Giáo trình Chế tạo thiết bị cơ khí (Tập 1): Phần 1
lượt xem 6
download
Bộ giáo trình Chế tạo thiết bị cơ khí gồm 2 tập được xây dựng và soạn thảo trên cơ sở chương trình khung quốc gia về đào tạo nghề kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí. Tập 1 bộ sách gồm các môn học và mô đun nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản của nghề kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chế tạo thiết bị cơ khí (Tập 1): Phần 1
- BỘ X Â Y DỰNG GT.0000026025 TRƯỜNG C A O Đ Ẳ N G n g h ê ' LILAMA 2 CHỦ BIÊN : TS. Lê V ăn Hiên - ThS. N guyễn A nh D ũng ThS. N guyễn Hồng Tiên G IÁ O T R ÌN H CHE TAO THIẾT BỊ C ữ KHÍ T Ậ P 1 NHÀ XUẤT BẢN XÂY DựNG
- BỘ X Â Y DỰNG TRƯỜNG C A O Đ ẲNG NGHỀ LILAMA 2 Chủ biên : TS. Lê V ă n Hiền -T h S . N g uyễn A n h D ũng ThS. Nguyễn Hồng Tiến GIÁO TRÌNH CHÊ TẠO THIẾT BỊ Cữ KHÍ T Ậ P 1 NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG HÀ N Ộ I- 2 0 1 4
- LỜ I N Ó I Đ Ầ U N hẳm nâng cao chất lượng đào tạo từng bước hội nhập quốc tế, m ặt khác đê đảm bảo sự thống nhất nội dung đào tạo, năng cao kiến thức và kỹ năng nghề đáp ứng cung cấp cho người lao động kỹ thuật bậc cao theo yêu cầu của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo người lao động sau khi đào tạo có kỹ năng nghề cao, Trường cao đắng nghề LILAM A2 tô chức biên soạn "Giáo trình Cao đắng nghề Kỹ thuật chê tạo thiết bị cơ kh i '. Giáo trinh là một trong những phương tiện chính đ ể cung cấp kiến thức và là cơ sở đ ể hình thành kỹ năng nghề cho sinh viên. Trường cao đảng nghề L IL A M A 2 giao cho TS. Lê Văn H iền chủ biên phối hợp với các ông: ThS. N guyễn A n h Dũng, ThS. N guyễn H ồng Tiến, KS. Lưu Quốc Tuấn biên soạn bộ giáo trình "Giáo tr ì n h c h ế tạ o th iế t bị cơ khí". Giáo trình ch ế tạo thiết bị cơ kh í được xây dựng và soạn thảo trên cơ sở chương trình khung quốc gia về đào tạo nghề kỹ thuật ch ế tạo thiết bị cơ khí (ban hành kèm theo Quyết định s ố 3 7 / 2008 / QĐ-BLĐTBXH của Bô trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Giáo trình được chia thành 2 tập. T áp 1: Gồm các môn học và mô đun nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản của nghề kỹ thuật ch ế tạo thiết bị cơ khí. Tập 2: Gồm các môn học và mô đun nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề của nghề kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí. Giáo trình được soạn thảo đ ể làm tài liệu học tập cho sinh viên cao đắng nghề kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí, tài liệu tham khảo cho các giảng viên dạy nghề kỹ thuật ch ế tạo thiết bị cơ khí, các kỹ sư đang làm công tác kỹ thuật và giám sát chất lượng cho các nhà máy cơ khí. Trong quá trtnh btén soạn, chung tót đa tham kháo nhìẻu tai liệu co liên quan của các trường đại học khối kỹ thuật, các trường nghề trong nước, hiệp hội nghề quốc tẽ City & Guilds và tài liệu thi công của các dự án lớn như N hà máy điện Phú Mỹ, Cà Mau, Nhơn Trạch, Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý cơ quan, đơn vị và các cá nhăn đã giúp chúng tôi hoàn thành bộ giáo trinh này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và các bạn đọc đ ể giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. /. X in trân trọng cảm ơn! Ngày 02 tháng 02 năm 2012 N hóm tá c giả 3
- MÔN HỌC : KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG I. VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT MÔN HỌC Kỹ thuật An toàn và Bảo hộ lao động (BHLĐ) là mỏn học kỹ thuật cơ sờ trong chương trình các mỏn học, mò đun đào tạo bắt buộc nghề Chế tạo thiết bị cơ khí nhằm trang bị cho người học kiến thức an toàn và vệ sinh trong lao động sản xuất. Môn học Kỹ thuật an toàn và BHLĐ mang tính pháp luật, tính khoa học và tính quần chúng. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC Học xong môn học này, người học có các kiến thức và kỹ năng như sau: 1. Về kiến thức 1.1. Trình bày được mục đích, nội dung, ý nghĩa, tính chất của công tác BHLĐ. 1.2. Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tô' độc hại đến sức khoè người lao động và các biện pháp phòng chống. 1.3. Trình bày được kỹ thuật an toàn khi tổ chức và bô' trí nơi làm việc. 1.4. Trình bày được các biện pháp phòng cháy chữa cháy. 2. Về kỹ năng 2.1. Sử dụng đúng kỹ thuật các bình chữa cháy. 2.2. Thao tác được cấp cứu dược nạn nhân bị tai nạn lao động. 2.3. Phân biệt được các biến báo an toàn trong thi công xây lăp. III. NỘI DUNG MÔN HỌC SỐTT Tên các bài trong môn học 1 Môt số khái niêm về BHLĐ 2 Vê sinh lao dông 3 Kỹ thuât an toàn 4 Kỹ thuât phòng cháy chữa cháy 5 Cấp cứu nan nhân bi tai nan lao đỏng 6 Một số biển báo trong thi công xây lắp 4
- IV. NỘI DUNG BÀI GIẢNG BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỂ BẢO HỘ LAO ĐỘNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nêu được mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động. - Trình bày được những nội dung chính của công tác bảo hộ lao động trong Bộ Luật Lao động ngày 26/3/1994. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.1. Mục đích Mục tiêu của công tác BHLĐ là thông qua các biện pháp vể khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại dược phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi, và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khoè cũng như những thiệt hại khác dối với người lao động, nhằm bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo an toàn vể tính mạng người lao động và cơ sờ vật chất, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. 1.2. Ý nghĩa Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù cùa lao động sản xuất, do yêu cẩu của sản xuất và gắn liẻn với quá trình sản xuất. Bảo hộ lao dộng mang lại niểm vui, hạnh phúc cho m ọ i ngưòri n é n n ó m a n g ý n g h ĩa n h ã n đ ạ o sAu sắc. M ặ t k h á c , nhíV c h ă m lo sứ c k h o ẻ củ a người lao động mà công tác BHLĐ mang lại hiộu quả xã hội và nhân dạo rất cao. BHLĐ là một chính sách lớn cùa Đảng và Nhà nưóc, là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất. BHLĐ mang lại những lợi ích vẻ kinh tế, chính trị và xã hội. Lao dộng tạo ra cùa cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ dưới chế độ xã hội nào, lao dộng của con người cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng quốc gia giàu có, tự do, dân chủ cũng nhờ người lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí óc) vì vậy lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người. II. CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 2.1. Tính chất của công tác bảo hộ lao động BHLĐ có 3 tính chất chủ yếu là: Pháp lý, Khoa học kỹ thuật và tính quần chúng. Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. 5
- 2.1.1. Tính pháp luật Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hoá chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác bảo hộ lao động là luật pháp của Nhà nước. Xuất phát từ quan điểm: Con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, mọi cơ sở kinh tế và mọi người tham gia lao dộng phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu, và thực hiện. Đó là tính pháp lý của công tác bào hộ lao động. 2.1.2. Tính khoa học Mọi hoạt động cùa BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp... đều xuất phát từ những cơ sờ cùa KHKT. Các hoạt dộng điểu tra khảo sát phân tích điểu kiện lao động, đánh giá ảnh hường của các yếu tố độc hại đến con người để để ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đám báo an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật. Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác bảo hộ lao động ngày càng phổ biến. Trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia gamma (y), nếu không hiểu biết vể tính chất và tác dụng cùa các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sừ dụng cẩn trục, không thể chỉ có hiểu biết vể cơ học, sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác như sự cân bằng của cẩn cẩu, tẩm với, điều khiển điện, tốc dô nâng chuyển... Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái, muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất, phải giải quyết nhiều vấn để tổng hợp phức tạp không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật thông gió, cơ khí hoá, tự động hoá... mà còn cần phải có các kiến thức về tâm lý lao động, thẩm mỹ công n g h iệ p , x ã h ộ i h ọ c la o đ ộ n g ... V ì v ậ y , r ô n g tác h ả o h ộ la o đ ộ n g m a n g tín h c h ấ t k h o a h ọ c kỹ thuật tổng hợp. 2.1.3. Tính quấn chúng Tất cả mọi người từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cẩn được bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào cóng tác BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác. BHLĐ có liên quan đến tất cà mọi người tham gia sản xuất. Công nhân là những người thường xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực hiện các qui trình công nghệ... do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hờ trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp vể kỹ thuật an toàn, tham gia góp ý kiến về mẫu mã, quy cách dụng cụ phòng hộ, quẩn áo làm việc... Mặt khác dù các qui trình, quy phạm an toàn được để ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công nhân chưa được học tập, chưa được thấm nhuần, chưa thấy rõ ý nghĩa và tẩm quan trọng của nó thì rất dễ vi phạm. 6
- Muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động, phải vận dộng được đông đảo mọi người tham gia. Cho nên BHLĐ chỉ có kết quả khi được mọi cấp, mọi ngành quan tâm, được mọi người lao động tích cực tham gia và iự giác thực hiện các luật lệ, chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điểu kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sờ sản xuất và trước hết là người trực tiếp lao động. Nó liên quan với quần chúng lao dộng. BHLĐ bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội, vì thế BHLĐ luôn mang tính quần chúng sâu rộng. 2.2. Nội dung của cồng tác bảo hộ lao động Bảo hộ lao động gồm 4 phần: 2.2.1. Luật pháp bảo hộ lao động: là những quy định về chế độ, thể lệ bảo hộ lao động như: - Giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi. - Bảo vệ và bổi dưỡng sức khoẻ cho công nhân. - Chế độ lao động đối với nữ công nhân viên chức. - Tiẽu chuẩn quy phạm vể kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động. Luật lộ bảo hộ lao động được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tế của quần chúng lao động, căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế, trình độ khoa học được sửa đổi, bổ sung dẩn dần thích hợp với hoàn cảnh sản xuất trong từng thời kỳ kinh tế của đất nước. 2.2.2. Vệ sinh lao động: nhiệm vụ của vệ sinh lao động là - Nghiên cứu ảnh hường của môi trường và điều kiện lao động sàn xuất lên cơ thể con người. - Đề ra nhũng biện pháp về y tế vệ sinh nhăm loại trỉr và hạn chế ảnh hường của các nhân tố phát sinh những nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp trong sản xuất. 2.2.3. Kỹ thuật an toàn lao động - Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chấn thương, sự phòng tránh tai nạn lao động trong sản xuất, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất và bảo hộ lao động cho công nhân. - Đề ra và áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cần thiết nhằm tạo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động để đạt hiệu quả cao nhất. 2.2.4. Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy - Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ trên công trường. - Tìm ra biện pháp phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả nhất. - Hạn chế sự thiệt hại thấp nhất do hoả hoạn gây ra. - Các khái niệm các thuật ngữ dưới đây đã được quốc tế hoá và được sử dụng trong các văn bản trên: 7
- 1) An toàn lao động: tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất. 2) Điều kiện lao động: tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thê’ hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điểu kiện hoạt động cùa con người trong quá trình sản xuất. 3) Yêu cầu an toàn lao động: các yêu cầu cần phải được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn lao động. 4) Sự nguy hiểm trong sản xuất: khả năng tác động cùa các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối vói người lao đông. 5) Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất: khả năng tác động của gây chấn thương cho người lao động trong sản xuất. 6) Yếu tố có hại trong sản xuất: khả nãng tác động của gây bệnh cho người lao động trong sản xuất. 7) An toàn của thiết bị sản xuất: tính chất của thiết bị bảo đảm được tình trạng an toàn khi thực hiện các chức năng dã quy định trong diều kiện xác dịnh và trong thời gian quy định. 8) An toàn của quy trình sản xuất: tính chất của quy trình sản xuất bảo đảm dược tình trạng an toàn khi thực hiện các thông số đã cho trong suốt thời gian quy định. 9) Phương tiện bảo vộ người lao động: dùng để phòng ngừa hoặc làm giảm tác động cùa các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động. 10) Kỹ thuật an toàn: hệ thống các biện pháp và phương tiện vể tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. 11) Vệ sinh sản xuất: hệ thống các biện pháp và phương tiện vể tổ chức và kỹ Ihuật nhầm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại ưong sản xuất đối với người lao động. 12) Tai nạn lao động: tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. 13) Chấn thương: chấn thương gây ra đối với người lao động trong sản xuất do không tuân theo các yêu cầu vể an toàn lao động. Nhiẻm độc cấp tính được coi như chấn thương. 14) Bệnh nghề nghiệp: bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối vói người lao động. c . TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ■4 Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau: Tính chất công tác bảo hộ 1—1 Nội dung công tác bảo hộ 8
- BÀI 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nêu được mục đích, ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp. - Trình bày được các yếu tô' chính ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. ĐỐI TUÖNG VÀ NHIỆM v ụ CỦA CÔNG TÁC VỆ SINH CÔNG NGHIỆP Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hường của những yếu tố có hại trong sản xuất đối vói sức khỏe người lao động, tìm các biộn pháp cải thiộn điểu kiện lao đông, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả nãng lao động cho người lao động. Trong sản xuất, người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe ờ nhiều mức độ khác nhau như mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động, phát sinh các bệnh thông thường hoặc gây ra các bệnh nghể nghiệp. Ví dụ trong gia công nóng, yếu tố tác hại nghể nghiệp là do nhiệt độ cao, tiếng ồn, khói bụi...Các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người lao động còn được gọi là những tác hại nghể nghiệp. Các tác hại nghề nghiệp có thể phân thành các loại sau: - Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất: Bao gồm các yếu tố: + Cúc yếu tố vật lý và hóa học: Điều kiện vi khí hậu, bức xạ điện từ, bức xạ cao tần, siêu cao tần, tiếng ồn, bụi và chất độc, chất phóng xạ...trong sản xuất. + YẾU tố sinh vật: Vi khuán, siêu vi khuẩn, ký sinh trũng và các nấm mốc gay bẹnli. - Tác hại liên quan đến tổ chức lao động: Bao gồm các yếu tố: + Bố trí thời gian làm việc không hợp lý như làm việc liên tục, quá lâu, không nghỉ... + Bố trí công việc không hợp lý như cưòmg độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe người lao động, sự hoạt động quá khẩn trương làm căng thẳng các hệ thống cơ thể và các giác quan... + Bố trí chế độ làm việc nghỉ ngơi không hợp lý. + Bố trí vị trí làm việc không hợp lý như tư thế gò bó, khống thoải mái phải cúi lom khom, vặn mình... + cỏng cụ lao động không phù họp với cơ thể về trọng lượng, hình dáng kích thước... - Tác hại liên quan đến điều kiộn vệ sinh an toàn: 9
- Bao gồm các yếu tố: + Bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lý như thiếu hoặc thừa ánh sáng... + Làm việc ngoài trời có thời tiết xấu như nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông... + Thiếu các trang thiết bị cho hệ thống thông gió, chống bụi, chống ồn, hút khí độc... + Thiếu trang bị phòng hộ lao dộng hoặc có nhưng sử dụng và bảo quản không tốt... + Công tác thực hiện quy tắc VSLĐ và ATLĐ chưa tốt, chưa triệt để. II. NHŨNG YẾU TỐ ẢNH HUỞNG ĐEN sú c k h o e NGUÖI lao độn g Các yếu tố này phát sinh trong quá trình sản xuất khi tác động vào con người với mức độ vượt quá giới hạn chịu đụng của con người sẽ gây tổn hại đến các chức năng của cơ thể, làm giảm khả năng lao động. Sự tác động này thường diễn ra từ từ, kéo dài. Hậu quả cuối cùng là gây bệnh nghề nghiệp. Các yếu tố có hại thường là. 2.1. Vi khí hậu: là trạng thái lý học của không khí trong một không gian thu hẹp của nơi làm việc, bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, tốc độ chuyển động của không khí. Các yếu tô' này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lao dộng của con người. Vượt qua giới hạn này là vi khí hậu không thuận lợi, sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý, sức khoẻ và khả năng lao động của con người. 2.2. Bụi công nghiệp: Là tập hợp nhiều hạt có kích thước nhò bé tổn tại trong không khí. Nguy hiểm nhất là bụi có kích thước 0,5 - 5|im, khi hít phải loại bụi này sẽ có 70-80% lượng bụi đi vào phổi và ở ưong các phế nang làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi. 2.3. Chất dộc: Đa số các hoá chất dùng trong cồng nghiệp, nông nghiệp và nhiểu chất phát sinh trong các quá trình công nghệ sản xuất có tác dụng độc đối với con người. Chúng thường ở các dạng lỏng, rắn khí và thâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, tiêu hoá hoặc thấm qua da. Khi các chất độc vào cơ thể với một lượng vượt quá giới hạn sức chịu dựng của con người sẽ bị nhiểm độc mãn tính gây bệnh nghề nghiệp, nếu nhiễm độc cấp tính có thể dẫn đến tử vong. 2.4. Ánh sáng (chiếu sáng): có cường độ chiếu sáng hay còn gọi là độ rọi, nếu độ rọi quá lớn hoặc quá yếu đều có thể gây ra các bênh lý cho cơ quan thị giác làm giảm khả năng lao động và dễ gây tai nạn lao động. 2.5. Tiếng ồn: Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển dộng của các chi tiết hoặc bộ phận của máy, do va chạm... tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. 2.6. Rung và chấn dộng: có thể chia 2 loại là rung toàn thân hoặc rung cục bộ. Rung toàn thân khi người lao động làm việc phải dứng hoặc ngồi trên bê hoặc sàn đặt máy, máy chuyển động làm rung sàn hoặc bệ máy làm rung chuyển toàn thân người lao động. Rung cục bộ do một bộ phận thân thể người lao động trong thao tác công việc sử dụng các dụng cụ cầm tay chạy bằng khí nén tiếp xúc với một bộ phận của máy, thiết bị hoạt động tạo thành rung một bộ phận cơ thể người lao động gọi là rung cục bộ. 10
- Cả hai loại rung trên tùy theo mức độ đều gây tổn thương xương, khớp, rối loạn tim mạch. Nếu chấn động vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây bệnh nghề nghiệp. 2.7. Làm việc quá sức: sự làm viộc gắng sức quá mức chịu đựng của cơ thể có thể gây nên nhiêu tác hại về hô hấp và tim mạch, một mỏi mất tập trung dễ dẫn đến tai nạn thậm chí có thể dẫn đến dột quị. III. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC BHLĐ 3.1. Nhiệm vụ - Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, qui chế quản lý cồng tác BHLĐ của doanh nghiệp. - Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, qui phạm vể ATVSLĐ cùa Nhà nước và của doanh nghiệp đến các cấp và người lao động. - Để xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền vể ATVSLĐ và theo dõi đôn đốc việc chấp hành. - Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm, phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng, các bộ phận liên quan cùng thực hiện đúng các biện pháp dã đé ra trong kế hoạch BHLĐ. - Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng, các bộ phận liên quan xây dựng quy trình, biện pháp ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, quản lý, theo dõi việc kiểm định, xin giấy phép sử dụng đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt vể ATVSLĐ. - Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng huấn luyện vẻ BHLĐ cho người lao động. - Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao đông, để xuất với người sử dụng lao đông các biện pháp quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động. - Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn ATVSLĐ trong doanh nghiệp và để xuất biện pháp khắc phục những tồn tại. - Điẻu tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong doanh nghiệp. - Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra. - Dự thảo trình lãnh đạo doanh nghiệp ký các báo cáo vé BHLĐ theo quy định hiện hành. 3.2. Quyền hạn - Được tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch BHLĐ. - Được tham dự các cuộc họp vẻ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đổ án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng Nhà xưởng 11
- mới xây dựng cải tạo, mở rộng hoặc máy, thiết bị mới sửa chữa, lắp dặt để có ý kiến vể mặt ATVSLĐ. - Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiộn thấy các vi phạm hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có quyển ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành cấc biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn lao dộng, đồng thời báo cáo người sủ dụng lao động. c. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ •4 Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau: n Công tác vệ sinh công nghiệp d Những yếu tố ảnh hưởng sức khỏe ^ Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ BHLĐ 12
- BÀI 3: KỸ THUẬT AN TOÀN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nắm được các nguyên nhân dẫn đến tai nạn vể điện và chấn thương khi sử dụng máy móc thiết bị. - Trình bày được các biện pháp an toàn về điện và an toàn khi sử dụng máy móc thiết bị. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN 1.1. Tác hại của dòng điện đối với ca thể con người 1.1.1. Tác động của dòng điện đối với cơ th ể người Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm huỷ hoại bộ phận thẫn kinh điều khiển các giác quan bên trong cùa người, làm tê liệt cơ thịt, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuẩn hoàn máu. Một trong những yếu tố chính gây tai nạn cho người là dòng điện (phụ thuộc điện áp mà người chạm phải) và đưcmg di của dòng điộn qua cơ thể người vào đất. Dòng điện có thể tác động vào cơ thể người qua một mạch điện kín hoặc bằng tác động bên ngoài như phóng điện hồ quang. Tác hại và hậu quả của dòng điện gây nên phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện, diện trờ của người, đường đi của dòng điện qua cơ thể người, thời gian tác dụng và tình trạng sức khỏe của người. Cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về trị số cùa dòng điộn có thể gây chết người. Trường hợp nói chung, dòng điộn có thể làm chết người có trị số khoảng 100 mA. Tuy nhiên vẫn có trường hợp trị số dòng điộn chỉ khoảng 5 + 1 0 mA đã làm chết người tuỳ thuộc điều kiện nơi xảy ra tai nạn và trạng thái sức khoè của nạn nhân. Nguyên nhân chết người, do dòng điện phẩn lớn làm hủy hoại khả năng làm việc của các cơ quan của người hoặc làm ngừng thở hoặc do sự thay đổi những hiện tượng sinh hóa trong cơ thể người. Trường hợp bị bỏng trầm trọng cũng gây nguy hiểm chết người. Hiện nay có nhiều quan điểm giải thích về quá trình tổn thương do điện. Từ lâu người ta cho rằng khi có dòng điện đi qua sẽ tạo nên hiện tượng phân tích máu và các chất nước khác làm tẩm ướt các tổ chức huyết cầu và làm đầy huyết quản. Nhiểu Nhà sinh lý học và bác sỹ lại cho rằng do dòng điên làm cho sự co giãn của tim bị rối loạn không lưu thông máu được trong cơ thể. Ngày nay một số Nhà khoa học giải thích nguyên nhân là do dòng điện gây nên hiện tượng phản xạ do quá trình kích thích và làm đình trộ hoại 13
- dộng của cơ quan não bộ, điểu đó có nghĩa là sẽ hủy hoại chức năng làm việc của cơ quan hô hấp. Điện trở của người: Thân thể người gồm có da thịt xương, thần kinh, máu... tạo thành. Lớp da có điện trở lón nhất mà điện ườ của da lại do điện trở của lớp sừng trên da (dày khoảng 0,05^0,2 mm) quyết định. Xương và da có điộn trờ tương đối lớn còn thịt và máu có điện trở bé. Điện trờ của người rất không ổn định và không chỉ phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của cơ thể từng lúc mà còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, điều kiện tổn thương... Điện trở của người có thể thay đổi từ vài chục kfi đến 600Q. Điện trở người phụ thuộc nhiêu vào chiều dày lớp sừng da, trạng thái thần kinh cùa người. Nếu mất lớp sừng trên da thì điộn trờ người sẽ giảm xuống đáng kể. Khi có dòng điện đi qua người, điện trờ người sẽ giảm xuống do da bị đốt nóng, mổ hôi thoát ra,... Thí nghiộm cho thấy: vối dòng điện 0,1mA điộn trở người Rng = 500.000 Q, với dòng điộn 10 mA điện trờ người Rng = 8.000 n . Mặt khác nếu da người bị dí mạnh trên các cực điện, điện trở da cũng giảm đi. Với điện áp bé 50 + 60 V có thể xem điện trờ tỳ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc. Điộn trờ người giảm tỳ lệ với thời gian tác dụng của dòng điện vì da bị dốt nóng và có sự thay đổi vẻ điộn phân. Điộn áp dặt vào cũng rất ảnh hường đến điện trở cùa người vì ngoài hiện tượng điện phân nêu trên còn có... hiện tượng chọc thùng" khi điện áp u > 250 V. Với lớp da mỏng thì hiện tượng chọc thủng đã có thể xuất hiện ờ điện áp 10 - 30 V, lúc này điện trờ ngưòi xem như tương đương bị bóc hết lớp da ngoài. Ảnh hưởng của trị số dòng điện giật: Dòng điộn chính là nhân tổ vật lý trực tiếp gây tốn thương khi bị điện gật. Điện trở của thân người, điện áp đặt vào người chỉ là những đại lượng làm biến đổi trị sô' dòng điện mà thôi. Tác dộng của dòng diện lên cơ thể người phụ thuộc nhiẻu vào trị số của nó. Những trị số trên được rút ra từ các trường hợp tai nạn thực tế với phương pháp đo lường tinh vi và chính xác. Trên bảng III. 1 dẫn ra các trạng thái cơ thể người khi trị sô' dòng điện thay đổi. Tuy nhiên, khi phân tích vẻ tai nạn do điên giật, không nên đơn thuẩn xét theo trị số dòng điện mà phải xét đến cả môi trường, hoàn cảnh xảy ra tai nạn cũng như khả năng phản xạ của nạn nhân, bởi vì trong nhiéu trường hợp diện áp bé, dòng điện có trị không lớn hơn trị số dòng điện gây choáng bao nhiêu nhưng đã có thể làm chết người. Hiên nay trị số dòng điện an toàn quy định lOmA đối với dòng xoay chiều có tần số 50 + 60Hz và 50mA đối với dòng một chiều. 14
- Bảng III.l: Tác động của trị số dòng điện lên cơ thể ngiròi Dòng điện Tác dung của dòng điên xoay chiểu Dòng điện một chiều (mA) 50Hz-60 Hz 0,6+ 1,5 Bắt đầu thấy tê ngón tay Không có cảm giác gì 2+3 Ngón tay tê rất mạnh Không có cảm giác gì Đau như kim châm, cảm giác thấy 5+7 Bắp thịt co lại và rung nóng Tay đã khó rời khỏi vật có điện nhung 8 + 10 Nóng tăng lẻn vẫn rời đươc Tay không rời được vật có điộn, đau, Nóng càng tăng lên, thịt co quắp lại 20 + 25 khó thở nhưng chưa mạnh Cảm giác nóng mạnh. Bắp thịt ở tay 50 + 80 Thờ bị tê liệt. Tim bắt đầu đập mạnh co rút. Khó thờ Thờ bị tẻ liệt. Kéo dài 3 giây hoăc dài 90+100 Thờ bị tê liệt hơn, tim bị tê liột đi đến ngừng đập Ảnh hưởng của thời gian điện giật: Thời gian tác động của dòng điện vào cơ thể người rất quan trọng với các biểu hiện hình thái khác nhau. Thời gian tác dụng càng lâu, điộn trở người càng bị giảm xuống vì lóp da bị nóng dần lên, lớp sừng trên da bị chọc thủng ngày càng tăng. Khi thời gian tác động ngắn thì mối nguy hiểm phụ thuộc vào nhịp đập của tim. Mỗi chu kỳ giãn của tim kéo dài độ 1 giây. Trong chu kỳ có khoảng 0,1 giây tim nghỉ làm việc (giữa trạng thái co và giãn) và ở thời điểm này tim rất nhạy cảm với dòng điộn đi qua nó. Nếu thời gian dòng điện qua người lớn hơn 1 giây thì thế nào cũng trùng với thời điểm nói trên cùa tim. Thí nghiệm cho thấy rằng dù dòng điện lón (gần bằng 10 mA) đi qua người mà không gặp thời điểm nghỉ của tim cũng không có nguy hiểm gì. Căn cứ vào lý luận trên, ờ các mạng cao áp 1 lOkV, 35kV, lOkV, 6kV,... tai nạn do điện gây ra ít dẫn đến trường hợp tim ngừng đập hay ngừng hô hấp. Bởi vì với mạng điộn áp cao, dòng điện xuất hiện trước khi người chạm vào vật mang điện, nạn nhân chưa kịp chạm vào vật mang điện thì hồ quang đã phát sinh và dòng điện rất lớn (có thể vài ampe). Dòng điện này tác động rất mạnh vào người và gây cho cơ thể người một phản xạ tức thời, kết quả là hồ quang bị dập tắt ngay (hoặc chuyển qua bộ phận mang điện bên cạnh), dòng điện chỉ tổn tại trong khoảng thời gian vài phần của giây. Với thời gian ngắn như vậy rất ít khi làm tim ngừng đập hay hô hấp bị tê liệt. Tuy nhiên, không nên kết luận điện áp cao không nguy hiểm vì dòng điện lớn này qua cơ thể trong thời gian ngắn nhưng có thể đốt cháy nghiêm trọng hoặc làm 'chết người. Hơn nữa khi làm việc trên cao do phản xạ mà dễ bị rơi xuống đất rất nguy hiểm. Theo Uỷ ban điộn quốc tế (IEC), thời gian tiếp xúc cho phép phụ thuộc vào điện áp tiếp xúc và được dẫn ra trên bảng III.2 15
- Bảng III.2: Thòi gian tiếp xúc cho phép với các trị số điện áp khác nhau Điện áp tiếp xúc ( V) Thời gian tiếp xúc (s) Dòng điện xoay chiều Dòng điện một chiểu
- Điện áp cho phép: Dự đoán trị số dòng điện qua ngưòi trong nhiểu trưòng hợp không làm được vì còn phụ thuộc vào nhiều nhiều lý do và hoàn cảnh khác nhau. Do vậy để xác định giới hạn an toàn cho người không nên dựa vào “dòng điên an toàn” mà nên theo “điện áp cho phép”. Dùng “điện áp cho phép” rất thuận lợi vì với mỗi mạng điện có một điện áp tương đối ổn định. Tiêu chuẩn điện áp cho phép mỗi nước một khác: ờ Ba lan, Thụy Sĩ, điện áp cho phép là 50V, ờ Hà Lan, Thụy Điển,... điện áp cho phép là 24V, ờ Pháp điện áp xoay chiểu cho phép là 24V, ờ Nga tuỳ theo môi trường làm việc điện áp cho phép có thể có các trị sô' khác nhau: 65V, 36V, 12V. Theo TCVN 4086:85 “An toàn điện trong xây dựng”, điện áp cho phép được quy định 42V (xoay chiều), 50V (một chiêu). 1.1.2. Các dạng tai nạn điện Tai nạn điện được phân thành 2 dạng: chấn thương do diện và điện giật. * Các chấn thương do điện: Chấn thương do diện !à sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hổ quang điện. Chấn thương do điện sẽ ảnh hường đến sức khỏe và khả năng lao động, thậm chí tử vong. Các đặc trưng của chấn thương điện gồm: bỏng điện, dấu vết điộn, kim loại hóa mặt da, co giật cơ và viêm mắt. - Bỏng điện: Gây nên do dòng điện qua cơ thể con người hoặc do tác động của hồ quang. Bỏng do hồ quang gây ra bỏi tác đông dốt nóng của nguồn nhiệt hồ quang và có thê do một phẩn bột kim loại nóng chảy bắn vào. - Dấu vết điện: Khi dòng điên chạy qua sẽ tạo nên các dấu vết trên bé mặt da tại điểm tiếp xúc. - Kim loại hóa hể mặt da: gây nên do các hạt kim loại nhỏ bắn vào. khi vóri tốc độ lớn có thể thấm sâu vào trong da gây ra bỏng. - Co giật cơ: khi có dòng điên qua người, các cơ bị co giật. - Viêm mắt: gây nên do tác dụng của tia cực tím. * Điện giật: Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ờ các mức độ khác nhau: - Cơ bị co giật nhưng người không bị ngạt. - Cơ bị co giật, người bị ngất nhung vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn. - Người bị ngất, hoạt động của tim và hẻ hô hấp bị rối loạn. - Chết lâm sàng (không thờ, hệ tuẩn hoàn không hoạt dộng). - Điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng 80% trong tổng số tai nạn điện và 85 -5- 87% số vụ tai nạn diện chết người là do điện giật. 17
- 1.2. Những nguyên nhân gây ra tai nạn về điện - Tai nạn điện có thể chia làm 3 hình thức: + Do tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn hoặc bộ phận thiết bị có dòng diện đi qua. + Do tiếp xúc bộ phận kết cấu kim loại của thiết bị diộn hoặc thân của máy có chất cách điện bị hỏng. + Tai nạn gây ra do điện áp ờ chỗ dòng điện rò trong đất. Ngoài ra còn i hình thức nữa là do sự làm việc sai lẩm của người sửa chữa như bất ngờ đóng điện vào thiết bị ờ đó có người đang làm việc. - Những nguyên nhân làm cho người bị tai nạn điện: + Sự hư hỏng của thiết bị, dây dẫn điện và các thiết bị mờ máy. + Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong các phòng bị ẩm ướt. + Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ hoặc có nhưng không đáp ứng với yêu cầu. + Tiếp xúc phải các vật dẫn điện không có tiếp đất, dịch thể dãn điên, tay quay hoặc các phẩn khác của thiết bị điện. + Bỏ' trí không đầy đù các vật che chắn, rào lưới ngăn ngừa việc tiếp xúc bất ngờ với bộ phận dẫn điện, dây dẫn điện của các trang thiết bị. + Thiếu hoặc sử dụng không đúng các dụng cụ bảo vệ cá nhân: ủng, găng, tay cách diện, thảm cao su, giá cách điện. + Thiết bị điện sử dụng không phù hợp với điều kiộn sản xuất 1.3. Các biện pháp bảo vệ an toàn khi sử dụng điện Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điện, cán áp dụng các biện pháp kỹ thuật an to à n đ iệ n sa u d â y : 1.3.1. Các biện pháp chủ động đê' phòng xuôi hiện tình trạng nguy hiểm có th ể gáy tai nạn - Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị điện: trước khi sử dụng các thiết bị điộn cần kiểm tra cách điộn giữa các pha với nhau, giữa pha và vỏ. Trị sô' điộn trờ cách điộn cho phép phụ thuộc vào điện áp của mạng điện. - Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện: ờ những nơi có điện, điện thế nguy hiểm để đề phòng người vô tình đi vào và tiếp xúc vào, cần phải có bao bọc bảo vệ, hàng rào bảo vê bằng lưới, có hành lang bảo vệ đường dây điện cao áp trên không (giới hạn bởi hai mặt đứng song song với đường dây), có khoảng cách đến dây ngoài cùng khi không có gió. - Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly. - Sử dụng tín hiệu, biển báo, khóa liên động v.v... 18
- 1.3.2. Các biện pháp đ ể ngăn ngừa, hạn ch ế tai nạn điện: - Thực hiện nối “không” bảo vệ, và thực hiộn nối đất bảo vệ, cân bằng thế. Để đê phòng điện rò ra các bộ phận khác, để tàn dòng điện vào trong đất và giữ mức điện thế thấp trên các vật ta nối “không” bảo vệ, nối đất an toàn và cân bằng thế. Nối đất bảo vệ cho người khi chạm phải vỏ các thiết bị điện trong trường hợp cách điện của thiết bị bị hư. - Sử dụng máy cắt an toàn. - Sử dụng các phương tiện bảo vệ, dụng cụ phòng hộ: Khi đóng mờ cầu dao ờ bảng phân phối điện phải đi ủng cách điện. Các cần gạt cầu dao phải làm bằng vật liệu cách điện và khô ráo. Tay ướt hoặc có nhiểu mồ hôi cẩin không được đóng mờ cầu dao bảng phân phối điện. Chồ đúng của công nhân thao tác công cụ phải có bục gỗ thoáng và chắc chắn,... 1.3.3. Các phương tiện, dụng cụ bảo vệ an toàn trong sửa chữa điện Đê’ bảo vệ con người khi làm việc với các thiết bị điện khỏi bị tác dụng cùa dòng điện, hổ quang cần phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cần thiết. Các phương tiện bảo vệ chia thành nhóm: - Phương tiên cách điện, tránh điện áp (bưóe, tiếp xúc, làm việc) gồm: sào cách điện, kìm cách điện, dụng cụ có tay cầm cách điện, găng tay cao su, giày cao su, ủng cao su, đệm cách điện cao su. - Thiết bị thử điện di động, kìm đo dòng điện. - Bảo vệ nối đất di chuyển tạm thòi, hàng rào, bảng báo hiệu. - Phương tiện bảo vệ tránh tác dụng cùa hổ quang, mảnh kim loại bị nung nóng, các hư hỏng cơ học: kính bảo vệ, gãng tay bằng vải bạt, dụng cụ chống khí độc. II. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬDỰNG MÁY MÓC THIẾT BỊ M ú y m ó c th iế t bị đ ư ợ c v ận h à n h th e o n g u y ê n lý tin h tiố n , c h u y ổ n đ ô n g x o a y h o ặ c phối hợp cả hai chuyển động trên. Vì thế khi sừ dụng máy móc thiết bị ta phải tìm hiểu đặc tính, cấu trúc của nó, nguyên lý vận hành để có những thao tác chính xác nhằm phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Khi sử dụng máy móc thiết bị ta cần chú ý đến các vấn đề: 2.1. Các bộ phận dễ gây tai nạn Hành trình chuyển động của đẩu bào, cần trục, cần cẩu,lưỡiđá máy mài,máy trộn các bộ phận truyền động, phôi bắn... Các bộ phận nàykhichuyển động với vận tốc lớn gặp sự cô' thì ta khó dừng ngay vì vậy ta cần có bộ phận để che chắn. Các bộ phận che chắn cần phải đảm bảo, vững chắc như tay quay, tay nắm để đóng mở, di chuyển và định vị một cách an toàn. Trên một số vùng bộ phận phải che chắn như: vùng gia công nhằm không cho phôi dung dịch trơn nguội bắn vào người hay chảy xuống sàn, hộp che đá mài... 19
- Phương pháp vận hành Các tai nạn thường xảy ra khi chúng ta chưa hiểu rõ phươngpháp vậnhành. Vì thế khi sử dụng các thiết bị ta phải được hướng dẫn cụ thể và phải đượcsự cho phép cùa người quản lí thiết bị. Trong khi thao tác, vận hành thiết bị nếu có sự cố, tiếng động lạ như rung, chảy dầu bôi trơn, tiếng kêu va đập thì phải báo ngay cho người có trách nhiệm. Để ngãn ngừa việc công nhân khấc sử dụng thiết bị do mình quản lí mà không được sự cho phép, tránh những sự cố do vận hành không đúng thao tác. Hộp điều khiển phải gắn ổ khóa hoặc để biển thông báo vể tình trạng thiết bị. Phải thường xuyên kiểm tra thiết bị Kiểm tra khi máy nghỉ: - Kiểm tra bộ phận an toàn. - Kiểm tra các thiết bị khời động, tắt máy: công tắt, cần gạt. - Kiểm tra các bộ phận truyền lực, bộ phận truyẻn đai, xích, bánh răng... - Kiểm tra trạng thái lắp của các bulong, dai ốc, vít. - Bộ phận tiếp đất của các thiết bị Khái niệm vể vùng nguy hiểm Vùng nguy hiểm là khoảng không gian trong đó các yếu tố nguy hiểm đối với SỊ sống và sức khỏe con người xuất hiện một cách thường xuyên, chu kỳ hoặc bất ngờ. Ví dụ: - Vùng nguy hiểm của các cơ cấu truyén động: mâm cặp, trục chính, bộ truyển bánh răng, đai v.v... - Vùng gia công các máy công cụ. - Vùng quay tròn cùa các hộ phận lổi lõm. - Vùng vãng ra của các dụng cụ cắt: phôi bắn ra, mảnh đá mài vỡ bắn ra v.v... 2.2. Nguyên nhân gây ra chẩn thương khỉ sử dụng máy móc thiết bị 2.2.1. Do thiết k ế Xuất phát từ điều kiện làm việc thực tế của các thiết bị, yêu cầu kỹ thuật khi thiết kỂ phải tính toán độ bển, độ cứng, khả nãng chống chịu điểu kiện làm việc để đảm bảo máy làm việc ổn định, an toàn. Tuy nhiên, khi thiết kế vì các lý do khác nhau khống đảm bảo diều kiện an toàn của các thiết bị sẽ gây ra tai nạn. V í dụ: Trên các loại máy móc như tiện, mài nếu không có các cơ cấu che chắn thì khi làm việc phôi bắn ra có thể gây tai nạn. Khi thiết kế đá mài nếu không đủ độ kết dính có thể dẫn đến khi làm việc đá mài bị vỡ và bắn ra ngoài gây tai nạn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Công nghệ chế tạo thiết bị điện - Nguyễn Đức sỹ
286 p | 472 | 130
-
Giáo trình Chế tạo lắp đặt ống công nghệ - Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
85 p | 119 | 17
-
Giáo trình Chế tạo bồn bể - Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
97 p | 64 | 14
-
Giáo trình Nâng chuyển thiết bị - Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
57 p | 62 | 12
-
Giáo trình Chế tạo lọc bụi (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí) - CĐ Nghề Việt Đức, Hà Tĩnh
72 p | 44 | 11
-
Giáo trình Vận hành thiết bị tách dầu khí (Nghề: Vận hành thiết bị chế biến dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
55 p | 11 | 8
-
Giáo trình Chế tạo băng tải - Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
82 p | 65 | 7
-
Giáo trình Sử dụng dụng cụ, thiết bị cơ khí (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
98 p | 20 | 7
-
Giáo trình Chế tạo thiết bị cơ khí (Tập 2): Phần 2
156 p | 12 | 6
-
Giáo trình Chế tạo thiết bị cơ khí (Tập 2): Phần 1
123 p | 11 | 6
-
Giáo trình Chế tạo thiết bị cơ khí (Tập 1): Phần 2
129 p | 16 | 6
-
Giáo trình Vận hành thiết bị tách dầu khí (Nghề: Vận hành thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
56 p | 17 | 6
-
Giáo trình Chế tạo lan can cầu thang - Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
60 p | 53 | 6
-
Giáo trình Hàn MIG/MAG (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
73 p | 12 | 5
-
Giáo trình Chế tạo hệ thống thông gió công nghiệp (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
84 p | 20 | 5
-
Giáo trình Chế tạo thiết bị chứa công nghiệp (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
70 p | 10 | 3
-
Giáo trình Chế tạo kết cấu công nghiệp (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
68 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn