Giáo trình Chuẩn bị đất trồng cây cao su - MĐ02: Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
lượt xem 40
download
Giáo trình Chuẩn bị đất trồng cây cao su - MĐ02: Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su giúp người học có thể lựa chọn được các loại đất thích hợp để trồng cao su; thiết kế được hàng trồng cây cao su đúng yêu cầu kỹ thuật và tận dụng đất tối đa; chuẩn bị được hố trồng cây cao su đúng kích thước và đủ lượng loại phân bón lót.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị đất trồng cây cao su - MĐ02: Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG CÂY CAO SU Mã số: MĐ02 NGHỀ TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ KHAI THÁC MỦ CAO SU Trình độ: Sơ cấp nghề 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình cho nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ02 2
- LỜI GIỚI THIỆU Nghề “Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cây cao su” đã giải quyết rất nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Thị trường cao su toàn cầu và trong nước có nhiều triển vọng mở rộng theo đà phát triển kinh tế và xã hội của thế giới và Việt Nam. Ở nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành cao su đã có những chuyển biến quan trọng cả về tổ chức quản lý và phương thức hoạt động, đã nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời góp phần đáng kể trong công tác cải thiện điều kiện xã hội, an ninh và môi trường. Đảng và nhà nước luôn đánh giá cao và đặc biệt quan tâm đến việc phát triển cây cao su và coi đó là một ngành kinh tế bán công, bán nông có tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và ổn định chính trị. Hiện nay, có rất nhiều sách và tài liệu viết về Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su Hevea brasilensis, nhưng với tinh thần trách nhiệm và tham vọng: Cô đọng – bổ sung những tiến bộ kỹ thuật cập nhật phục vụ được nhiều đối tượng tham khảo, học hỏi, Ban Xây dựng chương trình dạy nghề cho Nông dân phối hợp với Viện Giáo dục và dạy nghề Trung ương, biên soạn tập tài liệu này để phổ biến trong các lớp nghề “Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cây cao su” trình độ sơ cấp, góp phần trang bị đầy đủ cho các đối tượng tham gia, để tự giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo, chủ động. Để phục vụ công tác đào tạo công nhân trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su cho các công ty, Nông trường cao su Quốc doanh cũng như các hộ làm cao su tiểu điền. Chúng tôi đã biên soạn và cho phát hành giáo trình “Chuẩn bị đất trồng cây cao su” theo mô đun. Mô đun này gồm có 6 bài: Bài mở đầu Bài 1: Đất trồng cao su Bài 2: Đào phẫu diện đất Bài 3: Khai hoang Bài 4: Thiết kế hàng trồng cao su Bài 5: Đào hố và bón lót Cần có quá trình phổ biến, áp dụng cho mọi đối tượng quan tâm đến nghề “Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cây cao su”, sau đó bổ sung, hoàn thiện dần, để tập tài liệu này trở thành cuốn “Giáo trình chuẩn bị đất trồng cây cao su” trình độ sơ cấp, do đó chúng tôi rất tha thiết mong nhận được góp ý của quý độc giả. Lần xuất bản đầu 3
- tiên không tránh khỏi thiếu sót, chân thành biết ơn và tiếp thu mọi ý kiến xây dựng của quý vị. Tài liệu được biên soạn tham khảo trên các tư liệu chuyên môn, trong đó có những phần kỹ thuật chính xác phải trích nguyên đoạn (đặc biệt Quy trình kỹ thuật của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam), do vậy kính mong được sự cảm thông chấp thuận của tác giả các tài liệu tham khảo. Trong quá trình biên soạn chương trình và giáo trình xin cám ơn Thầy Châu Kim Lang đã hướng dẫn và tập huấn để hoàn thành giáo trình này. Xin cám ơn Ban lãnh đạo các công ty đã tạo điều kiện và cử các chuyên gia từ các cán bộ kỹ thuật: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước, Công ty cổ phần cao su Đồng Phú đã tham gia xây dựng chương trình và giáo trình. Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự khích lệ, động viên của lãnh đạo các cấp, và sự cộng tác nhiệt tình của các đồng nghiệp, đã giúp hoàn thành tập tài liệu này trong một thời gian ngắn ngủi. Hà Nội, ngày 01tháng07 năm 2011 Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Thành Công - Chủ biên 2. Phạm Văn Nha 3. Bùi Đình Ninh 4. Lưu Thị Thanh Thất 5. Lê Quang Vịnh 6. Nguyễn Văn Cường 7. Nguyễn Văn Ân 8. Trần Thị Lan Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 1428 Đường Phú Riềng Đỏ - TX. Đồng Xoài – Bình Phước Email: caodangcaosu@ric.edu.vn; Website: www.ric.edu.vn; 4
- MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ...............................................................................................1 MỤC LỤC ..........................................................................................................3 BÀI MỞ ĐẦU ....................................................................................................6 1. Vai trò của công tác chuẩn bị đất trồng cao su ................................................6 2. Tiêu chuẩn của loại đất thích hợp trồng cao su ................................................6 3. Giới thiệu về mô đun ......................................................................................7 Bài 1: ĐẤT TRỒNG CAO SU ............................................................................8 1. Đất xám bạc màu ............................................................................................8 1.1 Đặc điểm của đất xám bạc màu .....................................................................9 1.2 Hướng sử dụng đất xám bạc màu ............................................................... 10 2. Đất đỏ vàng ................................................................................................... 11 2.1 Đặc điểm đất đỏ vàng.................................................................................. 13 2.2 Hướng sử dụng và cải tạo đất đỏ vàng......................................................... 13 3. Phân hạng đất trồng cây cao su ..................................................................... 15 4 Đặc điểm của vùng đất trồng cao su ............................................................... 20 4.1 Vùng Đông Nam Bộ ................................................................................... 20 4.2 Vùng Tây nguyên ........................................................................................ 20 4.3 Vùng Duyên hải miền trung ........................................................................ 21 4.4 Vùng Tây Bắc ............................................................................................. 21 BÀI 2 : ĐÀO PHẪU DIỆN ĐẤT ...................................................................... 23 5
- 1. Nguyên tắc đào phẫu diện ............................................................................. 23 2. Đào phẫu diện ............................................................................................... 24 3. Mô tả phẫu diện ............................................................................................ 24 Bài 3: KHAI HOANG ...................................................................................... 27 1. Cưa đốn ........................................................................................................ 27 2. Dọn mặt bằng................................................................................................ 28 3. Cày bừa ......................................................................................................... 29 Bài 4: THIẾT KẾ HÀNG TRỒNG CAO SU .................................................... 31 1. Chuẩn bị dụng cụ .......................................................................................... 31 2. Thiết kế hàng cây cao su trên đất bằng .......................................................... 34 3. Thiết kế trên đất dốc (thiết kế đường đồng mức) ........................................... 35 Bài 5: ĐÀO HỐ, BÓN LÓT ............................................................................. 38 1. Đào hố .......................................................................................................... 38 2. Bón phân lót.................................................................................................. 40 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 42 6
- MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG CAO SU Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: Sau khi học viên học xong mô đun này, học viên có thể làm được: - Lựa chọn được các loại đất thích hợp để trồng cao su. - Thiết kế được hàng trồng cây cao su đúng yêu cầu kỹ thuật và tận dụng đất tối đa. - Chuẩn bị được hố trồng cây cao su đúng kích thước và đủ lượng loại phân bón lót. Phương pháp học tập mô đun này: các bài học theo lối tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Có thể dạy lý thuyết ở ngoài vườn thực địa, kết hợp với phân công giao việc cho nhóm học viên thực hiện các nội dung của bài học. Đánh giá kết quả của học viên dựa trên sản phẩm của từng bài học cụ thể. 7
- BÀI MỞ ĐẦU Mã bài: MB2-01 Mục tiêu - Hiểu được ý nghĩa và vai trò của mô đun trong việc đầu tư sản xuất trồng cây cao su; - Giới thiệu về mô đun; A. Nội dung 1. Vai trò của công tác chuẩn bị đất trồng cao su - Nền đất là một trong những yếu tố cơ bản có tính chất quyết định hiệu quả kinh tế vườn cây và là một yếu tố khó sửa đổi nhất; - Việc chọn đất nhằm mục tiêu xác định và xếp hạng các diện tích có khả năng trồng cao su và nhất là loại bỏ ngay từ đầu các diện tích không thích hợp cho cây cao su; - Việc chọn đất cần đặc biệt lưu ý trong trường hợp trồng trên đất mới. Trước khi trồng cần triển khai công tác khảo sát đất và quy hoạch cụ thể toàn bộ diện tích trồng. 2. Tiêu chuẩn của loại đất thích hợp trồng cao su - Tính chất đất: + Đất cao, thoáng, không bị ngập hay úng nước; + Độ sâu tầng đất tổi thiểu 80 cm, kết cấu tơi xốp, chế độ nước, nhiệt điều hòa; - Tình trạng đất: + Nên chọn vùng đất liền khoảnh tránh manh mún nhỏ lẻ; + Cao trình (độ cao tương đối so với mực nước biển) dưới 700 mét; + Có đường giao thông thuận tiện để dễ dàng thực hiện việc vận chuyển các vật tư cần thiết và thương mại hóa sản phẩm; + Khả năng cung cấp lao động của vùng trồng; 8
- 3. Giới thiệu về mô đun - Mô đun Chuẩn bị đất trồng cao su gồm 05 (năm) bài, được sắp xếp một cách logic & khoa học, giúp cho người học thấy rõ được tầm quan trọng tiên quyết trong việc đầu tư sản xuất trồng cây cao su, cụ thể như sau: Bài 1: Các loại đất trồng cao su (1tiết + 5 TH) Bài 2: Đào phẫu diện đất (1LT + 14TH + 1KT) Bài 3: Khai hoang tái canh – trồng mới (1 LT + 7TH) Bài 4: Thiết kế hàng trồng (2 LT + 21 TH + 1 KT) Bài 5: Chuẩn bị hố trồng (2 LT + 114 TH) Kiểm tra hết mô đun 9
- Bài 1: ĐẤT TRỒNG CAO SU Mã bài: MB2-02 Mục tiêu: Nhận biết một số loại đất trồng cao su chủ yếu. Trình bày được cơ sở và phương pháp phân hạng đất trồng cao su Xác định được một số phương pháp và loại phân bón cho từng loại đất trồng cao su. Nhận biết được tính chất, cách sử dụng, bảo vệ, nâng cao độ phì cho một số loại đất trồng cao su. Trình bày được tính chất, cách sử dụng, bảo vệ và cải tạo một số loại đất trồng cao. A. Nội dung: 1. Đất xám bạc màu Đất xám bạc màu gồm 3 loại: đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất xám bạc màu glây trên phù sa cổ và đất xám bạc màu phát triển trên đá cát và macma axit. Có diện tích gần 2 triệu ha, được phân bố ở trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ. Đất xám bạc màu phát triển trên đá cát và macma axit 10
- Loại đất này thường nằm ở vị trí trung gian giữa vùng đồi gò và vùng đất phù sa, hoặc xen giữa vùng đồi gò và vùng bán sơn địa; Địa hình của loại đất này dốc tương đối rõ, thường có khí hậu hanh khô kéo dài, mưa ít nhưng tập trung theo mùa, gây rửa trôi mạnh keo sét và chất dinh dưỡng; Vị trí đất xám bạc màu (b & c) 1.1 Đặc điểm của đất xám bạc màu Lớp đất canh tác có thành phần cơ giới là cát mịn pha bụi hay cát pha; Kết cấu đất rất xấu, rời rạc, chóng bị gí, dẽ; Chế độ nhiệt không ổn định, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá cao, ảnh hưởng xáu đến cây trồng; Chất hữu cơ tích lũy ít, thấm nước và giữ nước kém, cây trồng dễ bị hạn và dễ bị úng nước; Nghèo dinh dưỡng, chua hay rất chua; Đất bị gí, dẽ, đóng váng sau khi tưới hay mưa, và bị nứt nẻ khi khô 11
- 1.2 Hƣớng sử dụng đất xám bạc màu Bón vôi cải tạo đất chua, bón phân hữu cơ để cải thiện tích chất vật lý của đất Rắc vôi bằng máy cày để cải tạo đất chua Dùng phân hữu cơ để cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất Bón đầy đủ và cân đối các loại phân hóa học: đạm, lân, kali Ba loại phân hóa học thường được sử dụng để bón cho cây cao su, gồm có đạm Urea, lân Văn Điển, kali đỏ 12
- Xen canh cây họ đậu giữa hai hàng cây cao su Trồng xen cây đậu xanh giữa hai hàng cây cao su, cách mỗi bên gốc cây cao su tối thiểu 1 mét. Trồng xen cây đậu phộng (lạc) giữa hai hàng cây cao su, cách mỗi bên gốc cây cao su tối thiểu 1 mét. 2. Đất đỏ vàng Là nhóm đất đồi núi, gồm 8 loại đất khác nhau, nhưng trong đó có 3 loại thích hợp trồng cây cao su, đó là: Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất, có gần 7 triệu ha, thường gặp ở các tỉnh miền núi phía Bắc. 13
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất Đất vàng đỏ trên đá macma axit có diện tích hơn 4 triệu ha, tập trung ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Trị ... Đất vàng đỏ trên đá macma axit 14
- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính có diện tích hơn 2 triệu ha, tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên, Nghệ An, Sơn La ... Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính 2.1 Đặc điểm của đất đỏ vàng Chua hay rất chua, tích lũy nhiều sắt & nhôm, có màu đỏ hay vàng toàn phẫu diện; Tầng đất dày, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, có kết cấu khá; Đất khá giàu chất hữu cơ và dinh dưỡng khi đất mới sử dụng; Đất dốc, dễ bị rửa trôi; 2.2 Hƣớng sử dụng và cải tạo đất đỏ vàng Loại đất thích hợp cho nhiều loại cây trồng, nhưng thường được dùng để trồng cây có giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, cà phê, cao su. Bón đầy đủ và cân đối các loại phân: bón vôi, phân hữu cơ, phân khoáng; 15
- Ba loại phân hóa học thường được sử dụng để bón cho cây cao su, gồm có đạm Urea, lân Văn Điển, kali đỏ Trồng cây cao su theo đường đồng mức Tạo mương, đắp bờ chống xói mòn trong vườn cây cao su 16
- Bón phân cho cây cao su bằng hố tích mùn Trồng thảm phủ đậu kudzu trong vườn cây cao su để hạn chế xói mòn, rửa trôi 3. Phân hạng đất trồng cây cao su Phân hạng đất trồng cây cao su chúng ta thường dựa vào một số chỉ tiêu như: độ sâu tầng đất, thành phần cơ giới đất, tỷ lệ đá sỏi, độ dốc của đất; 17
- Mỗi hạng đất khác nhau chúng ta thường xây dựng công thức bón phân khác nhau; Độ sâu tầng đất dày tối thiểu là 80 cm, thích hợp để trồng cây cao su Độ sâu tầng đất mỏng, < 50 cm, không thích hợp để trồng cây cao su 18
- Đất cát (thành phần cơ giới nhẹ), không thích hợp để trồng cao su Đất đỏ bazan (thành phần cơ giới trung bình), rất thích hợp để trồng cao su 19
- Tỷ lệ đá sỏi tối đa 70% theo thể tích, không có đá bàn, có thể trồng cây cao su Tầng đất có đá bàn, không thích hợp trồng cây cao su 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chuẩn bị đất trồng cây có múi - MĐ02: Trồng cây có múi
93 p | 471 | 210
-
Giáo trình Chuẩn bị đất giống và phân bón - MĐ02: Trồng và sơ chế gừng nghệ
65 p | 190 | 85
-
Giáo trình Chuẩn bị đất và phân bón - MĐ02: Trồng cây làm gia vị
73 p | 259 | 77
-
Giáo trình Chuẩn bị trước trồng mai vàng, mai chiếu thủy - MĐ01:Trồng mai vàng, mai chiếu thủy
100 p | 236 | 75
-
Giáo trình Chuẩn bị trước trồng - MĐ01: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
86 p | 194 | 57
-
Giáo trình Chuẩn bị đất trồng thanh long
72 p | 216 | 56
-
Giáo trình Chuẩn bị trước trồng - MĐ01: Trồng dưa hấu, dưa bở
87 p | 157 | 52
-
Giáo trình Chuẩn bị trồng khoai tây - MĐ01: Nhân giống và trồng khoai tây
86 p | 199 | 52
-
Giáo trình Chuẩn bị đất và trồng khoai lang - MĐ02: Trồng khoai lang, sắn
82 p | 129 | 38
-
Giáo trình Chuẩn bị đất trồng vải, nhãn - MĐ02: Trồng vải, nhãn
59 p | 155 | 38
-
Giáo trình Chuẩn bị trước khi trồng - MĐ01: Trồng dứa
90 p | 140 | 37
-
Giáo trình Chuẩn bị trồng ngô: Phần 1 - Trần Văn Dư (chủ biên)
24 p | 142 | 33
-
Giáo trình Chuẩn bị đất trồng thanh long - MĐ01: Trồng thanh long
72 p | 139 | 32
-
Giáo trình Chuẩn bị đất và trồng sắn - MĐ03: Trồng khoai lang, sắn
82 p | 159 | 32
-
Giáo trình Chuẩn bị đất - MĐ01: Nhân giống lúa
65 p | 126 | 28
-
Giáo trình Chuẩn bị đất, giống và phân bón lót - MĐ02: Trồng cây bông vải
64 p | 110 | 17
-
Giáo trình Chuẩn bị trước khi trồng (Nghề: Trồng hồ tiêu) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
38 p | 40 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn