Giáo trình Chăm sóc người bệnh chuyên khoa hệ ngoại (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
lượt xem 0
download
Giáo trình "Chăm sóc người bệnh chuyên khoa hệ ngoại (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng)" trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lý của mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt. Trên cơ sở đó sẽ giúp sinh viên hiểu được những vấn đề liên quan đến một số bệnh cơ bản ở mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt và từ đó lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mắc một số bệnh thường gặp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc người bệnh chuyên khoa hệ ngoại (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHUYÊN KHOA HỆ NGOẠI NGHÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số :171 /QĐ-CĐYT ngày 26 tháng 5 năm 2021 Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh) Bắc Ninh năm 2021 1
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...............................................................................................................................................................3 Bài 1: GIẢI PHẪU - SINH LÝ RĂNG MIỆNG – MẮT – TAI MŨI HỌNG ...............................................................6 Bài 2: PHƯƠNG PHÁP KHÁM CÁC CHỨC NĂNG THỊ GIÁC .............................................................................39 Bài 3: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM KẾT MẠC ..............................................................................................44 Bài 4: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT GIÁC MẠC .................................................................................50 Bài 5: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẮP-LẸO-MỘNG MẮT ................................................................................54 Bài 6: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ ...................................................................................57 Bài 7: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GLÔCÔM GÓC ĐÓNG CƠN CẤP ..................................................................63 Bài 8: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỎNG MẮT ......................................................................................................67 BÀI 9: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẨN THƯƠNG MẮT...................................................................................71 BÀI 10: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM TAI GIỮA ...........................................................................................75 BÀI 11: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM .........................................................................79 BÀI 12: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM MŨI XOANG .....................................................................................86 Bài 13: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM VA ........................................................................................................91 Bài 14: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM HỌNG - AMIDAN ...............................................................................95 BÀI 15: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ..................................................................................99 Bài 16: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN ...................................................................................103 Bài 17: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẢY MÁU MŨI .........................................................................................108 Bài 18: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM THANH QUẢN .................................................................................113 Bài 19 : CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SÂU RĂNG ..................................................................................................118 Bài 20: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM LỢI - VIÊM QUANH RĂNG ............................................................124 Bài 21: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHỔ RĂNG ..................................................................................................130 Bài 22: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG VÙNG HÀM MẶT .........................................................136 PHỤ LỤC. TÌNH HUỐNG DẠY HỌC ....................................................................................................................143 2
- LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và chương trình đào tạo nghề , Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh tổ chức biên soạn giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa hệ ngoại để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của đối tượng Cao đẳng điều dưỡng. Cuốn sách này được biên soạn dựa vào chương trình khung Giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội,. Sách được các giảng viên có kinh nghiệm và tâm huyết với đào tạo biên soạn dựa vào chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh. Mỗi bài trong cuốn sách đều có mục tiêu học tập cụ thể, học viên học theo các mục tiêu đó là có thể nắm vững những kiến thức cơ bản và đủ để thi kết thúc môn học. Tuy nhiên, học viên cần phải đọc thêm những phần ngoài mục tiêu để mở rộng và nâng cao hiểu biết nhằm vận dụng được những kiến thức cơ bản trong việc học tập các môn chuyên ngành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có tham khảo tài liệu của một số trường Đại học Y - Dược, Cao đẳng Y tế, một số tác giả trong và ngoài nước, và có sự góp ý của các bạn đồng nghiệp. Trong quá trình xuất bản, mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn còn có thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của đồng nghiệp và bạn đọc để lần tái bản sau sách được hoàn chỉnh hơn Xin trân trọng cảm ơn! BAN BIÊN SOẠN 3
- Tên môn học: Chăm sóc người bệnh chuyên khoa hệ ngoại Mã môn học: Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ lý thuyết, 4 giờ thực hành, thảo luận, 1 giờ kiểm tra ). Phân công giảng dạy: 1. Ths Đào Duy Trường – Trưởng Khoa Y SĐT: 0912914979 E mail : daoduytruong.74@gmail.com 2. Ths Nguyễn Công Thuỳ - Cán bộ phòng Quản lý Đào tạo - Nghiên cứu khoa học Sđt: 0905152688 E-Mail: congthuyytbn@gmail.com 3. Ths Phạm Văn Bắc - GV Khoa Điều dưỡng - KTY Sđt : 0919606611 E mail: phamvanbac1986@gmail.com I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: môn học bắt buộc - Tính chất: môn học chuyên ngành, lý thuyết Môn học này sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lý của mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt. Trên cơ sở đó sẽ giúp sinh viên hiểu được những vấn đề liên quan đến một số bệnh cơ bản ở mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt và từ đó lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mắc một số bệnh thường gặp. II. Mục tiêu môn học: 1. Vận dụng các kiến thức về giải phẫu, sinh lý của mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt để nhận định và giải thích các dấu hiệu bất thường về các bệnh mắt, tai mũi họng, răng hàm mặ (CĐR 2,8). 4
- 2. Giải thích nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng của một số bệnh hay gặp ở mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt (CĐR 2,3,4). 3. Phân tích một số yếu tố nguy cơ mắc 1 số bệnh thường gặp về mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt để dự phòng (CĐR 4,6,8) 4. Xác định được các biến chứng có thể gặp 1 số bệnh thường gặp về mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt (CĐR 4,6,8) 5. Lập được kế hoạch chăm sóc cho người bệnh mắc các bệnh lý về mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt theo tình huống tại phòng học (CĐR 3,4). 6. Vận dụng các kiến thức đã học để giáo dục sức khỏe cho người bệnh phòng 1 số bệnh lý về mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt theo tình huống cụ thể ( CĐR 2,3,4). 7. Thể hiện được khả năng làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả (CĐR 5). 5
- Bài 1: GIẢI PHẪU - SINH LÝ RĂNG MIỆNG - MẮT - TAI MŨI HỌNG GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG MIỆNG Mục tiêu 1. Vận dụng kiến thức về số lượng răng, cách gọi tên, sinh lý răng để xác định được đúng răng tổn thương trên người bệnh trong tình huống giảng dạy. 2. Vận dụng kiến thức về hình thế răng, giải phẫu của răng và vùng quanh răng để nhận định được mức độ tổn thương của răng nguyên nhân trên người bệnh trong tình huống giảng dạy. 3. Rèn được kỹ năng tự học, làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo, giao tiếp để hiểu và bước đầu thực hành với công việc của một người điều dưỡng. Nội dung 1. Số lượng răng Ở người có hai loại bộ răng đó là bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn. 1.1 Răng sữa Bộ răng sữa có vaỉ trò quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn thông qua cơ chế nhai, nghiền, cắn, xé. Bộ răng sữa cố 20 răng (hàm trên 10 răng và hàm dưới 10 răng) đối xứng từng đôi một từ răng sữa số 1 đến răng sữa số 5 và bao gồm: 4 răng cửa giữa. 4 răng cửa bên. 4 răng nanh. 4 răng hàm thứ nhất. 4 răng hàm thứ hai. 1.2. Răng vĩnh viễn Bộ răng vĩnh viễn có thể có từ 28 - 32 răng bao gồm: 4 răng cửa giữa. 4 răng cửa bên. 4 răng nanh. 4 răng hàm nhỏ thứ nhất (răng tiền hàm hoặc tiền cối thứ nhất). 6
- 4 răng hàm nhỏ thứ hai (răng tiền hàm hoặc tiền cối thứ hai). 4 răng hàm lớn thứ nhất (răng cối lớn thứ nhất hoặc răng 6 tuổi). 4 răng hàm lốn thứ hai (răng cối lớn thứ hai hoặc răng 12 tuổi). răng khôn (răng 2. Hình thể giải phẫu của răng 2.1. Hình thể ngoài Thân răng: là phần nhìn thấy trên cung hàm, được bao bọc bởi men răng. Cổ răng: là đưòng cong nằm giữa thân răng và chân răng, còn gọi là đưòng nối men - xi măng. Chân răng: nằm trong xương hàm, được bao bọc bỏi lóp xi măng; phần cuối của chân răng là cuống răng (chóp răng), ở đây có lỗ Apex để mạch máu, thần kinh và bạch huyết đi vào nuôi dưõng và cảm giác cho răng. 7
- 2.2. Số lượng chân răng - Nhóm răng một chân: nhóm răng cửa, răng nanh và nhóm răng hàm nhỏ (trừ răng số 4 hàm trên). - Nhóm răng hai chân: răng số 4 hàm trên (một chân trong và một chân ngoài), răng hàm lớn hàm dưới (một chân xa và một chân gần). - Nhóm răng ba chân: răng hàm lớn hàm trên (một chân trong và hai chân ngoài). - Răng khôn: số lượng chân răng không cố định 2.3. Phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn Màu sắc: răng sữa trắng đục hoặc hơi xanh; răng vĩnh viễn màu ngà bóng sáng hơn. Độ lớn: răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn cùng tên. Hình dáng: thân răng sữa ngắn hơn răng vinh viễn; 1/3 dưới thân răng hàm sữa sát cổ răng hình to còn phần cổ răng thu nhỏ. Rìa cắn, mặt nhai: các răng cửa vĩnh viễn mối mọc rìa cắn có bờ răng cưa còn các răng sữa thì không có; các răng hàm vĩnh viễn mới mọc thì các núm và rãnh mặt nhai rõ ràng còn với răng sữa thì không có sự tách biệt giữa các núm và rãnh. 3. Cấu tạo vùng quanh răng - Xương ổ răng: là một phần của xương hàm trên hoặc xương hàm dưới và lâ mô xương xốp, bên ngoài được bao bọc bởi màng xương; xương ổ răng tạo thành một huyệt có hình dáng và kích thước phù hợp với chân răng; chiều cao của xương ổ răng thay đổi tuỳ theo tuổi và sự lành mạnh của mô quanh răng. 8
- - Xi măng chân răng: là một tổ chức đặc biệt đã vôi hoá bao gồm các tế bào tạo xi măng bao phủ phía ngoài chân răng; lớp xi măng này dày nhất ở vùng cuống răng và mỏng nhất ỏ vùng cổ răng. - Dây chằng quanh răng: là tổ chức bám từ răng đến xương ổ răng dày đặc và cân đốỉ; dây chằng quanh răng gồm các sợi collagen sắp xếp thành bó, xen lẫn là đám rối trung gian; có năm nhóm dây chằng: dây chằng cổ răng, dây chằng ngang, dây chằng chéo, dây chằng cuống răng và dây chằng kẽ răng; dây chằng quanh răng có nhiệm vụ giữ cho răng gắn vào xương ổ răng và đồng thời có chức năng làm vật đệm, giúp lưu thông máu và truyền lực để tránh tác dụng có hại của lực nhai đối với răng và vùng quanh răng. - Lợi răng (nướu răng): là phần niêm mạc biệt hoá của miệng phủ lên xương ổ răng và cổ răng; lợi răng bao gồm 2 phần: lợi tự do (lợi di động) và lợi dính. + Lợi di động: không dính vào cổ răng mà bao quanh răng, bao gồm viền lợi và nhú lợi. + Lợi dính: phía trên tiếp giáp lợi tự do, phía dưới tiếp giáp niêm mạc miệng; ranh giới không rõ; bình thường lợi có màu hồng nhạt, bóng và săn chắc . 4. Cấu tạo răng - Men răng: bao phủ toàn bộ thân răng, màu trắng trong, rất rắn; cấu trúc bỏi các trụ men và được gắn với nhau bỏi chất gelatin; thành phần: khoảng 96% là muối vô cơ, 1% là chất hữu cơ và 3% là nước; men răng không có sự bồi đắp thêm 9
- mà chỉ mòn dần theo tuổi; độ dày không đều (mặt nhai: 2-2,5mm, cổ và rãnh l mm). - Ngà răng: nằm trong lớp men; bao quanh buồng và ống tủy; cấu trúc bởi các ống ngà, trong ống ngà có dây Tomes; thành phần: khoảng 70% là chất vô cơ và 20% là chất hữu cơ và 10% là nước; ngà răng có xu hướng dày lên theo tuổi và theo huống về phía hốc tủy răng làm cho buồng và ống tủy có xu hướng hẹp lại. - Tủy răng: là tổ chức liên kết mềm nằm trong hốc tủy; hình thể của tủy tương ứng với hình thể ngoài của răng; tủy răng chia làm 2 phần: buồng tủy ở thân răng gọi là tủy thân, ống tuỷ ồ chân răng gọi là tủy chân; tủy răng bao gồm các mạch máu, thần kinh và bạch huyết có nhiệm vụ nuôi dưỡng và cảm giác cho răng. 5. Cách gọi tên răng 5.1.Quy ước Quy ước cung hàm: lấy một đường thẳng đứng đi qua giao cung lông mày, sống mũi, nhân trung và giữa cằm. Lấy một đường thẳng ngang đi qua hai mép. Hai đưòng thẳng này vuông góc với nhau và chia cung hàm ra làm 4 phần bằng nhau, quy ước như sau: + Răng vĩnh viễn: . Hàm trên bên phải là cung: 1 . Hàm trên bên trái là cung: 2 10
- . Hàm dưới bên trái là cung: 3 . Hàm dưới bên phải là cung: 4 + Răng sữa: . Hàm trên bên phải là cung: 5 . Hàm trên bên trái là cung: 6 . Hằm dưới bên tráỉ là cung: 7 . Hàm dưới bên phải là cung: 8 Quy ước răng: + Răng cửa giữa: 1 + Răng cửa bên: 2 + Răng nanh: 3 + Răng hàm nhỏ thứ nhất (răng hàm 1) 4 + Răng hàm nhỏ thứ hai (răng hàm 2): 5 + Răng hàm lớn thứ nhất: 6 + Răng hàm lớn thứ hai: 7 + Răng khôn: 8 5.2 Cách gọi Tên thứ tự cung hàm được gọi trước. Tên thứ tự răng được gọi sau. 5.3 Ví dụ Ví dụ 1: gọi tên răng sữa, răng hàm 2 ở hàm trên bên trái. Hàm trên bên trái răng sữa là cung số 6. Răng hàm 2 là răng số 5. => Tên răng là 65 (đọc là “sáu năm” không đọc là “sáu mươi lăm”). Ví dụ 2: gọi tên răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới bên trái. => Tên răng là 36 (đọc là “ba sáu” không đọc là “ba mươi sáu”). 6. Sinh lý răng 11
- Sự mọc răng là quá trình một răng phát triển, di chuyển từ vị trí ban đầu trong xương hàm đến vị trí chức năng trong miệng và sự thay đổi của nó trong cuộc sống. Khi răng chuẩn bị mọc, lợi tại vị trí đó có lỗ thủng nhỏ và xuất hiện một phần rìa cắn của răng cửa hoặc núm của răng hàm. Sau vài ngày niêm mạc tại vị trí đó bị cắt đứt và răng xuất hiện trong khoang miệng không để lại vết thương gì. 6.l. Tuổi mọc răng sữa Bình thường răng sữa bắt đầu mọc vào lúc trẻ được khoảng 6 - 8 tháng tuổi. Thời gian trung bình để thành lập bộ răng sữa là 24 - 30 tháng. Dưới đây là thời gian mọc thông thường của các răng sữa: Tháng mọc Tên răng Hàm trên Hàm dưới Răng cửa giữa 8-10 6-8 Răng cửa bên 10-12 12-14 Răng hàm thứ nhất 14-16 14-16 Răng nanh 16-20 16-20 Răng hàm thứ hai 20-30 20-30 Bộ răng sữa giữ chức năng quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn cho trẻ bằng cơ chế cắt, xé, nhai và nghiền nát thức ăn; răng sữa chính là nhân tố kích thích sự tăng trưởng của xương hàm nhò vào cử động nhai; đồng thời có vai trò giữ 12
- vị trí trên cung hàm cho răng vĩnh viễn mọc sau này; ngoài ra răng sữa còn có chức năng quan trọng trong phát âm. 6.2 . Tuổi mọc răng vĩnh viễn Khi trẻ khoảng 6 tuổi, các răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế dần các răng sữa và bộ răng vĩnh viễn sẽ hoàn tất lúc 18-25 tuổi. Giai đoạn từ 6-12 tuổi trong miệng trẻ có cả hai loại răng cùng tồn tại được gọi là hàm rảng hỗn hợp. Khi răng vĩnh viễn mọc đồng thời diễn ra sự tiêu chân răng răng sữa, sớm nhất là các răng cửa. Cùng vối việc tiêu chân răng thì chiều cao của xương ổ răng cũng giảm, điều này giải thích cho sự lung lay của răng sữa một thời gian, trước khi rụng. Dưới đây là thời gian mọc thông thường của các răng vĩnh viễn: Tuổi mọc Tên răng Hàm trên Hàm dưới Răng cửa giữa 7-8 6-7 Răng cửa bên 7-8 8-9 Răng hàm nhỏ 1 10-11 10-12 Răng nanh 11-12 9-10 Rằng hàm nhỏ 2 10-12 10-12 Răng hàm lớn 1 6-7 6-7 Răng hàm lớn 2 12-13 11-13 Răng khôn 18-25 18-25 - Cũng như răng sữa, hàm răng vĩnh viễn cũng có chức năng ăn nhai, phát âm; ngoài ra còn đảm bảo chức năng về thẩm mỹ. 13
- GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TAI - MŨI – HỌNG Mục tiêu 1. Nhận biết được các cấu trúc giải phẫu của tai mũi họng ứng dụng vào công việc của điều dưỡng. 2. Vận dụng kiến thức để giải thích các cơ chế hoạt động của tai mũi họng. 3. Thể hiện được kỹ năng làm việc nhóm, tra cứu tài liệu, khả năng thuyết trình để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. Nội dung I.TAI 1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU TAI Tai gồm có ba phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. 1.1. Tai ngoài Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai ngoài. 1.1.1 Vành tai Vành tai là một cái loa bằng sụn, ngoài có da bao bọc. Vành tai có những chỗ lồi và chỗ lõm, chỗ lõm ở giữa gọi là hố thuyền. Phần dưới của vành tai không có sụn chỉ có da và mỡ gọi là dái tai. Bệnh lý thường gặp ở vành tai là tụ máu, u bã đậu, rò luân nhĩ. 1.1.2 ống tai ngoài Ống tai ngoài là một cái ống từ lỗ tai ngoài đến màng nhĩ, dài 2-2,5 cm. ống này gồm 2 đoạn: đoạn ngoài bằng sụn, đoạn trong bằng xương, giữa hai đoạn là chỗ gấp khúc. Bệnh thường gặp ở ông tai ngoài là nút ráy tai, nhọt, viêm ông tai ngoài, nấm ống tai ngoài, dị vật. 14
- 1.2. Tai giữa Tai giữa gồm có hòm nhĩ, vòi nhĩ và xương chũm. 1.2.1 Hòm nhĩ Hòm nhĩ giống một cái hộp có 6 mặt. Bộ phận chủ yếu trong hòm nhĩ là tiểu cốt (chuỗi xương con). Hòm nhĩ chia làm hai tầng: 1. Tầng trên là thượng nhĩ chứa đựng tiểu cốt. 2. Tầng dưới là trung nhĩ, là một cái hang rỗng thông với vòi nhĩ. Các thành hòm nhĩ 15
- 1. Màng mỏng Shrapnell 2. Màng căng 3. Bóng cán xương búa 4. Rốn nhĩ 5. Nón sáng Politzer - Mặt ngoài: là màng nhĩ ngăn cách tai ngoài và tai giữa. + Màng nhĩ hình bầu dục lõm ở giữa như cái nón, đỉnh nón là rốn nhĩ. Màng nhĩ có 2 phần: phần trên là màng trùng Shrapnell hình tam giác chiếm 1/4, phần dưới là màng căng hình tròn chiếm 3/4. Ranh giới giữa hai phần là dây chằng nhĩ búa trước và sau. Khi chiếu đèn, nón sáng Pólitzer hình tam giác được tạo thành ở 1/4 trước dưới. + Cấu tạo màng nhĩ gồm 3 lốp: lớp ngoài là da liên tiếp với da ống tai ngoài. Lớp trong là niêm mạc liên tiếp niêm mạc hòm nhĩ. Lớp giữa là tấm sợi. Bình thường màng nhĩ trong, sáng lóng lánh. + Bệnh lý: màng nhĩ màu đỏ, đục, xanh, mất nón sáng (hòm nhĩ chứa dịch). Phân khu: Kẻ một đường đi qua cán xương búa. Đường thứ hai vuông góc đi qua rốn nhĩ chia màng nhĩ thành 4 khu: trước trên, trước dưới, sau trên và sau dưới; Khu sau dưới là nơi chích màng nhĩ khi hòm nhĩ ứ mủ vì là nơi thấp nhất khi người bệnh ở tư thế nằm và không có thành phần quan trọng. - Thành trong: liên quan đến tai trong. Ở giữa có chỗ lồi ra là ụ nhô. Phía trên sau ụ nhô là cửa sổ bầu dục có đế xương bàn đạp nắp vào. Dưới là cửa sổ tròn có màng nhĩ phụ. Phía trên sau cửa sổ bầu dục là đoạn hai ống Falôp (Fallope) chứa dây thần kinh VII. Phía trên sau ống Falôp có gò ống bán khuyên ngoài. 16
- - Thành trên: là trần hòm nhĩ. Liên quan đến não, màng não qua lổp xương mỏng, có khớp trai - đá. Khi viêm nhiễm vi khuẩn qua khớp này lên não gây viêm màng não. - Thành dưới: là đáy nhĩ, thấp hơn ống tai ngoài 2-3 mm, liên quan đến vịnh tĩnh mạch cảnh trong và dây thần kinh IX, X, XI (lỗ rách sau). - Thành trước: ở giữa và dưới có lỗ vòi nhĩ. Phía dưới liên quan đến động mạch cảnh trong, có khi chỉ cách một lớp xương mỏng. Khi viêm tai có thể nghe tiếng mạch đập. - Thành sau: liên quan với xương chũm. Phía trên có lỗ ông thông hang (sào đạo) thông hòm nhĩ với hang chũm (sào bào). Thành trong sào đạo có gò ống bán khuyên ngoài. Quá trình viêm từ hòm nhĩ có thể lan vào sào bào đến khối xương chũm. Phía sau cổ khuỷu cống Falôp, đoạn 2 bẻ gập thành đoạn 3. Phía dưới là tường dây thần kinh VII dầy 2 mm ngăn cách hòm nhĩ và sào bào. Trong tường có cống Falôp và đoạn 3 dây thần kinh VII. Chuỗi xương con: trong hòm nhĩ chứa xương con và cơ. Các xương con gồm có xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Ba xương khớp với nhau thành chuỗi xương con. Các xương này được treo vào thượng nhĩ bằng các dây chằng. Có hai cơ: Cơ búa và cơ bàn đạp. Niêm mạc hòm nhĩ: tất cả các bộ phận trong hòm nhĩ và các thành hòm nhĩ lót một lớp niêm mạc. Phía trước liên tiếp với niêm mạc vòi nhĩ qua đó liên tiếp niêm mạc mũi họng. Phía sau liên tiếp với niêm mạc sào đạo, sào bào. Khi viêm mũi họng dễ dẫn đến viêm tai giữa. 1.2.2.Vòi nhĩ (Eustachi) Vòi nhĩ là một cái ống dài độ 35mm, đi từ thành trước hòm nhĩ đến thành bên của họng mũi. Vòi nhĩ tận cùng ở thành bên họng mũi bằng một cái loa hình dấu mũ gọi là loa vòi. Chức năng vòi nhĩ là làm thông khí, thay đổi áp lực ở hòm nhĩ, duy trì sự cân 17
- bằng áp lực không khí ở bên trong và ngoài màng nhĩ để màng nhĩ rung động bình thường. Khi, vòi nhĩ tắc, áp lực hòm nhĩ âm, màng nhĩ lõm và gây ù tai. 1.2.3.Xương chũm Xương chũm là bộ phận xương thái dương, nằm ở phía bên của hộp sọ, phía saú Ồng tai ngoài và sau hòm nhĩ. Trong xương chũm có nhiều hốc rỗng gọi là tế bào. Có một tế bào lớn nhất gọi là sào bào. Sào bào thông với hòm nhĩ bằng một cái ống gọi là sào đạo. Mặt trong sau xương chũm có tĩnh mạch bên (dẫn lưu máu từ nội sọ về tĩnh mạch cảnh trong). 1.3. Tai trong 18
