intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phun dầu điện tử (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng 9+) - Trường CĐ Kiên Giang

Chia sẻ: Cuchoami2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

42
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phun dầu điện tử trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết và cấu tạo, nguyên lý làm việc của các mạch điện trên động cơ phun dầu. Hướng dẫn các phương pháp tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các cụm chi tiết của hệ thống nhiên liệu, hệ thống đánh lửa và các cảm biến trên động cơ phun dầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phun dầu điện tử (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng 9+) - Trường CĐ Kiên Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIÊN GIANG -------------- GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ) Mô đun: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHUN DẦU ĐIỆN TỬ Nghề: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG 9+ Ban hành kèm theo Quyết định số: ... /QĐ-CĐKG ngày... tháng ... năm 20... của Trường Cao đẳng Kiên Giang Kiên Giang, năm 20...
  2. i TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình giảng dạy nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay với sự mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các nghành công nghiệp. Trong đó công nghiệp sửa chữa và lắp ráp ôtô là một nghành phát triển rất mạnh ở Việt Nam. Ôtô là một loại hàng hoá hết sức đặc biệt, tất cả những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại nhất được ứng dụng vào công nghệ sản xuất ôtô một cách nhanh nhất. Vì vậy việc tìm kiếm tài liệu và thiết bị giảng dạy cho ngành ôtô vẫn là một vấn đề cần nhiều quan tâm. Nội dung của đề cương “ Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phun dầu điện tử” là tìm kiếm tài liệu và thiết kế bài học thực hành trên mô hình động cơ phun dầu nhằm giúp học sinh – sinh viên trực tiếp thực hiện thao tác trên mô hình động cơ thực để có thể quan sát, kiểm tra tín hiệu của các cảm biến trên động cơ tìm ra nguyên lý làm việc của từng hệ thống phán đoán, xử lý hư hỏng và tiếp thu bài học dễ dàng hơn. Trong quá trình biên soạn vẫn còn nhiều thiếu xót, rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các đồng nghiệp để hoàn chỉnh hơn. Kiên Giang, ngày …. tháng …. năm 20... Tham gia biên soạn gồm: TT Họ và tên Bài biên soạn Ghi chú
  3. ii MỤC LỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................... i LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... i GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔ ĐUN................................................................... 1 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ .................................................................................................. 2 1. Lịch sử phát triển của hệ thống nhiên liệu Diesel và diesel điện tử.................. 2 2. Phân loại và đặc điểm của hệ thống nhiên liệu Diesel điều khiển bằng điện tử. ........................................................................................................................... 2 2.1. Phân loại. ........................................................................................................ 2 2.2. Đặc điểm......................................................................................................... 3 BÀI 2. SỬA CHỮA MẠCH NGUỒN ECU......................................................... 5 1. Sơ đồ mạch nguồn ECU .................................................................................... 5 2. Cấu tạo và nguyên điều khiển ........................................................................... 6 2.1. Cấu tạo............................................................................................................ 6 2.2. ECU và EDU động cơ. ................................................................................... 6 2.3. Nguyên lý điều khiển ..................................................................................... 7 3. Kiểm tra và sửa chữa mạch nguồn ECU ........................................................... 7 3.1. Kiểm tra rơle chính : (Rơle chính dạng thường mở.) ................................... 7 3.2. KIỂM TRA ĐIỆN ÁP NGUỒN CUNG CẤP CHO ECU: ........................... 8 BÀI 3. SỬA CHỮA CÁC CẢM BIẾN VÀ CÁC TÍN HIỆU ĐIỀU KHIỂN TRÊN ĐỘNG CƠ PHUN DẦU ĐIỆN TỬ ........................................................ 10 1. Các cảm biến ................................................................................................... 10 1.1.1. Cảm biến trục khuỷu (CKPS) ................................................................... 10 1.1.2. Cảm biến vị trí trục cam (CMPS) ............................................................. 15 1.1.3. Cảm biến vị trí bà đạp ga (APS) ............................................................... 20 1.1.4. Cảm biến áp suất trên ống RAIL (RPS) .................................................... 26 1.1.5. Cảm biến lưu lượng không khí nạp (MAFS) ............................................ 31 1.1.6. Cảm biến nhiệt độ không khí nạp (IATS) ................................................. 34 1.1.7. Cảm biến nhiệt độ nhiên liêu (FTS) .......................................................... 38 1.1.8. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ (ECTS) ................................... 42 1.1.9. Cảm biến tiếng rõ động cơ (KS) ............................................................... 47 1.1.10. Cảm biến tốc độ xe (VSS)....................................................................... 51
