intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo hiểm (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

48
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo hiểm với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được cách tiếp cận vấn đề: Các khái niệm cơ bản về bảo hiểm, Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm, khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro; trình bày về những kiến thức liên quan đến luật lệ, quy định về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo hiểm (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BẢO HIỂM NGÀNH, NGHỀ: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, Năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU  Bảo hiểm ngày càng chứng mính được vai trò quan trọng của mình đối với đời sống kinh tế xã hội. Vai trò quan trọng của bảo hiểm với tư cách là một loại hình dịch vụ tài chính và là một trong những cơ chế đảm bảo an sinh xã hội trong nền kinh tế quốc dân. Với mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về bảo hiểm theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, đáp ứng được yêu cầu của sinh viên trong học tập, nghiên cứu và quản lý thực tiễn ở các doanh nghiệp. Trong giáo trình ngoài phần lý thuyết, chúng tôi đưa vào các ví dụ và bài tập mang tính tình huống để giúp sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực tiễn một cách cụ thể, từ đó có thể hiểu rõ được ý nghĩa thực tiển của từng thành tố trong từng công thức của phần lý thuyết. Nhóm tác giả xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy, cô cùng các bạn sinh viên Giáo trình “Bảo hiểm” với bố cục như sau:  Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm  Chương 2: Bảo hiểm xã hội  Chương 3: Bảo hiểm y tế  Chương 4: Bảo hiểm thất nghiệp  Chương 5. Bảo hiểm thương mại Tác giả đã có nhiều cố gắng trong biên soạn, song không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, đồng thời Bảo hiểm bao gồm các vấn đề về thực tiễn và lý luận trong hoạt động kinh tế xã hội. Vì vậy, chắc chắn còn nhiều điểm thiếu sót chưa thể thỏa mãn được yêu cầu của thực tế. Chúng tôi rất mong nhận được những ý đóng góp của bạn đọc, sinh viên và các giảng viên. Đồng Tháp, ngày 20 tháng 05 năm 2021 Chủ biên Phan Thị Tuyết Nhung
  4. MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................... ii Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM ................................................................ 1 1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm ................................................................... 1 2. Định nghĩa và bản chất của bảo hiểm .................................................................... 2 2.1. Định nghĩa bảo hiểm ........................................................................................... 2 2.2. Bản chất của bảo hiểm ........................................................................................ 3 2.3. Tác dụng của bảo hiểm ....................................................................................... 3 3. Các loại hình bảo hiểm ........................................................................................... 4 3.1. Bảo hiểm xã hội................................................................................................... 4 3.2. Bảo hiểm y tế....................................................................................................... 5 3.3. Bảo hiểm thất nghiệp .......................................................................................... 5 3.4.Bảo hiểm thƣơng mại ........................................................................................... 5 4. Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro ....................................................................... 5 4.1. Khái niệm rủi ro ................................................................................................. 5 4.2. Phân loại rủi ro .................................................................................................... 5 Chƣơng 2 BẢO HIỂM XÃ HỘI .............................................................................. 10 1. Khái niệm, bản chất, đối tƣợng, tính chất và chức năng của BHXH ................... 10 1.1. Khái niệm BHXH .............................................................................................. 10 1.2. Bản chất của BHXH .......................................................................................... 11 1.3. Đối tƣợng BHXH .............................................................................................. 12 1.4.Tính chất của BHXH .......................................................................................... 13 2. Vai trò của BHXH ................................................................................................ 14 2.1. Đối với ngƣời tham gia BHXH ......................................................................... 14 2.2. Đối với xã hội .................................................................................................... 14 3. Nguyên tắc của BHXH ......................................................................................... 14 4. Các chế độ BHXH ................................................................................................ 15 4.1. Chế đô BHXH bắt buộc .................................................................................... 15 4.2. Chế đô BHXH tự nguyện .................................................................................. 36 5. Phân loại BHXH................................................................................................... 39
  5. 6. Quỹ BHXH ........................................................................................................... 40 6.1. Khái niệm và đặc điểm ...................................................................................... 40 6.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH........................................................................... 40 6.3. Phƣơng pháp xác định mức đóng góp ............................................................... 41 6.4. Mục đích sử dụng quỹ BHXH .......................................................................... 44 7. Thủ tục hồ sơ đăng ký BHXH .............................................................................. 44 8. Quyền và trách nhiệm của các bên trong quan hệ BHXH ................................... 48 9. Bài tập ứng dụng .................................................................................................. 49 Chƣơng 3 BẢO HIỂM Y TẾ ................................................................................... 54 1. Sự cần thiết của bảo hiểm y tế .............................................................................. 54 2. Đối tƣợng và phạm vi bảo hiểm ........................................................................... 55 2.1. Đối tƣợng bảo hiểm ........................................................................................... 55 2.2. Phạm vi bảo hiểm .............................................................................................. 56 3. Phƣơng thức và các loại ....................................................................................... 57 3.1. Phƣơng thức BH T .......................................................................................... 57 3.2. Các loại hình BH T.......................................................................................... 57 4. Quỹ tài chính BH T ............................................................................................ 57 4.1. Đặc điểm của quỹ BH T .................................................................................. 57 4.2 Nguồn hình thành quỹ BH T ............................................................................ 58 4.3 Các khoản chi của quỹ BH T ........................................................................... 58 4.4. Phí bảo hiểm y tế ............................................................................................... 58 5. Bài tập ôn tập........................................................................................................ 59 Chƣơng 4 BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP .................................................................. 60 1.Một số khái niệm cơ bản về bảo hiểm thất nghiệp ............................................... 60 2. Các chính sách khắc phục tình trạng thất nghiệp ................................................. 61 2.1. Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp ......................................................... 61 2.2. Hậu quả.............................................................................................................. 61 2.3. Các chính sách khắc phục tình trạng thất nghiệp .............................................. 62 3. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp ......................................................................... 64 4. Nội dung bảo hiểm thất nghiệp ............................................................................ 64 4.1. Đối tƣợng bảo hiểm thất nghiệp ........................................................................ 64 4.2. Điều kiện hƣởng trợ cấp .................................................................................... 65
  6. 4.3. Mức hƣởng trợ cấp và thời gian hƣởng trợ cấp ................................................ 66 5. Quỹ bảo hiểm và mục đích sử dụng quỹ của bảo hiểm thất nghiệp .................... 68 5.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ................................................................................. 68 5.2. Mục đích sử dụng quỹ của bảo hiểm thất nghiệp ............................................. 68 6. Bài tập ôn tập........................................................................................................ 68 Chƣơng 5 BẢO HIỂM THƢƠNG MẠI .................................................................. 69 1. Bản chất của bảo hiểm thƣơng mại ...................................................................... 69 2. Tác dụng của bảo hiểm thƣơng mại ..................................................................... 69 3. Quỹ bảo hiểm thƣơng mại .................................................................................... 70 4. Những nguyên tắc chung trong hoạt động của BHTM ........................................ 70 4.1. Nguyên tắc 1: "Số đông bù số ít" ...................................................................... 70 4.2. Nguyên tắc 2: Rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm...................................................... 70 4.3. Nguyên tắc 3: Phân tán rủi ro ............................................................................ 71 4.4. Nguyên tắc 4: Trung thực tuyệt đối .................................................................. 72 4.5. Nguyên tắc 5: Quyền lợi có thể đƣợc bảo hiểm ................................................ 72 5. Phân loại bảo hiểm thƣơng mại ............................................................................ 73 5.1. Bảo hiểm tài sản (BHTS) .................................................................................. 73 5.2. Bảo hiểm con ngƣời (BHCN) ........................................................................... 73 5.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BHTNDS) ........................................................ 73 6. Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm thƣơng mại ........................................... 74 6.1. Khái niệm .......................................................................................................... 74 6.2. Các chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm .............................................................. 74 6.3. Trách nhiệm, quyền lợi của các bên trong hợp đồng bảo hiểm ........................ 74 6.4. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm ............................................. 75 6.5. Hiệu lực hợp đồng ............................................................................................. 76 6.6. Thời hạn bảo hiểm ............................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 78
  7. CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: BẢO HIỂM Mã môn học: MH19 KX6340301 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 29 giờ; Thi/kiểm tra kết thúc môn học: 3giờ, hình thức: Tự luận) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Bảo hiểm là môn học chuyên môn trong chƣơng trình đào tạo ngành kế toán. Là môn học đƣợc bố trí sau khi học xong các môn cơ sở và song song với các môn kế toán. - Tính chất: Là môn học chuyên môn làm nền tảng cho các môn học kế toán. II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày đƣợc cách tiếp cận vấn đề: Các khái niệm cơ bản về bảo hiểm, Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm, khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro. + Trình bày về những kiến thức liên quan đến luật lệ, quy định về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thƣơng mại. + Mô tả đƣợc hệ thống kiến thức về BHXH, xác định đƣợc các mức trợ cấp trong chế độ BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. + Trình bày đƣợc những nội dung cơ bản bảo hiểm y tế (BH T) nhƣ bản chất, đối tƣợng, tính chất và chức năng của BH T, quỹ BH T, nguồn hình thành quỹ BHYT. + Phát biểu đƣợc một số khái niệm cơ bản về bảo hiểm thất nghiệp, vai trò của bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách và biện pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp, quỹ bảo hiểm và mục đích sử dụng quỹ của bảo hiểm thất nghiệp + Trình bày đƣợc những nội dung cơ bản về bảo hiểm thƣơng mại nhƣ bản chất, tác dụng của bảo hiểm thƣơng mại; Quỹ bảo hiểm thƣơng mại; Những nguyên tắc chung trong hoạt động của bảo hiểm thƣơng mại; Các loại hình bảo hiểm thƣơng mại; Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm thƣơng mại
  8. - Về kỹ năng: + Tính toán đƣợc các loại BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm thƣơng mại, biểu mẫu về thu và chi BHXH, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. + Xác định thu nhập ngƣời lao động làm căn cứ xác định mức đóng BHXH. + Phân tích và tính toán đƣợc các mức trợ cấp trong chế độ BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. + Cách tính số phí bảo hiểm phải nộp của ngƣời tham gia bảo hiểm, tính số tiền bồi thƣờng của công ty bảo hiểm đối với từng hợp đồng bảo hiểm cụ thể. + Vận dụng khối kiến thức về BHXH vào nghề nghiệp và cuộc sống. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Hình thành thái độ làm việc nghiêm túc, tƣ duy linh hoạt, sáng tạo. + Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong tính toán. + Tuân thủ các quy định của nhà nƣớc, trung thực. + Có khả năng tự định hƣớng, tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thích nghi với các môi trƣờng làm việc khác nhau. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Số Thực hành, thí Kiểm Tên chƣơng, mục Tổng Lý TT nghiệm, thảo tra/ số thuyết luận, bài tập Thi Chƣơng 1: Tổng quan về bảo hiểm 1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm 1 2 Định nghĩa và bản chất của bảo hiểm 8 4 4 3. Các loại hình bảo hiểm 4. Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro 5. Bài tập ứng dụng 2 Chƣơng 2: BHXH 20 10 10 1. Khái niệm, bản chất, đối tƣợng, tính
  9. Thời gian (giờ) Số Thực hành, thí Kiểm Tên chƣơng, mục Tổng Lý TT nghiệm, thảo tra/ số thuyết luận, bài tập Thi chất và chức năng của BHXH 2. Vai trò của BHXH 3. Nguyên tắc của BHXH 4. Các chế độ BHXH 5. Phân loại BHXH 6. Quỹ BHXH 7. Thủ tục hồ sơ đăng ký và thanh quyết toán BHXH 8. Quyền và trách nhiệm của các bên trong quan hệ BHXH 9. Bài tập ứng dụng 3 Chƣơng 3: Bảo hiểm y tế 10 4 6 1. Sự cần thiết của bảo hiểm y tế 2. Đối tƣợng và phạm vi bảo hiểm 3. Phƣơng thức và các loại bảo hiểm y tế 4. Quỹ tài chính BH T 5. Bài tập ứng dụng 4 Chƣơng 4: Bảo hiểm thất nghiệp 10 5 5 1. Một số khái niệm cơ bản 2. Các chính sách và biện pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp 3. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp 4. Nội dung bảo hiểm thất nghiệp 5. Quỹ bảo hiểm và mục đích sử dụng quỹ 6. Bài tập ứng dụng 5 Chƣơng 5. Bảo hiểm thƣơng mại 8 4 4 1. Bản chất của bảo hiểm thƣơng mại 2. Tác dụng của bảo hiểm thƣơng mại 3. Quỹ bảo hiểm thƣơng mại 4. Những nguyên tắc chung trong hoạt
  10. Thời gian (giờ) Số Thực hành, thí Kiểm Tên chƣơng, mục Tổng Lý TT nghiệm, thảo tra/ số thuyết luận, bài tập Thi động của bảo hiểm thƣơng mại 5. Phân loại bảo hiểm thƣơng mại 6. Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm thƣơng mại 7. Bài tập ứng dụng Kiểm tra (1) 2 2 Ôn tập (2) 1 1 Thi/kiểm tra kết thúc môn học (3) 1 1 Cộng 30 28 29 3
  11. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BHXH BHXH BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHTM Bảo hiểm thƣơng mại DN Doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh KT-XH Kinh tế - xã hội NLĐ Ngƣời lao động DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
  12. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM Mã chƣơng 1: MH19 KX6340301-01 Giới thiệu: Thuật ngữ “Bảo hiểm” đƣợc sử dụng chung cho cả hai loại hình: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm kinh doanh. Trong khuôn khổ giới hạn cho phép, chƣơng này sẽ trình bày những kiến thức cơ bản về sự cần thiết, định nghĩa, bản chất và đối tƣợng của hai loại hình bảo hiểm trên. Mục tiêu: Kiến thức: + Trình bày những kiến thức cơ bản về bảo hiểm nhƣ sự cần thiết của bảo hiểm, định nghĩa và bản chất của bảo hiểm, đối tƣợng nghiên cứu bảo hiểm. + Phát biểu đƣợc tổng quan về bảo hiểm; BHXH; Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm thƣơng mại. Kỹ năng: + Vận dụng và giải quyết đƣợc các kiến thức cơ bản về bảo hiểm. + Phân biệt sự giống và khác nhau về các loại hình bảo hiểm. Năng lực tự chủ v tr ch nhiệm: + Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập: phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng bài. + Hình thành lòng ham hiểu biết về lĩnh vực bảo hiểm. + Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội; Chấp hành đúng các quy định, chính sách... liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm trong tổ chức, doanh nghiệp. 1. Sự cần thiết kh ch quan của bảo hiểm Trong đời sống hàng ngày con ngƣời có thể gặp những rủi ro, từ những nguyên nhân:  Do tự nhiên. Ví dụ: lũ lụt, động đất, bão, sóng thần…  Do con ngƣời. Ví dụ: Tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, tai nạn giao thông. Hậu quả: tạo ra mất cân đối trong quá trình sản xuất – đời sống xã hội. Những rủi ro đó gây ra cho con ngƣời rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, phá hoại nhiều 1
  13. tài sản và làm ngƣng trễ quá trình sản xuất kinh doanh. Và để giải quyết hậu quả đó thì:  Bản thân ngƣời gặp rủi ro phải tự giải quyết.  Trợ giúp của ngƣời thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.  Trợ giúp của cộng đồng xã hội.  Do tự nguyện nên không bền vững.  Do đó hệ thống bảo hiểm là sự trợ giúp bền vững, là sự trợ giúp tốt nhất trong việc giải quyết các hậu quả rủi ro. 2. Định nghĩa v bản chất của bảo hiểm 2.1. Định nghĩa bảo hiểm Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền đƣợc hƣởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho ngƣời thứ 3 trong trƣờng hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phƣơng pháp của thống kê. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà ngƣời tham gia đƣợc quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, bảo hiểm TNDS của ngƣời vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tƣ vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm y tế bắt buộc; BHXH bắt buộc, còn lại là các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện. Ngoài ra, trên thị trƣờng có nhiều các phân loại bảo hiểm khác nhƣ loại hình thƣơng mại và Nhà nƣớc, đối tƣợng bảo hiểm là con ngƣời và tài sản hay trách nhiệm dân sự… 2
  14. 2.2. Bản chất của bảo hiểm Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho ngƣời tham gia từ đó khôi phục và phát triển sản xuất, đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động của bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nƣớc giữa những ngƣời tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với ngƣời tham gia bảo hiểm. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đồng đều, không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng đƣợc có số tiền nhƣ nhau. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối cho số ít ngƣời tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro bất ngờ gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và điều kiện bảo hiểm. Và không mang tính bồi hoàn, tức là dù có tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm nhƣng không tổn thất thì không đƣợc phân phối (trừ một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hƣu trí). Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “Số đông bù số ít”. Nguyên tắc này đƣợc quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng nhƣ quá trình phân phối bồi thƣờng, quá trình phân tán rủi ro. 2.3. Tác dụng của bảo hiểm Bảo hiểm nói chung hay BHXH, BH T, BHTN, BHTM đều mang lại những lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực.  Góp phần ổn định tài chính cho ngƣời tham gia trƣớc tổn thất của rủi ro. Rủi ro do thiên tai hay tai nạn đều gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hƣởng đến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, DN tham gia bảo hiểm. Tổn thất đó sẽ đƣợc bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thƣờng về tài chính để ngƣời tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, SXKD. Tác động này phù hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút đƣợc số đông ngƣời tham gia.  Bảo hiểm góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống con ngƣời an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, DN. Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng với ngƣời tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất rủi ro đã xảy ra. Cơ quan, công ty bảo hiểm đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro nhƣ: tuyên truyền, hƣớng dẫn các biện pháp phòng tránh tai 3
  15. nạn, mua sắm thêm các dụng cụ phòng cháy chữa cháy; cùng ngành giao thông làm các biển báo, các đƣờng lánh nạn,…  Bảo hiểm góp phần ổn định chi tiêu của ngân sách Nhà nƣớc. Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, công ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thƣờng tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho ngƣời tham gia để họ khôi phục đời sống, SXKD. Nhƣ vậy, ngân sách Nhà nƣớc không phải chi trả để trợ cấp cho cá nhân, DN khi gặp rủi ro. Hoạt động BHTM có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách thông qua các loại thuế, tăng thu cho ngân sách.  Bảo hiểm còn là hình thức huy động vốn để đầu tƣ phát triển KT-XH.  Góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nƣớc thông qua hoạt động tái bảo hiểm.  Bảo hiểm thu hút một số lƣợng lao động nhất định của xã hội, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội. Đồng thời hoạt động bảo hiểm cũng góp phần giải quyết đời sống cho bộ phận lao động làm việc trong ngành bảo hiểm; góp phần tạo ra một bộ phận tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) của quốc gia.  Bảo hiểm là chổ dựa tinh thần cho mọi ngƣời, mọi tổ chức KT-XH; giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh hoạt và trong hoạt động SXKD. 3. C c loại hình bảo hiểm Hiện nay, các nƣớc thƣờng triển khai các loại bảo hiểm nhƣ: BHXH, BH T, BHTN, BHTM. 3.1. Bảo hiểm xã hội BHXH là nhu cầu khách quan của ngƣời lao động, nó đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của ngƣời lao động khi họ gặp phải những sự kiện bảo hiểm làm giảm hoặc mất khả năng lao động nhằm đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động. BHXH mang tính cộng đồng, nhân đạo và nhân văn sâu sắc – BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và thể hiện mối quan hệ 3 bên, bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên đƣợc BHXH. Trách nhiệm về quyền lợi các bên đƣợc luật pháp quy định. 4
  16. 3.2. Bảo hiểm y tế BH T đƣợc tách ra từ chế độ “chi phí y tế” trong hệ thống các chế độ BHXH. Do đó, BH T mang đầy đủ tính chất của BHXH. Ngày nay, BHYT phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của mọi thành viên trong xã hội nên không dừng lại ở lực lƣợng lao động mà mở rộng đến mọi đối tƣợng có nhu cầu dƣới hình thức tự nguyện và bắt buộc. 3.3. Bảo hiểm thất nghiệp BHTN cũng đƣợc tách ra từ BHXH do sự phát triển của nền kinh tế và lực lƣợng lao động xã hội. BHTN phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động, do đó, giải quyết BHTN liên quan đến trách nhiệm của xã hội, của ngƣời sử dụng lao động và cả ngƣời lao động. 3.4. Bảo hiểm thƣơng mại BHTM là loại hình bảo hiểm kinh doanh. Hoạt động của BHTM chịu chi phối bởi luật pháp, nhất là luật kinh doanh bảo hiểm. BHTM không chỉ xâm nhập vào mọi hoạt động KT-XH liên quan đến tài sản, trách nhiệm dân sự và con ngƣời mà còn phát triển, mở rộng ra thị trƣờng thế giới thông qua hoạt động phân tán rủi ro. BHTM là một dịch vụ tài chính rất phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng. 4. Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro 4.1. Khái niệm rủi ro Rủi ro là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng xảy ra biến cố bất thƣờng với hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không nhƣ dự tính. Trong cuộc sống, trong lao động và trong sản xuất kinh doanh dù không muốn, con ngƣời vẫn phải luôn đối mặt với rủi ro, chính điều đó đã dạy con ngƣời biết cách đối phó với rủi ro để tồn tại. 4.2. Phân loại rủi ro Trên thực tế tồn tại rất nhiều loại rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, để thuận tiện trong nghiên cứu, đánh giá rủi ro phục vụ cho hoạt động kinh doanh BH, rủi ro đƣợc chia thành các loại sau:  Rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần tuý.  Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng.  Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính.  Rủi ro có thể BH đƣợc và rủi ro không thể BH đƣợc. 5
  17. * Rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần tuý + Rủi ro đầu cơ: là rủi ro tồn tại khi ba khả năng có thể xảy ra: thiệt hại, có lợi, không thay đổi. Những rủi ro vừa có thể mang lại hậu quả xấu vừa có thể dẫn đến khả năng tăng lợi ích. Ví dụ: sự biến động của giá cổ phiếu, hay đổi giá hàng hoá, nguyên vật liệu, biến động tỉ giá, thay đổi lãi suất … Các khái niệm thƣờng dùng trong kinh doanh và tài chính nhƣ: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro tỉ giá hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống... đều là rủi ro đầu cơ. Với loại rủi ro này, ngƣời ta có thể chuyển giao cho chủ thể khác thông qua các hợp đồng dài hạn hoặc thiết lập vị thế phòng vệ bằng các công cụ phái sinh nhƣ hợp đồng kì hạn, hợp đồng tƣơng lai, quyền chọn... + Rủi ro thuần tuý: Là những rủi ro chỉ có thể dẫn đến hậu quả tổn thất, thiệt hại. Ví dụ; ốm đau, bệnh tật… Do tâm lí của con ngƣời là ngại rủi ro nên ngƣời ta chấp nhận trả một khoản phí chắc chắn thay vì phải gánh chịu những thiệt hại lớn có thể xảy ra. Vì thế, cách chọn chuyển nhƣợng rủi ro phổ biến nhất là mua các hợp đồng bảo hiểm. Khi mua bảo hiểm, ngƣời mua bảo hiểm phải trả một khoản phí, công ty bảo hiểm. Khi mua bảo hiểm phải trả một khoản phí, công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thƣờng khi tổn thất xảy ra. Thông thƣờng hoạt động bảo hiểm chỉ thực hiện đối với rủi ro thuần tuý và không thực hiện đối với rủi ro đầu cơ. Nói cách khác rủi ro thuần tuý là rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm, còn rùi ro đầu cơ là rủi ro không đƣợc bảo hiểm. * Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng + Rủi ro cơ bản: Là những rủi ro xảy ra ngoài tầm kiểm soát của con ngƣời và có khả năng gây hậu quả hàng loạt. Ví dụ; động đất, sóng thần… + Rủi ro riêng: Là những rủi ro gây hậu quả cá biệt cho cá nhân, tổ chức. Ví dụ; một căn hộ bị hoả hoạn… * Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính + Rủi ro tài chính: là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể xác định đƣợc bằng tiền. Ví dụ; hậu quả của căn nhà bị hoả hoạn hoàn toàn có thể xác định đƣợc bằng tiền… + Rủi ro phi tài chính: là những rủi ro mà hậu quả của nó không thể xác định đƣợc bằng tiền.Ví dụ; quyết định lựa chọn bạn đời… * Rủi ro có thể BH đƣợc và rủi ro không thể BH đƣợc 6
  18. Xét trên 2 mặt: + Kỹ thuật nghiệp vụ: về nguyên tắc chỉ bảo hiểm cho những sự cố hoàn toàn ngẫu nhiên đối với ngƣời đƣợc bảo hiểm. Còn những sự cố có tính chất cố ý do ngƣời đƣợc bảo hiểm gây ra thì không đƣợc bảo hiểm. Rủi ro chỉ có thể bảo hiểm đƣợc khi xác suất xảy ra rủi ro nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Mặt khác, rủi ro chỉ đƣợc chấp nhận bảo hiểm khi mà hậu quả tổn thất có thể qui đƣợc về mặt vật chất, lƣợng hoá thành tiền. Về mức độ tổn thất, có những rủi ro có thể xác định đƣợc giá trị thiệt hại tối đa có thể. Song, cũng không ít trƣờng hợp không thể lƣờng hết đƣợc giá trị thiệt hại. Về nguyên tắc ngƣời bảo hiểm thƣờng chỉ chấp nhận bảo hiểm cho những rủi ro có thể xác định đƣợc giá trị thiệt hại tối đa có thể. Cũng có những bảo hiểm đặc biệt nhƣ bảo hiểm cho những ngón tay của nghệ sĩ dƣơng cầm... Song, điều đó không có ý nghĩa lớn trong kinh doanh bảo hiểm. + Về mặt pháp lý, hoạt động bảo hiểm không thể đi ngƣợc lại những gì mà luật pháp đã bảo vệ, đƣợc xã hội thừa nhận và tôn trọng. Rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ: + Rủi ro đƣợc bảo hiểm, chỉ sự cố đã đƣợc nêu trong phần phạm vi bảo hiểm của qui tắc bảo hiểm. + Rủi ro loại trừ, chỉ sự cố dù có gây thiệt hại, ngƣời bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tổn thất do rủi ro gây ra. Để đối phó với những tổn thất không lƣờng trƣớc đƣợc do các rủi ro gây ra, cách tốt nhất là bảo hiểm, nghĩa là chuyển những rủi ro mà mình có thể gặp phải cho các tổ chức bảo hiểm. 5. B i tập ứng dụng  So sánh bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thƣơng mại? Bảo hiểm xã hội là tổng thể những mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa nhà nƣớc với ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho ngƣời lao động và gia đình họ. Khi ngƣời lao động gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm dẫn tới bị giảm hoặc mất thu nhập, từ đó đảm bảo an sinh xã hội. 7
  19. Bảo hiểm thƣơng mại là quá trình lập quỹ dự trữ bằng tiền do những ngƣời cùng có khả năng gặp một loại rủi ro nào đó lập nên và từ đó dùng để bồi thƣờng hoặc chi trả cho ngƣời tham gia. Khi đối tƣợng tham gia bảo hiểm gặp phải rủi ro bất ngờ gây hậu quả thiệt hại và đáp ứng một số nhu cầu khác của họ. Giống nhau: Về mục đích: Đều nhằm mục đích ổn định cuộc sống, ổn định kinh doanh, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của ngƣời dân. Vai trò: Đều kích thích hoạt động đầu tƣ, huy động vốn đầu tƣ, phát triển kinh tế xã hội, tạo thêm nhiều việc làm,… BHXH và BHTM đều áp dụng nguyên tắc số đông bù số ít. Khác nhau: NỘI DUNG BHXH BHTM 1. Đối tƣợng Là thu nhập của ngƣời lao Con ngƣời, tài sản, trách nhiệm động. dân sự. 2. Đối tƣợng Con ngƣời (ngƣời lao động) Tất cả các cá nhân, tổ chức tham gia theo luật BHXH, ngƣời sử trong xã hội. dụng lao động. 3. Quan hệ Dài lâu, ổn định mối quan hệ Chủ yếu là ngắn hạn. Ví dụ: bảo hiểm tồn tích dần một chuyến hàng, một chuyến bay… 4. Hình thức - BHXH bắt buộc Đa số là không bắt buộc, nhƣng - BHXH tự nguyện số ít có bắt buộc. Ví dụ: xe máy, xe hơi… Tỷ lệ % dựa trên lƣơng cơ bản 5. Mức phí của ngƣời lao động hoặc theo Theo mức đảm bảo đã chọn, bảo hiểm mức ấn định. thỏa thuận theo hợp đồng bảo hiểm. 6. Nguồn Phí đóng góp của ngƣời chủ sử Phí đóng góp đƣợc ký kết trên quỹ hình dụng lao động và ngƣời lao hợp đồng; nguồn vốn đƣợc đóng thành động, có sự hỗ trợ của nhà góp; lợi nhuận do kinh doanh. nƣớc và đầu tƣ sinh lời, các 8
  20. nguồn khác… 7. Cơ chế Quản lý theo cơ chế cân Đƣợc quản lý theo cơ chế hoạt quản lý quỹ bằng thu chi không vì mục động kinh doanh có lãi. Vì mục tiêu lợi nhuận. tiêu lợi nhuận. An toàn xã hội, an sinh xã Thƣơng mại, lợi nhuận, hạch hội thông qua các khoản trợ toán lời lỗ, tìm kiếm lợi nhuận 8. Tính chất cấp. nhƣng cũng mang đặc điểm an sinh xã hội. - Các khoản chi trả trợ cấp. - Chi cho các hợp đồng khi có - Chi cho quản lý (TW – rủi ro xảy ra. 9. Mục đích Tỉnh, Thành phố - Quận, - Chi cho quản lý. chi huyện). - Chi cho dự phòng. - Chi cho dự phòng. - Đóng thuế. - Chi để giảm thiểu rủi ro. 10. Hệ thống BHXH TW Tỉnh, TP Quận, Tổng Công ty. tổ chức huyện. Chi nhánh, đại lý. 6. Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Tại sao nói bảo hiểm là một trong những biện pháp xử lý rủi ro có hiệu quả? Câu 2: Sự khác nhau giữa bảo hiểm con ngƣời và BHXH? 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1