Giáo trình Chuẩn bị đất và phân bón - MĐ02: Trồng cây làm gia vị
lượt xem 77
download
Giáo trình mô đun Chuẩn bị đất và phân bón để trồng hành, tỏi, ớt được biên soạn nhằm cung cấp cho người học các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất trong việc chọn đất, chuẩn bị đất, chuẩn bị phân bón và các điều kiện cần thiết khác để trồng hành, tỏi, ớt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị đất và phân bón - MĐ02: Trồng cây làm gia vị
- 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ PHÂN BÓN MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ: TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2013
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có th ể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích v ề đào t ạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc s ử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ02
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho nông dân. Trong khuôn khố Chương trình Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Ban chủ nhiệm xây dựng ch ương trình nghề Trồng cây làm gia vị xây dựng chương trình và biên so ạn giáo trình dùng cho đào tạo trình độ sơ cấp nghề đối với nghề Trồng cây làm gia vị. Giáo trình mô đun Chuẩn bị đất và phân bón để trồng hành, tỏi, ớt được biên soạn nhằm cung cấp cho người học các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất trong việc chọn đất, chuẩn bị đất, chuẩn bị phân bón và các điều kiện cần thiết khác để trồng hành, tỏi, ớt. Phần kiến thức được đưa vào giáo trình với phạm vi và mức độ để người học có thể lý giải được các bi ện pháp k ỹ thuật được thực hiện trong quá trình chuẩn bị đất và phân bón để trồng cây làm gia vị. Kết cấu mô đun gồm 04 bài, mỗi bài được hình thành với s ự tích h ợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trên các lĩnh v ực: chu ẩn b ị đ ất và phân bón để trồng hành, tỏi, ớt. Chúng tôi hy vọng giáo trình sẽ giúp được người học. Tuy nhiên do thời gian gấp rút trong quá trình thực hiện, nên giáo trình không tránh kh ỏi những sơ xuất, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của độc giả, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng. Chúng tôi sẽ nghiêm túc ti ếp thu và chỉnh sửa để giáo trình ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu c ủa ng ười học. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn Bộ Nông Nghiệp & PTNT, B ộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội, Tổng Cục Dạy Nghề và các đồng nghiệp ở các trường bạn đã giúp đỡ để hoàn thành giáo trình này. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm biên soạn 1. Nguyễn Văn Vượng (Chủ biên) 2. Lê Duy Thành 3. Hoàng Thị Chấp
- 4
- 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN..........................................................................2 MÃ TÀI LIỆU: MĐ02.................................................................................. 2 LỜI GIỚI THIỆU........................................................................................ 3 MỤC LỤC.................................................................................................. 5 Giới thiệu về mô đun................................................................................. 8 Bài 1: Chọn đất và xử lý đất trồng cây làm gia vị....................................9 Mục tiêu..................................................................................................... 9 1. Xác định đất trồng hành, tỏi, ớt theo hướng VietGAP .........................9 1.1. Tiêu chuẩn đất để trồng hành, tỏi.....................................................9 1.2. Tiêu chuẩn đất để trồng ớt................................................................9 1.3. Lựa chọn đất trồng hành, tỏi, ớt......................................................10 1.3.1. Giới thiệu một số loại đất dùng để trồng hành, tỏi, ớt................10 1.3.2. Xác định thành phần cơ giới đất bằng phương pháp vê giun .....11 1.3.3. Xác định đất để trồng hành, tỏi ớt................................................12 2. Vệ sinh đồng ruộng và xử lý đất để trồng hành, tỏi, ớt.....................12 2.1. Làm sạch tàn dư sinh vật................................................................ 12 2.2. Xử lý đất để trồng hành, tỏi, ớt........................................................14 2.2.1. Xử lý độ chua của đất...................................................................14 2.2.2. Xử lý mầm mống sâu bệnh trong đất...........................................17 B. Câu hỏi và bài tập thực hành............................................................. 17 1. Câu hỏi ............................................................................................... 17 2. Bài tập thực hành................................................................................ 18 Bài 2: Chuẩn bị phân bón lót để trồng hành, tỏi, ớt...............................21 Mục tiêu: ................................................................................................. 21 Học xong bài này học viên có khả năng: ....................................21 A. Nội dung của bài:................................................................................ 21 1. Xác định loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho hành, tỏi, ớt......21 1.1.Yêu cầu của việc bón lót để trồng hành, tỏi, ớt...............................21 1.2. Loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho hành, tỏi.......................21 1.2.1. Phân bón cho hành lá................................................................... 21 1.2.2. Phân bón cho hành tím................................................................. 21 1.2.3. Phân bón cho hành tây................................................................. 22 1.2.4. Phân bón cho tỏi ta ở các tỉnh phía Bắc......................................22 1.2.5. Phân bón cho hành, tỏi ta ở các tỉnh phía Nam ...........................22 1.3. Loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho ớt..................................23 1.3.1. Bón phân cho ớt trồng không có màng phủ nông nghiệp: ..........23 1.3.2. Bón phân cho ớt trồng có màng phủ nông nghiệp: .....................23 2. Giới thiệu đặc điểm của một số loại phân bón được dùng phổ biến ................................................................................................................. 23
- 6 2.1. Phân đạm Urêa ............................................................................... 24 2.2. Phân lân............................................................................................ 24 2.3. Phân ka ly......................................................................................... 25 2.4. Phân vi sinh...................................................................................... 26 3. Chuẩn bị phân bón lót.........................................................................27 3.1. Chuẩn bị phân hữu cơ.....................................................................27 3.1.2. Các phương pháp ủ phân chuồng:...............................................27 3.1.3. Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phân chuồng: .....................28 3.1.4. Giới thiệu một số loại cây phân xanh...........................................29 3.2. Chuẩn bị phân vô cơ........................................................................ 30 3.3. Phối trộn phân để bón..................................................................... 30 B. Câu hỏi và bài tập thực hành............................................................. 31 1. Câu hỏi................................................................................................ 31 2. Bài tập thực hành................................................................................ 31 Bài 3: ....................................................................................................... 35 Làm đất, bón lót để trồng hành, tỏi, ớt không có màng che phủ đất....35 Mục tiêu: ................................................................................................. 35 Học xong bài này học viên có khả năng:...................................35 1. Yêu cầu của việc làm đất để trồng hành, tỏi, ớt...............................35 2. Làm đất để trồng hành, tỏi................................................................. 35 2.1. Làm đất, lên luống (lên liếp) ...........................................................35 2.1.1. Làm đất, lên luống trồng hành, tỏi ở các tỉnh phía Bắc ..............35 2.1.2. Làm đất lên luống trồng hành tỏi ở các tỉnh phía nam ................37 2.2. Làm đất lên luống để trồng ớt.........................................................38 3. Bón phân lót để trồng hành, tỏi, ớt.....................................................39 3.1. Yêu cầu của việc bón lót để trồng hành, tỏi, ớt..............................39 3.2. Bón phân lót cho hành, tỏi............................................................... 39 3.3. Bón phân lót cho ớt..........................................................................40 B. Câu hỏi và bài tập...............................................................................40 1. Câu hỏi................................................................................................ 40 2. Bài tập thực hành ............................................................................... 41 Bài 4:........................................................................................................ 45 Làm đất, bón lót để trồng hành, tỏi, ớt có màng che phủ đất...............45 Mục tiêu: ................................................................................................. 45 Học xong bài này học viên có khả năng: ....................................45 A. Nội dung.............................................................................................. 45 1. Tác dụng của màng che phủ đất trong trồng hành, tỏi, ớt................45 2. Yêu cầu của việc làm đất để trồng hành, tỏi, ớt...............................46 3. Làm đất để trồng hành, tỏi................................................................. 46 3.1. Làm đất, lên luống (lên liếp) ...........................................................46 3.1.1. Làm đất, lên luống trồng hành, tỏi ở các tỉnh phía Bắc ..............47 3.1.2. Làm đất lên luống trồng hành tỏi ở các tỉnh phía nam ................48 4. Làm đất lên luống để trồng ớt............................................................48
- 7 5. Bón phân lót để trồng hành, tỏi, ớt.....................................................48 5.1. Yêu cầu của việc bón lót để trồng hành, tỏi, ớt..............................48 5.2. Bón phân lót cho hành, tỏi............................................................... 49 5.3. Bón phân lót cho ớt..........................................................................50 6. Che phủ nilon...................................................................................... 50 6.1.Yêu cầu của việc che phủ đất để trồng hành, tỏi, ớt......................50 6.2. Các bước tiến hành che phủ đất.....................................................51 B. Câu hỏi và bài tập...............................................................................52 1. Câu hỏi................................................................................................ 52 2. Bài tập thực hành ............................................................................... 52 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN....................................................57 I. Vị trí, tinh chât cua mô đun:................................................................. 57 ́ ́ ̉ II. Mục tiêu: ............................................................................................. 57 Học xong mô đun này học viên có khả năng: ...............................57 III. Nội dung chính của mô đun:..............................................................58 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ....................................58 1. Tài liệu giảng dạy................................................................................58 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ ...........................................58 3. Cơ sở vật chất..................................................................................... 59 4. Điều kiện khác..................................................................................... 59 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập................................................59 VI. Tài liệu tham khảo............................................................................. 70
- 8 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ PHÂN BÓN ĐỂ TRỒNG HÀNH TỎI ỚT Mã mô đun: MĐ02 Giới thiệu về mô đun Chuẩn bị đất và phân bón để trồng hành, tỏi, ớt là mô đun thứ hai trong các mô đun của nghề Trồng cây làm gia vị. Mô đun này cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc lựa chọn đất, vệ sinh và x ử lý đất, làm đất, chuẩn bị phân bón và bón phân lót để trồng cây làm gia vị. Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng th ực hành ngh ề nghi ệp và cũng là mô đun đào tạo nghề bắt buộc vì nó đề cập đ ến một trong các k ỹ thuật cơ bản nhất của nghề Trồng cây làm gia vị. Đây là nh ững b ước k ỹ thuật quyết định quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất, ph ẩm chất của hành, tỏi, ớt theo hương VietGAP, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có trồng và kinh doanh hành, tỏi, ớt.
- 9 Bài 1: Chọn đất và xử lý đất trồng cây làm gia vị Mã bài: MĐ02-01 Mục tiêu Học xong bài này học viên có khả năng - Nêu được yêu cầu về đất trồng của hành, tỏi, ớt - Tiến hành được các thao tác làm sạch tàn dư sinh vật trên đất để trồng hành, tỏi, ớt - Thực hiện được các bước công việc xử lý đất theo đúng quy trình kỹ thuật. A. Nội dung 1. Xác định đất trồng hành, tỏi, ớt theo hướng VietGAP 1.1. Tiêu chuẩn đất để trồng hành, tỏi Đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, chân vàn, dễ thoát nước. Sau khi gặt xong lúa mùa sớm, làm đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp m ưa muộn. Độ pH thích hợp 6,0 - 6,5. Nguồn nước không bị ô nhiễm từ các khu công nghiệp, bệnh viện, khu nghĩa trang và phải xa đường quốc lộ. Đất chua có thể bón thêm vôi bột, lượng vôi bón tuỳ theo đ ộ chua c ủa đất. Trung bình bón 20 kg vôi/sào. Với đất trồng hành tây: Nên trồng trên đất luân canh với lúa nước để hạn chế sâu bệnh. Chọn loại đất thịt nhẹ, độ pH 5 - 5,6, làm nh ỏ, t ơi x ốp, sạch cỏ dại. Nơi trồng nên xa nguồn nước thải, xa đường quốc lộ trên 100 m, xa khu công nghiệp... để đảm bảo rau sạch, an toàn. Đất trồng phải chủ động tưới tiêu. Với các tỉnh phía Nam (khí hậu nóng) Nếu trồng trên đất có tỷ lệ cát cao (đất cát pha) hoặc thịt nhẹ, có độ pH từ 5,5 - 6,5 thì c ần ph ơi ải đ ất t ừ 7 - 10 ngày. Sau đó cày bừa kỹ cho đất tơi xốp, lên luống rộng từ 1 - 1,2m. Đất chua có thể bón thêm vôi bột, lượng vôi bón tuỳ theo độ chua c ủa đ ất. Trung bình bón 25 kg vôi cho 1000m2. 1.2. Tiêu chuẩn đất để trồng ớt Đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như: Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù xa ven sông và đất canh tác lúa. Đất không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH đất = 5,5-6,5. Có nguồn nước tưới tốt và giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện. Đất chuẩn bị trồng phải được luân canh lúa, bắp, đậu , … tối thiểu 3 năm, vụ trước không trồng cây thuộc họ cà như: ớt, cà chua, cà tím,… đ ể phòng nấm bệnh trong đất truyền cho ớt. Đất phải được cày bừa tơi xốp,
- 10 sạch cỏ và thoát nước tốt. Mùa mưa cần phải lên líp cao kích thước trung bình: mặt liếp rộng 1m, chiều cao 20 – 30cm và mương thoát rộng 40 cm. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp (Plastic) để trồng ớt rất tốt. Dùng màng phủ nông nghiệp chiều ngang 1,2m trồng hàng đôi, cách làm đất, bón lót, trải màng phủ giống như trải trồng dưa hấu. 1.3. Lựa chọn đất trồng hành, tỏi, ớt Đất trồng là một nhân tố sinh thái ảnh hưởng quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung cũng như hành, tỏi, ớt nói riêng, đến năng suất và chất lượng của hành, tỏi, ớt và hiệu quả của nghề trồng cây làm gia vị. Chọn đất trồng hành, tỏi, ớt không đúng sẽ gây nên tình trạng cây sinh trưởng phát triển kém, thiệt hại về kinh tế rất lớn cho người trồng hành, tỏi, ớt. Chính vì vậy phải chú ý đến việc chọn đất trồng hành, tỏi, ớt. 1.3.1. Giới thiệu một số loại đất dùng để trồng hành, tỏi, ớt Đất cát có đặc điểm thấm nước nhanh, giữ nước kém, dễ bị khô hạn, thoáng khí, chất hữu cơ mau bị phân giải, tỷ lệ mùn trong đất thấp. Đất cát tơi xốp, dễ làm đất thuận lợi cho quá trình canh tác, nhưng khi ngập nước thường bị lắng, bí, chặt, dí, dễ gây bất lợi cho cây trồng. Hấp thu nhiệt và toả nhiệt nhanh, nhiệt độ đất thay đổi nhanh theo nhiệt độ không khí gây bất lợi cho cây trồng. Khả năng giữ dinh dưỡng kém, dễ bị rửa trôi, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp. Hình số 2.1.1: Đất cát Đất thịt: Là loại đất có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Là loại đất tốt, độ phì nhiêu cao, rất phù hợp với nhiều loại cây trồng. Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình rất phù hợp với cây làm gia vị
- 11 Hình số 2.1.2: Đất thịt Hình số 2.1.3: Đất nhiều mùn tơi Hình số 2.1.4: Đất phù sa sông xốp phù hợp với cây hành, tỏi, ớt Mực nước ngầm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và phát triển của bộ rễ. Mực nước ngầm quá nông làm cho bộ rễ triển kém, cây sinh trưởng yếu và có thể bị chết. Mực nước ngầm phụ thuộc vào địa hình, địa thế của đất và thay đổi theo các mùa trong năm. Đất trồng cây làm gia v ị yêu cầu có mực nước ngầm tối thiểu đạt trên 0,5 m vào mùa mưa. 1.3.2. Xác định thành phần cơ giới đất bằng phương pháp vê giun Để xác định được đất để trồng hành, tỏi, ớt thuộc loại đất cát pha, đất thị nhe, đất thịt trung bình hay đất thịt nặng chúng ta có thể dùng ph ương pháp đơn giản để xác định thành phần cơ giới của đất theo các bước sau: Bước 1: Dùng cuốc hoặc xẻng đào hố sâu 20 cm trên mặt ruộng, sau đó lấy một lát đất mỏng theo chiều thẳng đứng từ trên xuống đáy hố, dùng lát đất này để xác định thành phân cơ giới đất. Bước 2: Cho nước vào đất vừa đủ ẩm (dùng tay nhào sau đó nắm chặt đất, nếu nếu nước không chảy ra kẽ tay là được). Bước 3: Vê đất thành thỏi đường kính 3mm rồi cuộn tròn trên lòng bàn tay có đường kính 3 cm. Bước 4: nhận xét - Nếu không vê được thành thỏi đó là đất cát. - Nếu vê được thành thỏi và gẫy thành đoạn ngắn đó là đất cát pha - Nếu vê được thành thỏi dài khi cuộn gẫy thành đoạn ngắn đó là đất thịt nhẹ - Nếu vê được thành thỏi dài khi cuộn gẫy thành đoạn dài đó là đ ất th ịt trung bình - Nếu vê được thành thỏi dài khi cuộn chỉ nứt rạn đó là đất thịt nặng
- 12 - Nếu vê được thành thỏi dài khi cuộn vẫn mịn đó là đất sét 1.3.3. Xác định đất để trồng hành, tỏi ớt Hành, tỏi, ớt trồng ở nơi đất xốp tầng dầy, có pH 6 - 6,5 bộ rễ phân bố ở tầng 0- 15 cm, với cây ớt rễ có thể ăn sâu đến 70 cm. Rễ cần nhiều ô xy, đất tơi xốp sẽ tạo điều ki ện cho bộ r ễ phát tri ển. Ngược lại trên đất bí chặt, độ xốp thấp số lượng, chiều dài rễ đều th ấp hơn, năng lực hút nước và dinh dưỡng cũng bị hạn ch ế. Kết qu ả là cây sinh trưởng kém, cho năng suất thu hoạch thấp, do vậy hành, t ỏi, ớt nên tr ồng trên những loại đất sau: Đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, chân vàn, dễ thoát nước, luân canh với cây trồng nước hoặc cây trồng không có nguồn sâu bệnh hại hành, t ỏi, ớt.Đất được làm kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa. Độ pH thích hợp 6,0 - 6,5. Nguồn nước không bị ô nhiễm từ các khu công nghi ệp, b ệnh vi ện, khu nghĩa trang và phải xa đường quốc lộ Với các tỉnh phía Nam (khí hậu nóng) - Nếu trồng trên đất có tỷ lệ cát cao (đất cát pha) hoặc th ịt nh ẹ, có đ ộ pH từ 5,5 - 6,5, cần phơi ải đất từ 7 - 10 ngày, cày bừa kỹ cho đất tơi xốp, lên luống rộng từ 1 - 1,2m. Đất chua có thể bón thêm vôi b ột, l ượng vôi bón tuỳ theo độ chua của đất. - Hành, tỏi ở Lý Sơn Quảng Ngãi được trồng trên ruộng cát trắng phẳng lỳ. Lớp cát trắng này được bà con nhân dân khai thác từ biển đem về phủ một lớp đất tốt dày khoảng 2 đến 3cm lên bề mặt ruộng để trồng cây. Hình số 2.15: Đất trồng hành, tỏi ở Lý Sơn, Quảng Ngãi 2. Vệ sinh đồng ruộng và xử lý đất để trồng hành, tỏi, ớt 2.1. Làm sạch tàn dư sinh vật Trên khu đất dự định trồng hành, tỏi, ớt tồn tại tàn dư sinh v ật và các loại sinh vật gây hại khác nhất là cỏ dại: - Tàn dư sinh vật là những bộ phận của sinh vật như: rễ cây, cành lá rụng của các thực vật khác vốn tồn tại trên khu đ ất đ ịnh tr ồng hành, t ỏi, ớt. Những thành phần này cản trở quá trình làm đất, trồng và chăm sóc hành, tỏi, ớt. đồng thời đó cũng có thể là thức ăn phụ, nơi cư trú của nhiều loại sinh
- 13 vật hại hành, tỏi, ớt. Khi trồng hành, tỏi, ớt các sinh vật này s ẽ xâm nh ập gây hại. - Cỏ dại là những thực vật hoang dại sống trên khu đ ất dự đ ịnh tr ồng hành, tỏi, ớt. Do đặc tính hoang dại nên có dại có sức sống rất cao, kh ả năng thích nghi mạnh. Sau này sẽ trở thành yếu tố cạnh tranh v ề n ước và dinh dưỡng với hành, tỏi, ớt. Mặt khác, sự tồn tại của cỏ dại còn tạo điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm ánh sáng cho sâu bệnh phát triển. Một số loại cỏ dại có thể gặp trên khu đất trồng hành, tỏi, ớt Hình số 2.1.6: Cỏ Mần Trầu Hình số 2.1.7: Cỏ Gấu Hình số 2.1.8: Cỏ Thài lài trắng và tím
- 14 Hình số 2.1.9: Cỏ Lác Hình số 2.1.10: Cỏ Bợ Hình số 2.1.11: Chua me đất Hình số 2.1.12: Dền cơm Vì những lý do nêu trên trước khi làm đất trồng hành, tỏi, ớt cần vệ sinh đồng ruộng xử lý tàn dư sinh vật tạo điều kiện cho các khâu công việc tiếp sau đó. Việc xử lý tàn dư, cỏ dại trên khu đất chuẩn bị trồng hành, tỏi, ớt được tiến hành với các nội dung và hướng dẫn dưới đây: - Bước 1: Phát quang xung quanh ruộng bằng dao phát bờ - Bước 2: Diệt cỏ dại trong lô trồng bằng cách sử dụng dụng cụ, thiết bị làm đất, thu gom sạch cỏ dại trong lô. Phơi khô đốt hoặc ủ cỏ dại thành phân bón. - Bước 3: Cày bừa lại để vơ sạch thâm ngầm củ cỏ dưới đất - Bước 4: Phun thuốc trừ cỏ 2.2. Xử lý đất để trồng hành, tỏi, ớt 2.2.1. Xử lý độ chua của đất a. Khái niệm về tính chua của đất Đất chua là đất khi sử dụng các thiết bị đo pH nếu cho kết quả < 6,5 thì đất đó được gọi đất chua.
- 15 Đất chua chiếm tỷ trọng diện tích rất lớn ở nước ta, phân bố ở hầu khắp các vùng. b. Tác hại của đất chua - Ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tr ưởng phát tri ển c ủa cây làm gia vị (bộ rễ kém phát tri ển, kh ả năng hút dinh d ưỡng kém…). - Ảnh hưở ng xấu t ới vi sinh v ật trong đ ất. T ạo đi ều ki ện cho m ột số loại vi sinh v ật gây b ệnh cho cây phát tri ển m ạnh. - Làm xuất hiện một số chất độc hại cho cây làm gia vị. - Làm cho lân trong đất bị giữ chặt cây trồng không sử dụng được, khi bón lân kém hiệu quả. Hình số 2.1.13: Sự phát triển của bộ rề ở đất có pH khác nhau Để nhận biết đất chua cần sử dụng các thiết bị đo hoặc lấy mẫu đất phân tích. Trong thực tế có thể dựa vào một số dấu hiệu để nhận biết đất chua. Chẳng hạn đất trên ruộng nơi có nước gỉ ra thành vũng có váng màu vàng bẩn là đất có độ chua cao. Hình số 2.1.14: Một số thiết bị đo nhanh pH đất ngoài thực địa
- 16 Hình số 2.1.15: Giấy thử pH và bảng so màu xác định pH đất c. Cải tạo đất chua Để cải tạo đất chua nguyên liệu được sử dụng là vôi sống. Ngoài ra có thể sử dụng các nguyên liệu khác như: vôi tôi, bột đá vôi, bột đôlômit. Trong phần lựa chọn đất trồng cây làm gia vị cho thấy hành, tỏi, ớt thích hợp nhất với đất có độ pH = 6 - 6,5. Nếu đất trồng có pH nhỏ hơn các giá trị nêu trên cần tiến hành c ải t ạo nâng độ pH. Việc cải tạo chua được tiến hành theo hướng dẫn dưới đây: - Bước 1: Đo pH của khu đất trồng: Sử dụng các thiết bị đo nhanh pH hoặc lấy mẫu đất yêu cầu cán bộ chuyên môn phân tích trong phòng thí nghiệm - Bước 2: Xác định tính cấp thiết của việc cải tạo chua: So sánh giá trị pH đo được với giới hạn thích hợp với cây làm gia vị. Nếu pH đo < pH thích hợp cần bón vôi - Bước 3: Xác định lượng vôi bón: - Lượng vôi bón trên đơn vị diện tích đất được xác định theo bảng sau: Lượng vôi cần bón (tạ/ ha) Loại đất PHkcl Đất cát Đất thịt Đất sét Đất rất chua 6,5 0 0 0 - Dựa vào tính đệm của đất để điều chỉnh lượng vôi bón. + Đất có thành phần cơ giới nhẹ chỉ cần bón 1/2 - 1/3 lượng vôi lý thuyết, bón theo vụ + Đất có thành phần cơ giới trung bình bón vôi theo lí thuy ết, bón một năm nghỉ một năm không bón + Đất có thành phần cơ giới nặng bón gấp 2 - 3 lần lượng vôi lí thuyết, bón 1 vụ nghỉ bón 2 - 3 vụ hoặc bón 1 năm ngh ỉ 2 -3 năm.
- 17 - Thời điểm xử lý độ chua của đất: sau cày lần 1 - Cách xử lý đất chua: Rắc vôi đều trên mặt đất sau cày l ần 1 r ồi tiến hành cày lần 2 và bừa đất 2.2.2. Xử lý mầm mống sâu bệnh trong đất Vôi bột là chất vừa có tác dụng khử chua đất và tiêu di ệt m ầm mống sâu bệnh có trong đất. Trong canh tác truyền th ống ở n ước ta, khi trồng hành, tỏi ớt trên đất luân canh với các cây tr ồng nông nghi ệp. Phơi ải đất là một phương pháp khử trùng đất thân thiện với môi trường, biện pháp này sử dụng năng lượng mặt trời để làm khô đất, giải phóng khí độc có trong đất và tiêu di ệt các tác nhân gây b ệnh trong đất bằng năng lượng ánh sáng mặt trời. Với đất có nhiều mầm mống sâu bệnh nên xử lý đất trong mùa hè bằng phương pháp phơi ải đất có che phủ nilon trắng (Khử trùng đất bằng năng lượng mặt trời), cách làm như sau: Đầu tiên, người ta xới đất thật kỹ, sau đó đặt hệ thống tưới, vì đất ẩm sẽ dẫn nhiệt tốt hơn. Tiếp đó, mặt đất được phủ những tấm nilon trong suốt. Nắng hè nhiệt đới sẽ làm cho nhiệt độ của đất lên tới 60 độ C. Sau một ho ặc hai tháng, g ỡ bỏ nilon và tiến hành gieo trồng hành, tỏi, ớt. Theo Viện Nghiên cứu Nông nghiệp đảo Síp biện pháp này đã loại trừ 90-100% số bào tử nấm và vi trùng gây hại. Nhiệt độ cao còn khi ến đ ất gi ải phóng ra một lượng đáng kể các chất vi lượng, kích thích cây trồng tăng trưởng ... Công nghệ khử trùng đơn giản và hiệu quả này đang được ứng dụng trên đảo Síp, nhằm làm giảm việc sử dụng phân bón, thu ốc b ảo v ệ thực vật và các hóa chất độc hại khác, mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng. Phương pháp khử trùng đất bằng năng lượng mặt trời làm có thể tăng sản lượng cây trồng lên từ 25% đến 432%, rất khả quan đối với các loại rau màu như đậu, cà chua, khoai tây… Đặc biệt, nông sản và hoa quả sau thu hoạch ít phải xử lý hơn mà vẫn đảm bảo không gây hại cho sức Hình số 2.1.16: Phơi ải đất bằng khỏe người tiêu dùng do hàm lượng che phủ nilon trắng trong mùa hè hóa chất thấp. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Liệt kê các bước công việc chọn đất và xử lý đất trồng cây làm gia vị ?
- 18 2. Trình bày tiêu chuẩn đất để trồng hành, tỏi, ớt. 3. Trình bày các bước tiến hành xác định thành ph ần cơ gi ới đ ất b ằng phương pháp vê giun. 4. Trình bày các bước công việc vệ sinh đồng ruộng để trồng hành, tỏi, ớt. 5. Trình bày các bước công việc xử lý đất để trồng hành, tỏi, ớt. 2. Bài tập thực hành Bài tập thực hành số 2.1.1: Xác định thành phần cơ giới đất bằng phương pháp vê giun - Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc xác định thành phần cơ giới đất để chọn trồng hành, tỏi, ớt. - Nguồn lực: + Cuốc, xẻng, xô đựng nước, chậu đựng đất, thước kẹp, mỗi loại 6 cái + Khu đất dự định trồng hành, tỏi, ớt - Thời gian tiến hành: trước vụ trồng hành, tỏi, ớt - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm nhỏ (5 – 6 h ọc viên/nhóm) - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: mỗi nhóm nhận nhiệm vụ đào đất, lấy mẫu, vê giun và nhận xét mẫu giun để xác đ ịnh thành phần cơ giới đất - Thời gian hoàn thành bài thực hành: 4 giờ/1 nhóm - Kết quả, sản phẩm cần đạt được: + Thực hiện được các bước tiến hành lấy mẫu đất, cho nước vào đất, nhào đất và vê giun có đường kính 3 mm + Kết luận đúng loại đất có thành phần cơ giới bằng quan sát vết rạn, nứt, gãy của giun sau vê - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuy ết vào th ực hành c ủa mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. Bài tập thực hành số 2.1.2: Nhận dạng các loại cỏ dại và xử lý cỏ dại trên đất trồng hành, tỏi, ớt
- 19 - Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luy ện kỹ năng ngh ề đ ể th ực hi ện các bước công việc nhận dạng các loại cỏ dại và xử lý cỏ dại trên đất trồng hành, tỏi, ớt - Nguồn lực: + Máy cày đất, phay đất 01 + Cuốc, xẻng, mỗi loại 15 cái + Dao phát bờ 10 con + Khu đất dự định trồng hành, tỏi, ớt - Thời gian tiến hành: trước vụ trồng hành, tỏi, ớt - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm nhỏ (5 – 6 h ọc viên/nhóm) - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: mỗi nhóm nhận nhiệm vụ nhận dạng các loài cỏ dại và tiến hành xử lý cỏ dại trên đất để trồng hành, tỏi, ớt - Thời gian hoàn thành bài thực hành: 4 giờ/1 nhóm - Kết quả, sản phẩm cần đạt được: + Nhận dạng được các loại cỏ dại trên đất để trồng hành, tỏi, ớt + Thực hiện được các bước tiến hành xử lý cỏ dại trên đất để trồng hành, tỏi, ớt. - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuy ết vào th ực hành c ủa mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. Bài tập thực hành số 2.1.3: Xử lý đất chua và mầm mống sâu bệnh trong đất trồng hành, tỏi, ớt - Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luy ện kỹ năng ngh ề đ ể th ực hi ện các bước công việc Xử lý đất chua và mầm mống sâu bệnh trong đất trồng hành, tỏi, ớt bằng vôi bột. - Nguồn lực: + Dụng cụ đo độ chua của đất (pH meter Digital) hoặc giấy quỳ, bảng so màu độ pH đất: 05 cái + Vôi bột: 40 kg + Bảo hộ lao động: mỗi học viên 01 bộ + Khu đất dự định trồng hành, tỏi, ớt: diện tích 1 sào bắc b ộ (360 mét
- 20 vuông) đã cày lần 1. - Thời gian tiến hành: trước vụ trồng hành, tỏi, ớt - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm nhỏ (5 – 6 h ọc viên/nhóm) - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: mỗi nhóm nhận nhiệm vụ xử lý đất chua và mầm mống sâu bệnh trong đất trồng hành, tỏi, ớt bằng vôi bột - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm - Kết quả, sản phẩm cần đạt được: + Thực hiện đúng các bước tiến hành xử lý độ chua của đất b ằng vôi bột + Thực hiện được các bước tiến hành xử lý mầm mống sâu bệnh trên đất để trồng hành, tỏi, ớt - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuy ết vào th ực hành c ủa mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chuẩn bị đất trồng cây có múi - MĐ02: Trồng cây có múi
93 p | 471 | 210
-
Giáo trình Chuẩn bị giống hoa lan - MĐ02: Trồng hoa lan
95 p | 236 | 97
-
Giáo trình Chuẩn bị đất giống và phân bón - MĐ02: Trồng và sơ chế gừng nghệ
65 p | 190 | 85
-
Giáo trình Chuẩn bị trước gieo trồng - MĐ01: Trồng đậu tương, lạc
65 p | 199 | 70
-
Giáo trình Chuẩn bị trước trồng - MĐ01: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
86 p | 194 | 57
-
Giáo trình Chuẩn bị trồng khoai tây - MĐ01: Nhân giống và trồng khoai tây
86 p | 199 | 52
-
Giao trình Chuẩn bị bè nuôi hàu - MĐ02: Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương
88 p | 157 | 43
-
Giáo trình Chuẩn bị đất trồng cây cao su - MĐ02: Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
48 p | 175 | 40
-
Giáo trình Chuẩn bị đất trồng vải, nhãn - MĐ02: Trồng vải, nhãn
59 p | 155 | 38
-
Giáo trình Chuẩn bị đất và trồng khoai lang - MĐ02: Trồng khoai lang, sắn
82 p | 129 | 38
-
Giáo trình Chuẩn bị trước khi trồng - MĐ01: Trồng dứa
90 p | 140 | 37
-
Giáo trình Chuẩn bị đất trồng thanh long - MĐ01: Trồng thanh long
72 p | 139 | 32
-
Giáo trình Chuẩn bị đất và trồng sắn - MĐ03: Trồng khoai lang, sắn
82 p | 159 | 32
-
Giáo trình Chuẩn bị đất - MĐ01: Nhân giống lúa
65 p | 126 | 28
-
Giáo trình Chuẩn bị đất, giống và phân bón lót - MĐ02: Trồng cây bông vải
64 p | 110 | 17
-
Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển - MĐ02: Câu vàng cá ngừ đại dương
93 p | 131 | 15
-
Giáo trình Chuẩn bị trước khi trồng (Nghề: Trồng hồ tiêu) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
38 p | 40 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn