intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Cấu tạo Gầm ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Chia sẻ: Behodethuonglam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:182

46
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Cấu tạo Gầm ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô) cung cấp cho người học những kiến thức như: Hệ thống truyền lực; Hệ thống di chuyển; Hệ thống lái; Hệ thống phanh ô tô. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Cấu tạo Gầm ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CẤU TẠO GẦM Ô TÔ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP + CAO ĐẲNG Lào Cai, năm 2019 1
  2. CÔNG BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mực đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực sửa chữa công nghệ ô tô ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc biên soạn giáo trình nghề Công nghệ Ôtô nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của đội ngũ giáo viên cũng như học tập của học sinh học nghề Công nghệ Ôtô tạo sự thống nhất trong quá trình đào tạo nghề Công nghệ Ôtô, đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất của các doanh nghiệp, của mọi thành phần kinh tế và là vấn đề cấp thiết cần thực hiện. Giáo trình Cấu tạo Gầm Ô tô được biên soạn theo chương trình đào tạo Trung cấp và Cao đẳng nghề Công nghệ Ô tô ban hành theo quyết định số ...../QĐ-CĐLC Ngày ... tháng .... năm ...... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối liên hệ chặt chẽ nhằm đảm bảo tốt nhất mục tiêu đề ra của môn học. Xuất phát từ những nhu cầu đào tạo và thực tế học tập, giáo trình Cấu tạo Gầm ô tô được biên soạn với những kiến thức, kỹ năng được bố trí kết hợp khoa học nhằm đảm bảo tốt nhất mục tiêu đề ra của từng chương. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng 45 giờ gồm bốn chương: Chương 1: Hệ thống truyền lực Chương 2: Hệ thống di chuyển Chương 3: Hệ thống lái Chương 4:Hệ thống phanh ô tô Trong quá trình biên soạn nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan cũng như tiếp xúc trao đổi với nhiều chuyên gia đào tạo nghề Công nghệ Ôtô, các công nhân bậc cao tại các cơ sở sản xuất, cố gắng đưa những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất, phù hợp với thực tế sản xuất, đặc biệt dễ nhớ, dễ hiểu không ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất hiện nay. Trong quá trình biên soạn giáo trình không thể tránh khỏi những thiết sót, hạn chế. Bên cạnh đó để giáo trình ngày càng hoàn thiện, phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy và học tập, nhóm tác giả mong nhận được những góp ý của bạn đọc. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Vũ Văn Trọng 2. Thành viên: Tạ Thị Hoàng Thân 3
  4. MỤC LỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 3 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ............................................................................ 8 NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH MÔN HỌC .................................... 9 CHƯƠNG 1........................................................................................................... 9 HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC ................................................................................ 9 1. LY HỢP......................................................................................................... 9 1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. ............................................................ 9 1.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc.................................................... 10 1.3. Các chi tiết chính. ................................................................................. 11 1.4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng (bộ ly hợp ma sát) ........................ 13 1.5. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. ......................................................... 14 2. HỘP SỐ CƠ KHÍ ........................................................................................ 19 2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. .......................................................... 19 2.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. ............................................................... 20 2.3. Các chi tiết chính. ................................................................................. 22 2.4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. ...................................................... 24 2.5. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. ......................................................... 25 3. HỘP SỐ TỰ ĐỘNG.................................................................................... 27 3.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. .......................................................... 27 3.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. ............................................................... 28 3.3. Các chi tiết chính. ................................................................................. 32 3.4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. ...................................................... 34 3.5. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. ......................................................... 35 4. CÁC ĐĂNG ............................................................................................ 38 4.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. .......................................................... 38 4.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. ............................................................... 38 4.3. Các chi tiết chính .................................................................................. 40 4.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. ...................................................... 41 4.4. Phương pháp kiểm tra sửa chữa các đăng. ........................................... 41 5. CẦU XE ...................................................................................................... 43 5.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. .......................................................... 43 5.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. ............................................................... 43 4
  5. 5.3. Các chi tiết chính .................................................................................. 45 5.4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. ...................................................... 48 5.5. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. ......................................................... 49 6. BÁN TRỤC – MOAY Ơ BÁNH XE. ......................................................... 50 6.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. .......................................................... 50 6.2. Cấu tạo bán trục – moay ơ bánh xe. ..................................................... 51 6.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. ...................................................... 53 6.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. ......................................................... 54 CHƯƠNG 2......................................................................................................... 57 HỆ THỐNG DI CHUYỂN.................................................................................. 57 1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TREO ............... 57 1.1. Nhiệm vụ của hệ thống treo ................................................................. 57 1.2. Yêu cầu của hệ thống treo...................................................................... 57 1.3. Phân loại ............................................................................................... 58 2. HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC ............................................................. 60 2.1. Cấu tạo.................................................................................................. 60 2.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................ 62 2.3. Hiện tượng sai hỏng và nguyên nhân trong hệ thống treo loại phụ thuộc ..................................................................................................................... 63 2.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. ......................................................... 63 3. HỆ THỐNG TREO ĐỘC LẬP ................................................................... 66 3.1. Cấu tạo.................................................................................................. 68 3.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................ 71 3.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng ....................................................... 71 3.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa .......................................................... 72 4. KHUNG, VỎ XE Ô TÔ .............................................................................. 74 4.1. Khung xe .............................................................................................. 74 4.2. Vỏ xe .................................................................................................... 76 4.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng ....................................................... 82 4.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa .......................................................... 83 CHƯƠNG 3......................................................................................................... 87 HỆ THỐNG LÁI ................................................................................................. 87 1.NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG LÁI .................... 87 1.1. Nhiệm vụ .............................................................................................. 87 5
  6. 1.2 Yêu cầu ................................................................................................. 87 1.3. Phân loại ............................................................................................... 88 2. HỆ THỐNG LÁI CƠ KHÍ .......................................................................... 88 2.1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. ............................................................... 88 2.2. Các chi tiết chính .................................................................................. 89 2.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng ....................................................... 94 3. HỆ THỐNG LÁI TRỢ LỰC THỦY LỰC ................................................. 95 3.1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. ............................................................... 95 3.2. Các chi tiết chính. ................................................................................. 96 3.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. .................................................... 107 3.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ........................................................ 108 CHƯƠNG 4....................................................................................................... 113 HỆ THỐNG PHANH ........................................................................................ 113 1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CỦA HỆ THỐNG PHANH 113 1.1. Nhiệm vụ ............................................................................................ 113 1.2. Yêu cầu ............................................................................................... 113 1.3. Phân loại ............................................................................................. 113 2. HỆ THỐNG PHANH DẦU ...................................................................... 113 2.1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc .............................................................. 114 2.2. Các chi tiết chính ................................................................................ 115 2.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng ..................................................... 120 2.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ........................................................ 122 3. HỆ THỐNG PHANH ABS ....................................................................... 125 3.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc.................................................. 125 3.2. Các chi tiết chính ................................................................................ 127 + Phần logic điều khiển ..................................................................................... 135 3.3 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. ..................................................... 144 3.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ........................................................ 145 4. HỆ THỐNG PHANH KHÍ........................................................................ 160 4.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc.................................................. 160 4.2. Các chi tiết chính ................................................................................ 161 4.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng ..................................................... 166 4.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ........................................................ 168 5. HỆ THỐNG PHANH TAY ...................................................................... 172 6
  7. 5.1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc .............................................................. 172 5.2. Các chi tiết chính ................................................................................ 174 5.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng ..................................................... 175 5.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ........................................................ 175 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 178 7
  8. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Cấu tạo gầm ô tô Mã môn học: MH16 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 35 giờ; Thảo luận, bài tập: 8 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học được bố trí học sau các môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc - Tính chất: Là môn học lý thuyết chuyên môn bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: cung cấp các kiến thức lý thuyết chuyên nghành về cấu tạo phần gầm ô tô để giúp học sinh tiếp thu được tốt hơn kiến thức các mô đun thực hành nghề bắt buộc. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các hệ thống của gầm ô tô. + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các hệ thống thuộc gầm ô tô và cấu tạo các chi tiết chính của các hệ thống thuộc gầm ô tô. + Trình bày được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa các hệ thống thuộc gầm ô tô. - Về kỹ năng: + Nhận biết được các chi tiết trong các hệ thống thuộc gầm ô tô. + Nhận biết được các hiện tượng nguyên nhân hử hỏng và đưa ra phương pháp kiểm tra sửa chữa. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chủ động, sáng tạo trong học tập. + Tham gia thảo luận, phát biểu sôi nổi. + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. + Thể hiên tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận. 8
  9. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH MÔN HỌC CHƯƠNG 1 HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Giới thiệu: Hệ thống truyền lực là một bộ phận của cụm gầm ôtô gồm có: bộ ly hợp, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng. Dùng để truyền lực (truyền mômen) và công suất từ động cơ đến cầu chủ động ôtô. Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại các bộ phận của hê thống truyền lưc; Cấu tạo, nguyên lý làm việc các bộ phận của hê thống truyền lưc; Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận của hê thống truyền lưc. - Nhận dạng được các bộ phận của hê thống truyền lưc. - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. 1. LY HỢP 1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. 1.1.1. Nhiệm vụ - Đóng và mở mạch truyền lực từ động cơ đến trục sơ cấp hộp số khi sang số mà động cơ vẫn hoạt động. - Duy trì mạch truyền lực trong suốt thời gian xe chạy bình thường. - Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải. 1.1.2. Yêu cầu - Truyền được mô men xoắn lớn nhất của động cơ mà không bị trượt. - Khi đóng phải êm dịu không gây ra sự va đập trong hệ thống truyền lực. - Khi mở phải dứt khoát để dễ sang số. - Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải. - Kết cấu đơn giản, thoát nhiệt tốt và có độ bền cao. - Điều khiển nhẹ nhàng và thuận lợi. 1.1.3. Phân loại 1.1.3.1. Theo dạng truyền lực - Ly hợp ma sát (có ma sát khô và ma sát ướt) - Ly hợp điện từ - Ly hợp thuỷ lực (biến mômen thuỷ lực) 1.1.3.2. Theo cơ cấu điều khiển - Điều khiển bằng cơ khí. - Điều khiển bằng thuỷ lực - Điều khiển bằng khí nén 9
  10. Trong các loại ly hợp trên, ly hợp ma sát khô được sử dụng nhiều trong ô tô vì có nhiều ưu điểm: Truyền mô men xoắn lớn, cấu tạo đơn giản, thoát nhiệt tốt, có độ bền cao và dễ bảo dưỡng 1.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc 1.2.1. Sơ đồ cấu tạo Vá ly hîp hîp §ßn më B¸nh ®µ æ bi t× §ßn bÈy Bµn ®¹p phanh Trôc s¬ Bµn ®¹p ly cÊp hîp Thanh kÐo Vá bao §i· Ðp Lß xo §ßn l¾p thanh Ðp kÐo Hình 1-1. Cấu tạo bộ ly hợp ma sát 1.2.2. Nguyên lý làm việc 1.2.2.1. Ly hợp ở trạng thái đóng (hình 1-2a) Khi người lái chưa tác dụng lực vào bàn đạp, dưới tác dụng lực đẩy của các lò xo ép, thông qua đĩa ép đẩy đĩa ma sát ép chặt lên bề mặt bánh đà. Nhờ ma sát trên mặt đĩa ma sát nên cả lò xo ép, đĩa ép, đĩa ly hợp và bánh đà tạo thành một khối cứng để truyền mômen từ trục khuỷu động cơ đến trục bị động. Bánh đà Vỏ ly hợp Đĩa ma sát ổ bi tỳ Trục khuỷu Đòn mở Trục sơ cấp Đòn bẩy Lò xo ép Đĩa ép a) b) Hình 1-2 Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của ly hợp a) Trạng thái đóng b) Trạng thái mở 10
  11. 1.2.2.2. Ly hợp ở trạng thái mở (hình 1-2b) Khi người lái tác dụng lực lên bàn đạp (khi cần thay đổi số) thông qua thanh kéo, các chốt và đòn bẩy, đẩy khớp trượt và ổ bi tỳ dịch chuyển dọc trục sơ cấp, ép lên đầu các đòn mở, kéo đĩa ép nén các lò xo ép, làm cho đĩa ma sát rời khỏi bề mặt bánh đà và ở trạng thái tự do, mômen của trục khuỷu động cơ không truyền qua được trục sơ cấp để cho việc sang số được dễ dàng. Sau khi sang số xong người lái thôi tác dụng lực vào bàn đạp từ từ để cho ly hợp trở về vị trí đóng như ban đầu. Bánh đà Đĩa ma sát Vỏ ly hợp và đĩa ép ổ bi tì Đòn bẩy Đòn mở và lò xo màng Hình 1-3 Cấu tạo bộ ly hợp loại lò xo màng 1.3. Các chi tiết chính. 1.3.1.Phần chủ động: (gồm bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ép, các đòn mở, lò xo ép) 1.3.1.1. Bánh đà: Là chi tiết của động cơ vừa là chi tiết của bộ phận chủ động được làm bằng gang có tính dẫn nhiệt cao. Bánh đà được bắt chặt với trục khuỷu, trên bề mặt phẳng được gia công nhẵn làm bề mặt tiếp xúc của ly hợp, mép ngoài có các lỗ ren để lắp vỏ ly hợp và có các chốt định tâm đảm bảo độ đồng tâm giữa bánh đà với vỏ ly hợp. Hình 1-4 Bánh đà 1.3.1.2 .Vỏ ly hợp: Làm bằng thép dập có các lỗ để lắp và định tâm với bánh đà. Trên vỏ có các gờ lồi hoặc lỗ để liên kết với đĩa ép và bên trong có các gờ định vị lò xo ép. 1.3.1.3. Đĩa ép: Làm bằng gang có khả năng dẫn nhiệt tôt. Mặt tiếp giáp với đĩa bị động được gia công nhẵn, mặt đối diện có các gờ lồi định vị lò xo ép và một số gờ có lỗ để lắp cần bẩy liên kết với vỏ ly hợp. 11
  12. Hình 1-5 Mặt trước và mặt sau vỏ ly hợp và đĩa ép 1.3.1.4. Các đòn mở: Làm bằng thép, một đầu có lỗ lắp với gờ có lỗ của đĩa ép bằng chốt, ở giữa có lỗ lắp với bu lông định vị trên vỏ ly hợp bằng đai ốc điều chỉnh và đầu còn lại có mặt phẳng hoặc bắt bu lông chống mòn tiếp xúc với ổ bi tỳ khi mở ly hợp Đai ốc giữ đòn Lò xo màng mở Bulông chống mòn Quả tạ Đòn mở Đòn mở Con lăn Chốt xoay a) b) Hình 1-6 Cấu tạo đòn mở a- Loại đòn mở rời b- Loại đòn mở kết hợp lò xo màng 1.3.5.5. Lò xo ép: Làm bằng thép loại lò xo hình trụ có 6-9 cái, dùng để ép chặt đĩa ép và đĩa ly hợp vào bánh đà (Loại một lò xo ép dạng màng dùng trên ôtô con là loại kết hợp lò xo ép và đòn mở). 1.3.2. Phần bị động (gồm đĩa ly hợp, trục bị động) 1.3.2.1. Đĩa ly hợp (đĩa ma sát). Moay ơ làm bằng thép có dạng then hoa bên trong để lắp với phần then hoa đầu trục sơ cấp hộp số, xương đĩa tán chặt 2 vành thép lá, các lò xo giảm chấn, đinh tán và các tấm ma sát làm bằng bột amiăng ép với dây đồng có hệ số ma sát lớn, độ bền cao và có tính dẫn nhiệt tốt. Hình 1-7 Đĩa ly hợp 12
  13. 1.3.2.2. Trục bị động (trục sơ cấp hộp số) Có phần then hoa lắp với đĩa bị động, có đầu trục định tâm lắp với ổ bi ở đuôi trục khuỷu có bánh răng xiên ăn khớp với bánh răng trên trục trung gian hộp số Hình 1-8 Trục sơ cấp hộ số 1.3.3. Cơ cấu điều khiển + Bàn đạp, thanh kéo (hoặc dây kéo) dùng để truyền lực đến đòn ép. + Đòn bẩy (càng cua) dùng để điều khiển khớp trượt và ổ bi tỳ mở (cắt) ly hợp. Xi lanh chính Bàn đạp phanh Bàn đạp ly hợp Bàn đạp ly hợp Thanh kéo Đòn bẩy Pittông và xi lanh dẫn động Hình 1-9 Cấu tạo cơ cấu điều khiển ly hợp a- Điều khiển bằng cơ khí b) Điều khiển bằng thuỷ lực 1.4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng (bộ ly hợp ma sát) 1.4.1. Ly hợp bị trượt + Hiện tượng Khi người lái thôi tác dụng lực vào bàn đạp và tăng ga nhưng xe tăng tốc chậm, kéo tải yếu, hoặc xe không chuyển động (mô men của động cơ không truyền được ra phía sau). + Nguyên nhân - Đĩa ly hợp và đĩa ép mòn nhiều hoặc dính dầu mỡ. - Đĩa ma sát mòn nhô phần đinh tán gây cào sước các đĩa ép và bánh đà 13
  14. - Điều chỉnh sai (hoặc không có) khe hở các đầu đòn mở với ổ bi tỳ . - Các lò xo ép mòn, giảm độ đàn hồi hoặc gãy. 1.4.2. Ly hợp mở (cắt) không dứt khoát. + Hiện tượng Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp và giảm ga nhưng sang số khó có tiếng khua và rung giật ở cụm ly hợp hoặc không sang số được. + Nguyên nhân - Đĩa ly hợp và đĩa ép bị vênh, lỏng đinh tán, - Điều chỉnh sai hành trình tự do của bàn đạp, chiều cao các đầu đòn mở không đều (khe hở ổ bi tỳ quá lớn). 1.4.3. Ly hợp hoạt động không êm, có tiếng ồn + Hiện tượng Nghe tiếng khua nhiều ở cụm ly hợp, xe vận hành bị rung giật + Nguyên nhân - Các chi tiét mòn nhiều, thiếu dầu mỡ bôi trơn (các chốt, ổ bi..) - Đĩa ly hợp mòn then hoa, nứt vỡ và chai cứng bề mặt ma sát, gãy yếu các lò xo giảm chấn. - Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều - Các lò xo ép mòn, gãy. - Động cơ và hộp số lắp không đồng tâm. 1.4.4. Bàn đạp ly hợp nặng và bị rung giật. + Hiện tượng Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp cảm thấy nặng và rung giật. + Nguyên nhân - Bàn đạp bị cong hoặc kẹt khô dầu mỡ - Các chốt, khớp trượt khô thiếu mỡ bôi trơn. - Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều - Đĩa ly hợp và đĩa ép bị vênh 1.5. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. 1.5.1. Phương pháp kiểm tra chung bộ ly hợp ôtô. 1.5.1.1. Kiểm tra bên ngòai cụm ly hợp - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, chảy rỉ bên ngoài cụm ly hợp. - Kiểm tra tác dụng và hành trình của bàn đạp ly hợp (hình 1-10) nếu không có tác dụng cần tiến hành sửa chữa kịp thời. 14
  15. Bàn đạp 8- 15 mm Hình 1-10. Kiểm tra hành trình bàn đạp ly hợp (hành trình tự do và hành trình công tác) 1.5.1.2. Kiểm tra khi vận hành - Khi vận hành ôtô thử đạp ly hợp và nghe tiếng kêu ồn khác thường ở cụm ly hợp, nếu có tiếng ồn khác thường và ly hợp không còn tác dụng làm việc theo yêu cầu cần phaỉ kiểm tra điều chỉnh và sửa chữa kịp thời. 1.5.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các chi tiết của bộ ly hợp. 1.5.2.1. Đĩa ly hợp + Hư hỏng của đĩa ly hợp : nứt, mòn các tấm ma sát và lỏng các đinh tán, đĩa cong vênh, lò xo gãy yếu, moayơ mòn cháy then hoa. + Kiểm tra : Dùng thước cặp và đồng hồ so để đo độ mòn và vênh của đĩa ly hợp (hình 1-11) và so với tiêu chuẩn kỹ thuật (chiều cao tấm ma sát so với đinh tán không nhỏ hơn 0,3 mm, độ vênh của đĩa ly hợp không lớn hơn 0,8 mm trên toàn bộ chu vi). Quan sát các vết nứt, vỡ của ly hợp và các đinh tán bị lỏng. a) b) Hình 1-11. Sơ đồ kiểm tra đĩa ly hợp a- Kiểm tra mòn tấm ma sát b- Kiểm tra cong, vênh đĩa ly hợp 15
  16. + Sửa chữa Đĩa ly hợp -Tấm ma sát nứt, mòn quá giới hạn cho phép phải thay mới. Thay tấm ma Đồng hồ so sát và tán các đinh tán. - Đĩa ly hợp bị cong, Cần nắn vênh quá giới hạn cho phép có thể nắn hết vênh bằng dụng cụ chuyên dùng (h. 1- 12). - Đĩa ly hợp bị nứt, mòn phần then hoa quá giới hạn cho phép phải thay mới cả bộ ly hợp. Hình 1-12. Sửa chữa đĩa ly hợp bị vênh 1.5.2.2. Đĩa ép và bề mặt phẳng của bánh đà + Hư hỏng của đĩa ép và bề mặt bánh đà: Mòn vênh bề mặt, nứt chờn hỏng lỗ ren và các gờ lắp đòn mở. + Kiểm tra: Dùng đồng hồ so đo độ mòn vênh (hình.1-13) của bề mặt đĩa ép và bánh đà (độ vênh không lớn hơn 0,2 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. + Sửa chữa Đĩa ép và bề mặt phẳng bánh đà. - Bề mặt phẳng của bánh đà bị vênh quá giới hạn Đồng Hìnhhồ soSửa chữa đĩa ly hợp bị vênh 1-8. cho phép tiến hành tiện hoặc mài phẳng hết vênh, các lỗ ren nưt chờn hỏng có thể hàn đắp và tarô ren mới. - Đĩa ép mòn vênh bề mặt quá giới hạn cho phép tiến hành tiện hoặc mài phẳng hết vênh, đĩa ép mòn và nứt nhiều cần phải thay thế. Bánh đà 1.5.2.3. Đòn mở + Hư hỏng: Nứt, mòn Hình 1-13 Kiểm tra bề mặt bánh đà và đĩa ép mặt đầu tiếp xúc với ổ bi tỳ ( loại ly hợp nhiều lò xo : mòn lỗ, chốt và các viên bi kim, chờn hỏng ren bu lông và đai ốc điều chỉnh) + Kiểm tra: Dùng thước cặp đô độ mòn đầu các đòn mở (hình.1-14, độ mòn không lớn hơn 0,6 mm), dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. 16
  17. Thước cặp 0,6 Bộ ly hợp Hình 1-14. Kiểm tra độ mòn của đòn mở + Sửa chữa Đòn mở - Đòn mở bị nứt, mòn lỗ quá giới hạn cho phép cần được thay mới. - Đòn mở bị mòn ổ bi kim và chốt có thể thay ổ bi và chốt mới, chờn hỏng ren bulông và đai ốc điều chỉnh và bị mòn đầu tiếp xúc với ổ bi tỳ quá giới hạn cho phép tiến hành hàn đắp, sửa nguội phẳng và ta rô lại ren. 1.5.2.4. Vỏ ly hợp và các lò xo ép + Hư hỏng : -Vỏ ly hợp bị nứt, vênh móp - Các lò xo ép bị gãy, yếu và mòn - Đệm cách nhiệt mòn, vỡ. + Kiểm tra : Dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt của vỏ, lò xo và dùng thước cặp đo độ dài của lò xo so với tiêu chuẩn kỹ thuật ( không lớn hơn 3 mm). + Sửa chữa Vỏ ly hợp và lò xo ép - Vỏ bị nứt có thể hàn đắp và sửa nguội. - Các lò xo ép và đệm cánh nhiệt mòn, yếu quá giới hạn cho phép đều được thay thế. 1.5.2.5.Cơ cấu điều khiển ly hợp + Hư hỏng: Bàn đạp,thanh kéo và đòn bấy bị nứt, cong vênh, chờn hỏng ren đai ốc điều chỉnh, mòn các lỗ và chốt xoay; ổ bi tỳ mòn,vỡ. + Kiểm tra: Dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong, vênh và dùng thước cặp kiểm tra mòn các lỗ , chốt. Sau đó so với tiêu chuẩn kỹ thuật để sửa chữa. + Sửa chữa Cơ cấu điều khiển. - Bàn đạp, thanh kéo và đòn bẩy bị cong vênh có thể nắn hết vênh, các lỗ xoay mòn quá giới hạn cho phép có thể hàn đắp và doa, sửa nguội. - Ổ bi tỳ mòn, vỡ thay thế đúng loại. 1.5.3. Điều chỉnh ly hợp 17
  18. 1.5.3.1. Kiểm tra, điều Vỏ ly hợp Chốt & bi chỉnh các đòn mở Đai ốc điều chỉnh + Kiểm tra: Dùng thước đo chiều sâu để đo khoảng cách từ bề mặt phẳng tiếp xúc với đĩa ép đối với Đĩa ép ly hợp đã tháo ra ngoài (hoặc bề mặt đĩa ma sát lắp trên ôtô) đến đầu đòn Đòn mở mở tiếp xúc với ổ bi tỳ. Sau đó so với tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại ôtô để điều chỉnh. Lò xo + Điều chỉnh: Dùng cờ lê hoặc tuýp xoay đai ốc (hình 1-15) trên vỏ ly hợp để cho khoảng cách đến các đầu đòn mở như nhau và đúng tiêu Hình 1-15. Điều chỉnh các đòn mở chuẩn quy định. 1.5.3.2. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình của bàn đạp ly hợp Hành trình tự do và hành trình cắt ly hợp (hình 1-16 và 1-17) của bàn đạp tương ứng với khe hở đầu các đòn mở và ổ bi tỳ, để đảm bảo đóng, mở ly hợp an toàn và dứt khoát. a) Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do củaHình bàn1-9. đạpTháo (hình. 1-16) ly hợp - Kiểm tra: Dùng thước dài đo khoảng cách từ vị trí bàn đạp chưa tác dụng lực cho đến vị trí ấn bàn đạp có lực cản lại (hơi nặng), sau đó ghi kết quả và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của loại ôtô để điều chỉnh. Bàn đạp Thước đo Đai ốc đ. chỉnh Vị trí bàn đạp có lực cản Thanh kéo a) b) Hình 1-16. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp a. Kiểm tra; b. Điều chỉnh - Điều chỉnh: Dùng cờ lê xoay đai ốc điều chỉnh đầu thanh kéo ( hoặc đầu con đội loại thuỷ lực) để thay đổi chiều dài thanh kéo (hình 1-16) đạt hành trình đúng tiêu chuẩn. b) Kiểm tra và điều chỉnh hành trình công tác (hình 1-17) 18
  19. - Kiểm tra: Dùng thước kiểm tra đo khoảng cách từ vị trí bàn đạp có lực cản (hết hành trình tự do) đến vị trí bàn đạp có lực cản lớn (ly hợp Bàn đạp ly hợp mở hoàn toàn) sau đó ghi kết quả và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của loại ôtô để điều chỉnh. - Điều chỉnh: Tiến hành điều chỉnh độ cao đầu các đòn mở và kết hợp điều chỉnh đai ốc đầu thanh kéo Vị trí bàn đạp mở ly hợp để thay đổi chiều dài thanh kéo (hình 1-17) đạt yêu cầu ly hợp mở hoàn Hình. 1-17. Kiểm tra hành trình công tác toàn. của bàn đạp c) Kiểm tra sau khi điều chỉnh Tiến hành nổ máy, tác dụng lực lên bàn đạp mở ly hợp và sang số, sau đó kéo phanh tay, tăng ga nhẹ và đóng ly hợp từ từ. Nếu động cơ động cơ chết máy là đạt yêu cầu, động cơ hoạt động bình thường là chưa đạt do ly hợp đóng chưa dứt khoát phải điều chỉnh lại. 2. HỘP SỐ CƠ KHÍ 2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại. 1.2.1. Nhiệm vụ - Thay đổi mômen và số vòng quay (tỉ số truyền) của động cơ phù hợp với sự thay đổi lực cản chuyển động trên đường. - Tạo nên chuyển động lùi cho ôtô. - Tách mối liên hệ truyền lực giữa động cơ và bánh xe chủ động trong thời gian dài. 1.2.2. Yêu cầu - Có nhiều tỉ số truyền phù hợp để nâng cao tính năng hoạt động và tính năng kinh tế của ôtô. - Sang số nhẹ nhàng, làm việc êm và có hiệu suất truyền lực cao. - Kết cấu đơn giản và có độ bến cao. - Điều khiển nhẹ nhàng, thuận lợi dễ kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. 1.2.3. Phân loại Hộp số chính được dùng trên ôtô ngày nay có 2 loại sau : - Hộp số cơ khí ( có 3, 4, 5 số tiến và 1 số lùi) dùng nhiều cho ôtô thông dụng - Hộp số thuỷ lực (hộp số hành tinh) dùng cho ôtô con hiện đại. Hộp số cơ khí được dùng nhiều do có cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng và sửa chữa. 19
  20. 2.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc. 2.2.1. Sơ đồ cấu tạo CÇn ®i sè N¾p hép sè Thanh tr-ît Cµng ®i sè Trôc s¬ cÊp sè Trôc thø cÊp Vá hép sè Trôc trung B¸nh r¨ng Trôc sè gian lïi Hình 2-1: Cấu tạo hộp số cơ khí Trôc s¬ Bé ®ång tèc cÊp Trôc thø cÊp Trôc trung gian B¸nh r¨ng Trôc sè trªn trôc lïi thø cÊp Hình 2-2: Sơ đồ cấu tạo và mối liên kết các bánh răng khi đi số 2.2.2. Nguyên lý làm việc - Khi động cơ hoạt động các bánh răng trên trục trung gian, trục số lùi và trục sơ cấp luôn quay theo trục khuỷu của động cơ, các bánh răng trên trục thứ cấp không quay (vị trí số 0). - Khi sang số người lái tác dụng lực qua cần điều khiển làm cho nạng gài số dịch chuyển trên trục trượt đẩy bánh răng trên trục thứ cấp dịch chuyển vào ăn khớp với bánh răng trên trục trung gian (hoặc đẩy bộ đồng tốc vào ăn khớp với bánh răng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0