intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc rừng đước - MĐ04: Trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

87
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chăm sóc rừng đước là mô đun số 3 nghề "Trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm", cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về chăm sóc rừng đước, trồng dặm rừng đước, tỉa thưa rừng đước; có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc rừng đước - MĐ04: Trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chăm sóc rừng đƣớc Mã số mô đun: MĐ 03 Nghề: Trồng rừng đƣớc kết hợp nuôi tôm 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ01 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Chăm sóc rừng đƣớc” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về chăm sóc rừng đước, trồng dặm rừng đước, tỉa thưa rừng đước; có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phương. Giáo trình “Chăm sóc rừng đước” được biên soạn dựa trên chương trình chi tiết mô đun Chăm sóc rừng đước, giới thiệu về kiến thức và kỹ năng Chăm sóc rừng đước. Nội dung giáo trình gồm 3 bài: Bài 1. Chăm sóc rừng đước Bài 2: Trồng dặm Bài 3. Tỉa thưa rừng đước Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và được sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, các đồng nghiệp tại các đơn vị. Tuy nhiên, tài liệu cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, người trồng rừng cũng như bạn đọc để giáo trình này được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau. Nhóm biên soạn trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam bộ, các chuyên gia và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện Giáo trình này. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Phan Văn Trung 2. Ngô Thị Hồng Ngát 3
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Tuyên bố bản quyền 2 Lời giới thiệu 3 Mục lục 4 Bài 1: Chăm sóc rừng đƣớc 6 1. Kiểm tra rừng đước 6 2. Phát dọn thực bì 6 2.1. Phát dọn toàn diện 6 2.2. Phát dọn cục bộ 7 2.3. An toàn lao động khi phát dọn thực bì 7 Bài 2: Trồng dặm 8 1. Tính số ô tiêu chuẩn 8 2. Lập ô tiêu chuẩn đo đếm tỷ lệ cây sống/ cây chết 9 3. Tính số lượng trái giống cần trồng dặm 9 4. Dặm trái đước giống 9 Bài 3: Tỉa thƣa rừng đƣớc 10 1. Thời gian và luân kỳ tỉa thưa 10 2. Phương thức chặt tỉa thưa 10 2.1.Tỉa thưa cơ giới 10 2.2.Tỉa thưa chọn 10 3. Bài cây trước khi chặt tỉa 11 3.1.Tiêu chuẩn cây chừa 11 3.2.Tiêu chuẩn cây chặt 11 4. Quy trình kỹ thuật chặt tỉa thưa 11 4
  5. MÔ ĐUN CHĂM SÓC RỪNG ĐƢỚC Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun Mô đun Chăm sóc rừng đước là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trong việc Chăm sóc rừng; nội dung mô đun trình bày kỹ thuật chăm sóc, tỉa thưa và trồng dặm. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành các công việc: kỹ thuật chăm sóc, tỉa thưa và trồng dặm theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả và an toàn. 5
  6. Bài 1: CHĂM SÓC RỪNG ĐƢỚC Mã bài: MĐ 03-01 Mục tiêu: - Trình bày được thời gian và luân kỳ tỉa thưa; - Trình bày được phương thức chặt tỉa thưa; - Trình bày được tiêu chuẩn cây chặt/cây chừa - Tính toán thời gian và luân kỳ chặt tỉa thưa. - Bài cây, cây chặt/cây chừa. - Chặt tỉa thưa cây chừa đúng quy trình kỹ thuật. - Rèn luyện tính can đảm, chịu khó trong quá trình thực hiện chặt tỉa thưa A. Nội dung 1. Kiểm tra rừng đƣớc Thường xuyên kiểm tra rừng đước để sơ bộ nắm bắt tình hình sinh trưởng của cây đước, từ đó chọn biện pháp chăm sóc rừng hợp lý. Nội dung kiểm tra bao gồm: - Mật độ cây sống/ cây chết - Tình hình sinh trưởng của cây - Tình hình sâu bệnh hại - Tình trạng đánh bắt thủy sản trong rừng 2. Phát dọn thực bì 2.1. Phát dọn toàn diện a. Đối tượng áp dụng Những nơi có thực bì phân bố đều trên toàn diện tích hoặc nơi cần cải tạo trồng lại toàn bộ rừng trên toàn bộ diện tích, hay ở những nơi thực hiện nông lâm kết hợp b. Phát thực bì Phát sát gốc thảm tươi, dây leo, cây bụi, chặt cây nhỏ trước, cây lớn sau, tận dụng hết củi. Băm nhỏ cành nhánh thành những đoạn dài không quá 1m rải đều trên toàn bộ diện tích. c. Dọn thực bì Khi cành nhánh khô đều, tiến hành gom đống và đốt, trước khi đốt phải làm đường ranh cản lửa rộng từ 10 – 12m. Khi đốt phải châm lửa cuối gió. Sau 6
  7. khi đốt, dọn những cây cháy không hết xếp thành đống nhỏ hoặc thành hàng để tiện cho việc chăm sóc cây con. 2.2. Phát dọn cục bộ a. Phát dọn theo đám Phát dọn theo những đám thực bì phân bố rải rác trong rừng. b. Phát dọn theo hàng Mỗi hàng trồng rừng có thực bì phân bố, tiến hành phát dọn thực bì sạch theo hàng. 2.3. An toàn lao động khi phát dọn thực bì Để đảm bảo an toàn lao động, đạt năng suất cần thực hiện những yêu cầu sau: – Trước khi bước vào làm việc cần kiểm tra độ bền vững, độ sắc bén của dụng cụ. Đối với cưa phát quang phải kiểm tra các bộ phận của máy, cho máy chạy không tải, khi đạt an toàn mới đưa vào sản xuất. – Nơi có độ lún sâu của bùn, phải chọn vị trí an toàn, đứng chắc chắn trước khi phát dọn. – Nơi thực bì phức tạp, dây leo, cây bụi nhiều, phải cắt bỏ dây leo trước, chặt cây bụi sau. – Tổ chức phát dọn thực bì theo nhóm, tổ sản xuất cần phải chú ý cự ly hoạt động của mỗi người để tránh tai nạn xảy ra. Chú ý quan sát khi làm việc đề phòng rắn, rết. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Phát dọn thực bì cho rừng đước C. Ghi nhớ: - Kiểm tra rừng đước - Phát dọn thực bì 7
  8. Bài 2: TRỒNG DẶM Mã bài MĐ 03-2 Mục tiêu: - Trình bày đựơc cách tính số ô tiêu chuẩn cần lập - Trình bày được cách tính lượng trái giống cần trồng dặm - Lập được ô tiêu chuẩn đo đếm và tính được tỷ lệ cây sống/cây chết - Trồng dặm trái giống đúng quy trình kỹ thuật - Tiết kiệm trái giống, vật tư, đảm bảo an toàn lao động. 1. Tính số ô tiêu chuẩn - Dùng phương pháp đặt ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên, ô tiêu chuẩn có dạng hình tròn bán kính R = 5,64m diện tích ô : S =100m2 - Tỷ lệ phần trăm diện tích cần đo đếm được quy định tuỳ theo diện tích rừng kiểm tra như biểu sau: Diện tích rừng đƣợc kiểm tra Tỷ lệ % diện tích rừng đo đếm thực tế Dƣới 5ha 5% Từ 5 – 10ha 4% Từ 10 – 20ha 3% Trên 20ha 2% Cách đặt ô tiêu chuẩn: - Kẻ đường tuyến kiểm tra theo đường chéo hoặc đường song song trên bản đồ thiết kế lô đất trồng rừng, mỗi tuyến có thể xuất phát từ một điểm có thể nhận đước trên bản đồ và thực địa. - Từ diện tích tính đựơc theo tỷ lệ % đo đếm, chia cho ô diện tích điều tra (100m2) sẽ có số lượng ô cần điều tra. Đo chiều dài các tuyến cần điều tra trên bản đồ rồi lấy tổng chiều dài của chúng chia cho số lượng ô cần điều tra cộng thêm 1 sẽ cho cự ly giữa các ô điều tra. Lấy cự ly các ô điều tra trên bản đồ nhân với mẫu số tỷ lệ bản đồ được cự ly trên thực tế. + Số lượng ô cần điều tra trên bản đồ Nođt = S(tỷ lệ) / 100m2 + Cự ly các ô điều tra trên bản đồ lbđ = Lđt / (Nođt + 1) + Cự ly các ô điều tra thực tế: ltt = lbđ x N Stỷlệ: Diện tích tính được theo tỷ lệ % đo đếm Lđt: Tổng chiều dài các tuyến điều tra 8
  9. N: Tỷ lệ bản đồ Ví dụ: có diện tích lô a là 9ha diện tích đo đếm thực tế là 90000m24% = 3600m2 Số lượng ô cần đo đếm là 3600m2 : 100m2 = 36 ô Tổng chiều dài các tuyến điều tra được trên bản đồ là 15cm cự ly các ô trên bản đồ là 15cm: (36 + 1) = 0,4m. Nếu tỷ lê bản đồ là 1/5000 thì cự ly các ô trên thực địa là: 0,45000 = 20m Đánh dấu các vị trí các ô cần đo đém lên các tuyến điều tra trên bản đồ. Đem bản đồ đã thiết kế ô và tuyến điều tra tại vị trí thực địa đã chọn điểm xuất phát để tiến hành chọn hướng bản đồ để định hướng điều tra trên thực địa. Dùng thước dây đo cự ly ô (20m) từ mốc xuất phát trở đi để đánh dấu trên thực địa. 2. Lập ô tiêu chuẩn đo đếm tỷ lệ cây sống/ cây chết - Đếm toàn bộ số lượng cây sống trong ô tiêu chuẩn - Tỷ lệ cây sống = số lượng cây sống / mật độ ban đầu x 100% - Tỷ lệ cây chết = 100% - Tỷ lệ cây sống 3. Tính số lƣợng trái giống cần trồng dặm - Số lượng trái giống cần trồng dặm trong ô tiêu chuẩn = Mật độ trồng – Số lượng cây sống - Từ số lượng trái giống cần trồng dặm trong ô tiêu chuẩn ta tính được số lượng trái giống cần trồng dặm trên toàn bộ diện tích - Số lượng trái giống cần trồng dặm = Số lượng trái giống cần trồng dặm trong ô tiêu chuẩn x (Diện tích trồng rừng / diện tích ô tiêu chuẩn) 4. Dặm trái đƣớc giống - Kỹ thuật dặm trái đước giống, giống như kỹ thuật trồng rừng mới. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Lập ô tiêu chuẩn, tính tỷ lệ cây sống/ cây chết, số lượng trái giống cần trồng dặm C. Ghi nhớ: - Cách lập ô tiêu chuẩn - Tính tỷ lệ cây sống/ cây chết - Tính số lượng trái giống cần trồng dặm 9
  10. Bài 3: TỈA THƢA RỪNG ĐƢỚC Mã bài: MĐ 03-3 Mục tiêu: - Trình bày được thời gian và luân kỳ tỉa thưa; - Trình bày được phương thức chặt tỉa thưa; - Trình bày được tiêu chuẩn cây chặt/cây chừa - Tính toán thời gian và luân kỳ chặt tỉa thưa. - Chặt tỉa thưa cây chừa đúng quy trình kỹ thuật. - Rèn luyện tính can đảm, chịu khó trong quá trình thực hiện chặt tỉa thưa 1. Thời gian và luân kỳ tỉa thƣa Sau khi rừng trồng khép tán (5 đến 6 năm) chậm nhất là 6 năm phải tiến hành tỉa thưa, thời gian và luân kỳ tỉa thưa được quy định như sau: a. Đối với rừng trồng mật độ ban đầu là 10.000cây/ha Lần tỉa Tuổi Đƣờng kính Chiều cao Số cây chừa thƣa bình quân (cm) bình quân (m) lại (cây/ha) 1 6 4-5 6-7 5.000 2 14-16 11-13 15-16 3.000 3 22-24 15-17 20-22 850 b. Đối với rừng trồng mật độ ban đầu là 20.000cây/ha Lần tỉa Tuổi Đƣờng kính Chiều cao Số cây chừa thƣa bình quân (cm) bình quân (m) lại (cây/ha) 1 5 3-4 5-6 10.000 2 11-13 7-9 10-12 5.000 3 15-19 12-14 17-19 2.500 4 23-25 15-17 20-22 810 2. Phƣơng thức chặt tỉa thƣa 2.1.Tỉa thƣa cơ giới - Điều kiện áp dụng: Đối với rừng trồng thẳng hàng, cự ly tương đối đồng đều, cây sinh trưởng khá đều - Nội dung: chặt một hàng chừa một hàng. Số lượng cây chừa theo như phần 3 2.2.Tỉa thƣa chọn 10
  11. - Điều kiện áp dụng: Đối với rừng trồng không đúng hàng lối cây sinh trưởng không đồng đều - Dùng phương pháp tỉa chọn phải đảm bảo được 3 yêu cầu sau đây: + Tạo điều kiện cho tán của cây Đước được chọn để Chăm sóc đén tuổi khai thác chính luôn có đủ khoảng không gian dinh dưỡng. + Cự ly cây chừa không vượt quá 3 lần cự ly bình quân tính theo mật độ trước khi tỉa. + Không tỉa 3 đến 4 cây liền nhau trong 1 lần tỉa. 3.Bài cây trƣớc khi chặt tỉa Cây hoặc hàng cần chặt phải được đánh dấu bằng sơn màu để dễ thấy 3.1.Tiêu chuẩn cây chừa - Cây khoẻ mạnh sinh trưởng tốt, thân thẳng, không phân cành sớm. Trường hợp cây chừa có hai thân thì phải tỉa thân xấu chừa lại thân tốt. - Cây dự định giữ lại cho đến tuổi khai thác chính. 3.2.Tiêu chuẩn cây chặt - Cây sinh trưởng yếu, cong queo, sâu bệnh, lệch tâm, lệch tán, thân cong, phân cành sớm 4. Quy trình kỹ thuật chặt tỉa thƣa  Kỹ thuật chặt + Chặt cây lớn trước, cây nhỏ sau + Cây tỉa phải được chặt sát rễ cà khêu + Băm nhỏ cành nhánh thành từng đoạn nhỏ  Gom đống + Dọn cành nhánh gom lại thành từng luống xuôi theo chiều với hướng sóng đánh vào + Đốt cành nhánh khi cành nhánh đã khô (chú ý kiểm soát lửa để không cháy sang khu rừng) B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Chọn cây chừa/ cây chặt Bài tập 2: Chặt tỉa thưa rừng trồng C. Ghi nhớ: - Thời gian và luân kỳ tỉa thưa - Phương thức chặt tỉa thưa: Tỉa thưa cơ giới/ Tỉa thưa chọn 11
  12. - Bài cây trước khi chặt tỉa: Tiêu chuẩn cây chừa/Tiêu chuẩn cây chặt - Quy trình kỹ thuật chặt tỉa thưa HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: - Vị trí: Mô đun Chăm sóc rừng đước là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm; được giảng dạy sau mô đun Trồng rừng đước. Mô đun này thực hiện trước mô đun Bảo vệ rừng đước và tôm, Mô đun Chăm sóc rừng đước cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun Chăm sóc rừng đước là mô đun quan trọng của nghề Trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm; là một mô đun rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học, vì vậy để thuận tiện cho việc dạy và học nên tổ chức truyền thụ mô đun kết hợp giữa phòng học với thực địa. II. Mục tiêu: * Kiến thức: - Trình bày được nội dung làm vệ sinh và tỉa thưa rừng đước. - Trình bày được yêu cầu và kỹ thuật trồng dặm trái giống. * Kỹ năng: - Làm vệ sinh rừng đước đúng yêu cầu kỹ thuật. - Bài cây và chặt cây đã bài. - Tính toán số lượng trái giống cần dặm và trồng dặm trái giống. * Thái độ: - Xác định được vai trò, ý nghĩa của việc trồng dặm và tỉa thưa rừng. - Có ý thức bảo vệ rừng trồng. III. Nội dung chính của mô đun: Loại Thời gian Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Chăm sóc rừng Tích Lớp học / 32 8 22 2 MĐ03-01 hiện trường đước hợp Trồng dặm Tích Lớp học / MĐ03-02 24 4 19 1 hợp hiện trường Tỉa thưa rừng Tích Lớp học / MĐ03-03 20 4 15 1 hợp hiện trường 12
  13. Loại Thời gian Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* đước Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 80 16 56 8 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Chăm sóc rừng đước Bài tập 1: Phát dọn thực bì cho rừng đước - Nguồn lực thực hiện: dao phát, cuốc, bảo hộ lao động (nón, quần áo, giày, bao tay, khẩu trang) - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm (5 học viên/nhóm) - Thời gian thực hiện: 04 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng phát dọn thực bì - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm phát dọn thực bì 400 m2 diện tích đất trồng rừng 4.2. Bài 2: Trồng dặm Bài tập 1: Lập ô tiêu chuẩn, tính tỷ lệ cây sống/ cây chết, số lượng trái giống cần trồng dặm - Nguồn lực thực hiện: dây nilon, cọc tre, giấy, bút, thước dây, bảo hộ lao động (nón, quần áo, giày, bao tay, khẩu trang) - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm (5 học viên/nhóm) - Thời gian thực hiện: 04 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng lập ô tiêu chuẩn - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm lập 01 ô tiêu chuẩn 500m2, đếm số lượng cây sống trên ô tiêu chuẩn. Từ đó tính tỷ lệ cây sống/ cây chết và tính số lượng trái giống cần trồng dặm. 4.3. Bài 3 ; Tỉa thưa rừng đước Bài tập 1: Chọn cây chừa/ cây chặt - Nguồn lực thực hiện: sơn nước, phấn, dao phát, bảo hộ lao động (nón, quần áo, giày, bao tay, khẩu trang) 13
  14. - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm (5 học viên/nhóm) - Thời gian thực hiện: 04 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng đánh dấu cây chặt/ cây chừa - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm chọn và đánh dấu chây chặt trong ô tiêu chuẩn 500m2 Bài tập 2: Chặt tỉa thưa rừng trồng - Nguồn lực thực hiện: dao phát, cưa, bảo hộ lao động (nón, quần áo, giày, bao tay, khẩu trang) - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm (6 học viên/nhóm) - Thời gian thực hiện: 04 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng chặt tỉa thưa rừng trồng - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm chặt tỉa thưa 6 cây. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chăm sóc rừng đước Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Kiểm tra rừng So sánh kết quả bài làm của học viên với tài liệu Làm cỏ, dọn thực bì So sánh kết quả bài làm của học viên với tài liệu 5.2. Bài 2: Trồng dặm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tính số ô tiêu chuẩn So sánh kết quả bài làm của học viên với tài liệu Lập ô tiêu chuẩn đo đếm tỷ lệ cây Quan sát kết quả đạt được của học viên sống/ cây chết với tiêu chuẩn của 1 ô tiêu chuẩn Tính số lượng trái giống cần trồng So sánh kết quả bài làm của học viên với dặm tài liệu Dặm trái đước giống Quan sát kết quả đạt được của học viên với tiêu chuẩn dặm trái giống 5.3 Bài 3: Tỉa thưa rừng đước Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 14
  15. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thời gian và luân kỳ tỉa thưa So sánh kết quả bài làm của học viên với tài liệu Phương thức chặt tỉa thưa So sánh kết quả bài làm của học viên với tài liệu Bài cây trước khi chặt tỉa Quan sát kết quả đạt được của học viên với tiêu chuẩn bài cây Quy trình kỹ thuật chặt tỉa thưa Quan sát kết quả đạt được của học viên với tiêu chuẩn chặt tỉa thưa VI. Tài liệu tham khảo 1. Viện Khoa học lâm nghiệp Việt nam, 1995. “Quy trình kỹ thuật trồng rừng đước”. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 2. Quyết định số 59 /2007/QĐ-BNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên 3. Trang Web htt://www.ebook.edu.vn 4. Trang Web: www.agriviet.com.vn 15
  16. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Lê Văn Định - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Xuân Thanh - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Bà Ngô Thị Hồng Ngát, Giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Ông Phan Văn Trung, Phó trưởng phòng Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ - Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Hoàng Minh Tường, Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp huyện Cần Giờ./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB, ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Lục, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ 2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giáo viên Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ - Bà Đặng Thị Minh Diệu, Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Cao Huy Bình, Trưởng phòng Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ./. 16
  17. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2