  4. iii 1.2. Các tín hiệu điều khiển ................................................................................. 55 1.2.1. Điều khiển xong buồn đốt động cơ ........................................................... 55 1.2.2. Mạch đèn báo xong ................................................................................... 58 1.2.3. Mạch nguồn ............................................................................................... 61 1.2.4. Mạch báo sự cố ......................................................................................... 64 1.2.5. Van kiểm soát nhiên liệu đầu vào ............................................................. 66 1.2.6. Van EGR ................................................................................................... 72 BÀI 4. SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN KIM PHUN NHIÊN LIỆU ........................ 76 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của kim phun nhiên liệu ................................ 76 1.1. Cấu tạo:......................................................................................................... 76 1.2. Nguyên lý hoạt động .................................................................................... 77 2. Quy trình tháo lắp kim phun từ động cơ ......................................................... 81 2.1. Quy trình Tháo kim phun nhiên liệu ............................................................ 81 2.2. Quy trình Lắp kim phun bơm cao áp, kim phun vòi phun. .......................... 83 3. Kiểm tra và sửa chữa mạch điện điều khiển kim phun nhiên liệu (P0200). ... 85 BÀI 5. SỬA CHỮA BƠM THẤP ÁP ................................................................ 91 1. Nhiệm vụ, phân loại ........................................................................................ 91 1.1. Nhiệm vụ ...................................................................................................... 91 1.2. Phân loại: ...................................................................................................... 91 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc bơm thấp áp ................................................... 91 2.1. Bơm con lăn ................................................................................................. 91 2.2. Bơm bánh răng. ............................................................................................ 92 3. Kiểm tra và sửa chữa bơm thấp áp .................................................................. 92 3.1. Kiểm tra bơm điện........................................................................................ 92 3.2. Kiểm tra bơm bánh răng............................................................................... 93 BÀI 6. SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP .................................................................. 95 1. Công dụng, phân loại ...................................................................................... 95 1.1. Công dung: ................................................................................................... 95 1.2. Phân loại ....................................................................................................... 95 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bơm cao áp .................................................. 96 2.1. Cấu tạo.......................................................................................................... 96 3. Nguyên lý hoạt động bơm cao áp ................................................................... 97 3.1. Bơm cao áp loại 2 piston. ............................................................................. 97
  5. iv 3.2. Nguyên lý làm việc của bơm cao áp loại 2 piston ....................................... 98 3.3. Bơm áp cao 3 piston ..................................................................................... 99 3.4. Nguyên lý hoạt động của bơm áp cao loại 3 piston hướng kính. ................ 99 4. Van điều khiển hút (SCV). .............................................................................. 99 5. Điều khiển áp suất nhiên liệu: ....................................................................... 101 6. Ống phân phối (ống Rail). ............................................................................. 101 6.1. Van giới hạn áp suất ống phân phối. .......................................................... 103 6.2. Van xả áp suất ống phân phối. ................................................................... 104 7. Ống cao áp. .................................................................................................... 