Giáo trình Chăm sóc sức khỏe vị thành niên và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 0
download
Giáo trình "Chăm sóc sức khỏe vị thành niên và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng)" trình bày những nội dung chính như sau: Đại cương về chăm sóc sức khỏe phụ nữ; đại cương vô sinh; chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới; vấn đề thai nghén tuổi vị thành niên; các nguy cơ thường gặp tuổi vị thành niên;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc sức khỏe vị thành niên và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHỎE VỊ THÀNH NIÊN VÀ NAM HỌC NGÀNH: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số 19/ QĐ – CĐYT ngày 25tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép Dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh Thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Chăm sóc sức khỏe vị thành niên là một vấn đề xã hội rất quan tâm, nếu không được cung cấp kiến thức đầy đủ sẽ dễ dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, việc học hành, có khả năng ảnh hưởng đến cả tương lai sự nghiệp của các em, đến chất lượng dân số của toàn xã hội. Trong xã hội hiện đại, với sự "nở rộ" của các loại văn hóa phẩm, mối quan hệ rộng mở, lối sống phóng khoáng, tuổi trưởng thành được "trẻ hóa"… khiến trẻ vị thành niên đứng trước nhiều nguy cơ, đặc biệt là việc mang thai ngoài ý muốn, bệnh lây truyền qua đường tình dục... Thì hơn lúc nào hết chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) vị thành niên đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy bộ môn Sản phụ khoa cùng nhau hoàn thành giáo trình, mong đem đến cho sinh viên những kiến thức hữu ích. Để đáp ứng nhu cầu dạy và học trong nhà trường bộ môn sản phụ khoa biên soạn lại bài giảng xác với các mục tiêu và câu hỏi trắc nghiệm theo đúng tinh thần của chương trình . Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Chương 1. Đại cương về chăm sóc sức khỏe phụ nữ Chương 2. Đại cương vô sinh Chương 3. Chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới Chương 4. Vấn đề thai nghén tuổi vị thành niên Chương 5. Các nguy cơ thường gặp tuổi vị thành niên Chương 6. Đặc điểm tâm, sinh lý tuổi vị thành niên Chương 7. Tư vấn cho vị thành niên các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên Chương 8. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Là giáo trình được xuất bản lần đầu tiên nên còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến phản hồi từ quý độc giả, các thầy cô giáo, các sinh viên để chỉnh sửa và hoàn thiện. Trân trọng cảm ơn! Cà Mau, ngày 01 tháng 7 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Võ Thị Thu Thủy 2. Huỳnh Linh Út 3
- MỤC LỤC Trang 1. Chương 1. Đại cương về chăm sóc sức khỏe phụ nữ 2 2. Chương 2. Đại cương vô sinh 3 3. Chương 3. Chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới 5 4. Chương 4. Vấn đề thai nghén tuổi vị thành niên 15 5. Chương 5. Các nguy cơ thường gặp tuổi vị thành niên 21 6. Chương 6. Đặc điểm tâm, sinh lý tuổi vị thành niên 26 7. Chương 7 . Tư vấn cho vị thành niên các vấn đề liên quan đến 33 sức khỏe sinh sản vị thành niên 8. Chương 8. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh và mãn 37 kinh 4
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: CHĂM SÓC SỨC KHỎE VỊ THÀNH NIÊN- NAM HỌC 2. Mã môn học: MH65 3. Vị trí, tính chất của môn học 3.1. Vị trí: Là môn học bắt buộc trong nội dung chương trình đào tạo của nghề Cao đẳng Hộ sinh vừa làm vừa học, được bố trí giảng dạy ở học kỳ 2 của năm học thứ ba theo kế hoạch đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2. Tính chất: Chăm sóc sức khỏe vị thành niên là một vấn đề xã hội rất quan tâm, nếu không được cung cấp kiến thức đầy đủ sẽ dễ dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, việc học hành, có khả năng ảnh hưởng đến cả tương lai sự nghiệp của các em, đến chất lượng dân số của toàn xã hội. 3.3. Ý nghĩa và vai trò: Đào tạo người hộ sinh theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, thận trọng trong nghề nghiệp, tôn trọng và chân thành có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản. 4. Mục tiêu của môn học 4.1. Kiến thức A1. Trình bày được hoạt động nội tiết có chu kỳ của buồng trứng và chức năng sinh sản của nam giới bình thường A2. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân và phân loại vô sinh. A3. Trình bày được được nguyên nhân của rối loạn cương dương. 4.2. Kỹ năng B1. Tư vấn được cho nữ giới và nam giới về sức khỏe sinh sản bình thường trên tình huống giả định một cách nhân văn. B2. Nắm được các bước khám , thăm dò và chẩn đoán vô sinh. B3. Biết cách phòng tránh các nguy cơ thường gặp đối với vị thành niên 4.3. Năng lực và tự chủ trách nhiệm C1. Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ bà mẹ và trẻ em. C2. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. C3. Bảo đảm an toàn cho bà mẹ và trẻ em 5. Nội dung của môn học Chương trình chi tiết môn học 5
- TÊN BÀI SỐ GIỜ TT HỌC TS LT TH Kiểm tra Đại cương về 4 2 2 1 chăm sóc sức 0 khỏe phụ nữ Đại cương vô 4 2 2 2 0 sinh Chăm sóc 4 2 2 3 sức khỏe sinh 1 sản nam giới Vấn đề thai 4 2 2 4 nghén tuổi vị 0 thành niên Các nguy cơ 3 1 1 thường gặp 5 0 tuổi vị thành niên Đặc điểm 3 2 2 tâm, sinh lý 6 0 tuổi vị thành niên Tư vấn cho 4 2 2 1 vị thành niên các vấn đề 7 liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên Chăm sóc 4 2 2 0 sức khỏe phụ 8 nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Tổng số 30 15 15 02 6. Điều kiện thực hiện môn học 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6
- 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá 7.1. Nội dung - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y Tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương Phương Hìnhthức Chuẩn đầu ra Số cột Thời pháp pháp tổ kiểm tra đánh giá điểm đánh giá chức kiểm tra Thường Viết/ Tự luận/ Trắc A1, A2, A3 1 Sau 12 xuyên Thuyết nghiệm/ Báo cáo giờ. B1, B2, B3 trình C1, C2, C3 Định kỳ Viết/ Tựluận/ Trắc A3, B3, C3 2 Sau 24 giờ Thuyết 7
- trình nghiệm/ Báo cáo Kết thúc môn Viết Tự luận và trắc A1, A2, A3, 1 Sau 30giờ học nghiệm B1, B2, B3, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Điều Dưỡng chính quy 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 8
- 9. Tài liệu tham khảo 1. Sách Sản Phụ Khoa, Xuất bản lần thứ 4, nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh 2021. 2. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội 2016 của nhà xuất bản Hà Nội. 3. Quyết định 2120/QĐ-BVTD ngày 30/9/2020 về việc Quyết định ban hành Tài liệu “kỹ thuật điều dưỡng” băm 2020 của bệnh viện Từ Dũ. 4. Bệnh viện Từ Dũ Cập nhật Kỹ thuật Điều dưỡng năm 2021. Tr 330 – 336. 5. Bộ Y tế (2014), Chuẩn năng lực cơ bản của Hộ sinh Việt Nam, 2. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Bộ môn Phụ sản (2011), Thực hành sản phụ khoa, Tr.115 – 117. CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Sức khoẻ sinh sản (SKSS) là một trạng thái khoẻ mạnh, hài hoà về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản (Theo tổ chức Y tế Thế giới). MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức - Trình bày được hoạt động nội tiết có chu kỳ của buồng trứng và kinh nguyệt - Trình bày được chức năng sinh sản của nam giới bình thường. Về kỹ năng Tư vấn được cho nữ giới và nam giới về sức khỏe sinh sản bình thường trên tình huống giả định một cách nhân văn. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. - Thái độ cầu tiến rõ ràng, trung thực, khách quan cố gắng vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). 9
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp Điểm kiểm tra thường xuyên Kiểm tra định kỳ * NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Đại cương về sức khỏe sinh sản Sức khoẻ sinh sản (SKSS) là một trạng thái khoẻ mạnh, hài hoà về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản (Theo tổ chức Y tế Thế giới). Như vậy, SKSS là sự hoàn hảo về bộ máy sinh sản, đi đôi với sự hài hoà giữa sinh học với tinh thần và xã hội. 2. Sức khỏe sinh sản phụ nữ Bắt đầu từ tuổi dậy thì buồng trứng bắt đầu hoạt động có chu kỳ và thể hiện ra ngoài bằng chu kỳ kinh nguyệt. Chính những hormon sản xuất ra trong chu kỳ hoạt động của buồng trứng đã quyết định chu kỳ kinh nguyệt cho nên hai chu kỳ này có liên quan mật thiết với nhau. 2.1. Chu kỳ kinh nguyệt - Kinh nguyệt là sự chảy máu có chu kỳ của tử cung đi đôi với sự rụng niêm mạc tử cung và chủ yếu là sự giảm Estrogen và Progesterol trong máu, nhưng vai trò của Estrogen là quyết định. 10
- - Đặc tính của kinh nguyệt: Theo qui ước chung, chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên hành kinh (là ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt) đến ngày trước khi có kinh lần sau (ngày kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt). Nhưng trên thực tế , để dễ hiểu người ta thường tính chu kỳ kinh nguyệt từ ngày bắt đầu hành kinh lần này đến ngày bắt đầu có kinh lần sau. - Máu kinh nguyệt là máu không đông, kinh nguyệt có máu đông gặp trong trường hợp băng kinh. - Lượng máu kinh khoảng 40 - 100 ml. - Chu kỳ kinh nguyệt thường gặp là 28 - 30 ngày có thể có những chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 35 - 40 ngày hoặc ngắn hơn 20 - 25 ngày. - Đặc điểm ra máu kinh nguyệt: Ngày đầu, ngày cuối ra ít những ngày giữa ra nhiều. 2.2. Hoạt động của buồng trứng Một chu kỳ kinh nguyệt là kết quả của một chu kỳ hoạt động của buồng trứng, chu kỳ hoạt động này được chia làm bốn thời kỳ. Nếu lấy chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, thì 4 thời kỳ đó là: 2.2.1. Thời kỳ bong niêm mạc tử cung Từ ngày thứ 1 đến hết 3 - 4 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung bong ra gây chảy máu (thực chất đây là kết quả của chu kỳ kinh nguyệt trước). 2.2.2. Thời kỳ phát triển của noãn bào thành nang De Graaf Bắt đầu từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, dưới ảnh hưởng của kích dục tố FSH của thùy trước tuyến yên, một noãn bào của buồng trứng phát triển thành nang De Graaf. Nang De Graaf gồm một tiểu noãn, xung quanh có nhiều tế bào hạt, bên trong có buồng nước, bên ngoài có màng bao trong và màng bao ngoài. Khi noãn bào phát triển, buồng nước ngày càng to ra, đẩy tiểu noãn vào góc trong của nang. Bọc noãn ngày càng lớn màng bao trong càng tiết ra nhiều estrogen vào máu. Dưới tác dụng của estrogen, tế bào niêm mạc tử cung tăng sinh, dày lên gấp 10-15 lần, các mao mạch dài ra xoắn lại chuẩn bị tiếp nhận tác dụng của progesterol. 2.2.3. Thời kỳ phóng noãn (rụng trứng) Vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, nang De Graaf chín, bài tiết estrogen ngày càng nhiều và đạt mức tối đa, làm cho thùy trước tuyến yên ngừng bài tiết FSH, đồng thời bài tiết ra LH làm nang De Graaf vỡ ra, tiểu noãn được giải phóng và đi vào ống dẫn trứng. Bình thường noãn tồn tại trong ống dẫn trứng 24 giờ, nếu gặp tinh trùng noãn được thụ tinh, nếu không gặp tinh trùng noãn tự tiêu hủy. 2.2.4. Thời kỳ hoàng thể Từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 28 sau khi phóng noãn, nang De Graaf vỡ ra phần còn lại ở buồng trứng phát triển có màu vàng nên gọi là hoàng thể. Dưới tác dụng của LH hoàng thể chế tiết ra progesterol và estrogen. Tại tử cung dưới tác dụng của progesterol niêm mạc tử cung dày lên, động mạch và các tuyến phát triển và chế tiết, tạo điều kiện để trứng thụ tinh về làm tổ. Vì vậy niêm mạc tử cung ở giai đoạn này còn gọi là niêm mạc hoài thai. Thường có hai khả năng: 11
- Nếu tiểu noãn kết hợp với tinh trùng, có thụ thai, hoàng thể phát triển và tồn tại 2,5 tháng tiếp tục tiết ra progesterol giúp trứng làm tổ ở tử cung được tốt, nên được gọi là hoàng thể thai nghén. Nếu tiểu noãn không kết hợp với tinh trùng, không thụ thai, hoàng thể sẽ thoái hóa, nên gọi là hoàng thể kinh nguyệt. Đến ngày thứ 26 của chu kỳ kinh nguyệt nồng độ progesterol và estrogen trong máu giảm đột ngột, làm cho các mạch máu dưới niêm mạc tử cung xoắn lại gây chảy máu, niêm mạc tử cung bị hoại tử bong ra từng mảng nhỏ chảy ra ngoài tạo nên kinh nguyệt. Khi nồng độ progesterol và estrogen giảm theo cơ chế hồi tác FSH của thùy trước tuyến yên được giải phóng, tác động lên buồng trứng kích thích noãn bào phát triển và một chu kỳ kinh nguyệt mới lại bắt đầu. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ hoàng thể thường là cố định 14 ngày. Như vậy chu kỳ kinh nguyệt dài hay ngắn là tùy thuộc vào thời kỳ phát triển dài hay ngắn. Trên thực tế người ta thường chia một chu kỳ kinh nguyệt thành 2 thời kỳ (giai đoạn): Trước phóng noãn gọi là thời kỳ phát triển và sau phóng noãn gọi là thời kỳ chế tiết. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không có phóng noãn là chu kỳ kinh nguyệt chỉ có một giai đoạn. 2.3. Các thay đổi khác của chu kỳ kinh nguyệt 2.3.1. Thân nhiệt Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, nửa đầu của kỳ kinh (trước khi phóng noãn) thân nhiệt của người phụ nữ luôn luôn dưới 37 độ. Trước ngày phóng noãn thân nhiệt hạ thấp hơn một chút. Vào ngày phóng noãn thân nhiệt tăng lên trên 37 độ và giữ như vậy đến trước ngày thấy kinh. 2.3.2. Cổ tử cung Nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt dưới tác dụng của estrogen, lỗ ngoài của cổ tử cung mở rộng dần, dịch tiết ở cổ tử cung tăng dần và loãng. Vào ngày phóng noãn cổ tử cung mở rộng nhất, dịch tiết nhiều nhất và loãng nhất lấp đầy cổ tử cung, nên khi nhìn vào lỗ cổ tử cung có cảm giác như nhìn vào mắt, vì vậy trên lâm sàng gọi đó là dấu hiệu con ngươi. 2.3.3. Âm đạo Độ PH của âm đạo cũng thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Trước và sau khi hành kinh PH âm đạo khoảng 5-6, vào giữa chu kỳ kinh nguyệt (thời kỳ phóng noãn) PH âm đạo khoảng 4-5. 3. Sức khỏe sinh sản nam giới Hệ thống sinh dục nam gồm có các cơ quan sinh dục bên trong và bên ngoài. Hệ thống này có chung cấu trúc với một phần của hệ tiết niệu, vì vậy thường được nói đến như là hệ tiết niệu-sinh dục nam. 3.1. Chức năng sinh dục bình thường ở nam giới Các thay đổi giới tính thứ phát ở nam giới bắt đầu từ khoảng 10 tuổi kèm theo việc tinh hoàn to ra. Tiếp đó là lông mu phát triển và dương vật to ra. Từ khoảng 12 đến 17 tuổi nam giới lớn vọt lên. Kiểu phát triển giới tính như vậy có thể dự đoán trước và đã được Tanner mô tả. Có một số dao động về khuôn khổ thời gian, nhưng trình tự thì có thể biết trước. 12
- Sau tuổi dậy thì và trưởng thành, các cơ quan sinh dục nam thường không phát triển gì thêm đáng kể. Nam giới Tinh hoàn và bìu Dương vật Lông mu Thể tích tinh hoàn: < 1,5ml Giống trẻ con Không có Thể tích tinh hoàn: 1,6-6ml Bìu đỏ hơn, mỏng hơn, to ra Không thay đổi Ít, lông tơ hai bên Thể tích tinh hoàn: 6-12ml Bìu to ra nhiều Dài ra Mọc rộng ra khắp mu Thể tích tinh hoàn: 12-20ml Bìu to hơn nữa Dài ra và to ra Nhiều hơn, xoăn và sẫm màu dần Thể tích tinh hoàn: >20ml Bìu giống người trưởng thành Hình thái giống người trưởng thành Số lượng và phân bổ như của người trưởng thành kèm theo lông ở mặt trong đùi Tốc độ phát triển của mỗi dấu hiệu có thể khác nhau đối với cùng một cá thể tại cùng một thời điểm (Tanner, 1962) Bảng 1.1: Sự phát triển các dấu hiệu giới tính nam 3.2. Chức năng sinh sản nam bình thường Chức năng sinh sản nam giới phụ thuộc vào sự thúc đẩy của nội tiết tố đối với quá trình sản xuất hormon và tạo tinh trùng. Ham muốn và xu hướng tình dục được gọi là dục tính và một phần phụ thuộc vào: - Nồng độ testosteron - Tình trạng sức khoẻ chung - Dinh dưỡng. - Một số loại thuốc có thể làm giảm dục tính, đặc biệt là các thuốc đối kháng thụ thể androgen. Sự kích thích tình dục ở nam giới được đặc trưng bởi tình trạng cương dương vật. Điều này xảy ra do tình trạng xung huyết mạch máu ở các mạch nằm trong thể hang. Tình trạng cương này cho phép đưa được dương vật vào trong âm đạo. Trong quá trình giao hợp (hay kích thích tình dục khác), đỉnh của tình trạng kích thích là xuất tinh và cực khoái. Phóng tinh được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh giao cảm. Sự kích thích thụ thể α-Adrenergic gây co thắt mào tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt và các cơ ở sàn khung chậu. Bên cạnh đó, cổ bàng quang đóng lại để ngăn ngừa việc phóng tinh ngược vào bàng quang. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Hoạt động của một chu kỳ kinh nguyệt gồm mấy thời kỳ ? 13
- A. 02 thời kỳ. B. 03 thời kỳ. C. 04 thời kỳ. D. 05 thời kỳ. 2. Buồng trứng có mấy chức năng ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 3. Hormon LH có tác dụng A. Kích thích nang noãn trưởng thành phóng noãn. B. Kích thích hình thành hoàng thể. C. Kích thích hoàng thể chế tiết. D. Tất cả đều đúng. 4. Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ A. Tất cả niêm mạc tử cung. B. Lớp nông của niêm mạc tử cung. C. Lớp đáy của niêm mạc tử cung. D. Từ cơ tử cung. 5. Trong chu kỳ kinh nguyệt, thân nhiệt người phụ nữ thấp nhất A. Ngày thứ 13 trước ngày bắt đầu chu kỳ kinh lần sau. B. Ngày thứ 14 trước ngày bắt đầu chu kỳ kinh lần sau. C. Ngày thứ 15 trước ngày bắt đầu chu kỳ kinh lần sau. D. Ngày thứ 16 trước ngày bắt đầu chu kỳ kinh lần sau. Bài 2. ĐẠI CƯƠNG VÔ SINH GIỚI THIỆU BÀI 2 Vô sinh là tình trạng không có thai sau một thời gian nhất định chung sống vợ chồng mà không áp dụng một biện pháp tránh thai nào. MỤC TIÊU BÀI Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được định nghĩa và phân loại vô sinh. - Trình bày được được nguyên nhân vô sinh. 14
- Về kỹ năng: Thực hiện được các bước khám , thăm dò và chẩn đoán vô sinh .Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Chủ động tích cực học tập, vận dụng kiến thức kỹ năng áp dụng thực tiển trên mô hình - Thái độ cầu tiến rõ ràng, trung thực, khách quan cố gắng vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 62 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra định kỳ lý thuyết: * NỘI DUNG BÀI 2 15
- 1. Định nghĩa Vô sinh là tình trạng không có thai sau một thời gian nhất định chung sống vợ chồng mà không áp dụng một biện pháp tránh thai nào. Cổ điển quy định thời gian đó là 2 năm, tổ chức y tế thế giới quy định là 1 năm. Theo thống kê chung nếu 2 vợ chồng sống với nhau không sử dụng một biện pháp tránh thai nào thì tỷ lệ có thai là 90%. Hiện nay vô sinh khá phổ biến chiếm tỷ lệ 10-15%. 2. Phân loại vô sinh 2.1. Vô sinh nguyên phát (vô sinh 1) Hai vợ chồng chưa bao giờ có thai, mặc dù đã sống với nhau sau 2 năm và không dùng biện pháp tránh thai nào. Vô sinh có thể là nguyên phát với người vợ hay với người chồng hay với một cặp vợ chồng. 2.2. Vô sinh thứ phát (vô sinh 2) Hai vợ chồng tước kia đã có con hoặc có thai một lần, nhưng sau đó không có thai lại trong vòng 2 năm chung sống và không dùng biện pháp tránh thai nào. Vô sinh có thể là thứ phát đối với người vợ hay người chồng hoặc cả hai. 3. Nguyên nhân vô sinh Nguyên nhân vô sinh vô cùng phức tạp, người ta chia làm 2 loại vô sinh đó là vô sinh do nam giới và vô sinh do nữ giới. 3.1. Vô sinh do nam giới - Nguyên nhân vô sinh do chồng, người vợ hoàn toàn bình thường. - Bất thường tinh dịch: vô tinh do tắc nghẽn hoặc do bất sản, giảm chất lượng tinh trùng (tinh trùng ít, yếu, dị dạng). - Bất thường giải phẫu: giãn tĩnh mạch thừng tinh, lỗ tiểu đóng thấp, đóng cao, tinh hoàn lạc chỗ. - Rối loạn chức năng: giảm ham muốn, rối loạn cương dương, rối loạn phóng tinh, chứng giao hợp đau. - Các nguyên nhân khác: chấn thương tinh hoàn, phấu thuật niệu sinh dục, triệt sản nam, viêm nhiễm niệu sinh dục hay nguyên nhân di truyền. 3.2. Vô sinh do nữ giới - Nguyên nhân vô sinh do vợ, người chồng hoàn toàn bình thường. - Nguyên nhân do nữ thường hay gặp do vòng kinh không phóng noãn đối với vô sinh nguyên phát (33%). - Nguyên nhân do viêm tắc vòi trứng vô sinh thứ phát (28,8%). - Nguyên nhân do vô sinh do viêm nhiễm sinh dục (5%). 3.3. Vô sinh không rõ nguyên nhân Khoảng 10% vô sinh không thể tìm nguyên nhân chính xác sau khi đã thăm khám và làm tất cả các xét nghiệm cần thiết để thăm dò và chẩn đoán. 16
- 4. Các bước khám và thăm dò 4.1. Thăm khám Nguyên tắc khám vô sinh là khám cả hai vợ chồng, đảm bảo riêng tư, kín đáo. 4.1.1. Hỏi bệnh Mục đích của hỏi bệnh nhằm khai thác thông tin về cả hai vợ chồng. 4.1.2. Khám lâm sàng 3.1.2.1. Về phía người vợ, cần khám - Quan sát toàn thân - Khám phụ khoa 3.1.2.2. Về phía người chồng cần khám - Quan sát về toàn thân - Tiền sử, bệnh sử có liên quan đến viêm nhiễm sinh dục - Kích thước dương vật, vị trí lỗ tiểu, biểu hiện viêm nhiễm. - Khám bìu, sự hiện diện tinh hoàn trong bìu cũng như kích thước và mật độ, kiểm tra thừng tinh, mào tinh. 4.2. Cận lâm sàng 4.2.1. Thăm dò ở người nữ - Xét nghiệm nội tiết: nội tiết tố hướng sinh dục (LH, FSH) - Thăm dò phóng noãn - Thử nghiệm sau giao hợp: Sự sống của tinh trùng trong đường sinh dục nữ phụ thuộc vào sự di chuyển nhanh chóng tinh trùng vào niêm dịch cổ tử cung. Đây là cơ sở của thử nghiệm sau giao hợp (Huhner test). - Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm phụ khoa, siêu âm theo dõi sự phát triển nang noãn, chụp phim tử cung vòi trứng, chụp tuyến yên bằng X quang thường quy hoặc cắt lớp vi tính. - Nội soi chẩn đoán và can thiệp: chẩn đoán các bất thường sinh dục, nội soi gỡ dính vòi trứng, buồng trứng, bơm thông vòi trứng, đốt điểm buồng trứng... - Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ phát hiện các bất thường di truyền. 4.2.2. Thăm dò ở người nam - Xét nghiệm nội tiết: định lượng nội tiết tố hướng sinh dục (LH, FSH), nội tiết sinh dục (testosteron)... - Xét nghiệm tinh dịch - Các thông số tinh dịch đồ bình thường: + Thể tích: 2- 6ml + Ly giải trung bình sau 15 phút, màu trắng đục hoặc xám tro + PH: 7,2 -7,8 + Số lượng: từ 20 x 106/ml hoặc hơn. 17
- + Di động tinh trùng - Siêu âm: Khảo sát bìu, tinh hoàn, thừng tinh qua siêu âm. - Sinh thiết tinh hoàn, mào tinh, thừng tinh tìm sự hiện diện của tinh trùng trong trường hợp mẫu tinh dịch vô tinh. - Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ phát hiện các bất thường di truyền. 5. Phương pháp điều trị Tuỳ vào nguyên nhân vô sinh của vợ hay của chồng mà điều trị tương ứng. 5.1. Về phía người vợ - Nếu có bất thường phóng noãn: chỉ định kích thích buồng trứng theo nhiều phác đồ khác nhau nhằm tăng sự phát triển nang noãn, tăng trưởng thành và phóng noãn. - Tắc vòi trứng: phẫu thuật mổ thông vòi trứng qua mở bụng hoặc qua nội soi. - Điều trị viêm nhiễm đường sinh dục nếu có trước khi thăm dò nguyên nhân vô sinh. - Các điều trị hỗ trợ cần thiết khác. - Phẫu thuật có thể chỉ định như nội soi gỡ dính, đốt điểm buồng trứng đa nang, bóc u lạc nội mạc, sửa chữa các dị dạng sinh dục. 5.2. Về phía người chồng - Bất thường tinh dịch đồ: tuỳ vào mức độ bất thường mà chỉ định phương pháp can thiệp. + Nội tiết + Thụ tinh nhân tạo với bơm tinh trùng sau lọc rửa vào trong buồng tử cung. + Thụ tinh trong ống nghiệm. - Bất thường chức năng tình dục.. - Có thể chỉ định phẫu thuật sửa chữa trong giãn tĩnh mạch thừng tinh, lỗ tiểu đóng thấp, tinh hoàn lạc chỗ... TÓM TẮT BÀI 1 Trong bài này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Định nghĩa - Phân loại vô sinh - Nguyên nhân vô sinh - Các bước khám và thăm dò - Phương pháp điều trị CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Điều kiện cần thiết để có thai A. Có phóng noãn và noãn tốt. B. Tinh dịch và tinh trùng tốt. 18
- C. Trứng làm tổ và phát triển tốt. D. Tất cả đều đúng. 2. Thời gian bao lâu khi một cặp vợ chồng sống với nhau không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có thai được gọi là vô sinh A. 3 tháng liên tục. B. 6 tháng liên tục. C. Trên 1 năm. D. Trên 2 năm. 3. Các thăm dò phóng noãn, ngoại trừ A. Do biểu đồ thân nhiệt cơ thể. B. Chỉ số cổ tử cung. C. Định lượng FSH, LH, estrogen trong máu. D. Tinh trùng và noãn có gặp nhau. 4. Thời điểm chỉ định chụp tử cung- vòi trứng cho phụ nữ vô sinh A. Khi có kinh. B. Sau sạch kinh. C. Giai đoạn phóng noãn. D. Giai đoạn hoàng thể. 5. Thăm dò ở nữ để có thai cần có mấy điều kiện A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Bài 3. CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN NAM GIỚI GIỚI THIỆU BÀI 3 Rối loạn cương dương là tình trạng không có khả năng đạt được và duy trì độ cương cứng của dương vật để đưa vào âm đạo người phụ nữ, tiến hành cuộc giao hợp một cách trọn vẹn. MỤC TIÊU BÀI Sau khi học xong bài này, người học có khả năng Về kiến thức: - Trình bày được nguyên nhân, chẩn đoán rối loạn cương dương. - Trình bày được nguyên nhân xuất tinh sớm. 19
- Về kỹ năng: - Biết phân tuyến và hướng điều trị rối loạn cương dương Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. - Thái độ cầu tiến rõ ràng, trung thực, khách quan cố gắng vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra định kỳ lý thuyết: * NỘI DUNG BÀI 3 A. RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
126 p | 5 | 3
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
104 p | 12 | 3
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
131 p | 1 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và nam học (Ngành Hộ sinh - Cao đẳng)
105 p | 1 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
111 p | 1 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng đa khoa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
140 p | 1 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn 1 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
212 p | 1 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Ngành: Điều dưỡng đa khoa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
26 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
85 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe trẻ em 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
123 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau (Năm 2022)
151 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
96 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe trẻ em 1 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
123 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe trẻ em (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
140 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người bệnh ung bướu - nội tiết - chuyển hóa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
155 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe trẻ em (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
162 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
131 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn