intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chuẩn bị trước gieo trồng - MĐ01: Trồng rau hữu cơ

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

734
lượt xem
284
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình “Chuẩn bị trước gieo trồng” giới thiệu khái quát về các kỹ năng chuẩn bị cho khu vực sản xuất rau hữu cơ bao gồm 05 bài: thiết lập vườn trồng rau hữu cơ; lập kế hoạch sản xuất; kỹ thuật làm phân ủ; kỹ thuật làm đất; kỹ thuật trồng cây hàng rào, cây phân xanh, cây dẫn dụ xua đuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị trước gieo trồng - MĐ01: Trồng rau hữu cơ

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ TRƯỚC GIEO TRỒNG MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: TRỒNG RAU HỮU CƠ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2013
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà trồng rau, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề trồng kỹ thuật trồng rau hữu cơ cấp độ công nhân lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ thuật trồng rau hữu cơ. Chương trình đào tạo nghề “Trồng rau hữu cơ” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất rau hữu cơ tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng rau hữu cơ. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị trước gieo trồng 2) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống 3) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc rau hữu cơ 4) Giáo trình mô đun Quản lý dịch hại 5) Giáo trình mô đun Thu hoạch và bảo quản sản phẩm 6) Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ Giáo trình “Chuẩn bị trước gieo trồng ” giới thiệu khái quát về các kỹ năng chuẩn bị cho khu vực sản xuất rau hữu cơ bao gồm 05 bài: Bài 1: Thiết lập vườn trồng rau hữu cơ Bài 2: Lập kế hoạch sản xuất Bài 3: Kỹ thuật làm phân ủ Bài 4: Kỹ thuật làm đất Bài 5: Kỹ thuật trồng cây hàng rào, cây phân xanh, cây dẫn dụ xua đuổi.
  4. Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ nhóm rau hữu cơ – xóm Mòng huyện Lương sơn, Trại sản xuất rau hữu cơ trường cao đẳng nông nghiệp và PTNT Bắc Bộ. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất rau hữu cơ, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Phạm Thanh Hải (Chủ biên) 2. Trần Thị Thanh Bình 3. Đồng Văn Quang 4. Phùng Trung Hiếu
  5. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG BÀI 1: THIẾT LẬP VƯỜN TRỒNG RAU HỮU CƠ THEO BỘ TIÊU CHUẨN PGS ................................................................................................... 1 1. Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ ................................................................ 1 2. Vì sao phải canh tác nông nghiệp hữu cơ ...................................................... 1 3. Các nguyên tắc cơ bản sản xuất rau theo NNHC........................................... 2 4. Tiêu chuẩn hữu cơ (PGS cơ bản) .................................................................. 3 5. Tìm hiểu vùng đất sản xuất tập trung ............................................................ 3 5.1. Điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng vườn rau hữu cơ...................................................................................................................... 4 5.2. Quan sát thực địa ....................................................................................... 5 6. Quy hoạch thiết kế vườn rau ......................................................................... 6 6.1. Điều kiện về vùng sản xuất ........................................................................ 6 6.2. Nội dung quy hoạch vườn rau hữu cơ ........................................................ 6 6.3. Thiết kế các khu sản xuất ........................................................................... 7 6.3.1. Thiết kế vườn trồng rau hữu cơ ............................................................... 7 7. Chọn địa điểm xây dựng vườn. ................................................................... 10 7.1. Địa điểm xây dựng vườn ươm ................................................................. 10 7.2. Địa điểm xây dựng vườn trồng ................................................................ 11 8. Một số vườn trồng rau hữu cơ..................................................................... 11 8.1. Vườn rau truyền thống ............................................................................. 11 8.2. Vườn rau có mái che ................................................................................ 12 8.3. Vườn rau có phủ Nilong .......................................................................... 13 8.4. Vườn rau dùng lưới chắn côn trùng.......................................................... 14 8.5. Vườn rau trồng trong nhà lưới ................................................................. 16 9. Đăng ký sản xuất theo bộ tiêu chuẩn PGS ................................................... 17 9.1. Quy trình thực hiện .................................................................................. 17 9.2. Các bước tiến hành .................................................................................. 17 BÀI 2: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ........................................................... 23 1. Khái niệm ................................................................................................... 23 2. Phân loại kế hoạch ...................................................................................... 24 3. Các nguyên tắc của lập kế hoạch sản xuất rau hữu cơ ................................. 24 4. Xác định mục tiêu ....................................................................................... 24 5. Xác định kết quả cần đạt được .................................................................... 25 6. Xác định các hoạt động ............................................................................... 25 7. Xác định trách nhiệm các bên tham gia....................................................... 26 8. Lên biểu kế hoạch ....................................................................................... 28 9. Tổ chức thực hiện và đánh giá .................................................................... 29 BÀI 3: KỸ THUẬT LÀM PHÂN Ủ ............................................................... 33 1. Khái niệm phân ủ ........................................................................................ 33 2. Tác dụng của phân ủ ................................................................................... 33
  6. 3. Kỹ thuật ủ phân: ......................................................................................... 34 4. Quy trình ủ phân: ........................................................................................ 34 4.1. Các vi sinh vật tham gia vào trong quá trình phân huỷ. ............................ 35 4.2. Lựa chọn vật liệu ủ phù hợp..................................................................... 36 4.3. Vật liệu ủ phân......................................................................................... 36 4.4. Địa điểm ủ phân ....................................................................................... 39 4.5. Những điều cần lưu ý trước khi đắp đống ủ: ........................................... 39 4.6. Tạo đống ủ ............................................................................................... 40 4.7. Sử dụng các chế phẩm thúc đẩy trong quá trình ủ phân............................ 41 4.8. Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình ủ phân ........................................... 41 4.9. Quản lý phân ủ ......................................................................................... 43 4.10. Thời gian sử dụng phân ủ....................................................................... 45 4.11. Cách sử dụng phân ủ .............................................................................. 46 BÀI 4: KỸ THUẬT LÀM ĐẤT ..................................................................... 52 1. Vệ sinh đồng ruộng..................................................................................... 52 2. Làm đất....................................................................................................... 53 2.1. Chuẩn bị máy móc và công cụ làm đất..................................................... 53 2.2. Cày đất.................................................................................................... 53 2.3. Làm đất nhỏ ............................................................................................. 53 3. Lên luống.................................................................................................... 54 4. Bón phân lót ............................................................................................... 54 BÀI 5: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HÀNG RÀO, CÂY PHÂN XANH, CÂY DẪN DỤ XUA ĐUỔI .................................................................................... 58 1. Cây hàng rào ............................................................................................... 58 1.1. Mục đích trồng cây hàng rào .................................................................... 58 1.2. Giới thiệu các loại cây hàng rào ............................................................... 58 1.3. Kỹ thuật trồng cây hàng rào ..................................................................... 58 2. Cây phân xanh ............................................................................................ 64 2.1. Lợi ích của cây phân xanh ....................................................................... 64 2.2. Giới thiệu các loại cây phân xanh ............................................................ 64 2.3. Kỹ thuật trồng cây phân xanh .................................................................. 64 3. Cây dẫn dụ, xua đuổi .................................................................................. 74 3.1. Mục đích trồng cây dẫn dụ, xua đuổi ....................................................... 74 3.2. Giới thiệu các loại cây dẫn dụ, xua đuổi................................................... 74 3.3. Kỹ thuật trồng cây dẫn dụ, xua đuổi......................................................... 75 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................ 84
  7. 1 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ TRƯỚC GIEO TRỒNG Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu về mô đun: - Mô đun 01 “Chuẩn bị trước gieo trồng” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra giới thiệu khái quát về kỹ năng thiết lập vườn trồng rau hữu cơ, lập kế hoạch sản xuất, làm phân ủ, kỹ thuật làm đất, bón phân, trồng cây hàng rào, cây phân xanh, cây dẫn dụ xua đuổi. BÀI 1: THIẾT LẬP VƯỜN TRỒNG RAU HỮU CƠ THEO BỘ TIÊU CHUẨN PGS Mã bài: MĐ01– 01 Mục tiêu : - Trình bày được khái niệm rau hữu cơ, vì sao phải sản xuất rau hữu cơ, nguyên tắc và tiêu chuẩn sản xuất rau hữu cơ. - Lựa chọn được đất sản xuất tập trung đủ tiêu chuẩn PGS, đăng ký sản xuất theo bộ tiêu chuẩn. - Thiết kế hệ thống tưới tiêu, nhà ủ phân, nhà sơ chế và đóng gói sản phẩm. - Vẽ phác hoạ các bộ phận chính ở vườn dự định sản xuất rau hữu cơ. A. Nội dung 1. Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ Nông nghiệp hữu cơ là phương thức canh tác không sử dụng phân bón được sản xuất từ hoá chất hoặc phân người. Không dùng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu nguy hiểm còn dư lại trong đất trồng trong một thời gian dài và những tích luỹ trong cơ thể động vật. Để nuôi dưỡng đất đai canh tác NNHC cần sử dụng: Luân canh cây trồng; trồng cây họ đậu; trồng và sử dụng cây phân xanh; sử dụng phân động vật và phế thải cây trồng được ủ và tái chế; canh tác đất đúng cách, đúng thời điểm, sự mất cân bằng của đất trồng được giữ ở mức tối thiểu; tủ gốc để bảo vệ bề mặt của đất trồng. 2. Vì sao phải canh tác nông nghiệp hữu cơ Canh tác thông thường làm đất trồng trở lên cằn cỗi, sâu bệnh ngày càng khó kiểm soát, sông hồ bị ô nhiễm bởi chất hoá học và dinh dưỡng màu bị rửa trôi khỏi đất; động vật nuôi trong điều kiện không tự nhiên đang dẫn đến những vấn đề nguy hại cho sức khoẻ của chúng và sức khoẻ của loài người. Canh tác hữu cơ bảo vệ cho đất trồng tương lai, làm cho đất đai trở lên màu mỡ hơn. Con người có những cách kiểm soát sâu bệnh mà không ảnh
  8. 2 hưởng đến sức khoẻ, nguồn nước được bảo vệ. Như vậy NNHC bảo vệ môi trường và đồng thời sản xuất ra các thực phẩm giàu dinh dưỡng, thức ăn gia súc và lương thực chất lượng cao để bán với giá tốt. Canh tác hữu cơ là làm việc với tự nhiên trở về với phương pháp truyền thống như vậy không có nghĩa là sử dụng phương pháp lỗi thời. Để trở thành một nông dân hữu cơ thành công người nông dân cần sử dụng một số kỹ thuật để quản lý sâu bệnh, cỏ dại và các biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất. 3. Các nguyên tắc cơ bản sản xuất rau theo NNHC  Sản xuất thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, đủ số lượng.  Phối hợp một cách xây dựng và theo hướng củng cố cuộc sống giữa tất cả các chu kỳ và hệ thống tự nhiên.  Khuyến khích và thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao gồm vi sinh vật, quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật nuôi.  Duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn.  Sử dụng càng nhiều càng tốt các nguồn tái sinh trong hệ thống nông nghiệp có tổ chức ở địa phương.  Làm việc càng nhiều càng tốt trong một hệ thống khép kín đối với các yếu tố dinh dưỡng và chất hữu cơ.  Làm việc càng nhiều càng tốt với các nguyên vật liệu, các chất có thể tái sử dụng hoặc tái sinh, hoặc ở trong trang trại hoặc là ở nơi khác.  Cung cấp cho tất cả các con vật nuôi trong trang trại những điều kiện cho phép chúng thực hiện những bản năng bẩm sinh của chúng.  Giảm đến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông nghiệp gây ra.  Duy trì sự đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực xung quanh nó, bao gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của cuộc sống thiên nhiên hoang dã.  Cho phép người sản xuất nông nghiệp có một cuộc sống theo Công ước Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, trang trải được những nhu cầu cơ bản của họ, có được một khoản thu nhập thích đáng và sự hài lòng từ công việc của họ, bao gồm cả môi trường làm việc an toàn.  Quan tâm đến tác động sinh thái và xã hội rộng hơn của hệ thống canh tác hữu cơ. Khi sản xuất ra các loại rau hữu cơ theo đúng các nguyên tắc cơ bản trên nông dân trồng rau cần phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn hữu cơ theo PGS (Hệ thống giám sát nội bộ có sự tham gia) như sau:
  9. 3 4. Tiêu chuẩn hữu cơ (PGS cơ bản) Các tiêu chuẩn này được chiểu theo: Các tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ (10TCN 602-2006) Được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2006. - Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN 5942-1995) - Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm như các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giao thông chính… - Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hóa học trong sản xuất hữu cơ. - Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học. - Cấm sử dụng các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng. - Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường không được sử dụng trong canh tác hữu cơ - Các dụng cụ đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ. - Nông dân phải duy trì việc ghi chép vào sổ tất cả vật tư đầu vào dùng trong canh tác hữu cơ. - Không được phép sản xuất song song: Các cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác với các cây được trồng trong ruộng thông thường. - Nếu ruộng gần kề có sự dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các chất hóa học từ ruộng bên cạnh. Cây trồng hữu cơ phải trồng cách vùng đệm ít nhất là một mét (01m). Nếu sự xâm nhiễm xảy ra qua đường không khí thì cần phải có một loại cây được trồng trong vùng đệm để ngăn chặn bụi phun xâm nhiễm. Loại cây trồng trong vùng đệm phải là loại cây khác với loại cây trồng hữu cơ. Nếu việc xâm nhiễm xảy ra qua đường nước thì cần phải có một bờ đất hoặc rãnh thoát nước để tránh bị xâm nhiễm do nước bẩn tràn qua. - Các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi làm đất đến khi thu hoạch sau khi thu hoạch có thể được bán như sản phẩm hữu cơ. - Các loại cây trồng lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi kết thúc thu hoạch vụ trước cho đến khi ra hoa và thu hoạch vụ tiếp theo có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.
  10. 4 - Cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen GMOS. - Nên sử dụng hạt giống và các nguyên liệu trồng hữu cơ sẵn có. Nếu không có sẵn, có thể sử dụng các nguyên liệu gieo trồng thông thường nhưng cấm không được xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trước khi gieo trồng. - Cấm đốt cành cây và rơm rạ, ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống. - Cấm sử dụng phân người. - Phân động vật đưa vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi dùng trong canh tác hữu cơ. - Cấm sử dụng phân ủ được làm từ rác thải đô thị. - Nông dân phải có các biện pháp phòng ngừa xói mòn và tình trạng nhiễm mặn đất. - Túi và các vật đựng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đều phải mới hoặc được làm sạch. Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ. - Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong canh tác hữu cơ không được phép sử dụng trong kho cất trữ sản phẩm hữu cơ. - Chỉ được phép sử dụng các đầu vào nông dân đã có đăng ký với PGS và được PGS chấp thuận. 5. Tìm hiểu vùng đất sản xuất tập trung 5.1. Điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng vườn rau hữu cơ Vườn rau hữu cơ có nhiều ý nghĩa đối với hộ nông dân cũng như cộng động dân cư trong vùng. Vì vậy, tùy theo điều kiện cụ thể mà xây dựng đề ra các mục tiêu cho việc xây dựng vườn rau hữu cơ. Việc điều tra đánh giá tình hình và các yếu tố có liên quan nhằm mục đích tạo dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định loại hình, cơ cấu của vườn trồng rau hữu cơ đồng thời tạo cơ sở để thực hiện các mục tiêu cho vườn trồng rau hữu cơ hoặc tiến hành điều chỉnh các mục tiêu cho phù hợp. Quy hoạch và thiết kế một vườn rau hữu cơ là để đạt được những mục đích đề ra, cho nên những mục đích khác có thể làm cho việc điều tra đánh giá các yếu tố có liên quan ít nhiều có khác nhau. Tuy vậy, việc quy hoạch và thiết kế bất kỳ loại vườn trồng rau hữu cơ nào cũng đòi hỏi điều tra phân tích các yếu tố sau đây: 5.1.1. Tài nguyên thiên nhiên Các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa, số ngày mưa trong tháng. Đối với yếu tố khí hậu cần nắm được các trị số trung bình, trị số tối cao, tối thấp và tần xuất xuất hiện các trị số cực.
  11. 5 Các yếu tố thủy văn: Sông suối, dòng chảy, mưa đá, nước mặt, nước ngầm.... 5.1.2. Tài nguyên sinh vật: Các loại rau đã có trong vùng. Tình trạng sinh trưởng, phát triển, năng suất. Các loài cây hoang dại, cỏ dại. Các loài động vật thường gặp. Đặc biệt cần nắm được tình hình phát sinh và phát triển của các loài sinh vật gây hại như sâu, bệnh, chuột.... 5.1.3. Tài nguyên đất: Cần nắm được diện tích đất, thành phần cấu tạo của đất, các đặc tính nông hóa, thổ nhưỡng và sinh học của đất. Ngoài ra cần nắm được tình hình, địa thế của khu đất dự định xây dựng vườn trồng rau hữu cơ. 5.1.4. Các tiến bộ khoa học công nghệ có liên quan đến xây dựng vườn trồng rau hữu cơ trong vùng. Cần trao đổi kỹ với cán bộ kỹ thuật địa phương, ở các phòng nông nghiệp huyện 5.1.5. Khả năng thu hút lao động và trình độ của đội ngũ lao động trong vườn. Điểu này quan trọng khi người chủ vườn rau hữu cơ không có đủ lao động để tiến hành hết công việc trong quá trình xây dựng vườn trồng rau hữu cơ mới cũng như cải tạo lại hệ thống vườn. Các yếu tố liên quan đến việc xây dựng vườn trồng rau hữu cơ nêu trên đây mang tính chất toàn diện và có liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội môi trường, tài nguyên của một địa phương. Công việc điều tra, thu thập tài liệu này rất cần thiết, bởi vì xây dựng vườn trồng rau hữu cơ là việc làm có nhiều ý nghĩa và đòi hỏi có đầy đủ cơ sở. Công việc điều tra đánh giá hiện trạng các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng vườn trồng rau hữu cơ thường được bắt đầu từ việc thu thập thông tin, tập hợp dữ liệu. 5.2. Quan sát thực địa Mặc dù tư liệu về địa bàn dự định xây dựng vườn trồng rau hữu cơ có thể thu nhập bằng nhiều cách, nhưng việc quan sát thực địa vẫn rất cần thiết và nhất thiết phải tiến hành. Không chỉ các nhà chuyên môn tiến hành quan sát mà cả người đầu tư xây dựng vườn trồng rau hữu cơ cũng cần quan sát thực địa. Khảo sát thực địa và trao đổi trực tiếp với dân địa phương, có thể phát hiện ra nhiều vấn đề và tìm thấy nhiều điều mà các tư liệu không nói đến. Khi đi khảo sát thực địa không chỉ giới hạn ở nhìn, sờ, đếm, ngửi...Mà còn phải chú ý ghi nhận các cảm giác được hình thành, trên thực địa như: nóng, lạnh, luồng gió, ánh nắng....Những điều thấy được, cảm giác được cần đươc ghi chép lại, chụp ảnh, vẽ sơ đồ.... Trong khi đi khảo sát, có thể dừng lại lâu hơn một chút ở những nơi cần thiết để nhận biết chắc chắn hơn và tìm cách giải thích những quá trình đã xảy ra. Thí dụ: Tại sao cây ở nơi này tốt hơn, hoặc xấu hơn ở nơi khác ? Tại sao luồng nước lại chảy về hướng này ? Tại sao gió ở đây lại thổi mạnh hơn ?...
  12. 6 Cần ghi chép được sự chuyển động của mặt trời và cùng với nó hướng tỏa bóng của các hàng cây, các dấu vết súc đi lại, nghỉ ngơi, nơi chúng thường uống nước.... 6. Quy hoạch thiết kế vườn rau 6.1. Điều kiện về vùng sản xuất - Vùng sản xuất có diện tích canh tác tập trung lớn 1 ha trở lên thuộc một đơn vị hành chính thống nhất. + Địa hình, + Vị trí thuận lợi + Tưới tiêu chủ động + Giao thông thuận tiện. - Vùng canh tác rau nằm trong vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, + Thuộc vùng quy hoạch phát triển rau hữu cơ của Thành phố. + Không gần nơi bị ô nhiễm như khu công nghiệp, bệnh viện, khu chứa rác thải, nghĩa trang … - Đất đai thổ nhưỡng có lý hóa tính chất phù hợp với sự phát triển của cây rau. Đồng ruộng không bị ô nhiễm bởi nguồn nước và các chất thải. - Đã hình thành chợ đầu mối rau. Một phần sản phẩm rau đã có thương hiệu và bước đầu được tín nhiệm trên thị trường. 6.2. Nội dung quy hoạch vườn rau hữu cơ Tất cả các loại vườn trồng rau hữu cơ đều phải có quy hoạch để bố trí mặt bằng, tính toán chi phí đầu tư, lập kế hoạch và tổ chức sản xuất đáp ứng mục đích và đạt được hiệu quả cao theo yêu cầu cụ thể của từng loại vườn trồng rau hữu cơ. Nội dung quy hoạch vườn trồng rau hữu cơ gồm có: - Vườn trồng rau truyền thống: + Vườn trồng có khu vườn ươm, khu vườn trồng được trồng ở ngoài trời. - Vườn trồng rau trong nhà lưới: + Vườn trồng rau trong nhà lưới chủ yếu áp dụng đối với sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả cho phép sản xuất nhiều vụ trong năm. + Yêu cầu đối với mô hình này là phải có đầu tư đồng bộ từ cải tạo xây dựng : - Mặt bằng sản xuất, - Đầu tư nhà lưới có mái che (để hạn chế tác hại của các yếu tố bất thường của thời tiết và sâu bệnh),
  13. 7 - Xây dựng nguồn nước tưới sạch cả về lý hoá và vi sinh vật. - Cây giống đưa vào là cây sạch bệnh theo quy trình thâm canh cao. - Giám sát dịch hại theo chương trình quản lý dịch hại tổng hợp để sản xuất ra sản phẩm sạch, năng suất cao, giải pháp kỹ thuật cao đã có từ lâu trong lĩnh vực trồng trọt. Sử dụng nhà lưới mang lại nhiều lợi ích so với phương pháp truyền thống. 6.3. Thiết kế các khu sản xuất - Khu đất sản xuất: Chia ra làm các lô: + Ươm hạt (vườn ươm) + Lô sản xuất, hình dáng, kích cỡ các khu thích hợp nhất là hình chữ nhật. - Khu đất để xây dựng: Thường được chia ra làm: + Các khu hoặc các hạng mục nhỏ như khu xây dựng nhà ở, kho chứa, đường sá đi lại, vận chuyển, hệ thống bể, giếng, ống dẫn, mương máng tưới tiêu và hàng rào bảo vệ. + Vị trí, hình dáng, kích cỡ các khu này tùy thuộc vào chức năng của từng khu để bố trí thích hợp như khu nhà, kho sơ chế và bảo quản sản phẩm + Diện tích đất xây dựng, không sản xuất được tính toán theo quy mô vườn và phải tiết kiện đất 6.3.1. Thiết kế vườn trồng rau hữu cơ 6.3.1.1. Thiết kế vườn rau truyền thống Vườn trồng rau có thể chia thành các khu vực nhỏ, có luống trồng rau. Việc lựa chọn các loại rau phù hợp từng mùa vụ trong năm. - Xây dựng hệ thống cấp nước tập trung đạt tiêu chuẩn với các yêu cầu: + Nước ngầm qua xử lý an toàn, có đầu mối trạm bơm, bể lắng lọc, bể chứa và hệ thống ống dẫn, các họng cấp nước bố trí trải đều trên toàn vùng để người dân có thể tưới phun theo mọi nhu cầu thời vụ và tuỳ thời kỳ sinh trưởng của cây trồng. + Nguồn cấp lấy từ nguồn nước ngầm qua hệ thống giếng khoan công suất lớn và hệ thống lọc công nghiệp. Hệ thống nước tưới đề xuất bao gồm: - Tưới đại trà toàn vùng : dùng tưới phun trải đều trên diện tích tưới trong vùng. Hệ thống tưới là hệ thống đường ống ngầm chôn sâu cách mặt đất 50-90cm. Ống dùng ống thép mạ kẽm có các hầm van điều tiết nước. Các họng cấp nước trải đều trên toàn bộ vùng rau hữu cơ theo mạng ô vuông cạnh 6-7m. - Tưới nhỏ giọt: Tưới nhỏ giọt là hình thức đưa nước trực tiếp vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra đều đều nhờ các thiết bị tạo giọt đặt tại một số điểm trên mặt đất đến vùng gốc cây.
  14. 8 Đây là phương pháp tưới hiện đại, tiết kiệm được khối lượng lớn nước. Các ưu điểm của phương pháp tưới nhỏ giọt như: Đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất canh tác, tiết kiệm nước tối đa (theo tính toán tưới nhỏ giọt tiết kiệm được 60% lượng nước so với tưới thông thường), không gây xói mòn đất, không tạo nên váng đất trên mặt và không phá vỡ cấu tượng đất, hạn chế nhiếm mặn. Ngoài ra tưới nhỏ giọt còn góp phần ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại quanh gốc cây và sâu bệnh, vì nước tưới chỉ làm ẩm quanh gốc cây. - Xây dựng 01 nhà thu gom, sơ chế, đóng gói, giao dịch và giới thiệu sản phẩm rau hữu cơ. Khu nhà thu gom, sơ chế và đóng gói sản phẩm bao gồm 1 nhà xây chính, bể rửa 15-30m3, sân hè tập kết rau. Các lối ra vào cho phương tiện chuyên chở. - Hệ thống tiêu gồm đường tiêu nước rửa lọc và các kênh tiêu nước mặt chung. Đường tiêu nước rửa lọc được xây kiên cố và nắp kín. Các mương tiêu chung được lát mái và bờ mương kết hợp làm đường giao thông. Việc tiêu nước cho vùng rau hữu cơ gồm tiêu nước mưa trên mặt ruộng, tiêu nước thừa do tưới thừa nước, tiêu nước khi rửa lọc và tiêu nước ngầm. Tiêu nước mưa thường diễn ra nhiều nhất trong các tháng 7, 8, 9 và vào tháng 10 khi trồng rau giáp vụ. Tiêu nước thừa do tưới lãng phí hoặc tưới không đúng kỹ thuật. Nước thừa cần được tiêu ngay vì nếu không tiêu kịp dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng rau do sũng nước. 6.3.1.2. Thiết kế vườn trong nhà lưới Nhà lưới để sản xuất rau hữu cơ có ưu điểm: - Tránh cho cây rau bị giập nát khi có mưa, gió. - Trồng trong nhà lưới còn làm giảm lượng phân bón. - Hạn chế bốc hơi nên tiết kiệm nước. - Có nhà lưới sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chủ động sản xuất rau ăn lá trái vụ, canh tác các bộ giống rau mới, rau đặc sản khác theo yêu cầu của thị trường. Loại nhà lưới kín: Là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn trùng thâm nhập (chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được). + Về thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. + Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao chỉ từ 2,0 - 3,9 m. + Quy mô diện tích: từ 500 - 1.000 m2 theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác. + Vật liệu lưới che: loại lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây sản xuất bằng vật liệu trong nước bằng kỹ thuật dệt lưới đơn giản. lưới hoàn toàn không
  15. 9 được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng tốt từ 6 - 8 tháng là rách, hư hỏng. + Loại nhà lưới này có ưu điểm: - Ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau hữu cơ hơn. - Tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng mẫu mã rau vẫn đảm bảo. - Do diện tích ít, người trồng rau tập trung đầu tư thâm canh nên năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí năng suất rau mùa mưa còn cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng. - Tuy nhiên về mùa nắng do không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn ở ngoài 1- 20 C làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau. - Do việc thâm canh tăng vụ liên tục trên một diện tích nhỏ hẹp nên phát sinh một số loại bệnh trên rau nhiều: héo rũ, thối cổ rễ… hoặc một số loại côn trùng sống trong đất như bọ nhảy… có thể phát sinh mật độ cao. - Lưới che chất lượng không đảm bảo, mau hư rách dẫn đến côn trùng dễ dàng thâm nhập vào nhà lưới nếu không bảo dưỡng thường xuyên. Hình 1.1.1: Nhà lưới kín Loại nhà lưới hở: là loại “ nhà lưới ” chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh. Mục đích sử dụng: - Chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió giúp cho cây rau trồng được cả vào mùa mưa. Không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng. - Thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên.
  16. 10 - Về khung nhà: được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. - Một số nhà lưới do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới. - Quy mô diện tích từ 500 m2 - 1,0 ha theo từng hộ hoặc nhóm hộ liên kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2,0 - 2,5 m. - Loại nhà lưới này có ưu điểm: + Do chỉ làm mái che phần trên nên thông thoáng, + Có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa. + Vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá. + Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi phí giá thành nhà lưới thấp hơn nhiều so với nhà lưới kín, giảm hơn 50% chi phí. + Quy mô diện tích có thể mở rộng, nhiều hộ liên kết lại với nhau, thuận tiện cho việc canh tác và phân công lao động. Hình 1.1.2: Nhà lưới hở 7. Chọn địa điểm xây dựng vườn. 7.1. Địa điểm xây dựng vườn ươm Vườn ươm cần đặt ở những địa điểm có các điều kiện sau đây: - Khí hậu thích hợp, thỏa mãn các đòi hỏi của các giống cây dự định đưa trồng trong vườn. - Đất đai có kết cấu tốt.
  17. 11 + Tầng đất dày 20 – 25 cm hoặc dày hơn. + Đất có khả năng giữ nước, thoát nước tốt. + Thích hợp cho vườn ươm là các loại đất phù sa, cát pha, thịt nhẹ. + Tránh thiết lập vườn ươm trên đất cát hoặc đất sét. + Ở các vùng đất đồi chọn đặt vườn ươm ơ nơi đất có cấu trúc tốt. + Độ pH thích hợp là 5 – 7, mực nước ngầm sâu 0,8 – 1,0 m. - Địa hình bằng phẳng hoặc hơi dốc 3- 40, có đầy đủ ánh sáng, thoáng gió - Gần đường giao thông và ở vị trí trung tâm các vùng trồng trọt để thuận lợi cho việc chăm sóc, bảo vệ và chuyên chở, cung cấp cây giống. - Gần nguồn nước tưới. Đặc biệt đối với các vườn ươm đặt ở các vùng đất đồi cần chú ý đến nguồn nước tưới. 7.2. Địa điểm xây dựng vườn trồng - Để chọn địa điểm xây dựng vườn trồng rau hữu cơ, cần có nhận thức đúng về đất đai và có những điều tra, khảo sát đầy đủ về các đặc điểm của đất. - Đất quy hoạch để trồng rau hữu cơ phải đảm bảo đảm các điều kiện sau đây: + Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển cây rau. + Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung và từ các nghĩa trang, đường giao thông lớn. + Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đất trồng trọt theo tiêu chuẩn TCVN 5941; 1995, TCVN 7209; 2000 nêu tại Phụ lục 5,6 của Quy định này. + Nguồn nước tưới là nước sạch: Nước sông có dòng chảy luân chuyển không bị ô nhiễm hoặc nước giếng khoan sạch. 8. Một số vườn trồng rau hữu cơ. 8.1. Vườn rau truyền thống - Ưu điểm: + Theo tập quán quen thuộc nên dễ làm + Ít tốn kém chi phí đầu tư + Tiết kiệm vật tư, phân bón, nước tưới và thuốc sinh học - Nhược điểm + Dễ bị sâu bệnh hại tấn công
  18. 12 Hình 1.1.3. Vườn rau truyền thống Hình 1.1.4: Vườn rau truyền thống 8.2. Vườn rau có mái che - Ưu điểm: + Tránh cho rau khỏi bị giập nát (các loại rau cải, rau gia vị) + Che nắng cho các loại các ít ưa sáng - Nhược điểm + Tốn tiền, tốn công
  19. 13 Hình 1.1.5: Vườn rau có mái che 8.3. Vườn rau dùng màng phủ Nilong - Ưu điểm: + Tiết kiệm nước tưới, phân bón, chống rửa trôi mùn. + Hạn chế cỏ dại + Hạn chế nhiều loại sâu bệnh truyền từ đất - Nhược điểm
  20. 14 + Nhiệt độ đất trong màng phủ cao, ảnh hưởng tới sinh trưởng của một số cây trồng + Nilong phế thải gây ô nhiễm môi trường Hình 1.1.6: Vườn rau phủ Nilong 8.4. Vườn rau dùng lưới chắn côn trùng Ưu điểm: + Hạn chế được nhiều loại sâu hại nhất là trái vụ + Hạn chế mưa to và nắng gắt + Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém - Nhược điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2