- Tai trong nằm toàn bộ trong xương đá, giữa hòm nhĩ và ống tai trong. Nó gồm có những cái hốc đảo trong xương gọi là mê nhĩ xương và những cái bọc bằng màng mềm gọi là mê nhĩ màng. 1.3.1. Mê nhĩ xương 1.3.2. Mê nhĩ màng Mê nhĩ màng nằm trong mê nhĩ xương như thân ốc sên nằm trong vỏ ốc. Nó cũng gồm có ba phần: ốc tai màng, tiền đình màng và các ống bán khuyên màng. Giữa mê nhĩ xương và mê nhĩ màng có lớp dịch gọi là ngoại dịch. Trong mê nhĩ màng có chất dịch thứ hai gọi là nội dịch. - Tiền đình màng: hình như quả lê, phần trước thông với ốc tai, phần sau thông với các ống bán khuyên - Các ống bán khuyên màng: có ba ống bán khuyên xếp theo ba chiều trong không gian là các Ống: trên, sau và ngoài. Ở đầu phình của mỗi ống bán khuyên có chứa cơ quan thụ cảm tiền đình ngoại vi. Từ đó có các sợi thần kinh đi ra tạo thành dây thần kinh tiền đình. - Ốc tai màng (loa đạo): ốc tai mạng là cái ống hình lăng trụ tam giác, cuộn 2 vòng rưõi xung quanh một trục theo hình xoắn ốc từ dưới lên. 19
- - Trong Ốc tai xương có mảnh xoắn ốc chia ốc tai xương thành 2 phần: trên là vịn tiền đình thông vổi tiền đình, dưổi Ịà vịn nhĩ thông vổi màng nhĩ. Trong ống ốic tai có nội dịch, có màng đáy, màng mái và màng nuôi. Trên màng đáy có bộ phận tiếp thu các rung động âm thanh là cơ quan Corti. Cơ quan Corti chứa đựng các tế bào thính giác (tế bào lông) và tế bào đệm, từ tế bào thính giác xuất phát các sợi thần kinh ốc tai, tập hợp đi vào hạch xoắn, từ hạch xoắn hình thành dây thần kinh ốc tai. 1.3.3. Dây thần kinh Các nhánh dây thần kinh tiền đình và dây thần kinh ốc tai kết hợp thành dây thần kinh số VIII. 2. SINH LÝ TAI Tai có hai chức năng chính: nghe và thăng bằng, 2.1 Sinh lý nghe - Tai ngoài: vành tai định hướng và hứng các sóng âm trong không khí. - Tai giữa: màng nhĩ rúng động tác động vào cán xương búa, qua chuỗi xương con chuyển âm thanh từ tai ngoài vào tai trong. - Tai trong: những rung động cơ học đưa vào cửa sổ bầu dục và qua không khí tới cửa sổ tròn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai
98 p | 269 | 25
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh nội khoa (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai
166 p | 116 | 19
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
122 p | 151 | 16
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
136 p | 65 | 9
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu, chăm sóc tích cực và chăm sóc người cao tuổi - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
132 p | 66 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
247 p | 26 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh cao tuổi, chăm sóc người bệnh mạng tính (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
103 p | 22 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh ngoại khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Vĩnh Long
164 p | 28 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu chăm sóc tích cực (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Vĩnh Long
67 p | 33 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh chuyên khoa (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
259 p | 12 | 5
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu-chăm sóc tích cực (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
122 p | 14 | 5
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực (Ngành/nghề: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trung học Y tế Lào Cai
98 p | 28 | 5
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực - Trường CĐ Lào Cai
99 p | 59 | 5
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu (Tài liệu dành cho Trung cấp y) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
97 p | 17 | 4
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
171 p | 16 | 3
-
Nhận xét kết quả chăm sóc người bệnh viêm tụy cấp tại Trung tâm Tiêu hóa Gan mật Bệnh viện Bạch Mai năm 2023
5 p | 6 | 3
-
Giáo trình Chăm sóc bà mẹ sau đẻ (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
54 p | 4 | 1
-
Nâng cao kiến thức chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt cho thân nhân người bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Nam Định
3 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn