạn chấn thương gây mất một phần sức khoẻ (61% trở lên làm cho người lao động không tiếp tục làm công việc cũ được). Ví dụ: chấn thương sọ não, chấn thương cột sống ... - Tai nạn lao động nhẹ: là những tai nạn lao động không thuộc hai loại tai nạn trên. đ. Nhiệm vụ của vệ sinh lao động Vệ sinh lao động nghiên cứu phương pháp đề phòng các yếu tố có ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động trong quá trình sản xuất; Vệ sinh lao động nghiên cứu chế độ vệ sinh lao động, vệ sinh cá nhân, bệnh nghề nghiệp, giám định khả năng lao động; Vệ sinh lao động quy định biện pháp cải thiện điều kiện lao động đề phòng tai nạn lao động và các chấn thương trong sản xuất. 1.2. Nguyên nhân gây tai nạn lao động Tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân sau: a. Nguyên nhân do kỹ thuật Những nguyên nhân này phụ thuộc vào tình trạng máy móc, thiết bị và chỗ làm việc. Tai nạn lao động có thể xảy ra do: - Hư hỏng của thiết bị máy móc; - Hư hỏng của thiết bị phụ tùng các kết cấu, thiết bị phụ tùng chưa hoàn chỉnh; - Khoảng cách cần thiết giữa các thiết bị bố trí ở hiện trường làm việc chưa đủ hoặc không hợp lý; - Thiếu rào chắn bao che ngăn cách; - Trang bị phương tiện bảo hộ lao động không phù hợp. b. Nguyên nhân do tổ chức Những nguyên nhân này phát sinh do kết quả của việc tổ chức hoặc giao nhận công việc không đúng đắn. Nguyên nhân có thể do: - Vi phạm quy tắc, quy trình kỹ thuật, không tuân thủ quy phạm an toàn lao động; - Cách tổ chức làm việc kém; - Giám sát kỹ thuật không đầy đủ, thiếu trách nhiệm; - Vi phạm chế độ làm việc, không sử dụng trang bị phòng hộ lao động; - Sử dụng công nhân không đúng ngành nghề và trình độ chuyên môn; - Cho công nhân làm việc khi họ chưa được huấn luyện, hướng dẫn, chưa nắm được điều lệ, quy tắc kỹ thuật an toàn; - Không tổ chức huấn luyện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động. Tổ chức lao động không hợp lý, không tổ chức cấp cứu tại chỗ kịp thời khi tai nạn xảy ra. 12
  13. c. Nguyên nhân do vệ sinh - Do môi trường không khí bị ô nhiễm; - Do hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông gió không đầy đủ; - Do tiếng ồn và chấn động mạnh; - Do vi phạm điều lệ vệ sinh cá nhân; - Do kiểm tra vệ sinh của y tế không đầy đủ. 2. ảnh hưởng của bụi, tiếng ồn và rung động 2.1. Ảnh hưởng của bụi trong sản xuất a. Khái niệm Bụi là một tập hợp những hạt có kích thước nhỏ bé, nó tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các loại khí như: hơi, khói ... - Bụi bay là các loại bụi có kích thước từ 0,001 10 m; - Bụi lắng là loại bụi có kích thước > 10 m. b. Tác hại Bụi thường gây tổn thương cho cơ quan hô hấp, gây tác hại cho da, cho mắt. Ngoài ra, bụi còn gây hại cho máy móc, làm mòn các chi tiết máy, gây tắc các đường ống dẫn gây nóng máy, cháy máy. c. Biện pháp phòng chống bụi tại nơi trong sản xuất Có rất nhiều cách để phòng chống bụi ở nơi làm việc - Giữ cho bụi không lan toả ra nơi làm việc, phun nước làm ướt bề mặt nơi máy móc hoạt động. Lợi dụng chiều gió để di chuyển máy theo chiều gió; - Sử dụng hệ thống thông gió, hút bụi trong xưởng làm việc; - Thường xuyên lau chùi bụi bám ở máy móc, theo định kỳ súc rửa các thiết bị lọc bụi, không để đạt tới giới hạn cháy nổ; - Làm vệ sinh thường xuyên bên ngoài thân máy; - Phòng chống bụi bằng cách đeo khẩu trang, mặt nạ, găng tay; - Khi tháo lắp phải lau sạch bụi để chống mài mòn; - Nếu khi thi công ở công trường có thể gây ra bụi do không khí khô khan thì phải phun nước; - Phòng làm việc của xưởng phải quét sạch, không để màng nhện bắt bụi; - Buồng lái, nhà xưởng kín phải có thiết bị thông gió và lọc sạch bụi; - Nước làm mát, xăng dầu phải lọc sạch cặn. 2.2. Tiếng ồn trong sản xuất 2.2.1. Nguyên nhân gây ra tiếng ồn Máy móc gây ra tiếng ồn có thể do những nguyên nhân sau: 13
  14. - Do đặc điểm kết cấu máy móc. Khi máy móc làm việc sinh ra va chạm và ma sát giữa các bộ phận chi tiết như va chạm của trục cam với con đội, xupap với đế xupap... - Do chế tạo các chi tiết máy móc thiếu chính xác; - Do chất lượng lắp ráp kém gây cong vênh và lệch tâm các chi tiết máy; - Do vi phạm các quy tắc kỹ thuật sử dụng máy như. + Chế độ làm việc của máy không đúng quy định, chăm sóc kỹ thuật máy móc tồi; + Sửa chữa máy theo định kỳ tiến hành không kịp thời và chất lượng kém nên chất lượng máy móc giảm, tiếng ồn tăng. 2.2.2. Biện pháp giảm tiếng ồn - Đối với các nhà xưởng có đặt các máy gia công, cắt gọt kim loại thì nền móng phải được tính toán và thiết kế sao cho đảm bảo độ vững để khi máy móc làm việc giảm được tối đa độ rung; - Khi lắp ráp máy móc phải được căn chỉnh chính xác để giảm bớt tiếng ồn; - Tất cả các loại phương tiện, máy móc có trang bị động cơ đốt trong phải lắp ống giảm thanh vào ống xả để giảm bớt tiếng ồn; - Xây dựng các quy trình sửa chữa, bảo dưỡng máy đúng và kịp thời; - Bọc bề mặt các thiết bị chịu chấn động lớn bằng các vật liệu hút âm như: cao su, amiăng, chất dẻo; - Khi chạy thử động cơ ở mức ga cao ở nơi làm việc, gần công sở ... phải thực hiện trong thời gian ngắn. 2.3. Rung động trong sản xuất Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và có thể làm thay đổi chức năng của các cơ quan và các bộ phận khác, gây ra các bệnh lý tương ứng. Hiện tượng cộng hưởng mạnh ở tư thế thẳng đứng của công nhân, lúc đó dao động của máy móc dễ truyền vào cơ thể và làm công nhân chóng mệt mỏi. Nếu đứng hơi cong đầu gối thì các dao động bị tắt nhiều ở bàn chân và khớp xương nên dễ chịu hơn. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng của một dao động với các bộ phận cơ thể, người ta có cảm giác ngứa ngáy và tê vùng thắt lưng. Rung động cũng ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch, gây rối loạn chức năng tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục, gây viêm khớp, vôi hoá các khớp; Đặc trương là biên độ gia động A, tần số f, vận tốc v, gia tốc (ômêga); 14
  15. Đặc trưng cảm giác của con người chịu tác dụng rung động chung với biên độ l/mm như sau. 3. ảnh hưởng của điện từ trường và hóa chất độc: 3.1. Điện từ trường Khi gần các bộ phận mang điện hay làm việc liên quan đến dòng điện, cần phải biết những nguy hiểm do dòng điện gây ra. - Trong các tổn thương về điện thì hiện tượng bị điện giật là nguy hiểm nhất vì dòng điện sẽ tác dụng tới khu trung tâm của vỏ não, làm hô hấp của con người bị ngừng trệ, tim đập rối loạn; - Cùng một trị số dòng điện qua người nhưng tác dụng có thể khác nhau tuỳ theo đường đi của dòng điện qua người, thời gian duy trì dòng điện và tần số của dòng điện. Nói chung, dòng điện (tần số công nghiệp f = 50 Hz) qua người chỉ khoảng 30 40 mA là đủ nguy hiểm đến tính mạng; - Trị số dòng điện an toàn (dòng điện qua người chưa gây nên nguy hiểm) được quy định là 10 mA với điện xoay chiều là 50 mA với dòng điện một chiều; - Trị số dòng điện lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào điện áp đặt vào và điện trở của người; - Điện trở của người biến đổi trong phạm vi rất rộng từ 1.000 10.000 . Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu do tình trạng lớp da ngoài cùng; - Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào mặt tiếp xúc, áp lực tiếp xúc, cường độ và thời gian dòng điện qua người, điện áp đặt lên người; - Nếu ta chạm phải các thiết bị có điện áp từ 220/380V thì dòng điện qua người khoảng 0,22 0,38A (trường hợp điện trở của người chỉ còn khoảng 1000 ). Vì vậy, mạng điện 220/380V là rất nguy hiểm nếu người sử dụng không nắm được những quy tắc an toàn về điện; Căn cứ vào trị số dòng điện an toàn, người ta quy định điện áp an toàn cho phép ở điều kiện bình thường là 36V, ở nơi ẩm ướt hoặc có bụi dẫn điện (bụi kim loại, bụi than ...) là 12V. 15
  16. 3.2. Hóa chất độc: 3.2.1. Một số chất độc và nhiễm độc thường gặp - Chì (ký hiệu Pb): được dùng nhiều trong công nghiệp, có đến hơn 100 nghề sử dụng đến chì; - Thuỷ ngân (ký hiệu Hg): Được dùng nhiều trong các ngành công nghệ hoá chất như: chế tạo muối thuỷ ngân, làm thuốc giun, diệt sâu bọ, diệt chuột; - Ôxít cácbon (CO): được dùng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo sơn, làm dung môi hoà tan dầu mỡ, cao su. Trong xăng có từ 5 20% benzen. Các chất độc trên thường gây ra tác hại cho cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hoá và qua dạ dày, gây suy nhược thần kinh, rối loạn cảm giác thiếu máu, viêm răng, lợi, mất ngủ. 3.2.2. Biện pháp phòng chống nhiễm độc Có rất nhiều biện pháp để phòng chống nhiễm độc như: - Loại trừ nguyên liệu độc trong sản xuất, không để các loại vật tư có chất độc ở trong nhà xưởng; - Không được hút xăng bằng miệng và rửa chân tay bằng xăng dầu; - Ở buồng lái, ắc quy để xa người lái và thùng chứa nhiên liệu; - Khi nhóm lò rèn phải nhanh gọn, cho khói toả ra theo chiều gió để không ảnh hưởng đến những người làm việc xung quanh khu vực đó. Không nên sưởi ấm bằng lò rèn than để tránh khí độc; - Đeo khẩu trang, đi găng tay khi nhóm lò rèn, bốc dỡ vận chuyển ắc quy, tiếp xăng dầu; - Dụng cụ đồ nghề phải luôn sạch sẽ, không để han gỉ và dính dầu mỡ; - Quần áo dính dầu mỡ không được treo ở phòng ngủ; - Những nơi có hơi độc hại phải bố trí hệ thống thông hút khí độc; - Khi lao động phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ cá nhân theo nghề; - Khi làm việc trong gầm xe, tecxăng, phải kiểm tra trước khi thực hiện; - Nước giếng bỏ lâu ngày cũng phải kiểm tra trước khi dùng để đề phòng nước giếng bị nhiễm độc; - Khi nổ máy trong nhà phải mở hết các cửa để tránh nhiễm khí độc. 4. ảnh hưởng của ánh sáng, màu sắcvà gió: 4.1. Ánh sáng trong sản xuất. Trong sản xuất, chiếu sáng cũng ảnh hưởng nhiều tới năng suất lao động. ánh sáng chính là nhân tố ngoại cảnh rất quan trọng đối với sức khoẻ và khả năng làm việc của công nhân; Trong sinh hoạt và lao động con mắt đòi hỏi phải được chiếu sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ tránh mệt mái thị giác, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 16
  17. 4.2. Mµu s¾c. Các dao động của điện trường trong ánh sáng tác động mạnh đến các tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người. Có 3 loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người, cảm nhận 3 vùng quang phổ khác nhau (tức ba màu sắc khác nhau). Sự kết hợp cùng lúc 3 tín hiệu từ 3 loại tế bào này tạo nên những cảm giác màu sắc phong phú. Để tạo ra hình ảnh màu trên màn hình, người ta cũng sử dụng 3 loại đèn phát sáng ở 3 vùng quang phổ nhạy cảm của người (xem phối màu phát xạ); Tế bào cảm giác màu đỏ và màu lục có phổ hấp thụ rất gần nhau, do vậy mắt người phân biệt được rất nhiều màu nằm giữa màu đỏ và lục (màu vàng, màu da cam, xanh nõn chuối, ...). Tế bào cảm giác màu lục và màu lam có phổ hấp thụ nằm xa nhau, nên mắt người phân biệt về các màu xanh không tốt. Trong tiếng Việt, từ "xanh" đôi khi hơi mơ hồ - vừa mang nghĩa xanh lục vừa mang nghĩa xanh lam. • Ảnh hưởng của màu sắc. Màu sơn cho tường nhà không chỉ góp phần làm đẹp thêm cho ngôi nhà mà còn là nơi để gia chủ thể hiện tâm tư tình cảm, trạng thái tinh thần, sở thích và mong muốn của mình; Trong giai đoạn xây dựng hoàn thiện, khâu chọn màu sơn cho nội ngoại thất rất quan trọng vì hình hài ngôi nhà có thể không như ý nếu dùng màu không đúng chỗ hoặc bị sai lệch. Trên cơ sở màu yêu thích, có thể chọn màu sơn theo các trạng thái tinh thần. • Các màu sắc thường sử dụng trong sản xuất. Màu giảm stress: những màu có tác dụng giúp thư giãn như xanh nhạt, xanh lá tươi, xanh ghi xám thích hợp nhất đối với phòng ngủ, phòng tắm. Không nên chọn những màu quá chói lọi như màu đỏ; Màu tạo cảm giác bình yên: có thể kể đến màu be, màu trắng ngà và những màu nhạt khác có ánh vàng và xanh biển. Những màu này tạo cảm giác yên tĩnh, thanh bình và hài hòa. Có thể điểm thêm một vài màu ấm nóng như cam tươi hoặc nâu để tránh cảm giác đơn điệu; Màu giảm sự mệt mỏi trì trệ: màu đỏ thắm, đỏ gạch, màu vàng rơm tươi là lựa chọn phù hợp. Nếu trong trường hợp bạn không có điều kiện hay thời gian. 4.3. Gió trong công nghiệp: 4.3.1. Mục đích của thông gió công nghiệp. Môi trường không khí có tính chất quyết định đối với việc tạo ra cảm giác dễ chịu, không bị ngột ngạt, không bị nóng bức hay quá lạnh; Trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp nguồn tạo độc hại chủ yếu do các thiết bị và quá trình công nghệ tạo ra. Môi trường làm việc luôn bị ô nhiểm bởi các hơi ẩm, bụi bẩn, các chất khí do hô hấp thải ra và bài tiết của con người: CO2, NH3, hơi nưíc...Ngoài ra còn các chất khí khác do quá trình sản xuất sinh ra như CO, NO2, các hơi axít, bazơ... Thông gió trong các xí nghiệp nhà máy sản xuất có 2 nhiệm vụ chính sau: 17
  18. - Thông gió chống nóng: Thông gió chống nóng nhằm mục đích đưa không khí mát , khô ráo vào nhà và đẩy không khí nóng ẩm ra ngoài tạo điều kiện vi khí hậu tối ưu. Tại những vị trí thao tác với cường độ cao, những chỗ làm việc gần nguồn bức xạ có nhiệt độ cao người ta bố trí những hệ thống quạt với vận tốc gió lớn ( 2-5m/s) để làm mát không khí. - Thông gió khử bụi và hơi độc: ở những nơi có táa bụi hoặc hơi khí có hại, cần bố trí hệ thống hút không khí bị ô nhiễm để thải ra ngoài, đồng thời đưa không khí sạch từ bên ngoài vào bù lại phần không khí bị thải đi. Trước khi thải có thể cần phải lọc hoặc khử hết các chất độc hại trong không khí để tránh ô nhiễm khí quyển xung quanh. 4.2.2. Các biện pháp thông gió . Dựa vào nguyên nhân tạo gió và trao đổi không khí, có thể chia biện pháp thông gió thành thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo. Dựa vào phạm vi tác dụng của hệ thống thông gió có thể chia thành thông gió chung và thông gió cục bộ. a. Thông gió tự nhiên: Thông gió tự nhiên là trường hợp thông gió mà sự lưu thông không khí từ bên ngoài vào nhà và từ trong nhà thoát ra ngoài thực hiện được nhờ những yếu tố tự nhiên như nhiệt thừa và gió tự nhiên; Dựa vào nguyên lý không khí nóng trong nhà đi lên còn không khí nguội xung quanh đi vào thay thế, người ta thiết kế và bố trí hợp lý các cửa vào và gió ra, các cửa có cấu tạo lá chíp khép mở được, làm lá hứng dòng và thay đổi diện tích cửa... để thay đổi được đường đi của gió cũng như hiệu chỉnh được lưu lượng gió vào, ra... b. Thông gió nhân tạo: Thông gió nhân tạo là thông gió có sử dụng máy quạt chạy bằng động cơ điện để làm không khí vận chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. Trong thực tế thường dùng hệ thống thông gió thổi vào và hệ thống thông gió hút ra. Có 2 phương pháp để thông gió nhân tạo. * Thông gió chung: Là hệ thống thông gió thổi vào hoặc hút ra có phạm vi tác dụng trong toàn bộ không gian của phân xưởng. Nó phải có khả năng khử nhiệt thừa và các chất độc hại toả ra trong phân xưởng để đưa nhiệt độ và nồng độ độc hại xuống dưới mức cho phép. Có thể sử dụng thông gió chung theo nguyên tắc thông gió tự nhiên hoặc theo nguyên tắc thông gió nhân tạo. * Thông gió cục bộ: Là hệ thống thông gió có phạm vi tác dụng trong từng vùng hẹp riêng biệt của phân xưởng. Hệ thống này có thể chỉ thổi vào cục bộ hoặc hút ra cục bộ. - Hệ thống thổi cục bộ: Thường sử dụng hệ thống hoa sen không khí và thường được bố trí để thổi không khí sạch và mát vào những vị trí thao tác cố định của công nhân, mà tại đó toả nhiều khí hơi có hại và nhiều nhiệt ( ví dụ như ở các cửa lò nung, lò đúc, xưởng rèn...). 18
  19. - Hệ thống hút cục bộ: Dùng để hút các chất độc hại ngay tại nguồn sản sinh ra chúng và thải ra ngoài, không cho lan toả ra các vùng chung quanh trong phân xưởng. Đây là biện pháp thông gió tích cực và triệt để nhất để khử độc hại ( ví dụ các tủ hóa nghiệm, bộ phận hút bụi đá mài, bộ phận hút bụi trong máy dỡ khuôn đúc...). c. Lọc sạch khí thải trong công nghiệp: Trong các xí nghiệp nhà máy sản xuất ví dụ các nhà máy sản xuất hóa chất, các nhà máy luyện kim v.v.. thải ra một lượng khí và hơi độc hại đối với sức khoẻ con người và động thực vật. Vì vậy để đảm bảo môi trường trong sạch, các khí thải công nghiệp trưíc khi thải ra bầu khí quyển cần được lọc tíi những nồng độ cho phép. Có các phương pháp làm sạch khí thải sau: - Phương pháp ngưng tụ: chỉ áp dụng khi áp suất hơi riêng phần trong hỗn hợp khí cao, như khi cần thông các thiết bị, thông van an toàn. Trước khi thải hơi khí đó ra ngoài cần cho đi qua thiết bị để làm lạnh. Phương pháp này không kinh tế nên ít được sử dụng. - Phương pháp đốt cháy có xúc tác: để tạo thành CO2 và H2O có thể đốt cháy tất cả các chất hữu cơ, trừ khí thải của nhà máy tổng hợp hữu cơ. v.v... - Phương pháp hấp phụ: thường dùng silicagen để hấp thụ khí và hơi độc. Cũng có thể dùng than hoạt tính các loại để làm sạch các chất hữu cơ rất độc. Phương pháp hấp phụ được sử dụng rộng rãi vì chất hấp phụ thường dùng là nước, sản phẩm hấp thụ không gây nguy hiểm nên có thể thải ra theo cống rãnh. Những sản phẩm có tính chất độc hại, nguy hiểm cần phải tách ra, chất hấp phụ sẽ làm hồi liệu tái sinh. Để lọc sạch bụi trong các phân xưởng người ta thường dùng các hệ thống thiết bị dạng đĩa tháp, lưới, đệm, xiclo hoặc phân ly tĩnh điện… 5. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: 5.1. Các biện pháp về tổ chức. * Khái niệm. Địa điểm làm việc hợp lý là khoảng không gian, diện tích phù hợp để có thể đặt dây chuyền công nghệ sản xuất theo đúng tiêu chuẩn quy định về quy phạm an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh lao động (diện tích 5m2 một người, không gian 13,5m2 không khí). * Tổ chức thực hiện. - Bố trí máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất phải khoa học, trật tự theo trình tự gia công; - Tại nơi làm việc, phân xưởng phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, có hệ thống thông gió, chiếu sáng, hút hơi độc, khí độc, bụi độc; - Tại các máy, thiết bị phải có nội quy, bảng hướng dẫn sử dụng máy, sử dụng chất có hại; điều khiển máy theo đúng quy trình kỹ thuật công nghệ; - Nhà xưởng phải cao ráo, nền nhà phẳng, tường quét vôi phù hợp; - Xung quanh nên trồng cây xanh, cây cảnh để tạo điều kiện cho người lao động thư giãn sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi; 19
  20. - Quần áo, găng, kính, mặt nạ phòng độc, dây an toàn, quần áo cách nhiệt, cách điện ... phù hợp với từng yếu tố tiếp xúc. 5.2. Các biện pháp về kỹ thuật. * Khái niệm. Thiết bị kỹ thuật an toàn là những bộ phận được chế tạo gắn liền vào máy hoặc đặt ở nơi sản xuất có nguy hiểm nhằm ngăn ngừa các yếu tố gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Bao che các bộ phận chuyển động của máy, bộ phận phát tia nhiệt, hoá chất, tiếng ồn, bụi và hơi khí độc; - Thiết bị và các chất đòi hỏi nghiêm ngặt định kỳ đăng kiểm theo đúng quy định và phải có giấy phép sử dụng mới được hoạt động; - Thiết bị tín hiệu như thiết bị tự động báo cháy phải có đầy đủ; - Phải có nhãn hiệu của hoá chất, biển báo nơi có nguy hiểm (như: cấm lửa, nguy hiểm cấm đi qua). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2