intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy rải (Nghề: Vận hành máy rải thi công mặt đường) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

Chia sẻ: Calliope09 Calliope09 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:74

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy rải cung cấp cho người học những kiến thức: Bảo dưỡng hệ thống truyền lực máy rải thi công mặt đường; Bảo dưỡng hệ thống lái máy rải thi công mặt đường; Bảo dưỡng hệ thống phanh máy rải thi công mặt đường; Bảo dưỡng hệ thống di chuyển máy rải thi công mặt đường; Bảo dưỡng thiết bị công tác máy rải thi công mặt đường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy rải (Nghề: Vận hành máy rải thi công mặt đường) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN:BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT GẦM VÀ THIẾT BỊ CÔNG TÁC  MÁY RẢI NGHỀ:VẬN HÀNH MÁY RẢI THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:               /QĐ­TCGNB   ngày…….tháng….năm   2017  của Trường cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình     
  2. Ninh Bình, năm 2018
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về  đào tạo và tham  khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử  dụng với mục đích kinh   doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
  4. LỜI GIỚI THIỆU Để  nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập theo xu hướng phát triển  của đất nước, trên cơ sở  chương trình khung đào tạo đã được ban hành tập thể  giáo viên khoa Máy thi công – Trường Cao đẳng Cơ  giới Ninh Bình với kinh  nghiệm giảng dạy, kết hợp các tài liệu trong và ngoài trường đã biên soạn nội   dung giáo trình mô đun: Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy rải. Nội dung của giáo trình đã được xây dựng trên cơ  sở  kế  thừa những nội   dung đã được giảng dạy  ở trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp   ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ  sự nghiệp công nghiệp hoá,  hiện đại hoá. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung các kiến thức mới   và đề  cập những nội dung cơ  bản, cốt yếu nhằm trang bị  cho học sinh những   kiến thức cơ  bản, cần thiết về  bảo dưỡng kỹ  thuật gầm  và thiết bị  công tác   máy rải  phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện tay nghề để  ứng dụng  vào sản xuất. Trong quá trình biên  soạn bài giảng, các tác giả   đã có  nhiều  cố  gắng  nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự  đóng góp ý kiến xây dựng của bạn đọc và các nhà chuyên môn để  những nội  dung giáo trình được biên soạn tiếp hoặc lần tái bản sau có chất lượng tốt hơn. Xin ch©n thµnh c¸m ¬n!                                                               Tam Điệp, ngày 9 tháng 6  năm 2018                                                                           Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Phạm Ngọc Hoàn 2. Nguyễn Xuân Nam 3. Phan Văn Uyên                                                          4
  5. MỤC LỤC TRANG 1. Tuyên bố bản quyền 1 2. Lời giới thiệu 2 3. Mục lục 3 4. Chương trình mô đun 4 5. Bài 1. Bảo dưỡng hệ thống truyền lực máy rải thi công mặt đường 4 6. Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống lái máy rải thi công mặt đường 42 7. Bài 3: Bảo dưỡng hệ thống phanh máy rải thi công mặt đường 47 8. Bài 4: Bảo dưỡng hệ thống di chuyển máy rải thi công mặt đường 55 9. Bài 5: Bảo dưỡng thiết bị công tác máy rải thi công mặt đường 65 10. Tài liệu tham khảo 73        CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo dưỡng kỹ thuật gầm và thiết bị công tác máy rải  5
  6. Mã mô đun: MĐ 18 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  ­ Vị trí: Mô đun nằm trong chương trình đào trung cấp– nghề Vận hành máy rải   thi công mặt đường, mô đun được học song song với các môn học và các mô  đun: MĐ 14; MĐ 15;MĐ 16; MĐ 17; MĐ 19; MĐ 20. ­ Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. ­ Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mục tiêu của môn học/mô đun: ­ Kiến thức:  + Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống  truyền lực, hệ  thống lái, hệ  thống phanh, hệ  thống di chuyển và thiết bị  công tác máy rải thi công mặt đường; + Trình bày được nội dung và quy trình bảo dưỡng hệ  thống truyền lực,   hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống di chuyển và thiết bị công tác máy rải thi  công mặt đường. ­ Kỹ năng: + Kiểm tra, bảo dưỡng được hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ  thống  phanh, hệ thống di chuyển và thiết bị công tác máy rải thi công mặt đường; + Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra và bảo dưỡng; ­ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chấp hành đúng nội quy, quy định về công   tác an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung của mô đun: BÀI 1: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC MÁY RẢI THI CÔNG  MẶT ĐƯỜNG Mã Bài: 1. MĐ 18­1 Giới thiệu: Ở bài này người thợ biết được quy trình bảo dưỡng các bộ phận và  kiểm tra, bảo dưỡng được  các bộ  phận trong hệ  thống truyền lực máy rải thi  công mặt đường đúng yêu cầu kỹ thuật . Mục tiêu:    ­ Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, cấu tạo và nguyên lý làm việc của   các bộ phận trong hệ thống truyền lực máy rải thi công mặt đường; ­ Trình bày được nội dung và quy trình bảo dưỡng các bộ  phận trong hệ  thống truyền lực máy rải thi công mặt đường; ­ Kiểm tra, bảo dưỡng được các bộ phận trong hệ thống truyền lực máy  rải thi công mặt đường đúng yêu cầu kỹ thuật; ­ Sử dụng thành thạo, hợp lý các dụng cụ kiểm tra và bảo dưỡng; 6
  7. ­ Bố trí vị trí làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của các bộ phận trong hệ thống truyền động  1.1. Nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống truyền lực  Truyền động lực của động cơ đến cơ cấu di chuyển và các bộ phận công  tác như  băng tải, vít xoắn đồng thời thay đổi hướng chuyển động, tốc độ, lực  kéo cho phù hợp với điều kiện làm việc của máy. 1.2. Yêu cầu của các bộ phận trong hệ thống truyền lực  ­ Làm việc chắc chắn, an toàn và có thể  truyền được mô men xoắn lớn   nhất ­ Truyền động lực phải nhẹ  nhàng, êm dịu và không gây va đập trong hệ  thống truyền lực ­ Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, dễ  điều khiển, chăm sóc, điều chỉnh, sửa  chữa và thay thế. 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền lực  2.1. Ly hợp  a. Công dụng.  Bộ  ly hợp là một  cơ  cấu của hệ  thống truyền máy lực, dùng  để  truyền  mômen quay từ động cơ  đến trục sơ  cấp của hộp số, cho phép cắt nhanh động  cơ  ra khỏi hệ truyền lực và nối chúng một cách êm dịu. Bộ  ly hợp như  một bộ  phận an toàn ngăn ngừa hệ  truyền lực khỏi bị  quá tải, nó có thể  cắt sự  truyền   dẫn khi mômen truyền tăng quá mức quy định. b. Phân loại. * Theo cách truyền mômen xoắn có thể phân ly hợp ra thành 3 loại sau : ­ ly hợp ma sát, nguyên tắc của loại này là dùng lực ma sát phát sinh khi chi  tiết tiếp xúc với nhau để truyền mômen quay của động cơ. Trong loại ly hợp ma   sát này có sử dụng loại một đĩa, hai đĩa và nhiều đĩa (bề mặt ma sát là dạng đĩa),  loại có lò xo nén biên, loại có lò xo nén trung tâm. ­ ly hợp thủy lực : có loại thủy động và loại thủy tĩnh. ­ ly hợp điện từ hoạt động theo nguyên lý nam châm điện 7
  8. * Theo cơ cấu điều khiển ly hợp có thể phân ra làm 3 loại sau : ­  ly hợp có cơ cấu điều khiển loại cơ học với lò xo trợ lực ­ ly hợp có cơ cấu điều khiển loại cơ học với trợ lực thủy lực ­ ly hợp có cơ cấu điều khiển loại cơ học với trợ lực hơi (khí nén) Hiện nay trên máy rải được sử  dụng nhiều hơn cả  là ly hợp loại ma sát đĩa   (phần chủ  động và phần bị  động đều là dạng đĩa). Loại này có kết cấu đơn  giản, thuận tiện trong quá trình sử dụng và sửa chữa, chuyển số êm dịu, mômen  quán tính phần bị động nhỏ, cho phép tăng mômen truyền từ động cơ bằng việc   tăng số lượng đĩa ma sát (sử dụng ly hợp nhiều đĩa) * Theo phương pháp ép các đĩa ly hợp lại với nhau ta có loại ép bằng lò xo, ép   bằng lực ly tâm, kiểu phối hợp. Đối với loại ly hợp có cơ cấu ép ly tâm thì việc   ép các đĩa được tiến hành nhờ lực ly tâm của phần có khối lượng chuyển động  quay. c. Cấu tạo Gồm 3 phần: 8
  9.                                      Hình 1.1 Ly hợp ma sát kiểu thường đóng 1. Trục khuỷu;  2­ Bánh đà;  3­ Đĩa ma sát bị động;  4­ Đĩa ép;  5; 6­ Vỏ ly hợp; 7­ Chốt kéo;  8­ Giá đỡ đòn mở;  9­ Đòn mở;  10­ Ống trượt;  11­ Trục ly hợp;  12­ Bàn đạp ly hợp; 13,   14­   Đòn   dẫn   động;  15, 16­ Lò xo;  17­ Chốt dẫn hướng;  18­ Ổ bi: Phần chủ động gồm bánh đà (2), vỏ ly hợp (6), đĩa ép (4), đòn mở (9) và các   lò xo (16). Khi ly hợp mở hoàn toàn thì các chi tiết của phần chủ  động sẽ  quay  cùng với bánh đà. Phần bị  động gồm đĩa ma sát bị  động (3), trục ly hợp (11). Khi mở ly hợp   hoàn toàn thì các chi tiết của phần bị động sẽ đứng yên. Phần điều khiển gồm bàn đạp ly hợp (12), các đòn truyền động (13,14) và  vòng bi tỳ (10). d. Nguyên lý làm việc Khi ly hợp ở trạng thái đóng: Bàn đạp ly hợp ở vị trí tự do các lò xo (16) ép   đĩa ép và đĩa ma sát vào bánh đà, nhờ lực ma sát các chi tiết chủ động và bị động  của ly hợp quay cùng với bánh đà và truyền chuyển động quay đến truyền động   chính của Máy rải. Khi mở ly hợp: Ta tác dụng một lực vào bàn đạp ly hợp, qua hệ thống đòn  dẫn động thông qua ổ bi tỳ kéo đĩa ép (4) ra phía ngoài, bề mặt tiếp xúc giữa các  đĩa được tách ra. Lúc này các chi tiết chủ động vẫn quay cùng với bánh đà, còn   các chi tiết bị động dừng lại. Khi ta nhả bàn đạp ly hợp ra thì ly hợp lại trở  về  trạng thái đóng. 2.1.2. Những hư hỏng thường gặp của ly hợp ma sát a. Ly hợp bị trượt Hiện tượng ly hợp bị  trượt là khi động cơ  làm việc bình thường nhưng  máy yếu tăng tốc chậm, rung giật (đặc biệt là khi lên dốc hoặc quá tải). Khi đó   9
  10. mô men xoắn từ  trục khuỷu động cơ  sẽ  không truyền hoàn toàn cho các bánh   chủ động. Nguyên nhân ly hợp bị trượt có thể là: Tấm ma sát của đĩa bị động bị  mòn, trai cứng bề mặt làm việc. Nếu tấm   ma sát bị  mài mòn ít thì khắc phục bằng cách điều chỉnh lại hành trình của bàn  đạp ly hợp, còn nếu tấm ma sát bị mòn nhiều thì phải thay mới. Khoảng hành trình tự  do của bàn đạp ly hợp nhỏ  do đó đĩa ép không ép  hoàn toàn vào đĩa ma sát, vậy để khắc phục hiện tượng này cần kiểm tra và điều  chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp. b. Ly hợp ngắt không hoàn toàn Khi ta đạp hết bàn đạp ly hợp nhưng vào số  vẫn khó khăn và kèm theo  tiếng va đập mạnh của các bánh răng trong hộp số, qua đó chứng tỏ  ly hợp   không cắt hoàn toàn. Đĩa ma sát bị động của ly hợp vẫn tiếp tục quay theo bánh  đà. Hư hỏng này của ly hợp có thể do những nguyên nhân sau: Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp lớn, tức là khe hở giữa bạc mở và đầu  các đòn mở lớn. Khắc phục bằng cách điều chỉnh lại hành trình bàn đạp ly hợp. Đĩa ma sát bị cong vênh hoặc bị lệch, hư hỏng này thường phát sinh khi bộ  ly hợp quá nóng sau khi nó bị trượt và cách khắc phục bằng cách thay mới. Tấm ma sát đĩa ly hợp bị  vỡ  sẽ  gây ra hiện tượng kẹt giữa đĩa ma sát và  bánh đà, khiến cho bộ ly hợp ngắt không hoàn toàn, cần phải tháo bộ ly hợp  để  thay thế bố của đĩa ma sát. 2.1.3. Điều chỉnh hành trình tự do ly hợp chính 2.1.3.1. Lý thuyết liên quan a. Điều chỉnh khe hở đĩa ép  Đóng ly hợp, quay trục ly hợp để 3 vít điều chỉnh lần lượt quay ra cửa sổ  vỏ ly hợp. Nới đai ốc hãm, vặn chặt vít điều chỉnh vào sau đó nới ra 1­1,5 vòng   rồi siết đai ốc hãm lại b. Kiểm tra điều chỉnh hành trình ổ bi ép 10
  11. ­ Mở  cửa sổ vỏ ly hợp, đưa cần điều khiển ly hợp từ  vị  trí nối đến vị  trí  ngắt, đo hành trình dịch chuyển của ổ bi ép. Hành trình dịch chuyển của ổ bi ép  tiêu chuẩn từ  22­24mm. Nếu không đúng phải tiến hành điều chỉnh bằng cách  thay đổi chiều dài thanh kéo. Bằng cách nới đai ốc hãm trên thanh kéo, vặn thanh  kéo để thay đổi chiều dài sau đó khóa đai ốc hãm lại. 2.1.3.2. Trình tự điều chỉnh hành trình tự do ly hợp chính máy rải Dụng cụ,  STT Tên thao tác thiết bị, vật  Yêu cầu kỹ thuật tư I Điều chỉnh khe hở đĩa ép 1 Tháo nắp đậy khoang ly hợp Clê, khẩu Tháo   lần   lượt   các  bu   lông   nắp   đậy  khoang ly hợp 2 Tháo cửa sổ vỏ ly hợp Cờ   lê   tròng,  Không   làm   biến  khẩu dạng các chi tiết 3 Quay trục ly hợp cho vít điều  Tay đòn Không   làm   biến  chỉnh ra tới cửa sổ vỏ ly hợp dạng các chi tiết 4 Điều chỉnh khe hở đĩa ép Clê, tuốc lơ vít Phải điều chỉnh cả  3 vít giống nhau II Điều   chỉnh   hành   trình   ổ   bi  ép 1 Kiểm tra hành trình ổ bi ép Thước thẳng Đo   hành   trình   phải  chính xác 2 Điều chỉnh chiều dài thanh kéo Clê Chính xác 3 Kiểm tra hành trình tự  do của  Thước thẳng Hành   trình   tự   do  cần điều khiển ly hợp của   cần   ly   hợp  trong  khoảng   từ   3­ 11
  12. Dụng cụ,  STT Tên thao tác thiết bị, vật  Yêu cầu kỹ thuật tư 5cm * Những sai phạm thường gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng tránh Stt Sai phạm Nguyên nhân Cách phòng tránh ­  Điều chỉnh các vít  ­ Chú ý khi siết và nới cả  3  không giống nhau vít chỉnh phải giống nhau Ly hợp cắt không  1 ­ Hành trình tự do củ  ­  Điều   chỉnh   hành   trình   tự  hoàn toàn ly hợp quá nhỏ do   đúng   với   yêu   cầu   kỹ  thuật * Kết thúc công việc ­ Nổ  máy, đạp cắt ly hợp để  gài số, nếu gài số  nhẹ  nhàng không phát ra  tiếng kêu ở hộp số là tốt ­ Gài số, đóng ly hợp đồng thời đạp cả hai phanh, nếu chết máy là tốt, nếu   máy không bị tắt là ly hợp bị trượt. ­ Thu dọn dụng cụ đồ nghề, vệ sinh khu vực làm việc TÓM TẮT TRÌNH TỰ THỰC HIỆN Dụng cụ,  St Tên các bước  Yêu cầu kỹ  Những chú ý về an  thiết bị,  t công việc thuật toàn lao động vật tư 1 Chuẩn bị dụng cụ,  ­   Đúng   chủng  ­   Trang   bị   bảo   hộ  thiết bị, vật tư loại lao động ­ Đủ số lượng 12
  13. Dụng cụ,  St Tên các bước  Yêu cầu kỹ  Những chú ý về an  thiết bị,  t công việc thuật toàn lao động vật tư 2 Tháo,   lắp,   kiểm  Khẩu,   clê,  Không   làm  ­ Chú ý: cụm ly hợp  tra ly hợp chính  ba lăng xích,  biến   dạng   các  có   khối   lượng   lớn  tuốc   lơ   vít,  chi tiết nên   khi   tháo   lắp  giẻ   sạch,  phải   sử   dụng   ba  đĩa   ma   sát  lăng   xích   để   nâng  thay thế hạ, tránh bị kẹt tay ­ Không để  dầu bôi  trơn vương vãi trên  khu vực luyện tập 3 Điều   chỉnh   hành  Khẩu,   clê  ­ Điều chỉnh 3  ­ Không để  dầu bôi  trình   tự   do   cần  tròng,   tuốc  vít   chỉnh   khe  trơn vương vãi trên  điều khiển ly hợp  lơ  vít, thước  hở  đĩa ép phải  khu vực luyện tập chính thẳng giống nhau ­   Khi   quay   trục   ly  ­ Hành trình tự  hợp chú ý không để  do   cần   điều  bị kẹt tay khiển  bàn đạp  ly   hợp   nằm  trong   khoảng  2­3cm 4 Kết   thúc   công  Giẻ   sạch,  ­   Đánh   giá  Đảm bảo an toàn việc chổi dễ được   tình  trạng kỹ  thuật  ly hợp sau bảo  dưỡng ­ Vệ  sinh sạch  13
  14. Dụng cụ,  St Tên các bước  Yêu cầu kỹ  Những chú ý về an  thiết bị,  t công việc thuật toàn lao động vật tư sẽ   dụng   cụ,  đồ   nghề   và  khu   vực   làm  việc 2.2.  Hộp số 2.2.1. Lý thuyết liên quan 2.2.1.1. Giới thiệu chung về hộp số a. Tác dụng ­ Truyền hoặc cắt động lực từ ly hợp chính hoặc từ động cơ thuỷ lực đến   cầu chủ động. ­ Thay đổi tỷ số truyền để thay đổi tốc độ, mô men và chiều chuyển động. b. Yêu cầu ­ Hiệu suất truyền động phải lớn, tổn thất công suất ở  các ổ  đỡ  của các  trục hộp số và sự ăn khớp của các bánh răng phải nhỏ. ­ Tỷ số truyền động của hộp số phải phù hợp với công suất của động cơ  và điều kiện làm việc của máy. ­ Điều khiển ra, vào số phải nhẹ nhành êm dịu. ­ Trong quá trình làm việc của hộp số không có hiên tượng tự nhảy số. ­ Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, dễ  điều khiển, chăm sóc điều chỉnh, sửa  chữa và thay thế. c. Phân loại hộp số * Theo phương pháp thay đổi tỷ số truyền: ­ Hộp số có cấp ­ Hộp số vô cấp 14
  15. * Theo số trục chính: ­ Hộp số hai trục: Một trục sơ cấp và một trục thứ cấp ­  Hộp số  ba trục: Một trục sơ  cấp, một trục thứ  cấp và một trục trung   gian. ­ Hộp số  bốn trục: Một trục sơ  cấp, hai trục thứ  cấp và một trục trung   gian. * Theo kết cấu bánh răng: ­ Hộp số bánh răng thẳng: Dùng bánh răng trụ, răng thẳng. ­ Hộp số bánh răng nghiêng: Dùng các bánh răng trụ, răng nghiêng * Theo cách điều khiển ­ Hộp số cơ khí: Điều khiển bằng cơ học. ­ Hộp số cơ khí thuỷ lực: Điều khiển bằng thuỷ lực. d. Cấu tạo và nguyên lý làm việc chung * Cấu tạo chung ­ Vỏ hộp số. ­ Các trục hộp số: + Trục sơ cấp + Trục thứ cấp + Trục trung gian ­ Các bánh răng: + Bánh răng cố định trên trục + Bánh răng di trượt trên trục + Bánh răng quay trơn trên trục ­ Cơ cấu điều khiển hộp số: + Cơ cấu gài số + Cơ cấu khoá, hãm số. 15
  16. Hình 1.2 Hộp số cơ khí ­ Kết cấu hộp số: 1,3,13­ Nửa khớp bánh răng  2,4,6,8,11­ Các bánh răng  5­ Mô tơ thủy lực ­ trục vào của hộp số  9 – trục trung gian 7­ Trục sơ cấp;  12 – Trục thứ cấp hộp số  14 – vỏ hộp số. Nguyên lý làm việc của hộp số là sự gài khớp của các cặp bánh răng có số  răng khác nhau, mỗi cặp bánh răng cho ta một tỷ  số  truyền khác nhau. Hộp số  dùng để  truyền chuyển động và thay đổi mô men từ  động cơ  hoặc mô tơ  thủy   lực đến cầu trước và cầu sau của Máy rải đủ  để  thắng lực cản của Máy rải  thay đổi khá nhiều trong quá trình di chuyển. Tất cả các thành phần truyền động  răng đều nằm trong vỏ bằng thép (14), trên vỏ có các lỗ để liên kết cố định hộp   lên dầm ngang của khung di chuyển bằng các chốt. Khi bánh răng gài số  (3) ăn  khớp với bánh răng (8) thì chúng ta có tốc độ  di chuyển thứ  nhất của máy (tốc  độ thấp), các bánh răng và trục bánh răng (6 – 4; 7 – 8; 9 – 11) là các thành phần   của truyền động quay từ động cơ hoặc mô tơ thủy lực. Nếu bánh răng gài số (3)  16
  17. ăn khớp với bánh răng (2) thì chúng ta có tốc độ di chuyển thứ hai của máy (tốc   độ cao). 2.2.1.2. Hộp số máy rải NIGATA NF 130V * Cấu tạo (hình 1.3) Hình 1.3 Hộp số máy rải NIGATA NF 130V 1. Vỏ hộp số 7. Bánh răng côn 2. Trục trung gian 9. Trục đảo chiều 3. Bánh răng 10. Bu lông xả dầu 4. Vòng bi 11. Trục sơ cấp 5. Đệm  12. Khớp nối 6, 8. Vành chặn dầu * Cơ cấu gài số (hình 1.4) 17
  18. Hình 1.4. Cơ cấu gài số 1. Cần số 5. Càng gạt số 5 2. Cơ cấu chuyển tiếp cần bẩy số 6. Càng gạt chuyển số cho số 3 và số  3. Lò xo 4 4. Trục khóa số 7. Càng gạt chuyển số cho số 1 và số  2 8. Càng gạt đảo chiều * Cơ cấu khóa (cơ cấu an toàn – hình 1.5) Cơ cấu khóa số bao gồm: 1. trục khóa số. 2. Pít tông khóa.  3. Lò xo khóa. 4. Trục càng gạt. 5. Càng gạt.           Hình 1.5. Cơ cấu gài số * Cơ cấu điều khiển (hình 1.6). Hình 1.6. Cơ cấu điều khiểm 1. Cần số N. Vị trí trung gian 2. Cần tiến lùi (cần đảo chiều) R. Vị trí số lùi 3. Giá đỡ cần số F. Vị trí số tiến 4. Phanh tay 18
  19. * Nguyên lý làm việc ­ Số 0 (hình 1.7) Bánh răng (A) của trục sơ  cấp liên tục  Hình 1.7 ăn khớp với bánh răng (G) trên trục số  lùi.   Khi   trục   sơ   cấp   quay,   Trục   đảo  chiều   quay   theo   hướng   ngược   lại   với  trục   sơ   cấp.   Tuy   nhiên,   trục   thứ   cấp  không  quay,  vì   các  bánh   răng  trên  trục  chính thứ cấp không ăn khớp với những  bánh   răng   trên   trục   đảo   chiều   và   trục  trung gian. ­ Số 1 tiến          Khi đưa cần số vào cửa số 1, đồng   thời   đẩy   cần   đảo   chiều   ở   vị   trí   tiến.  Thông qua cơ cấu điều khiển trượt bánh  Hình 1.8 răng   (J)     của   trục   trung   gian   về   phía  trước   ăn   khớp   với   bánh   răng   (A)   của  trục sơ  cấp đồng thới bánh răng (0) gài  khớp với bánh răng F của trục thứ  cấp.  Mô   mem   quay   từ   động   cơ   truyền   qua  trục sơ cấp đến bánh răng (A) →(J) →(0)  →(F)   đến   trục   thứ   cấp.   Trục   thứ   cấp   quay cùng chiều với trục sơ  cấp. Máy  chuyển động tiến * Số 1 lùi          Ở vị trí cửa số  1 tiến nếu gạt cần   đảo chiều sang vị trí lùi sẽ làm cho bánh  Hình 1.8 19
  20. răng H trên trục số lùi ăn khớp với bánh  răng K trên trục trung gian. Mô   men   quay   được   truyền   từ   trục   sơ  cấp đến bánh răng (A) →(G)  →(H)  →(K)  →  (0)  →(F) làm cho trục thứ  cấp quay  ngược chiều với chiều quay của trục sơ  cấp. Tạo nên chuyển động lùi của máy. Tương tự như vậy với các số còn lại ­ Số 2 tiến: Đường truyền công suất: (A) →(J) →(N) →(D)   ­ Số 2 lùi: Đường truyền công suất: (A) →(G) →(H) →(K) →(N) →(D) ­ Số 3 tiến: Đường truyền công suất: (A) →(J) →(M) →(C)   ­ Số 3 lùi: Đường truyền công suất: (A) →(G) →(H) →(K) →(M) →(C) ­ Số 4 tiến: Đường truyền công suất: (A) →(J) →(L) →(B)   ­ Số 4 lùi: Đường truyền công suất: (A) →(G) →(H) →(K) →(L) →(B) ­ Số 5 tiến: Đường truyền công suất: (A) →(G) →(I) →(E)   2.2.2. Những hư hỏng thường gặp của hộp số a. Hộp số phát ra tiếng kêu ­ Nguyên nhân:  + Khe hở giữa các bánh răng, giữa bánh răng với trục then hoa quá lớn ­ Hậu quả:  + Khó sang số + Phát ra tiếng ồn + Gây hư hỏng các chi tiết khác b. Hộp số phát ra tiếng ồn ở số vị trí số 0 ­ Nguyên nhân:  + Trục sơ cấp bị mòn + Bánh răng quay trơn bị mòn hoặc vỡ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2