105 8. Van hạn chế dòng chảy. ................................................................................ 106 8.1. Ở chế độ hoạt động bình thường: ............................................................... 107 8.2. Ở chế độ hoạt động bất thường với lượng nhiên liệu bị rò rỉ lớn: ............. 107 8.3. Ở chế độ hoạt động bất thường với lượng nhiên liệu bị rò rỉ nhỏ:............. 107 BÀI 7. CHUẨN ĐOÁN, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHUN DẦU ĐIỆN TỬ. 108 1. Các hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra ...................................... 108 2. Các sơ đồ mạch điện điều khiển.................................................................... 114 2.1. Sơ đồ mạch điện của động cơ Toyota 3C-TE. ........................................... 114 2.2. Sơ đồ mạch điện của động cơ Toyota KZ-TE............................................ 115 2.3. Sơ đồ mạch điện của động cơ Toyota 1KD-FTV. ..................................... 116 2.4. Sơ đồ ISUZU 4HK1 ................................................................................... 121 3. Thực tập quy trình kiểm tra chuẩn đoán ....................................................... 126 3.1. Kiểm tra bằng cách sử dụng máy chẩn đoán ............................................. 127 3.2. Kiểm tra bằng cách dùng dụng cụ thử mạch .............................................. 128 3.3. Thử kích hoạt bằng máy chẩn đoán ........................................................... 129 3.4. Cách xoá mã chẩn đoán.............................................................................. 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 131
  6. 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo dưỡng – sửa chữa hệ thống phun dầu điện tử Mã mô đun: MĐ 25 Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 82 giờ; Kiểm tra 8 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Học phần học trước: BDSC động cơ xăng, BDSC hệ thống nhiên liệu DIESEl, BDSC HT phun xăng điện tử. Học phần song hành: không Giảng dạy cho các ngành: Công nghệ ô tô - Tính chất: Là mô đun tích hợp chuyên ngành bắt buộc. - Ý Nghĩa: Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết và cấu tạo, nguyên lý làm việc của các mạch điện trên động cơ phun dầu. Hướng dẫn các phương pháp tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các cụm chi tiết của hệ thống nhiên liệu, hệ thống đánh lửa và các cảm biến trên động cơ phun dầu. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trên hệ thống phun dầu điện tử; + Sử đụng và phân tích được các mạch điện trên hệ thống phun dầu điện tử. + Phân tích được các nguyên nhân hư hỏng và lựa chọn được biện pháp khắc phục trên hệ thống phun dầu điện tử; - Kỹ năng: + Tháo lắp được các bộ phận của hệ thống phun dầu điện tử; + Chẩn đoán và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của hệ thống phun dầu điện tử; + Sử dụng và vận hành được hệ thống phun dầu điện tử đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người, thiết bị. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Giải quyết công việc độc lập; + Hướng dẫn nhóm thực hiện và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của nhóm + Đánh giá được kết quả thực hiện và chịu trách nhiệm kết quả công việc của nhóm III. Nội dung mô đun:
  7. 2 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ Giới thiệu: Trong bài này người học có thể tìm hiểu về công dụng, phân loại, kiểm tra bảo dưỡng tổng quát hệ thống nhiên liệu diesel. Mục tiêu: Sau khi kết thúc Bài này, sinh viên có khả năng - Trình bày được khái quát về lập trình cho động cơ ôtô. - Phân tích được ưu nhược điểm của hệ thống trên ô tô. - Phân tích được sơ đồ và chức năng của hệ thống lập trình trên động cơ ôtô Nội dung 1. Lịch sử phát triển của hệ thống nhiên liệu Diesel và diesel điện tử. Ra đời sớm nhưng động cơ Diesel không phát triển như động cơ xăng do gây ra nhiều tiếng ồn, khí xả độc hại. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, các vấn đề đã được giải quyết và động cơ Diesel ngày càng trở nên phổ biến và thông dụng hơn. Khí thải động cơ Diesel là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Động cơ Diesel với tính hiệu quả kinh tế cao hơn động cơ xăng, tuy nhiên vấn đề về tiếng ồn và khí thải vẫn là những hạn chế trong sử dụng động cơ Diesel. Động cơ Diesel được phát minh vào năm 1892 nhờ Rudolf Diesel hoạt động theo nguyên lý tự cháy. Ở cuối quá trình nén, nhiên liệu được phun vào buồng đốt của động cơ để hình thành hỗn hộp rồi tự bốc cháy. Đến năm 1927 Robert Bosch mới phát triển lên thành bơm cao áp. Hệ thống nhiên liệu Diesel không ngừng được cải tiến với các giải pháp kỹ thuật tối ưu nhắm làm giảm mức độ phát sinh ô nhiễm và suất tiêu hao nhiên liệu. Đến năm 1982 Denso đưa ra hệ thống nhiên liệu ECD (Electronically Controlled Distributor) Năm 1986 Bosh đã đưa ra thị trường việc điều khiển điện tử cho hệ thống cung cấp nhiên liệu Diesel được gọi là hệ thống nhiên liệu Common Rail. Cho đến ngày nay hệ thống cung cấp nhiên liệu Common Rail đã được hoàn thiện. 2. Phân loại và đặc điểm của hệ thống nhiên liệu Diesel điều khiển bằng điện tử. 2.1. Phân loại.
  8. 3 Hình 1.1: Sơ đồ khối phân loại HT nhiên liệu diesel điều khiển bằng điện tử 2.2. Đặc điểm. Các hệ thống phun nhiên liệu Diesel điều khiển bằng điện tử giảm bớt đáng kể kết cấu cơ khí của bơm cao áp, chẳng hạn như bộ điều tốc, cơ cấu kiểm soát thời điểm phun… Do vậy chức năng của bơm cao áp chỉ thực hiện tạo ra áp suất nhiên liệu cao, thực hiện phun tơi nhiên liệu. Khả năng điều chỉnh được thực hiện từ các tín hiệu cấp cho ECU, do vậy khả năng hiệu chỉnh sẽ cao hơn, đáp ứng chính xác ở mọi chế độ làm việc của động cơ mà không gây nên hiện tượng thừa thiếu nhiên liệu, phát huy tối đa công suất và cải thiện được khí xả. Tuy nhiên nhược điểm của các hệ thống này là giá thành cao, độ tin cậy phụ thuộc vào công nghệ của các nhà sản xuất. Các hệ thống nhiên liệu Diesel điện tử hiện nay gồm: a) Hệ thống nhiên liệu Diesel điều khiển bằng điện tử dùng bơm PE. - Điều chỉnh lượng nhiên liệu phun bằng cách điều chỉnh thanh răng nhờ cần ga điện tử (loại này không có bộ điều tốc). - Điều chỉnh góc phun sớm phụ thuộc vào cảm biến tốc độ động cơ. b) Hệ thống nhiên liệu Diesel điều khiển bằng điện tử dùng bơm phân phối VE có cơ cấu ga điện tử. - Cấu tạo gần giống như bơm VE thông thường. - Áp suất phun gần 80 Mpa. - Điều chỉnh lượng phun nhiên liệu bằng cần ga điện tử (không có bộ điều tốc). - Điều chỉnh góc phun sớm bằng van điều khiển thời điểm phun.
  9. 4 c) Hệ thống nhiên liệu Diesel điều khiển bằng điện tử dùng bơm phân phối VE có van xả áp loại bơm một piston hướng trục. Cấu tạo gần giống như bơm VE thông thường. Áp suất phun gần 130 Mpa. Điều chỉnh lượng phun nhiên liệu bằng van xả áp (không có bộ điều tốc). d) Common Rail System (CRS). - Áp suất phun rất cao gần bằng 200 Mpa. - Thời gian phun cực ngắn, tốc độ phun cực nhanh (1,1 m/s bao gồm một lần phun mồi và một lần phun chính. - Các chi tiết trong hệ thống cao áp được chế tạo rất chính xác (khe hở giữa kim phun và xylanh phun là 0,5 – 2 µm.
  10. 5 BÀI 2. SỬA CHỮA MẠCH NGUỒN ECU Giới thiệu: Trong bài này người học có thể tìm hiểu về công dụng, phân loại, đấu dây, kiểm tra, bảo dưỡng - sửa chữa mạch điện nguồn ECU Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: - Trình bày được công dụng, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch điện nguồn ECU. - Giải thích được các ký hiệu trên sơ đồ mạch điện nguồn ECU. - Xác định được các đầu dây trên mạch điện nguồn ECU. - Thực hiện được việc kiểm tra và sửa chữa mạch điện nguồn ECU đúng YCKT - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung 1. Sơ đồ mạch nguồn ECU • Kiểu 1: Hình 1.10 ▪ Kiểu 2: Hình 2.1. Sơ đồ mạch điện cung cấp nguồn cho ECU
  11. 6 • Kiểu 2 Hình 2.2. Sơ đồ mạch cấp nguồn cho UCU kiểu 2 2. Cấu tạo và nguyên điều khiển 2.1. Cấu tạo - Ắc quy. - Cầu chì 15A, cầu chì 7.5A. - ECU. - Công tắc. - Rơle chính. 2.2. ECU và EDU động cơ. • ECU (Electronic Control Unit) hộp điều khiển động cơ. Hình 2.3: ECU điều khiển động cơ
  12. 7 - ECU động cơ điều khiển hệ thống phun nhiên liệu và toàn bộ động cơ. ECU động cơ nhận các tín hiệu từ các cảm biến bao gồm: cảm biến bàn đạp ga, cảm biến tốc độ động cơ …để điều khiển hoạt động của động cơ. Sau đó, ECU sẽ tính toán một lượng nhiên liệu phù hợp với điều kiện vận hành của động cơ, chuyển thông tin này đến các cơ cấu chấp hành như các vòi phun và điều khiển các cơ cấu chấp hành để động cơ luôn vận hành tốt nhất. • EDU (Electronic Driving Unit) hộp điều khiển kim phun. Hình 2.4: Hộp điều khiển kim phun EDU được lắp đặt giữa ECU và kim phun. EDU là thiết bị chuyển điện áp một chiều của ắc qui thành điện áp một chiều cao áp khoảng 150V (bộ chuyển đổi DC/DC) để giúp dẫn động các kim phun vì tín hiệu điện áp của ắc qui không đủ để vận hành kim phun. Trong ECU còn có mạch điều khiển vòi phun. Mạch này nhận tín hiệu phun IJT #1 - #4 từ ECU và ngay sau đó mạch thực hiện nối mass cho các vòi phun theo tín hiệu phun nhận được. Mạch còn tạo ra xung xác nhận vòi phun có phun hay không báo về cho ECU dưới dạng tín hiệu IJF. 2.3. Nguyên lý điều khiển - Khi công tắc máy ON có dòng từ ắc quy đến chân IG-SW cung cấp cho ECU, ECU cung cấp dòng qua cuộn dây của rơ le, làm đóng tiếp điểm trong rơ le. Lúc này điện áp từ ắc quy được cung cấp cho ECU qua chân +B và +B1. 3. Kiểm tra và sửa chữa mạch nguồn ECU 3.1. Kiểm tra rơle chính : (Rơle chính dạng thường mở.) * Quy Trình Kiểm tra
  13. 8 Nội dung Dụng công Hình ảnh minh họa cụ, thiết Yêu cầu kỹ thuật việc bị Tháo rơle Không làm gãy rài 1 chính ra của giắc khỏi xe. Cực 3 và cực 4 phải Đo điện Đồng là không thông mạch 2 trở cực 3 hồ (R= ), đo điện trở và cực 4 VOM cực 1 và cực 2 R= 60 ÷ 90 . Cấp Đồng nguồn Cực 1 và cực 2, đo hồ 3 12V vào điện trở cực 3 và cực VOM, cực 1 và 4, R= 0. dây cực 2 Bảng 2.1: Quy trình kiểm tra Rơ le chính dạng thường mở 3.2. KIỂM TRA ĐIỆN ÁP NGUỒN CUNG CẤP CHO ECU: Đo điện áp các cực +B, +B1 và BATT với cực E1 (cực mát của ECU).
  14. 9 Hình 2.5: Sơ đồ kiểm tra điện áp cấp cho ECU
  15. 10 BÀI 3. SỬA CHỮA CÁC CẢM BIẾN VÀ CÁC TÍN HIỆU ĐIỀU KHIỂN TRÊN ĐỘNG CƠ PHUN DẦU ĐIỆN TỬ Giới thiệu: Trong bài này người học có thể tìm hiểu về công dụng, phân loại, đấu dây, kiểm tra, bảo dưỡng - sửa chữa mạch điện cảm biến trên động cơ phun dầu điện tử. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng - Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cảm biến trên động cơ phun dầu điện tử. - Xác định được các ký hiệu chân của các cảm biến trên động cơ phun dầu. - Thực hiện kiểm tra, xác định hư hỏng và đưa ra phương pháp sửa chữa cho các cảm biến và mạch điện cảm biến trên động cơ phun dầu điện tử. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội Dung 1. Các cảm biến 1.1.1. Cảm biến trục khuỷu (CKPS) Hình 3.1. Cảm biến vị trí trục khuỷu 1.1.1.1 Chức năng Cảm biến vị trí trục khuỷu được lắp trên thân máy và là loại cảm biến điện từ. nó phát hiện vị trí tức thời của trục khuỷu bằng cách tạo ra tín hiệu tốc độ động cơ NE và gởi tín hiệu này về ECM. Các răng được chia đều nhau, riêng có một vị trí khoảng cách giữa 2 răng lớn khác thường (trống 2 răng). Vì vậy, khi cảm biến quét qua vị trí này thì tín hiệu ra sẽ thay đổi. Dựa vào đó ECM sẽ nhận biết được số vòng quay động cơ.
  16. 11 Một xung được tạo ra khi phần răng nhô ra lắp trên trục khuỷu đi đến gần cảm biến do sự quay của trục khuỷu. Mỗi xung được tạo ra đối với mổi vòng quay trục khuỷu và nó được phát hiện dưới dạng một tín hiệu vị trí tức thời của góc trục khuỷu. 1.1.1.2 Cấu tạo cảm biến vị trí trục khuỷu – Cảm biến vị trí trục khuỷu loại cảm biến từ: gồm có cuộn dây điện từ, lõi nam châm vĩnh cửu và vành răng tạo xung. Hình 3.2. Cấu tạo cảm biến vị trí trục khuỷu
  17. 12 1.1.1.3 Vị trí lắp trên động cơ Hình 3.3. Vị trí lắp cảm biến vị trí trục khuỷu trên động cơ 1.1.1.4 Sơ đồ mạch trên động cơ kia bongo Hình 3.4. Sơ đồ mạch điện và vị trí chân trên kia bongo 1.1.1.5 Kiểm tra hư hỏng a. Các hư hỏng DTC P0335 Mạch cảm biến vị trí trục khuỷu gặp trục trặc Khe hở bất thường ( Khe hở tiêu chuẩn giữa đầu CC-CODE 06 cảm biến và bánh đà là từ 0.5-1.5 mm)
  18. 13 07 Không có tín hiệu 92 Phát hiện nhiều răng thiếu 93 Phát hiện nhiều răng thừa 94 Phát hiện thiếu răng 95 Phát hiện thừa răng Bảng 3.1. Mã code và các hư hỏng của mạch cảm biến vị trí trục khuỷu b. Các nguyên nhân hư hỏng CC-CODE Điều kiện phát hiện Khu vực tình nghi Không phát hiện khe hở trên bánh đà 06 động cơ, nhưng không phát hiện răng thừa hoặc mẻ răng 07 Mất tính hiệu cảm biến tốc độ động cơ - Hở mạch hoặc ngắn Phát hiện thiếu hơn 4 răng trên vòng mạch 92 quay bánh đà động cơ Phát hiện thừa trên 4 răng vòng quay - CKPS 93 bánh đà - ECM Phát hiện thiếu 2 răng trên vòng quay 94 bánh đà động cơ Phát hiện thừa 2 răng trên vòng quay 95 bánh đà động cơ Bảng 3.2. Các nguyên nhân hư hỏng của mạch cảm biến vị trí trục khuỷu c. Quy trình kiểm tra + Bước 1: Kiểm tra đầu nối giữa CKPS và ECM - Kiểm tra kỹ lưỡng các đầu nối xem có lỏng lẻo, kết nối kém, uống cong, ăn mòn, bụi bẩn, xướng cấp hay hư hỏng không. Nếu bị hư hỏng thì sửa chữa, nếu không chuyển sang bước 2. + Bước 2: Kiểm tra đoản mạch giữa CKPS và ECMĐể công tắc máy ở vị trí OFF, sau đó mở giắc ECM và CKPS - Đo điện trở giữa chân 1 của CKPS và chân 58 (E03-2) của ECM - Đo điện trở giữa chân 2 của CKPS và chân 59 (E03-2) của ECM Điện trở tiêu chuẩn: 1Ω
  19. 14 Hình 3.5. Kiểm tra thông mạch giửa CKPS và ECM + Bước 3: Kểm tra nối mass của đoạn dây - Đo điện trở giữa chân 1 của CKPS với mass thân xe. - Đo điện trở giữa chân 2 của CKPS với mass thân xe. Giá trị không thông mạch Hình 3.6. Kiểm tra nối mass của đoạn dây + Bước 4: Kiểm tra điện áp của mạch - Ngắt kết nối giắc CKPS và ECM - Bật công tắc máy sang vị trí ON. - Đo điện áp giữa chân 1 của CKPS và mass khung xe. - Đo điện áp giữa chân 2 của CKPS với mass khung xe. Điện áp tiêu chuẩn dưới 0,5V
  20. 15 Hình 3.7. Kiểm tra điện áp của mạch + Bước 5: Kiểm tra CKPS - Thay CKPS bằng một CKPS mới sau đó kiểm tra lạ bằng thiết bị chuyên dùng. Tiêu chuẩn đện áp dưới 0,5V + Bước 6: Kiểm tra khe hở giữa đầu cảm biến và đỉnh răng bánh đà Tiêu chuẩn:Khe hở từ 0,5-1,5mm 1.1.2. Cảm biến vị trí trục cam (CMPS) 1.1.2.1 Chức năng Cảm biến vị trí trục cam nắm một vai trò quan trọng trong hệ thống điều khiển của động cơ. ECM sử dụng tín hiệu này để xác định điểm chết trên của máy số 1 hoặc các máy, đồng thời xác định vị trí của trục cam để xác định thời điểm phun nhiên cho chính xác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2