Giáo trình Chuẩn bị sản xuất giống cua - MĐ02: Sản xuất giống cua xanh
lượt xem 36
download
Giáo trình Chuẩn bị sản xuất giống cua - MĐ02: Sản xuất giống cua xanh được biên soạn theo Chương trình mô đun Chuẩn bị sản xuất giống cua của nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu nội dung lý thuyết và thực hành các bước công việc chuẩn bị bể ương, nuôi; xử lý sát trùng và điều chỉnh độ mặn của nước; nuôi cấy tảo và luân trùng đúng qui trình kỹ thuật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị sản xuất giống cua - MĐ02: Sản xuất giống cua xanh
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ SẢN XUẤT GIỐNG CUA MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG CUA XANH Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2014
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Sản xuất giống cua xanh (cua bùn) là nghề được bà con ngư dân các địa phương ven biển lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, không ít người hành nghề với những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp được trang bị qua “chỉ vẽ” lẫn nhau hoặc tự mày mò nên hiệu quả chưa cao, chất lượng con giống chưa đạt đầy đủ yêu cầu thả nuôi. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho người làm nghề sản xuất cua xanh giống và bà con lao động khác có nhu cầu nhằm giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động sản xuất cua xanh giống phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp do Trường Trung học Thủy sản chủ trì xây dựng, biên soạn từ tháng 5/2013 đến tháng 11/2013 theo quy trình được hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chương trình dạy nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp gồm các mô đun: Mô đun 01. Xây dựng trại sản xuất giống cua Mô đun 02. Chuẩn bị sản xuất giống cua Mô đun 03. Nuôi cua mẹ Mô đun 04. Ương ấu trùng cua Mô đun 05. Ương cua giống cua Mô đun 07. Thu hoạch và tiêu thụ cua giống Giáo trình Chuẩn bị sản xuất giống cua được biên soạn theo Chương trình mô đun Chuẩn bị sản xuất giống cua của nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu nội dung lý thuyết và thực hành các bước công việc chuẩn bị bể ương, nuôi; xử lý sát trùng và điều chỉnh độ mặn của nước; nuôi cấy tảo và luân trùng đúng qui trình kỹ thuật. Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 68 giờ và gồm 5 bài: Bài 1. Chuẩn bị bể ương, nuôi Bài 2. Xử lý sát trùng nước Bài 3. Điều chỉnh độ mặn
- 3 Bài 4. Nuôi cấy tảo Bài 5. Nuôi luân trùng Trong quá trình biên soạn, dù đã nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia, các hộ sản xuất giống cua xanh, của bạn bè, đồng nghiệp trong ngành, của lãnh đạo Trường Trung học Thủy sản và Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng do lần đầu biên soạn nên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, các tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn./. Tham gia biên Chủ biên: LÊ TIẾN DŨNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH LÊ VĂN THÍCH
- 4 MỤC LỤC Đề mục Trang LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 5 CÁC THUẬT NGỮ CH ÊN M N, CHỮ V ẾT T T 7 M Đ N: CH ẨN BỊ SẢN X ẤT G ỐNG C A 8 Bài 1. CHUẨN BỊ BỂ ƯƠNG, N 9 1. Vệ sinh bể và dụng cụ 9 2. Sát trùng bể và dụng cụ 12 2.1. Xử lý bằng formol 13 2.2. Xử lý bằng chlorine 14 3. Lắp sục khí 15 4. Cấp nước vào bể 16 Bài 2. XỬ LÝ SÁT TRÙNG NƯỚC 17 1. Kiểm tra nguồn nước trước khi cấp 18 1.1. Yêu cầu nguồn nước 18 1.2. Đo các chỉ tiêu chất lượng nước 18 2. Cấp nước vào bể chứa 21 2.1. Xác định thời điểm lấy nước 21 2.2. Kiểm tra hệ thống máy bơm nước 21 a. 2.3. Bơm nước 21 3. Sát trùng nước 22 3.1. Xử lý bằng thuốc tím và chlorine 22 3.2. Sát trùng bằng dung dịch anolyte 33 3.3. Sát trùng nước bằng tia cực tím 35 4. Lọc sinh học 36 Bài 3. Đ ỀU CHỈNH ĐỘ MẶN 41 1. Hạ độ mặn 41
- 5 1.1. Hạ độ mặn trong bể chưa đầy nước 41 1.2. Hạ độ mặn trong bể đầy nước 44 2. Nâng độ mặn 45 3. Kiểm tra chất lượng nước 46 Bài 4. NUÔI CẤY TẢO 49 1. Chuẩn bị bể nuôi tảo 49 1.1. Sát trùng bể 50 1.2. Cấp nước 50 2. Cấp môi trường dinh dưỡng vào bể 50 3. Cấy tảo và theo dõi phát triển của tảo 53 3.1. Cấy tảo giống 53 3.2. Theo dõi phát triển của tảo 54 4. Thu hoạch tảo 57 Bài 5. NUÔI LUÂN TRÙNG 60 1. Chuẩn bị bể nuôi 62 1.1. Sát trùng bể 62 1.2. Cấp nước 62 1.3. Nuôi cấy tảo lục làm thức ăn cho luân trùng 62 1.4. Cấp tảo vào bể nuôi luân trùng 66 2. Chăm sóc luân trùng 66 2.1. Thả luân trùng vào bể 66 2.2. Cho ăn 68 2.3. Kiểm tra 68 3. Thu hoạch và xử lý luân trùng 69 3.1. Thu hoạch, xử lý 69 3.2. Làm giàu luân trùng 69 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠ M Đ N 70 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM 81 DANH SÁCH HỘ ĐỒNG NGHIỆM THU 81
- 6 CÁC THUẬT NGỮ HUYÊN MÔN HỮ I T T T 1. Chlorine: Clorin, hypoclorit canxi Ca(ClO)2, bột tẩy: Hóa chất có tính sát trùng mạnh, sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản để sát trùng nước, dụng cụ sản xuất giống cua, bể ương, nuôi, ao nuôi… Cần phân biệt chlorine với chloramineB, chloramineT là các hợp chất có tính sát khuẩn dùng trong y tế; với clorinA (không có hợp chất này) hay clorua vôi CaCl2. 2. Formol: Dung dịch formaldehide (CH2O) 37 - 40%, mùi cay sốc, có tính sát trùng mạnh, sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản để sát trùng dụng cụ sản xuất giống cua, bể ương, nuôi, cua mẹ, ấu trùng… 3. Tia cực tím: Tia V (ultra violet), một loại tia ánh sáng có thể tiêu diệt tế bào sinh vật nên được sử dụng để sát trùng không khí, nước.
- 7 MÔ ĐUN: HUẨN BỊ SẢN XUẤT GIỐNG UA Mã mô đun: MĐ 02 Mô đun 02 Chuẩn bị sản xuất giống cua có thời gian học tập 68 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành, 04 giờ kiểm tra định kỳ và 04 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc chuẩn bị bể ương, nuôi; xử lý sát trùng và điều chỉnh độ mặn của nước; nuôi cấy tảo và luân trùng đạt chất lượng và hiệu quả cao. Mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc địa phương có mô hình sản xuất và đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua trả lời các câu hỏi kiến thức lý thuyết và thực hiện thao tác của các công việc chuẩn bị bể ương, nuôi; xử lý sát trùng và điều chỉnh độ mặn của nước; nuôi cấy tảo và luân trùng.
- 8 Bài 1. HUẨN BỊ BỂ ƯƠNG, NUÔI Mã bài: MĐ 02-01 Một trong những công việc chuẩn bị cho đợt sản xuất là vệ sinh bể nuôi cua mẹ, bể thu ấu trùng, bể ương ấu trùng và các dụng cụ phục vụ cho sản xuất giống, lắp hệ thống sục khí, cấp nước và kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước trong bể. Việc chuẩn bị tốt bể ương, nuôi có ý nghĩa rất quan trọng. Các chỉ tiêu môi trường nước trong bể ở mức thích hợp và ổn định, không có mầm bệnh sẽ góp phần giúp cua mẹ khỏe mạnh, trứng nở tốt, ấu trùng cua phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, chi phí sản xuất phù hợp. Mục tiêu - Vệ sinh bể ương, nuôi và dụng cụ đạt yêu cầu sát trùng. - Bố trí bể và cấp nước vào bể đáp ứng được điều kiện ương, nuôi. A. Nội dung 1. ệ sinh bể và dụng cụ Dùng bàn chải và xà phòng để vệ sinh bể. Bàn chải có phần mũi thon, nhọn để dễ đưa vào các góc bể, làm sạch bùn đất bám vào bể, nhất là ở các góc cạnh. Làm sạch cả bề mặt thành bể. Hình 2.1.1. Bàn chải Xà phòng dạng bột, dùng để làm sạch bùn đất bám vào bể. Thực hiện vệ sinh bể như sau: - Dùng vòi nước áp lực cao làm bong tróc bùn đất bám trên thành, đáy bể. Hình 2.1.2. Phun nước vào bể
- 9 - Hòa tan xà phòng vào xô nước ngọt. Hình 2.1.3. Hòa tan xà phòng - Làm sạch bùn đất trên thành bể bằng xà phòng, bàn chải và khăn vải. Hình 2.1.4. Làm sạch thành bể - Làm sạch bùn đất ở đáy bể Lưu ý: Cần làm sạch các cạnh, góc bể. Hình 2.1.5. Làm sạch đáy bể
- 10 - Làm sạch xà phòng trong bể bằng vòi nước áp lực cao. Hình 2.1.6. Làm sạch xà phòng trong bể Lắp ống nhựa vào lỗ thoát nước ở đáy bể. Hình 2.1.7. Lắp ống nhựa vào lỗ thoát nước Các dụng cụ sử dụng trong bể ương, nuôi hoặc tiếp xúc với cua mẹ, ấu trùng như thau, xô, rây, vợt vớt cua, ly, cốc, ống nhựa siphon, dây sục khí, đá bọt.... được chà rửa, vệ sinh bằng xà phòng. Hình 2.1.8. Các dụng cụ được vệ sinh
- 11 Bạt, túi lọc vải được giặt và phơi nắng cho khô. Hình 2.1.9. Phơi bạt, túi lọc 2. Sát trùng bể và dụng cụ Hóa chất, dụng cụ phổ biến dùng để sát trùng bể và dụng cụ trong trại là: - Chlorine: Chlorine (bột tẩy) - hypoclorit canxi - là chất bột màu trắng, mùi hăng, dễ tan trong nước và sinh ra các thành phần có tính sát trùng mạnh. Bảo quản không tốt, chlorine dễ bị ánh sáng, nhiệt độ cao phá hủy, dễ hút ẩm, vón cục làm suy giảm chất lượng. Hình 2.1.10. Chlorine Hòa tan chlorine trong nước ngọt (không sử dụng trực tiếp, không đổ mạnh nước vào chlorine) để hiệu quả sát trùng cao. Mang khẩu trang, mắt kính, áo quần bảo hộ, không tiếp xúc trực tiếp khi làm việc với chlorine.
- 12 Chlorine có thể làm mục áo quần, gây bỏng da. Phải rửa nước sạch nhiều lần ở vị trí cơ thể tiếp xúc với chlorine. - Formol (dung dịch formaldehide 37%) Là chất lỏng không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều trong nước, có tính sát trùng mạnh, nhất là với vi nấm. Formol gây cay mắt, đau họng, bỏng da khi tiếp xúc. Hình 2.1.11. Formol Khi sử dụng các hóa chất chlorine, formol để sát trùng bể, cần phải mang khẩu trang, găng tay để hạn chế việc ngửi mùi hoặc dây hóa chất độc vào người. - Bình phun: Dùng để phun formol, sát trùng thành, đáy bể. Bình phun bằng nhựa, thể tích 1 - 2 lít. Hình 2.1.12. Bình phun nhựa Xử lý sát trùng bể bằng formol hoặc chlorine 2.1. Xử lý bằng formol Thực hiện như sau: - Phun formol cho ướt đều thành bể bằng bình phun nhựa. - Đậy kín bể bằng bạt dày trong 48 giờ. - Rửa hết formol trong bể bằng nước sạch (không còn mùi formol trong bể). - Phơi khô bể, đậy bạt kín khi chưa sử dụng. Việc để khô bể khoảng 10 - 15 ngày rồi sử dụng cho đợt nuôi mới sẽ giúp cách ly, làm chậm sự xâm nhập của mầm bệnh vào bể đạt hiệu quả hơn.
- 13 2.2. Xử lý bằng chlorine Thực hiện như sau: - Bơm nước ngọt vào đầy bể. - Tính và cân lượng chlorine cần dùng để hòa tan vào nước trong bể với nồng độ 100 - 200ppm. - Cho từ từ lượng chlorine cần dùng vào thau, xô chứa nước ngọt, khuấy bằng que gỗ hoặc nhựa để chlorine tan hết trong nước. - Tạt đều chlorine vào nước trong bể. - Sục khí cho bể khoảng 30 phút bằng 1 - 2 dây sục khí để chlorine phân tán đều khắp bể. - Đậy kín bể bằng bạt dày trong 48 giờ. - Mở bạt, xả bỏ nước trong bể. - Rửa hết chlorine trong bể bằng nước sạch (không còn mùi chlorine trong bể). - Phơi khô bể, đậy bạt kín khi chưa sử dụng. Trong nuôi trồng thủy sản, các đơn vị để tính khối lượng thường là ki-lô- gam (kg), gam (g), mi-li-gam (mg) với 1kg = 1.000g 1g = 1.000mg Đơn vị tính thể tích là mét khối (m3), lít (l), mi-li-lít (ml) 1m3 = 1.000l 1l = 1.000ml Đơn vị tính nồng độ là phần trăm (%), phần ngàn (‰, ppt, g/l), phần triệu (ppm, g/m3, ml/m3, mg/l). Cách tính lượng chlorine Lượng chlorine cần dùng = Nồng độ chlorine x Thể tích nước Ví dụ: Tính lượng chlorine cần dùng sát trùng bể chứa 6m3 nước với nồng độ 200ppm. Giải: Nồng độ chlorine là 200ppm Thể tích nước là 6m3 Đổi 200ppm = 200g/m3 nghĩa là mỗi m3 nước cần hòa tan với 200g
- 14 chlorine Lượng chlorine cần dùng = 200g/m3 x 6m3 = 1.200g = 1,2kg chlorine Vậy: 6m3 nước cần 1,2kg chlorine để đạt nồng độ 200ppm Sát trùng các dụng cụ bằng cách kết hợp ngâm trong bể ương, nuôi khi sát trùng bể. 3. Lắp sục khí - Đóng đinh vào xung quanh bể ở phía ngoài, cách mặt bể 20 - 30cm. Khoảng cách giữa các đinh khoảng 60 - 80cm. Hình 2.1.13. Đóng đinh vào thành bể - Căng và cột dây cước PE vào các đinh đối diện ở 2 thành bể đối diện nhau. - Thả dây sục khí vào bể bằng cách máng trên các dây cước căng trên mặt bể. Hình 2.1.14. Dây cước căng trên mặt bể Mật độ dây sục khí trong bể khoảng 1 dây/m2. Đá bọt của dây sục khí ở cách đáy bể khoảng 5cm. Theo kinh nghiệm, ở bể ương ấu trùng Zoea, dây sục khí không nên đặt sát đáy bể để tránh chất thải tích tụ ở đáy bể phát tán vào nước, ảnh hưởng xấu đến ấu trùng. Hình 2.1.15. Dây sục khí máng trên dây cước
- 15 4. ấp nước vào bể - Cấp nước biển đã qua xử lý sát trùng (như hướng dẫn ở bài 2. Xử lý sát trùng nước) vào bể bằng hệ thống cấp nước của trại. - Có thể dùng túi lọc vải để giữ các vật chất lơ lửng đi vào bể. - Lượng nước cấp vào bể đến mức thích hợp cho cua mẹ hoặc ấu trùng. Hình 2.1.16. Cấp nước vào bể qua túi lọc Bể nuôi cua mẹ thường có diện tích lớn, mực nước từ 20 - 30cm do cua thường nằm ở đáy bể, ít di chuyển lên mặt nước. Tuy nhiên, có thể nâng cao mực nước trong bể để nhiệt độ nước ổn định. Cấp nước vào bể ương ấu trùng Zoea đến mức 1,0 - 1,2m để tạo không gian lớn nhất cho ấu trùng cua. Ở bể ương ấu trùng Megalop, cấp nước đạt 1,5m là thích hợp. B. âu hỏi và bài tập thực hành 1. âu hỏi Trình bày cách vệ sinh, sát trùng bể ương, nuôi 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành 2.1.1. Vệ sinh, sát trùng bể ương, nuôi 2.2. Bài thực hành 2.1.2. Lắp sục khí và cấp nước vào bể ương, nuôi . Ghi nhớ Phải vệ sinh, sát trùng và để khô bể ương, nuôi cua khoảng 10 - 15 ngày rồi mới sử dụng cho đợt ương, nuôi tiếp. Cấp nước đã được xử lý sát trùng vào bể.
- 16 Bài 2. XỬ LÝ SÁT TRÙNG NƯỚ Mã bài: MĐ 02-02 Nguồn nước trong sạch, không chứa mầm bệnh, kim loại nặng là một trong những điều kiện để vụ sản xuất cua giống thành công. Ở những vùng biển trong sạch, chỉ cần lọc trong nước bằng bể lọc cát là có thể đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay số lượng trại giống thủy sản (tôm, cua) nhiều, nước thải của trại giống cũng như nguồn nước thải khác không được xử lý triệt để được trả về môi trường rất lớn làm cho nguồn nước tự nhiên trong vùng bị ô nhiễm và chứa nhiều sinh vật gây bệnh. Việc xử lý nguồn nước bằng cách kết hợp nhiều phương pháp trước khi đưa vào các bể ương, nuôi là rất cần thiết. Xử lý nguồn nước cấp vào trại giống để nhằm đạt được các yêu cầu: - Tiêu diệt mầm bệnh. - Lắng tụ vật chất lơ lửng. - Khử các kim loại nặng hòa tan trong nước như Fe, Al, Hg, Pb, Cd... Các phương pháp phổ biến là dùng hóa chất sát khuẩn như chlorine, formol, chất oxy hóa như thuốc tím, khí ô-zôn, đèn phát tia cực tím, máy anolyte, lọc sinh học... Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: - Nêu được các yêu cầu của nguồn nước sản xuất giống cua. - Biết được tính chất một số loại hóa chất sát trùng nước. - Kiểm tra được chất lượng nước trước khi cấp. - Tính toán được liều lượng hóa chất dùng để xử lý nước. - Xử lý được nước đáp ứng yêu cầu sản xuất. - Tuân thủ các qui định về sử dụng hóa chất và an toàn lao động. A. Nội dung
- 17 Hình 2.2.1. Sơ đồ các quy trình xử lý nước cấp 1. Kiểm tra nguồn nước trước khi cấp 1.1. Yêu cầu nguồn nước Nguồn nước biển đưa vào bể lắng phải đạt được các chỉ tiêu yêu cầu sau: Độ mặn cao hơn 25‰ (tốt nhất là 28-32‰) và ổn định trong mùa vụ sản xuất. pH = 7,5 - 8,5 Oxy hòa tan (DO) lớn hơn 5mg/l Độ trong lớn hơn 30cm NH4+ nhỏ hơn 0,2mg/l NH3 nhỏ hơn 0,01mg/l 1.2. Đo các chỉ tiêu chất lượng nước 1.2.1. Đo pH
- 18 pH được kiểm tra bằng bộ kiểm tra pH. Cách đo pH được hướng dẫn ở mục 2.1. Chọn nguồn nước mặn, bài Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống cua xanh của mô đun Xây dựng trại sản xuất giống cua. Hình 2.2.2. Bộ kiểm tra pH 1.2.2. Đo độ mặn Độ mặn của nước được kiểm tra bằng tỷ trọng kế hoặc khúc xạ kế. Cách đo độ mặn được hướng dẫn ở mục 2.1. Chọn nguồn nước mặn, bài Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống cua xanh của mô đun Xây dựng trại sản xuất giống cua. Khúc xạ kế Tỷ trọng kế Hình 2.2.3. Dụng cụ đo độ mặn 1.2.3. Đo oxy hòa tan Oxy hòa tan được kiểm tra bằng bộ kiểm tra oxy hòa tan. Cách đo oxy hòa
- 19 tan được hướng dẫn ở mục 2.1. Chọn nguồn nước mặn, bài Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống cua xanh của mô đun Xây dựng trại sản xuất giống cua. Hình 2.2.4. Bộ kiểm tra oxy hòa tan 1.2.4. Đo độ trong Độ trong của nước được kiểm tra bằng đĩa đo độ trong (đĩa Secchi). Cách đo độ trong được hướng dẫn ở mục 2.1. Chọn nguồn nước mặn, bài Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống cua xanh của mô đun Xây dựng trại sản xuất giống cua. Hình 2.2.5. Đĩa Secchi 1.2.5. Đo NH4+, NH3 Hình 2.2.6. Bộ kiểm tra NH4+, NH3 NH4+, NH3 được kiểm tra bằng bộ kiểm tra NH4+, NH3. Cách đo NH4+, NH3 được hướng dẫn ở ở mục 2.1. Chọn nguồn nước mặn, bài Chọn địa điểm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chuẩn bị trước gieo trồng - MĐ01: Trồng rau hữu cơ
93 p | 733 | 284
-
Giáo trình Chuẩn bị trước gieo trồng - MĐ01: Trồng rau công nghệ cao
84 p | 571 | 185
-
Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng - MĐ02: Sản xuất giống tôm sú
61 p | 341 | 121
-
Giáo trình Chuẩn bị sản xuất chuối - MĐ01: Trồng chuối
91 p | 254 | 101
-
Giáo trình Chuẩn bị máy móc thiết bị phương tiện sản xuất - MĐ03: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi
65 p | 219 | 66
-
Giáo trình Chuẩn bị trước trồng - MĐ01: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
86 p | 194 | 57
-
Giáo trình Chuẩn bị trồng khoai tây - MĐ01: Nhân giống và trồng khoai tây
86 p | 199 | 52
-
Giáo trình mô đun: Chuẩn bị sản xuất giống - Phần 1
25 p | 181 | 48
-
Giáo trình Chuẩn bị vườn ươm - MĐ01: Nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu
39 p | 161 | 48
-
Giao trình Chuẩn bị bè nuôi hàu - MĐ02: Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương
88 p | 157 | 43
-
Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi tôm sú - MĐ02: Nuôi tôm sú
62 p | 150 | 41
-
Giáo trình Chuẩn bị ao - MĐ02: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt
41 p | 137 | 34
-
Giáo trình Chuẩn bị trồng ngô: Phần 2 - Trần Văn Dư (chủ biên)
30 p | 140 | 31
-
Giáo trình Mô đun Chuẩn bị sản xuất giống: Phần 2 - Lê Hải Sơn (chủ biên)
58 p | 102 | 25
-
Giáo trình Chuẩn bị các điều kiện sản xuất (Nghề: Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas)
51 p | 40 | 8
-
Giáo trình Chuẩn bị trước khi trồng (Nghề: Trồng hồ tiêu) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
38 p | 40 | 7
-
Giáo trình Chuẩn bị điều kiện sản xuất (Nghề: Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ chất thải chăn nuôi gia cầm dạng rắn dùng trồng rau, hoa, cây cảnh)
67 p | 37 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn