intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng kỹ thuật gầm ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Bảo dưỡng kỹ thuật gầm ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp)" biên soạn với mục tiêu giúp người học nhận dạng kết cấu và hoạt động của hệ thống gầm ô tô; chăm sóc, bảo dưỡng các hệ thống, các cơ cấu của phần gầm ô tô để đảm bảo chúng làm việc an toàn và không bị hư hỏng; điều chỉnh sai lệch, hư hỏng của phần gầm ô tô. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng kỹ thuật gầm ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Như chúng ta thấy ngành công nghiệp ô tô trên thế giới cũng như trong nước hiện nay đang trên đà phát triển rất cao, nhiều công nghệ mới tiên tiến nhất cũng đã được ứng dụng trong ngành chế tạo ô tô, mục tiêu của các nhà sản xuất đều hướng tới tính tiện nghi, an toàn, làm việc hiệu quả, tin cậy nhất của chiếc ô tô. Chính vì vậy việc cập nhật thường xuyên những kết cấu mới của các hệ thống của ô tô ô tô là điều hết sức quan trọng đối với các cơ sở đào tạo và dạy nghề sửa chữa ô tô ô tô. Vì vậy việc biên soạn cuốn giáo trình môđun bảo dưỡng Gầm ô tô cho phù hợp hơn với thực tế hiện nạy là hết sức cần thiết. Giáo trình này được biên soạn cho đối tượng là học sinh, công nhân lành nghề bậc 3/7, học sinh trung học chuyên nghiệp, học ngành sửa chữa ô tô. Cuốn sách này nhằm mục tiêu cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống gầm ô tô và kỹ thuật bảo dưỡng gầm ô tô. Mặc dù tôi có rất nhiều cố gắng trong việc biên soạn cuốn giáo trình này nhưng chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp và bạn đọc đề bổ sung cho cuốn giáo trình này được hoàn chỉnh hơn. Bình Định, ngày……tháng … năm 20… Người biên soạn Trần Nhật Tuyên 3
  4. MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 3 Bài 1: Nhận dạng và bảo dưỡng gầm ô tô 6 Bài 2: Bảo dưỡng ly hợp 12 Bài 3: Bảo dưỡng hộp số 17 Bài 4: Bảo dưỡng trục các đăng 24 Bài 5: Bảo dưỡng cầu chủ động 27 Bài 6: Bảo dưỡng bánh xe 31 Bài 7: Bảo dưỡng hệ thống phanh 38 Bài 8: Bảo dưỡng hệ thống lái 47 Bài 9: Bảo dưỡng hệ thống treo 51 Tài liệu tham khảo 55 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo dưỡng kỹ thuật gầm ô tô Mã môđun: MĐ12 Thời gian thực hiện môn học: 90 giờ; (Lý thuyết: 21giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 67giờ; Kiểm tra: 02giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: mô đun được bố trí giảng dạy sau các môn học: MH07, MH09 - Tính chất: Là mô đun chuyên ngành cơ bản. II. Mục tiêu môđun: - Nhận dạng kết cấu và hoạt động của hệ thống gầm ô tô. - Chăm sóc, bảo dưỡng các hệ thống, các cơ cấu của phần gầm ô tô để đảm bảo chúng làm việc an toàn và không bị hư hỏng. - Điều chỉnh sai lệch, hư hỏng của phần gầm ô tô - Có tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác. III. Nội dung môn học: Thời gian (giờ) SốTT Tên chương, mục TS LT TH KT 1 Bài 1: Nhận dạng và bảo dưỡng gầm ô tô 7 2 5 2 Bài 2: Bảo dưỡng ly hợp 6 2 4 3 Bài 3: Bảo dưỡng hộp số 12 3 8 1 4 Bài 4: Bảo dưỡng trục các đăng 8 2 6 5 Bài 5: Bảo dưỡng cầu chủ động 7 2 5 6 Bài 6: Bảo dưỡng bánh xe 7 1 6 7 Bài 7: Bảo dưỡng hệ thống phanh 15 3 12 8 Bài 8: Bảo dưỡng hệ thống lái 14 3 10 1 9 Bài 9: Bảo dưỡng hệ thống treo 14 3 11 Cộng 90 21 67 2 5
  6. BÀI 1 NHẬN DẠNG VÀ BẢO DƯỠNG GẦM Ô TÔ Mã bài: MĐ 12-01 Giới thiệu: Trong quá trình sử dụng, các chi tiết và bộ phận của phần gầm ô tô bị hao mòn, hư hỏng. Do đó, nhà sản xuất quy định thời hạn kiểm tra định kỳ, thực hiện điều chỉnh hay thay thế các chi tiết và cụm chi tiết là rất cần thiết, đảm bảo gia tăng tuổi thọ của xe và các chi tiết hoạt động tin cậy. Mục tiêu của bài: - Nhận biết kết cấu và hoạt động của hệ thống gầm ô tô - Bảo dưỡng được các cơ cấu và hệ thống trên hệ thống gầm ô tô. - Điều chỉnh, làm sạch các chi tiết bên ngoài hệ thống gầm ô tô. Nội dung bài: 1.1. Tổng quan về gầm ô tô - Khung gầm ô tô Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo khung xe a) Khung xe tải b) Khung xe con - Hệ thống Truyền lực + Truyền lực và phân phối mômen quay và công suất từ động cơ đến các bánh ô tô chủ động, làm thay đổi mômen và chiều quay của bánh ô tô theo yêu cầu. + Phụ thuộc vào kết cấu, bố trí chung của ô tô (động cơ đặt phía trước hoặc phía sau) và số cầu chủ động của ô tô. Như vậy, ô tô có thể có hệ thống truyền lực một cầu chủ động, hệ thống truyền lực hai cầu chủ động hoặc hệ thống lực ba cầu chủ động với động cơ đặt phía trước hoặc phía sau ô tô. + Sơ đồ hệ thống truyền lực với động cơ đặt trước, cầu sau chủ động: Sơ đồ truyền lực sẽ là Động cơ ->Ly hợp-> hộp số-> các đăng-> cầu chủ động->bán trục-> bánh ô tô chủ động. Đối với động cơ hai cầu chủ động, ba cầu chủ động có thêm hộp phân phối, khi nào cài thêm cầu chủ động thì mô men sẽ được truyền cho cầu đó để tăng lực kéo cho ô tô. 6
  7. Hình 1.2. Hệ thống truyền lực động cơ đặt trước, cầu sau chủ động + Sơ đồ hệ thống truyền lực với động cơ đặt trước cầu trước chủ động: Sơ đồ truyền lực sẽ là Động cơ ->Ly hợp-> hộp số-> cụm vi sai->bán trục trước -> bánh ô tô chủ động trước. Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống truyền lực với động cơ đặt trước cầu trước chủ động - Hệ thống lái Hình 1.4. Hệ thống lái dẫn động cơ khí 7
  8. 1- Vành tay lái 6- Đòn quay 2- Trục tay lái. 7- Cam quay. 3- Cơ cấu lái. 8- Đòn bên 4- Đòn chuyển hướng. 9- Đòn ngang. 5- Đòn dọc. 10-Dầm cầu - Hệ thống phanh Hình 1.5. Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh dầu 1.Bàn đạp phanh; 4. Xy lanh con; 7. Guốc phanh trước; 2. Xy lanh chính; 5. Guốc phanh sau; 8. lò xo; 3. Ống dẫn dầu; 6. Chốt lệch tâm; 9. Trống phanh - Hệ thống treo Hình 1.6. Sơ đồ cấu tạo bộ nhíp hệ thống treo 1.2. Lịch trình bảo dưỡng gầm ô tô - Mỗi chiếc xe hơi được cấu tạo bởi hơn 5000 chi máy. Qua thời gian sử dụng, danh sách các chi tiết bị hao mòn hay hỏng hóc cứ thế tăng dần lên.Việc bảo dưỡng định kỳ không chỉ giúp các tính năng hoạt động của xe hơi ở trạng thái tốt nhất mà còn đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng và tiết kiệm chi phí sửa chữa sau này. - Bảo dưỡng đúng cách sẽ giúp nâng cao tuổi thọ cũng như khả năng vận hành, đồng thời giúp xe giữ mức tiêu hao nhiên liệu ổn định trong  thời gian dài. Một cách rất đơn giản để giữ giá trị chiếc xe. 8
  9. - Nên bảo dưỡng sau mỗi 4000km hoặc 3 tháng sử dụng. Hoặc khi có những hiện tượng sau: + Tiếng ồn lạ phát ra từ phần gầm. + Có dầu nhớt chảy ra từ phần gầm. + Lốp xe có tiếng rít mạnh khi rẽ, mòn không đều. + Xe bị lệch khi lái thẳng. + Phanh không hiệu quả, xe bị lệch khi phanh. ⬥ Hệ thống phanh: Nên kiểm tra hệ thống phanh sau mỗi 20.000 km. Hình 1.7. Má phanh bị mòn ⬥ Dầu phanh: Trong dầu phanh có chứa glycol, là chất hút nước mạnh. Sau một thời gian sử dụng, dầu phanh bị nhiễm nước do thẩm thấu qua ống cao su, vòng nệm, dẫn đến nhiệt độ sôi của dầu phanh giảm. Hệ thống phanh quá nhiệt khiến dầu sôi tạo ra bọt khí, chiếm chỗ dầu lỏng bên tronh hệ thống.Bọt khí vô hiệu hóa hệ thống phanh cho dù tài xế đạp phanh ngặt. Bên cạnh đó, dầu nhiễm nước thúc đẩy quá trình ăn mòn các phần tử hệ thống ABS. Vì vậy nên thay dầu thắng sau mỗi 40.000 km hoặc 2 năm sử dụng. Hình 1.8. Bình chứa dầu phanh ⬥ Hệ thống lái: Đa phần những tai nạn nghiêm trọng đều bắt nguồn từ hệ thống lái. Hệ thống lái trục trặc không chỉ ảnh hưởng tới sự an toàn mà còn làm mất cảm giác êm ái của người tài xế. Khi phát hiện những dấu hiệu như lái nặng, nhẹ hơn bình thường, có 9
  10. tiếng kêu khi đánh lái, hao hụt dầu trợ lực lái...Thì cần kiểm tra gấp, nên kiểm tra hệ thống lái sau mỗi 20.000km. Hình 1.9. Hệ thống lái trên xe ⬥ Nhớt hộp số và cầu: Đối với xe số tự động hoặc bán tự động, dầu hộp số có chức năng và tầm quan trọng ngang dầu máy. Chống ma sát và đảm bảo nhiệt độ hoạt động an toàn cho các bộ phận trong hộp số, nên thay nhớt hộp số sau mỗi 80.000 km. Hình 1.10. Thay dầu hộp số tự động trên xe ⬥ Lốp xe: Là phần duy nhất tiếp xúc với mặt đường khi xe di chuyển. Lốp bị mòn làm quãng đường phanh tăng lên 1.6 lần, dẫn đến nguy cơ va chạm cao. Bạn nên thường xuyên kiểm tra lốp, giữ đúng mức áp suất, nên bơm lốp bằng khí Ni tơ thay vì không khí thông thường, đảo lốp theo chỉ dẫn, nên thay lốp sau mỗi 60.000 km. Hình 1.11. Lốp xe bị mòn 1.3. Nhận dạng và bảo dưỡng bên ngoài gầm ô tô - Bước 1: Vận hành giàn nâng và nâng xe lên - Bước 2: Kê, chắn xe cẩn thận 10
  11. - Bước 3: Quan sát hệ thống truyền lực trên các xe ô tô Toyota Vios, Hyundai Accent, Honda Accord, Zill 130. - Bước 4: Quan sát hệ thống lái, phanh, treo trên các xe ô tô Toyota Vios, Hyundai Accent, Honda Accord, Zill 130. 1.4. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Kiểm tra, làm sạch, bôi mỡ bên ngoài hệ thống gầm trên các xe ô tô. Bài tập 3: Siết chặt các bu lông đai ốc của hệ thống gầm. Ghi nhớ: Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Các vị trí cần làm sạch. - Lực siết bu lông đai ốc. 11
  12. BÀI 2 BẢO DƯỠNG LY HỢP Mã bài: MĐ 12-02 Giới thiệu: Các hư hỏng thường gặp của ly hợp ma sát có thể được phát hiện qua các hiện tượng làm việc không bình thường như ly hợp bị trượt, rung, ồn ở chế độ đóng, không nhả hoàn toàn khi đạp bàn đạp để ngắt, vào khớp không êm gây ra giật và ồn. Các hư hỏng này không những làm giảm hiệu suất truyền lực mà còn gây ra hư hỏng cho hộp số nên cần phải được khắc phục kịp thời. Nhằm nâng cao thời gian phục vụ và chất lượng phục vụ của ly hợp, ta thường xuyên và định kỳ kiểm tra, chăm sóc, bão dưỡng ly hợp: Ly hợp dùng trên ôtô có thể bảo dưỡng theo ba cấp kỳ như sau: - Bảo dưỡng hàng ngày: tiến hành hàng ngày. - Bảo dưỡng cấp I: tiến hành sau 1600 – 2000 km. - Bảo dưỡng cấp II: tiến hành sau 5000 – 6000 km. Mục tiêu: - Nhận biết kết cấu và hoạt động của ly hợp - Bảo dưỡng các chi tiết của ly hợp để đảm bảo chúng làm việc an toàn và không bị hư hỏng. Nội dung bài: 2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của ly hợp - Nhiệm vụ + Đóng và mở mạch truyền lực từ động cơ đến trục sơ cấp hộp số khi sang số mà động cơ vẫn hoạt động. + Duy trì mạch truyền lực trong suốt thời gian xe chạy bình thường. + Là cơ cấu đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải. - Yêu cầu + Truyền được mô men xoắn của động cơ trong mọi điều kiện hoạt động mà không bị trượt. + Khi đóng phải êm dịu không gây ra sự va đập trong hệ thống truyền lực. + Khi mở phải dứt khoát để dễ sang số. + Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải. + Kết cấu đơn giản, thoát nhiệt tốt và có độ bến cao. + Điều khiển nhẹ nhàng và thuận lợi. 2.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc của ly hợp 12
  13. - Kết cấu: + Phần chủ động của ly hợp gồm: Bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ép, lò xo ép, cần bẩy ép. Chúng được liên kết quay với nhau nhờ vỏ được bắt lên bánh đà bằng bulông. Trên vỏ có giá đỡ để nối với cần bẩy của địa ép. Các lò xo ép nằm giữa đĩa ép và vỏ ly hợp. + Phần phụ động gồm: đĩa ma sát (đĩa bị động) được đặt giữa bánh đà và đĩa ép. Moay-ơ của nó liên kết then hoa với trục ly hợp (trục dẫn động hợp số) phía cuối ly hợp có ổ bi ép (khớp ngắt ly hợp), ổ bi này trượt trên trục ly hợp và điều khiển nó bởi bàn đạp ly hợp thông qua một số tay đòn trung gian. Hình 2.1. Hệ thống điều khiển ly hợp - Nguyên lý làm việc Toàn bộ phần ly hợp gồm có hai phần, phần điều khiển cơ khí và phần điều khiển thuỷ lực. Quá trình điều khiển ly hợp có thể mô tả như sau: lực từ bàn đạp tác dụng lên pít tông của xi lanh chính làm áp suất dầu trong xi lanh chính tăng lên. Nhờ đường ống dẫn dầu thuỷ lực mà áp suất dầu này tác dụng lên pít tông trong xi lanh cắt ly hợp chuyển động đẩy càng cắt ly hợp chuyển động. Theo nguyên tắc đòn gánh, vòng bi cắt ly hợp bị càng cắt ly hợp ép vào lò xo đĩa. Nhờ vậy mà đĩa ly hợp tách khỏi bánh đà và ngắt công suất từ động cơ đến hộp số. 2.3. Kiểm tra, bảo dưỡng các chi tiết bên ngoài của ly hợp - Kiểm tra phần thủy lực + Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, chảy rỉ dầu bên ngoài cụm ly hợp. + Kiểm tra mức dầu côn trong bình nằm ở mức chuẩn Hình 2.2. Bình chứa của xylanh côn 13
  14. + Nếu mức dầu thấp hơn quy định thì kiểm tra sự rò rỉ trong hệ thống thủy lực + Đổ thêm dầu côn và bình chứa đến mức quy định. - Kiểm tra các cơ cấu dẫn động và truyền động ly hợp + Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp ⬥ Hành trình tự do và hành trình cắt ly hợp của bàn đạp tương ứng với khe hở đầu các đòn mở và ổ bi tỳ, để đảm bảo đóng, mở ly hợp an toàn và dứt khoát. ⬥ Kiểm tra: Dùng thước dài đo khoảng cách từ vị trí bàn đạp chưa tác dụng lực cho đến vị trí ấn bàn đạp bằng tay cho đến khi có lực cản lại (hơi nặng), sau đó ghi kết quả và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của loại ô tô để điều chỉnh. Hình 2.3. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp ⬥ Điều chỉnh: Dùng cờ lê xoay đai ốc điều chỉnh đầu thanh kéo (hoặc đầu con đội loại thuỷ lực) để thay đổi chiều dài thanh kéo đạt hành trình đúng tiêu chuẩn. Bảng: Hành trình tự do của một số ô tô Loại ôtô Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp (mm) UAZ 28 - 38 Zil 130, 131 35 - 50 GAZ 66 30 - 37 IFA - W50L 30 - 35 KAMAZ 6 - 12 Toyota Corona, Corolla (Nhật) 5 - 15 + Kiểm tra và điều chỉnh hành trình công tác 14
  15. Hình 2.4. Chiều cao bàn đạp ly hợp ⬥ Kiểm tra: Dùng thước kiểm tra đo khoảng cách từ vị trí bàn đạp có lực cản (hết hành trình tự do) đến vị trí bàn đạp có lực cản lớn (ly hợp mở hoàn toàn) sau đó ghi kết quả và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của loại ô tô để điều chỉnh. Chiều cao tiêu chuẩn: 139 -155cm. ⬥ Điều chỉnh: Tiến hành điều chỉnh độ cao đầu các đòn mở và kết hợp điều chỉnh đai ốc đầu thanh kéo để thay đổi chiều dài thanh kéo đạt yêu cầu ly hợp mở hoàn toàn. _ Nới lỏng đai ốc hãm và xoay bulong chặn đến khi đạt chiều cao cần thiết _ Xiết chặt đai ốc hãm. Hình 2.5. Cách điều chỉnh độ cao _ Kiểm tra sau khi điều chỉnh: Tiến hành nổ máy, tác dụng lực lên bàn đạp mở ly hợp và sang số, sau đó kéo phanh tay, tăng ga nhẹ và đóng ly hợp từ từ. Nếu động cơ hoạt động bình thường là tốt, nếu động cơ chết máy là do ly hợp mở chưa dứt khoát phải điều chỉnh lại. 2.4. Kiểm tra, bảo dưỡng ly hợp khi vận hành - Kiểm tra Ly hợp bị trượt + Hiện tượng Khi người lái thôi tác dụng lực vào bàn đạp và tăng ga nhưng xe tăng tốc chậm có mùi khét, xe kéo tải yếu, hoặc xe không chuyển động. + Nguyên nhân - Đĩa ly hợp và đĩa ép mòn nhiều hoặc dính dầu mỡ. - Điều chỉnh sai (hoặc không có) khe hở các đầu đòn mở với ổ bi tỳ . - Các lò xo ép mòn, giảm độ đàn hồi hoặc gãy. - Kiểm tra ly hợp mở (cắt) không dứt khoát. + Hiện tượng. - Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp và giảm ga nhưng sang số khó có tiếng khua và rung giật ở cụm ly hợp hoặc không sang số được. 15
  16. + Nguyên nhân - Đĩa ly hợp và đĩa ép bị vênh, lỏng đinh tán. - Điều chỉnh sai hành trình tự do của bàn đạp, chiều cao các đầu đòn mở không đều (khe hở ổ bi tỳ quá lớn) . - Kiểm tra ly hợp hoạt động không êm, có tiếng ồn + Hiện tượng - Nghe tiếng khua nhiều ở cụm ly hợp, xe vận hành bị rung giật. + Nguyên nhân - Các chi tiét mòn nhiều, thiếu dầu mỡ bôi trơn (các chốt, ổ bi..) - Đĩa ly hợp mòn then hoa, nứt vỡ và chai cứng bề mặt ma sát, gãy yếu các lò xo giảm chấn. - Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều. - Các lò xo ép mòn, gãy. - Động cơ và ly hợp lắp không đồng tâm. - Kiểm tra bàn đạp ly hợp nặng và bị rung giật. + Hiện tượng - Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp cảm thấy nặng và rung giật. + Nguyên nhân - Bàn đạp bị cong hoặc kẹt khô dầu mỡ. - Các chốt, khớp trượt khô thiếu mỡ bôi trơn. - Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều. - Đĩa ly hợp và đĩa ép bị vênh 2.5. Bài tập thực hành Bài tập 1: Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của chân côn xe Toyota Vios. Bài tập 2: Kiểm tra mức dầu côn và đổ thêm trên xe Hyundai Accent. Bài tập 3: Siết chặt các bu lông, đai ốc bắt các chi tiết của ly hợp với động cơ và khung máy. Ghi nhớ: Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Mức dầu côn. - Các vị trí cần làm sạch. - Lực siết bu lông đai ốc. 16
  17. BÀI 3 BẢO DƯỠNG HỘP SỐ Mã bài: MĐ 12-03 Giới thiệu: Thông thường một hộp số thường được sử dụng hàng nghàn Km mà không xảy ra sự cố, tuổi thọ của nó sẽ kéo dài cùng với tuổi thọ của xe mà không xảy ra những sửa chữa nào nghiêm trọng cả. Tuy nhiên, việc vận hành không đúng kỹ thuật của người tài xế và sự mài mòn thông thường sau các kỳ bảo trì kéo dài có thể là nguyên nhân gây ra hư hỏng hộp số. Bước đầu tiên của nguời thợ máy trong việc sửa chữa một hộp số là phải xác định tại sao phát sinh hư hỏng đó. Có phải là việc vận hành sai kỹ thuật của người tài xế không. Do thiếu bảo trì hay là sự mài mòn thông thường hoặc các nguyên nhân khác. Sau khi chẩn đoán chính xác, người thợ bảo trì có thể quyết định xem hộp số có phải tháo ra để sửa chữa hay không. Mặt khác sự điều chỉnh ly hợp không đúng cũng có thể là nguyên nhân gây ra hư hỏng hộp số. Để bắt đầu chẩn đoán ta phải kết hợp các thông tin cho việc chẩn đoán các hư hỏng, sau đó lái thử xe để kiểm tra lại lời phản ánh. Mục tiêu của bài - Biết được cấu tạo và hoạt động của bộ ly hợp ma sát - Kiểm tra, phát hiện những hư hỏng của hộp số - Bảo dưỡng các hệ thống, các cơ cấu của hộp số để đảm bảo chúng làm việc an toàn và không bị hư hỏng - Điều chỉnh sai lệch, hư hỏng hộp số Nội dung bài: 3.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hộp số - Nhiệm vụ Hộp số cơ khí có các nhiệm vụ: - Thay đổi mô men và số vòng quay bằng cách thay đổi tỉ số truyền của động cơ phù hợp với sự thay đổi lực cản chuyển động trên đường. - Tạo nên chuyển động lùi cho ô tô. - Tách mối liên hệ truyền lực giữa động cơ và bánh xe chủ động trong thời gian dài. - Yêu cầu - Có nhiều tỉ số truyền phù hợp để nâng cao tính năng hoạt động và tính năng kinh tế của ô tô. - Sang số nhẹ nhàng, làm việc êm và có hiệu suất truyền lực cao. - Kết cấu đơn giản và có độ bền cao. - Điều khiển nhẹ nhàng, thuận lợi dễ kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. 17
  18. 3.2 .Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hộp số: 3.2.1. Hộp số đặt dọc xe, cầu sau chủ động Hộp số của các ô tô hiện nay thường sử dụng các cặp bánh răng nghiêng luôn luôn ăn khớp, trong đó, một bánh răng quay trơn trên trục thứ cấp, việc gài và thay đổi số thực hiện nhờ các khớp răng trượt để gài các bánh răng quay trơn này với trục khi cần. Do vậy, truyền động của hộp số rất êm và việc sang số lại dễ dàng. * Cấu tạo Hình 3.1. Hộp số 5 cấp số dọc - Hình vẽ trên giới thiệu sơ đồ một hộp số 5 số điển hình trên ô tô với 5 số tiến và 1 số lùi. Hộp số có 3 trục, trục sơ cấp 1, trục trung gian 18 và trục thứ cấp 10. - Trục sơ cấp 1 có đầu then hoa ngoài nối với các bánh răng trung gian 13, 14,16, 17 và 19 trên trục. Các bánh răng 13, 16, 17 và 19 là các bánh răng nghiêng ăn khớp với các bánh răng tương ứng trên trục thứ cấp và sơ cấp như chỉ ra trên hình vẽ. Bánh răng 14 có bánh răng thẳng để ăn khớp với bánh răng gài số lùi 15 khi cần lùi xe. Đầu bên phải của trục trung gian 18 có bánh răng nghiêng 12 quay trơn trên trục và luôn ăn khớp với bánh răng 9 lắp cố định trên trục thứ cấp, đầu moay ơ phía ngoài của bánh răng 12 có vành để ăn khớp với khớp gài 11 khi cần gài số 5. khớp gài 11 lắp then hoa trên trục trung gian. - Trục thứ cấp 10 truyền mô men ra ngoài đến các bộ phận tiếp theo của hệ thống truyền lực. Các bánh răng 4, 5 và 8 quay trơn trên trục thứ cấp 10, luôn ăn khớp với các bánh răng trung gian 17, 16 và 13 trên trục trung gian. Ở một đầu moay ơ của các bánh răng 4, 5 và 8 có vành ngoài ăn khớp với vành răng trong của khớp gài khi gài số. Bánh răng 9 được làm liền trục và luôn ăn khớp với bánh răng 12 trên trục trung gian. Các khớp gài 3 và 6 được lắp then hoa trên trục thứ cấp và có vành răng trong ăn khớp với các vành răng ngoài trên đầu moay ơ của các bánh răng số khi gài số. Khớp gài 6 được làm liền vành răng thẳng 7 của số lùi. - Hộp số trên sơ đồ hình 13.3 - 2 đang ở số 0, các khớp gài đang nằm ở vị trí trung gian (chưa gài số nào). Các mũi tên chỉ sự truyền chuyển động từ trục sơ cấp đến các bánh răng. Trục thứ cấp hiện không quay. * Nguyên lý làm việc 18
  19. - Gài số 1: Cắt ly hợp, gạt khớp gài 6 sang phải cho ăn khớp với bánh răng đầu moay ơ của bánh răng 8. Lúc này, trục thức cấp quay cùng bánh răng 8. Tốc độ ra ở cấp số truyền này giảm, mômen tăng Tỷ số truyền của số 1 là: i1 = - Gài số 2: Cắt ly hợp, gạt khớp 6 sang trái cho ăn khớp với vành răng đầu moay ơ của bánh răng 5. Lúc này, trục thứ cấp quay cùng bánh răng 5. Tốc độ ra ở cấp số truyền này giảm, mômen tăng Tỷ số truyền của số 2 là: i2 = - Gài số 3: Cắt ly hợp, gạt khớp 6 về vị trí trung gian, sau đó gạt khớp gài sang phải ăn khớp với vành răng đàu moay ơ của bánh răng 4. Lúc này, trục thứ cấp quay cùng bánh răng 4. Tốc độ ra ở cấp số truyền này giảm, mômen tăng Tỷ số truyền của số 3 là: i3 = - Gài số 4: Cắt ly hợp, gạt khớp gài 3 sang trái ăn khớp với vành răng ở đầu trục sơ cấp. Lúc này, truyền động từ trục sơ cấp được truyền thẳng trực tiếp sang trục thứ cấp, trục thứ cấp có cùng tốc độ và mômen với trục sơ cấp. Tỷ số truyền của số 4 là: i4 = 1 - Gài số 5: Cắt ly hợp, gạt khớp gài 3 về vị trí trung gian, sau đó gạt khớp gài 11 sang trái ăn khớp với vành răng đầu moay ơ của bánh răng 12. Lúc này, bánh răng 12 quay quanh cùng trục trung gian và truyền chuyển động sang bánh 9 làm trục thứ cấp quay. Tỷ số truyền của số 5 là: i5 = > 1 nên số 5 được gọi là truyền tăng, tức là trục thứ cấp quay nhanh hơn trục sơ cấp. - Gài số lùi: ở chế độ này, tất cả các khớp gài số tiến phải nằm ở vị trí trung gian, gạt bánh răng cài số lùi 15 vào vị trí ăn khớp với bánh răng 14 trên trục sơ cấp và bánh răng 7 trên khớp gài ở trục thứ cấp. Lúc này, truyền động từ trục trung gian đến trục thứ cấp được thực hiện nhờ 3 bánh răng ăn khớp 14 - 15 - 17 (không phải 2 như ở số tiến ) nên làm trục thứ cấp quay theo chiều ngược lại với các trường hợp số tiến. Các cấp số truyền của hộp số được sắp xếp với khoảng cách thay đổi tốc độ và mômen thích hợp để đảm bảo tính năng kéo của xe tốt. Ví dụ: 5 số tiến của hộp số xe Chrysler có các chỉ số truyền tương ứng là 1: 4; 2 : 2,4; 3 : 1,5;4 : 1; 5 : 0,8 và các số lùi có tỷ truyền là 1 : 3,5 3.2.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của hộp số đặt ngang của các xe cầu trước chủ động * Cấu tạo 19
  20. - Các xe du lịch một cầu chủ động phía truớc với động cơ đặt ngang phía trước hoặc một cầu chủ động phía sau với động cơ đặt ngang phía sau thường bố trí nằm ngang xe. Hộp số thường được làm liền với cầu chủ động thành một khối .Trong trường hợp này, trục sơ cấp và trục thứ cấp được bố trí song song với nhau và khối các bánh răng cố định thường được bố trí liền trục sơ cấp. Hình 3.2. Hộp số 5 cấp số ngang * Nguyên lý làm việc - Gài số 1: Đẩy tay số để gạt bộ đồng tốc sang phải gài cứng báng răng bị động số 1 với trục thứ cấp, sơ đồ truyền mô men như sau; Trục sơ cấp - > bánh răng chủ động số 1- > Bánh răng bị động số 1- > Bộ đồng tốc- > trục thứ cấp - > vành răng bộ vi sai - > Bộ vi sai. - Gài số 2: Đẩy tay số để gạt bộ đồng tốc sang trái gài cứng báng răng bị động số 2 với trục thứ cấp, sơ đồ truyền mô men như sau; Trục sơ cấp - > bánh răng chủ động số 2- > Bánh răng bị động số 2- > Bộ đồng tốc- > trục thứ cấp - > vành răng bộ vi sai - > Bộ vi sai. - Gài số 3: Đẩy tay số để gạt bộ đồng tốc thứ nhất trên trục sơ cấp sang phải gài cứng báng răng chủ động số 3 với trục sơ cấp, sơ đồ truyền mô men như sau; Trục sơ cấp - > Bộ đồng tốc - > bánh răng chủ động số 3- > Bánh răng bị động số 3 - > trục thứ cấp - > vành răng bộ vi sai - > Bộ vi sai. - Gài số 4: Đẩy tay số để gạt bộ đồng tốc thứ nhất trên trục sơ cấp sang trái gài cứng báng răng chủ động số 4 với trục sơ cấp, sơ đồ truyền mô men như sau; Trục sơ cấp - > Bộ đồng tốc - > bánh răng chủ động số 4- > Bánh răng bị động số 4 - > trục thứ cấp - > vành răng bộ vi sai - > Bộ vi sai. Gài số 5: Đẩy tay số để gạt bộ đồng tốc thứ hai trên trục sơ cấp sang phải gài cứng báng răng chủ động số 5 với trục sơ cấp, sơ đồ truyền mô men như sau; Trục sơ cấp - > Bộ đồng tốc - > bánh răng chủ động số 5- > Bánh răng bị động số 5 - > trục thứ cấp - > vành răng bộ vi sai - > Bộ vi sai. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1