intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc sơ sinh (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:60

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Chăm sóc sơ sinh (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng)" cung cấp những kiến thức cơ bản về sự thay đổi của người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, các nhu cầu của người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tác động của môi trường sống, điều kiện làm việc và quá trình chăm sóc đến sức khoẻ bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời học phần cung cấp kỹ năng chăm sóc người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén tại bệnh viện và tại cộng đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sơ sinh (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC SƠ SINH NGÀNH: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số 19/ QĐ – CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI NÓI ĐẦU Chăm sóc người phụ nữ khi mang thai và cách nuôi dưỡng chăm sóc trẻ trong hai năm đầu khi trẻ ra đời, đóng vai trò quyết định cho sự phát triển thể chất, sức khỏe tâm trí cùng khả năng tư duy, cảm xúc và tính cách của trẻ giai đoạn sau này. Hầu hết chúng ta đều có khuynh hướng ít quan tâm đến cách làm của mình “đúng” hay “sai” trong chăm sóc trẻ và thích chọn những cách đơn giản, dễ dãi dựa vào kinh nghiệm truyền thống hoặc của những người đi trước. Vì thế, bộ môn Sản phụ khoa cố gắng thể hiện trong bộ tài liệu này là giới thiệu cùng các bạn những phương pháp được đưa ra trên cơ sở bằng chứng khoa học, thiết thực và hữu ích để giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, giúp giảm bớt được nhiều chi phí, lo âu, cực nhọc trong quá trình mang thai, sinh nở và chăm sóc em bé. Chúng tôi hy vọng bộ tài liệu sẽ hữu ích với các học sinh – sinh viên điều dưỡng, nữ hộ sinh, y học dự phòng, Sinh viên trong lĩnh vực y đa khoa/dự phòng, sinh viên ngành giáo dục mầm non Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Chương 1. Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng Chương 2. Chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng Chương 3. Bú sớm – nuôi con bằng sữa mẹ Chương 4. Chăm sóc trẻ sơ sinh già tháng Chương 5. Chăm sóc trẻ sơ sinh có dị tật bẩm sinh Chương 6. Chăm sóc trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn da, rốn Chương 7. Chăm sóc sơ sinh vàng da Chương 8. Chăm sóc sơ sinh viêm phổi Chương 9. Chăm sóc trẻ sơ sinh xuất huyết não – màng não Chương 10. Chăm sóc sơ sinh tiêu chảy Trong quá trình biên soạn bài giảng này, các tác giả đã cố gắng bám sát khung chương trình đào tạo mới, cập nhật các kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu, nhằm thể hiện được kiến thức cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Song bên cạnh cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các e sinh viên và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn 2
  3. Cà Mau, ngày 01 tháng 7 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Võ Thị Thu Thủy 2. Huỳnh Linh Út MỤC LỤC Trang 1. Chương 1. Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng 2 2. Chương 2. Chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng 3 3. Chương 3. Bú sớm – nuôi con bằng sữa mẹ 4 4. Chương 4. Chăm sóc trẻ sơ sinh già tháng 13 5. Chương 5. Chăm sóc trẻ sơ sinh có dị tật bẩm sinh 18 6. Chương 6. Chăm sóc trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn da, rốn 23 7. Chương 7. Chăm sóc sơ sinh vàng da 30 8. Chương 8. Chăm sóc sơ sinh viêm phổi 33 9. Chương 9. Chăm sóc trẻ sơ sinh xuất huyết não – màng não 38 1 Chương 10. Chăm sóc sơ sinh tiêu chảy 45 0. 3
  4. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 1. Tên mô đun: CHĂM SÓC SƠ SINH 2. Mã mô đun: MH47 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trò của mô đun 3.1. Vị trí: Là môn học bắt buộc trong nội dung chương trình đào tạo của nghề Cao đẳng Hộ sinh vừa làm vừa học, được bố trí giảng dạy ở học kỳ II của năm học thứ hai theo kế hoạch đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2. Tính chất: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về sự thay đổi của người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, các nhu cầu của người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tác động của môi trường sống, điều kiện làm việc và quá trình chăm sóc đến sức khoẻ bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời học phần cung cấp kỹ năng chăm sóc người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén tại bệnh viện và tại cộng đồng. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Đào tạo người hộ sinh trình có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành để thực hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, thận trọng trong nghề nghiệp, tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe phụ nữ. 4. Mục tiêu của mô đun 4.1 Kiến thức A1. Có kiến thức về sự thích nghi của trẻ sơ sinh với cuộc sống bên ngoài tử cung, A2. Có kiến thức về sự thích nghi hệ thống tuần hoàn của trẻ A2. Thực hiện được các bước thăm khám và lập kế hoạch chăm sóc trẻ sơ sinh 4.2. Kỹ năng B1. Nắm được phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh B2. Phân loại được các loại trẻ sơ sinh. B3. Lập kế hoạch chăm sóc trẻ sinh sau sinh. 4.3. Năng lực và tự chủ trách nhiệm: C1. Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung, chăm sóc bà mẹ, trẻ em nói riêng. C2. Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ bà mẹ và trẻ em C3. Trung thực, khách quan, thận trọng, chính xác trong khi thực hiện nhiệm vụ, luôn cố gắng học tập vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn 5. Nội dung của mô đun Chương trình chi tiết môn học TÊN BÀI SỐ GIỜ TT HỌC TS LT TH Kiểm tra 1 Chăm sóc trẻ 4 2 2 0 sơ sinh đủ 4
  5. tháng Chăm sóc trẻ 4 2 2 2 sơ sinh thiếu 0 tháng Bú sớm – 2 1 1 3 nuôi con 1 bằng sữa mẹ Chăm sóc trẻ 2 1 1 4 sơ sinh già 0 tháng Chăm sóc trẻ 4 2 2 5 sơ sinh có dị 0 tật bẩm sinh Chăm sóc trẻ 2 1 1 sơ sinh 6 1 nhiễm khuẩn da, rốn Chăm sóc sơ 4 2 2 7 0 sinh vàng da Chăm sóc sơ 2 1 1 8 sinh viêm 0 phổi Chăm sóc trẻ 2 1 1 sơ sinh xuất 9 0 huyết não – màng não Chăm sóc sơ 4 2 2 10 sinh tiêu 1 chảy Tổng số 30 15 15 03 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức 5
  6. - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y Tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột điểm kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, 2 Sau 12 Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, giờ. Báo cáo C1, C2, C3 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A3, B3, C3 2 Sau 24 Thuyết trình Trắc nghiệm/ giờ Báo cáo Kết thúc môn Viết Tự luận và A1, A2, A3, 1 Sau học trắc nghiệm B1, B2, B3, 30giờ C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm 6
  7. - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Điều Dưỡng chính quy 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Sách Sản Phụ Khoa, Xuất bản lần thứ 4, nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1996. 2. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội 2009 của nhà xuất bản Hà Nội . 3. Sổ tay 2 chăm sóc mẹ và bé sơ sinh hà nội, 2014 Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng Quỹ GCC Canada . 4. BYT (2017), hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc skss. Tr.262. 5. ĐHYD TP. Hồ Chí Minh- Khoa Điều dưỡng và Kỹ thuật Y học – Bộ môn hộ sinh (2019). Quy trình thực hành và đào tạo Hộ sinh. Tr82-83. 7
  8. Chương 1. CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 là chương trang bị kiến thức chung Việc chăm sóc đúng cách, đầy đủ cho trẻ sơ sinh không chỉ bắt đầu sau sinh mà cha mẹ cần chuẩn bị mọi mặt từ giai đoạn trước sinh, đặc biệt về mặt kiến thức và tâm lý. Với người mẹ sinh con lần đầu, hẳn còn nhiều bỡ ngỡ không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh thế nào cho đúng MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được tiêu chuẩn trẻ sơ sinh khỏe mạnh. - Trình bày chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh.  Về kỹ năng: Theo dõi và chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. - Thái độ cầu tiến rõ ràng, trung thực, khách quan cố gắng vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có 8
  9.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp  Điểm kiểm tra thường xuyên:  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: * NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Đại cương Thời kỳ sơ sinh bắt đầu từ khi thai sổ đến 4 tuần đầu sau đẻ, là thời kỳ trẻ chưa thích nghi với cuộc sống mới lạ bên ngoài tử cung. Các chức năng chưa hoàn chỉnh (nhất là hệ thần kinh) và (hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa…), vì vậy, sự chăm sóc của người thầy thuốc, hộ sinh trong thời kỳ này của trẻ là rất quan trọng. 2. Chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh 2.1. Tiêu chuẩn trẻ sơ sinh khỏe mạnh - Tuổi thai từ 38 - 42 tuần. - Cân nặng lúc đẻ trên 2500g (2500-3500g). - Chiều dài 47-50 cm. - Da hồng, lớp mỡ dưới da phát triển tốt, khóc to, thở đều nhip thở 40-60 l/p, chỉ số apgar từ 8 điểm trở lên ở phút thứ nhất, 9-10 điểm ở phút thứ 5. - Bú khỏe, không nôn, có phân su, không có dị tật bẩm sinh. - Tóc dài trên 2 cm, móng tay, chân dài hơn đầu ngón. - Bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ: Trẻ trai tinh hoàn xuống tới hạ nang, trẻ gái môi lớn trùm môi nhỏ. - Vòng rốn nằm giữa đường mũi ức đến trên vệ. - Phản xạ lúc thức: Trẻ bú khỏe, khóc to, luôn vận động. - Trương lực cơ chắc. 2.2. Chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh. 2.2.1. Đánh giá tình trạng trẻ hàng ngày 9
  10. - Màu da: Mới lọt lòng da đỏ, sau chuyển hồng, sau vài ngày có màu hồng vàng ( vàng da sinh lý). - Nhịp thở: bình thường 40- 60l/p, dưới 40 hay trên 60 đều là bất thường phải tìm nguyên nhân. - Nhịp tim: Bình thường từ 120- 140l/p. - Kiểm tra thân nhiệt hàng ngày. - Đánh giá tình trạng trẻ bú mẹ. 2.2.2. Chăm sóc ăn uống - Sau đẻ cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, những ngày sau hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ bú: Trước khi cho bú dùng khăn mềm lau đầu vú ngồi thoải mái bế trẻ đầu hơi cao, đầu và thân trẻ thẳng cho trẻ ngậm hết quầng thâm của vú, sau khi bú bế một lat sau khi trẻ ợ mới được đặt nằm. - Nếu trẻ không bú được phải cho ăn bằng thìa, cốc (phải luột nước sôi trước khi dùng). 2.2.3. Chăm sóc rốn Chăm sóc rốn là một quá trình liên tục, phải làm từ ngay sau khi đẻ tới khi rụng lên sẹo khô (phải đảm bảo vô khuẩn). 2.2.3.1. Cách chăm sóc rốn - Nếu rốn bình thường: dung PTADINE( hoặc cồn iod 3%) lau cuống rốn. Cuống rốn sẽ rụng tự nhiên vào 6-8 ngày. - Nếu rốn hôi, rỉ máu, quanh rốn nổi mẩn hay ẩm ướt, chậm rụng: dùng cồn iod, không rắc bột kháng sinh vào rốn. - Nếu thấy loét quanh rốn, rửa nhẹ bằng nước muối sinh lý ngày 2 lần cho thoáng. - Trường hợp rốn đã rụng nhưng còn lõi rốn, u rốn sẽ tiết dịch vàng có thể gây nhiểm khuẩn: Xử trí bằng Chấm nitrat bac 5% hoặc 10% vào u hạt, nếu u lớn phải chuyển trẻ đến nơi có đốt điện. - Nếu rốn có biểu hiện nhiểm khuẩn, rụng sớm, trẻ bú kém hoặc bỏ bú: cần nghĩ đến uốn ván rốn: báo với bác sĩ chuyển tuyến ngay. - Rốn mới rụng phải giữ chân rốn khô, sạch cho tới khi lên sẹo. - Trường hợp chảy máu rốn khi rốn chưa rụng, cần được buộc lại ngay bằng chỉ vô khuẩn. Nếu chảy máu sau khi rốn rụng không cầm thi chấm bằng nitrat bạc, nếu vẫn không cầm. Nên tiêm bắp vitamin K 5 mg và báo cho bác sĩ hoặc chuyển tuyến trên. - Đối với các trường hợp đẻ ngoài cơ sở Y tế, điều kiện vô khuẩn không đảm bảo, người hộ sinh cần tiếp cận và hổ trợ chăm sóc rốn càng sớm càng tốt, những trường hợp này phải tiêm huyết thanh uốn ván, (SAT 1500 đơn vị, tiêm bắp). 2.2.4. Chăm sóc da 10
  11. - Vệ sinh thân thể, tắm cho trẻ ngày thứ hai sau đẻ, mùa đông lạnh có thể lau người, phải chống lạnh, chống gió lùa, mỗi lần tắm không quá 5 phút. Nước tắm để ấm 36oC - 37oC. Sau khi tắm lau khô mặc áo, đội mũ cho trẻ. Trường hợp viêm da mụn phỏng: - Triệu chứng: Trên da xuất hiện các mụn phỏng, lúc đầu nước trong sau hơi đục, ở bất kỳ vùng nào của cơ thể. Khi mụn phỏng vỡ để lại vết trợt đỏ. - Xử trí: Rửa mụn nhẹ nhàng bằng nước muối loãng, thắm khô bằng gạc sạch. Bôi tím Gentian 0,5% hoặc xanh methylen 2% vào các mụn mủ. Trường hợp nặng cần dùng kháng sinh theo y lệnh của bác sĩ. 2.2.5. Giữ ấm giữ sạch - Phòng trẻ nằm phải ấm (28- 30 oC) , thoáng, không có gió lùa, khi tả, áo ướt phải thay ngay, cho trẻ nằm chung với mẹ. - Khi chăm sóc trẻ phải rửa tay sạch. 2.2.6. Theo dõi toàn thân, vàng da, sụt cân sinh lý - Quan sát màu da đẻ đánh giá mức độ vàng da nhiều hay ít. Cân trẻ để phát hiện sụt cân sinh lý và ghi chép vào biểu đồ theo dõi. - Theo dõi hàng ngày trẻ đi ngoài như thế nào, tính chất của phân. Nếu có báo cho bác sĩ xử trí. - Đo nhiệt độ ngày 2 lần. - Theo dõi nhip thở: Bình thường 40 - 60 l/p. Nếu dưới 40 hay trên 60l/p đều là bất thường, cần xử trí. 2.2.7. Phòng bệnh - Tiêm phòng lao BCG. - Uống vacxin phòng bại liệt. - Trán để trẻ bị quá nóng hoặc quá lạnh dể có nguy cơ viêm phổi. 2.2.8. Một số tình huống có thể xảy ra và hướng dẫn xử trí 2.2.8.1. Ngày đầu sau đẻ - Nếu trẻ chưa được bú mẹ: khuyến khích bà mẹ cho bú ngay. - Trẻ lạnh hoặc phòng lạnh: Ủ ấm, sưởi ấm. Chú ý để tránh gây bỏng cho trẻ. - Khó thở tím tái: hồi sức thở, hồi sức tim đồng thời cho bác sĩ hay hoặc chuyển tuyến. - Chảy máu rốn: làm rốn lại. - Nếu không có phân su: Khám xem có hậu môn không. 2.2.8.2. Tuần đầu sau đẻ - Sốt cao nhiểm khuẩn rốn: Dùng kháng sinh theo y lệnh của bác sĩ hoặc chuyển tuyến. - Vàng da sớm trong hai ngày đầu sau sinh hoặc vàng da đậm: Xử trí theo y lệnh của bác sĩ hoặc chuyển tuyến. 11
  12. - Chảy máu rốn: Tùy theo mức độ mà xử trí thích hợp. - Nếu trẻ bị lạnh: li bì, không bú được, khó thở: xử trí theo y lệnh của bác sĩ hoặc chuyển tuyến. - Nếu trẻ không có gì bất thường: Hẹn ngày tiêm phòng. 2.2.8.3. Trong 6 tuần đầu sau đẻ - Hướng dẫn bà mẹ và người nhà, nếu trẻ có biểu hiện bất thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. - Nếu trẻ không tăng cân: Đánh giá bữa bú. - Nếu trẻ bình thường: Hướng dẫn vệ sinh, cho bú, chăm sóc giấc ngủ, theo dõi tăng trưởng, tiêm chủng. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Đại cương - Chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày tiêu chuẩn trẻ sơ sinh khỏe mạnh ? 2. Nêu cách chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh ? 3. Trình bày cách theo dõi và chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh ? Chương 2. CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH THIẾU THÁNG  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Trẻ sinh thiếu tháng dễ bị nhiễm lạnh vì trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não còn yếu, kém vận động do trương lực cơ yếu, kết hợp với lớp mỡ dưới da chưa phát triển nên dễ bị mất nhiệt. Khi lạnh, trẻ không run được để sinh ra nhiệt chống lại môi trường lạnh. Vì vậy, việc theo dõi ủ ấm lau khô cho trẻ sinh thiếu tháng là hết sức cần thiết. Nếu để thân nhiệt trẻ hạ xuống dưới 35°C sẽ có thể dẫn đến hàng loạt các biến chứng suy hệ hô hấp, tổn thương thần kinh và có khi gây xuất huyết ở não. MỤC TIÊU BÀI Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được tiêu chuẩn trẻ sơ sinh thiếu tháng. - Trình bày cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng. 12
  13.  Về kỹ năng: Chăm sóc được một trường hợp sơ sinh thiếu tháng  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Chủ động tích cực học tập, vận dụng kiến thức kỹ năng áp dụng thực tiển trên mô hình - Thái độ cầu tiến rõ ràng, trung thực, khách quan cố gắng vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên:  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: * NỘI DUNG CHƯƠNG 2 13
  14. 1. Đại cương: Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã định nghĩa bổ sung thêm tuổi thai, Nếu trẻ sinh ra trước tuần thứ 37 (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) là trẻ thiếu tháng. Tuy nhiên trong trường hợp không nhớ ngày kinh cuối, có thể dựa vào các dẫn chứng lâm sàng, hình thái bên ngoài để xác định tương đối chính xác tuổi thai. 2. Đặc điểm lâm sàng trẻ sơ sinh thiếu tháng . 2.1. Hình thể bên ngoài: - Da trẻ càng thiếu tháng càng mọng nhiều nước, đỏ mọng, trong thấy các mạch máu bên dưới . - Nếu dưới 30 tuần: Da đỏ mọng, nhiều mạch máu, bóng. - Nếu 30 – 32 tuần : Da mỏng, ít mạch máu hơn. - Nếu 32 – 36 tuần : Da dầy hơn, ít bóng, có lớp mỡ dưới da. - Lông tơ có nhiều nếu tuổi thai dưới 36 tuần và giảm hơn khi tuổi thai lớn hơn. - Chất gây nhiều và khuếch tán ở trẻ thiếu tháng dưới 34 tuần và giảm dần khi tuổi thai càng lớn. 2.2. Sụn vành tai. - Trẻ dưới 30 tuần: Trẻ còn quá non tháng chưa có độ cong của vành tai, nếu gập vành tai lại, vành tai sẽ giữ ở tư thế đó lâu. - Nếu 30 – 33 tuần: Nếp gấp lại, vành tai sẽ từ từ trở lại vị trí cũ. - Nếu 34 – 36 tuần: Vành tai trở lại vị trí cũ nhanh. - Trên 37 tuần: Sụn vành tai trở lại vị trí cũ rất nhanh. 2.3. Hộp sọ: - Hộp sọ trẻ thiếu tháng có xương sọ ọp ẹp, dễ bị biến dạng nên khi sanh cần được can thiệp bằng forceps để bảo vệ hộp sọ. 2.4. Mầm vú: - Có thể sờ nắn bằng 2 đầu ngón tay (ngón cái, trỏ). - Thai 30 – 32 tuần: Không sờ thấy mầm vú. - Thai 32 – 36 tuần: Kích thước mầm vú từ 2 - 4 mm. - Thai trên 37 tuần: Mầm vú từ 7 – 10 mm. 2.5. Bộ phận sinh dục ngoài: Ở trẻ trai: - Tinh hoàn bắt đầu di chuyển xuống túi bìu khi tuổi thai ở khoảng 33 – 34 tuần, nếu trẻ sanh sớm hơn, tinh hoàn còn ở trong ổ bụng hoặc trên ống bẹn. - Túi bìu chưa có nếp nhăn, căng bóng và dễ phù nề theo tư thế nằm của trẻ. Ở trẻ gái: - Môi lớn chưa che phủ môi nhỏ và âm vật. Trẻ càng non, âm vật càng lộ rõ. 2.6. Nếp nhăn ở gan bàn chân: 14
  15. - Nếu thai dưới 36 tuần: Nếp nhăn mờ và chỉ có ở 1/3 trước gan bàn chân. - Nếu thai 37 – 38 tuần: Nếp nhăn có đến 2/3 trước gan bàn chân. - Nếu thai 39 – 41 tuần: Nếp nhăn rõ và có nhiều ở gan bàn chân. 3. Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh thiếu tháng. Sau khi sanh phải chuẩn bị sẵn phương tiện ủ ấm và oxy để có sử dụng ngay nếu cần. 3.1. Vấn đề ăn uống: - Cần cho ăn sớm những giờ đầu sau sanh. Cần phải chú ý đến nhu cầu sinh lý của trẻ thiếu tháng. - Tùy theo tình trạng của từng trẻ, tùy theo cân nặng và tuổi thai mà có cách xử trí thích hợp. - Nếu trẻ sơ sinh thiếu tháng trên 34 tuần, cân nặng khoảng 2.300g, đã có phản xạ bú sẽ cho tập bú sữa mẹ càng sớm càng tốt và cho nằm với mẹ. - Nếu trẻ thiếu tháng dưới 32 tuần, không có khả năng mút, bú, phải nặn sữa mẹ cho bứ bằng ống thông dạ dày (8 – 10 lần/ngày), ống thông tá tràng và có thể vắt sữa mẹ từng giọt vào miệng trẻ. - Nếu trẻ quá non, cân nặng dưới 1.500g, cần được truyền dung dịch glucoza 5%, 10% bằng đường tĩnh mạch (có thêm các chất điện giải) và giảm dần càng nhanh càng tốt, thay thế bằng đường tiêu hóa. 3.2. Nhu cầu của trẻ thiếu tháng. - Năng lượng: - 50 -10 kcal/kg/ngày trong 3 ngày đầu. - 110 – 140 kcal/kg/ngày cho các ngày tiếp theo nếu trẻ dưới 2000g. - 130 – 140 kcal/kg/ngày nếu trẻ có cân nặng trên 2000g. Nước: - 60 – 100ml/kg/ ngày trong tuần đầu. - Tránh lượng thức ăn và nước quá tải, có thể gây nôn ói và sặc. - Những tuần sau tăng 180 – 200ml/kg/ngày (không quá 200ml) Protid: 2,5g – 3g/kg/ngày. Khi tăng cân nhanh, nhu cầu có thể tăng lên 4g – 5g/kg/ngày. Lipid: 2g – 3g/kg/ngày . Glucid: 12mg – 15mg/kg/ngày, có thể thêm dextrine, maltose. Vitamin D: 800 – 1000 đơn vị/ngày. VitaminC: 50 mg/ngày . VitaminE: 5mg – 10mg/ngày. 3.3. Chăm sóc tại phòng dưỡng nhi. - Nhân viên chăm sóc trẻ tại phòng dưỡng nhi phải tôn trọng các nguyên tắc sau. 15
  16. 3.3.1. Quy tắc vô trùng: - Không đeo nữ trang khi chăm sóc trẻ. - Ăn mặt sạch sẽ, gọn gàng, thay dép khi vào phòng. - Rửa tay sạch tới khuỷu. - Dụng cụ dùng cho trẻ phải hấp vô trùng. - Lồng kính và nôi trong phòng phải luôn bảo quản tốt. - Trẻ phải được ủ ấm trong lồng kinh đã được vận hành. - Cần duy trì nhiệt độ lồng kính trong khoảng 33 – 34 độ C nếu trẻ dưới 2000g và 34 – 35 độ C nếu trẻ dưới 1.500g. - Nhiệt độ trong phòng cần giữ ở mức 28 – 30 độ C. - Cần theo dõi nhiệt độ của trẻ để thay đổi nhiệt độ bên ngoài cho thích hợp. - Biện pháp tốt nhất vẫn là mẹ ủ ấm cho con. Bằng phương pháp (kangourou). 3.3.2. Ăn uống : Cho ăn bằng ống thông dạ dày (đặt ống thông cố định), bơm sữa mẹ từng bữa và thay ống thông mỗi ngày (nhớ phải kiểm tra ống thông đã nằm trong dạ dày chưa trước khi bơm sữa), đối với trẻ quá non, muốn tránh nôn ói do bơm sữa nhiều, người ta dùng máy truyền ăn nhỏ giọt qua dạ dày hoặc qua tá tràng. 3.3.3. Theo dõi các rối loạn khác : - Rối loạn hô hấp: thở nhanh, thở co kéo. - Nôn ói, sặc: Phải kịp thời hút thông đường thở. - Theo dõi màu da, môi trẻ, các ngón chi. - Rối loạn tiêu hóa, phân, nước tiểu. - Mọi hiện tượng bất thường, dù nhỏ, đều phải được phát hiện, ghi chép, để xử trí kịp thời. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Đại cương: - Đặc điểm lâm sàng trẻ sơ sinh thiếu tháng - Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh thiếu tháng. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày tiêu chuẩn trẻ sơ sinh thiếu tháng ? 2. Trình bày cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng ? 16
  17. Chương 3. BÚ SỚM – NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 3 Bài 3 là bài nói về Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa me cung cấp cho trẻ sơ sinh tất cả các dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ. Không chỉ là nguồn dinh dưỡng tiêu chuẩn, sữa mẹ còn mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ, kinh tế, xã hội MỤC TIÊU CHƯƠNG Sau khi học xong bài này, người học có khả năng  Về kiến thức: - Trình bày được các khái niệm về sữa mẹ và những ích lợi của nuôi con bằng sữa mẹ. - Trình bày giá trị của sữa non và so sánh sự khác nhau của các loại sữa.  Về kỹ năng: Thực hiện được việc tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ và những khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. - Thái độ cầu tiến rõ ràng, trung thực, khách quan cố gắng vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 3 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 3 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 3 17
  18. - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên:  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: * NỘI DUNG CHƯƠNG 3 1. Các khái niệm về sữa mẹ 1.1. Sữa non - Trong tháng cuối của thai nghén, bầu vú phát triển mạnh, các nang sữa đã bắt đầu chế tiết một lượng rất ít và được gọi là sữa non. - Lượng sữa non được sản xuất nhiều trong máy ngày đầu sau khi sinh. - Sữa non đặc, sánh, có màu vàng nhạt hoặc hơi sáng, rất giàu năng lượng và có nhiều vitamin A. - Sữa non còn có một lượng lớn kháng thể và bạch cầu có tác dụng chống lại vi khuẩn và bệnh tật trong thời kỳ đầu của cuộc đời. 1.2. Sữa chuyển tiếp được sản xuất sau giai đoạn sữa non nghĩa là - Sau sinh hai đến ba ngày và được gọi là sữa trưởng thành. Vì lúc này các nang sữa tiết nhiều nên bầu vú căng. Nếu trẻ không bú hoặc sữa không được vắt ra ngoài sẽ làm căng tức bầu vú. lúc này gọi là xuống sữa hay là "sữa về". - Với người con so thời gian xuống sữa từ 3 đến 4 ngày. - Với người con rạ thời gian xuống sữa từ 2 đến 3 ngày. 1.3. Sữa đầu là sữa được sản xuất ở đầu bữa bú. Sữa đầu màu hơi xanh là do nang sữa đã tiết sẵn và lưu lại có đầy đủ các chất dinh dưỡng. 1.4. Sữa cuối là sữa được sản xuất cuối bữa Bú sữa cuối là sữa được tiết ra trong quá trình trẻ bú mẹ và được tiết ra ở cuối bữa bú có nhiều chất béo vì vậy có màu sáng đục hơn so với sữa đầu . 2. Tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ 2.1. Sữa mẹ: Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ hấp thu và sử dụng có hiệu quả cao. 18
  19. Trẻ bú mẹ sẽ lớn nhanh. - Sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. - Trẻ bú mẹ ít mắc các bệnh tiêu chảy, viêm phổi và một số bệnh khác so với trẻ không được bú mẹ. - Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước chín, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. 2.2. Những lợi ích của sữa mẹ. 2.2.1. Lợi ích đối với trẻ: - Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trẻ trong 6 tháng đầu. - Thúc đẩy sự phát triển cơ thể trẻ kích thích sự phát triển của não. - Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp. - Dễ tiêu hóa, sử dụng hiệu quả. - Cung cấp đầy đủ nước cho trẻ trong 6 tháng đầu. 2.2.2. Lợi ích đối với bà mẹ: - Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh giúp xổ nhau và tránh mất máu cho mẹ. - Trẻ bú mẹ kích thích co hồi tử cung tốt. - Cho trẻ bú ngay và thường xuyên kích thích tăng cường sản xuất sữa. - Cho trẻ bú ngay và thường xuyên giúp phòng cương tức sữa cho mẹ. - Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao (tiết kiệm chi phí). - Giúp tăng cường tình cảm mẹ con. - Tốt cho sức khỏe của mẹ (giảm thiếu máu, phòng ung thư vú, cổ tử cung). - Chậm có kinh trở lại, chậm có thai lại. 3. Sự khác biệt giữa các loại sữa. Sữa mẹ: Sữa non: Là loại sữa mẹ đặc biệt, được tiết ra trong 3 ngày đầu sau đẻ. Sữa non sánh đặc, có màu vàng nhạt hoặc trong. Sữa non chứa nhiều đạm hơn sữa trưởng thành. 3.1. Giá trị của sữa non Các đặc tính Tác dụng Nhiều kháng thể Bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Nhiều tế bào bạch cầu Bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Kích thích nhu động ruột Trẻ tống được phân su ra ngoài, hạn chế vàng da Những yếu tố phát triển Giúp bộ máy tiêu hóa trưởng thành dễ dung nạp thức ăn và chống dị ứng Nhiều Vitamin Giảm nhiễm khuẩn nặng - Phòng chóng bệnh khô mắt. 19
  20. 3.2. So sánh sự khác nhau của các loại sữa Các yếu tố Sữa người Sữa động vật Sữa hộp Nhiễm khuẩn Sữa bò có thể có vi Có thể bị nhiễm Không trùng lao của bò, hoặc khuẩn khi pha sữa. bị nhiễm khuẩn khi vắt sữa. Kháng thể chống lại bệnh tật. Có Không Không Chất đạm Số lượng đủ dễ hấp Nhiều, khó hấp thụ, Có một phần vừa thụ,dễ tiêu hóa. khó tiêu hóa. phải. Chất mỡ Có đủ những acid Thiếu những acid béo Thiếu những acid béo cần thiết cho cần thiết cho cơ thể. béo cần thiết cho cơ cơ thể. có men tiêu Không có men tiêu thể. không có men hóa mỡ. hóa mỡ. tiêu hóa mỡ. Chất sắt - Số lượng ít - Số lượng ít - Bổ sung thêm - Hấp thụ tốt - Hấp thụ tốt - Hấp thụ không tốt Vitamin Đủ Không đủ vitamin A Bổ sung thêm và vitamin C Nước Đủ Cần cho thêm Có thể cần cho thêm 4. Thực hành bú đúng cách: 4.1. Phản xạ tạo sữa của mẹ - Phản xạ tiết sữa (phản xạ Prolactin). - Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết Prolactin. - Prolactin đi vào máu, đến vú và làm cho vú sản xuất sữa. - Phần lớn Prolactin ở trong máu khoảng 30 phút sau bữa bú, chính vì thế nó giúp cho vú tạo sữa cho bữa bú tiếp theo. - Điều này cho thấy rằng nếu trẻ bú nhiều thì vú mẹ sẽ tạo nhiều sữa. - Prolactin được sản xuất nhiều vào ban đêm là rất có ích để duy trì sự tạo sữa. 4.2. Phản xạ phun sữa (phản xạ oxytocin) - Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết oxytoxin. - Oxytoxin đi vào máu, đến vú và làm cho các tế bào cơ xung quanh nang sữa co lại đẩy sữa ra ngoài. Nếu phản xạ Oxytoxin không làm việc tốt thì trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận sữa - Mặc dù vú vẫn sản xuất sữa nhưng lại không tống sữa ra. - Phản xạ Oxytoxin dễ dàng bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ của bà mẹ. - Khi bà mẹ có những cảm giác tốt như hài lòng với con mình, gần gũi, yêu thương con, luôn tin tưởng vào việc nuôi con bằng sữa mẹ thì sẽ hỗ trợ tốt cho phản xạ Oxytoxin. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2