intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình chứng khoán-thế nào là người đầu tư chứng khoán đúng nghĩa p6

Chia sẻ: Gsgsdd Gegweg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

101
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua tham khảo ta có thể thấy, về nguyên tắc, hoạt động mua bán song hành chỉ là một công cụ kinh doanh khá đơn giản. Tuy nhiên, công cụ này đã được phát triển rất cao trong lãnh vực thị trường tài chính thành một chiến lược. Nếu liên hệ qua các lĩnh vực kinh tế khác, giao dịch song hành hiện diện khá phổ biến trong cả hoạt động sản xuất lẫn kinh doanh. Lấy thực tế về hoạt động làm ăn hằng ngày thôi, ta thử liên hệ và tìm ra được bao nhiêu hoạt động song...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình chứng khoán-thế nào là người đầu tư chứng khoán đúng nghĩa p6

  1. Trường hợp trên đây, và những sự uốn nắn khác, vừa có hiệu lực răn đe để duy trì trật tự hội nhập thị trường, vừa cảnh báo lên một lời kêu gọi cần có thêm các luật lệ bổ sung cho các TTCK. Qua tham khảo ta có thể thấy, về nguyên tắc, hoạt động mua bán song hành chỉ là một công cụ kinh doanh khá đơn giản. Tuy nhiên, công cụ này đã được phát triển rất cao trong lãnh vực thị trường tài chính thành một chiến lược. Nếu liên hệ qua các lĩnh vực kinh tế khác, giao dịch song hành hiện diện khá phổ biến trong cả hoạt động sản xuất lẫn kinh doanh. Lấy thực tế về hoạt động làm ăn hằng ngày thôi, ta thử liên hệ và tìm ra được bao nhiêu hoạt động song hành? Báo cáo tài chính Có nhiều cách để đánh giá hoạt động của một công ty. Một trong những cách đó là phân tích các báo cáo tài chính. Bạn có thể thực hiện công việc này theo ba cách: 1. Nghiên cứu nội dung của bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. 2. So sánh các nguồn vốn và việc sử dụng vốn của giai đoạn này với giai đoạn khác. 3. Đánh giá mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập bằng việc phân tích các hệ số. Mục tiêu cuối cùng của việc phân tích các báo cáo tài chính qua ba bước này sẽ giúp các nhà quản lý có được một kế hoạch đúng đắn. Bằng việc nghiên cứu bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập, các nhà quản lý có thể đánh dấu những chỗ yếu kém trong hoạt động tài chính và thực hiện biện pháp khắc phục thích hợp. Qua việc phân tích các bản báo cáo này, những nhà
  2. quản lý có thể thiết lập cách thức phân bổ các khoản tiền và nguồn vốn có hiệu quả hơn. Họ cũng có thể quản lý định hướng hoạt động tương lai của công ty và giúp công ty tối đa hoá lợi nhuận. Bảng cân đối kế toán Là một bản báo cáo về tài sản và trách nhiệm tài chính, và vốn góp của các cổ đông tính đến một thời điểm nhất định. Bên trái của bảng cân đối kế toán là phần tài sản có, phần này liệt kê chi tiết các tài sản lưu động dưới hình thức tiền mặt và các tài sản khác hình thành nên vốn lưu động của công ty. Các tài sản cố định chủ yếu là các khoản đầu tư dài hạn, kể cả nhà xưởng và thiết bị. Bên phải của bảng cân đối kế toán là phần tài sản nợ và vốn cổ đông, phần này liệt kê các nghĩa vụ tài chính hiện thời, bao gồm cả các khoản phải trả, các chứng từ phải thanh toán và các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn khác. Sau đó là các khoản nợ dài hạn có thời hạn lớn hơn 1 năm. Phần này trong bảng cân đối kế toán cũng có thể bao gồm cả giá trị đã được vốn hoá của các khoản thuê tài chính. Sau khi bạn lấy phần tài sản có trừ đi phần tài sản nợ, giá trị còn lại là tài sản ròng hay vốn cổ đông. Các bộ phận cấu thành của giá trị ròng bao gồm giá trị mệnh giá của các cổ phiếu thường đang lưu hành, thặng dư vốn tự có, và thu nhập giữ lại tích luỹ từ phần lợi nhuận mà công ty thu được trước đó. Nếu công ty có bị thanh lý và tất cả các yêu cầu thanh toán của chủ nợ đã được đáp ứng, thì giá trị ròng là những gì còn lại để chia cho các cổ đông. Với tính chất là bản báo cáo về tài sản và các trách nhiệm tài chính của công ty, bảng cân đối kế toán cho phép các chủ đầu tư xem xét cơ cấu của các
  3. thành phần tài sản này và quyết định xem liệu việc phân bổ như thế đã hợp lý chưa. Bằng cách lấy tài sản lưu động trừ đi các khoản nợ hiện thời, bạn có thể xác định được khả năng thanh toán của công ty; và bằng cách so sánh lợi nhuận với tài sản đầu tư vào công ty, bạn có thể có được một nhận xét nào đó về hiệu quả sử dụng tài sản và sinh lời của công ty. Bảng 1. Bảng cân đối kế toán ĐVT: USD Tài sản có Tài sản nợ và Vốn cổ đông Tiền mặt 40.000 Tài sản nợ Các khoản phải trả 200.000 Chứng khoán có 50.000 Tài sản lưu động 20.000 thể bán khác Tổng tài sản nợ Các khoản phải 320.000 220.000 ngắn hạn thu Hàng dự trữ 250.000 Nợ dài hạn 440.000 Tổng tài sản 660.000 Vốn cổ đông Cổ phiếu thường 350.000 lưu động Tài sản cố định 550.000 Thu nhập giữ lại 200.000 ròng Tổng tài sản có 1.210.000 Tổng số nợ và Vốn 1.210.000 cổ đông Báo cáo thu nhập Báo cáo thu nhập thể hiện các nguồn thu mà công ty tạo ra và các khoản chi phí mà công ty phải chi ra để sản xuất và tài trợ hoạt động của công ty. Một
  4. thí dụ đơn giản của báo cáo thu nhập thể hiện trong Bảng 1. Nó bắt đầu bằng việc báo cáo về doanh số có được từ tài sản và các khoản vay nợ trong bảng cân đối kế toán. Công ty phải gánh chịu những chi phí nhất định. Các chi phí này bao gồm chi phí hàng hoá bán kể cả nhân công và nguyên liệu để sản xuất sản phẩm để bán và các chi phí hoạt động khác, mà chủ yếu là khấu hao, chi phí bán hàng và chi phí hành chính. Ngoài ra, báo cáo thu nhập còn xem xét đến chi phí tài chính, như tiền trả lãi và thuế. Lấy thu nhập hoạt động trừ các khoản chi phí tài chính này ta được lợi nhuận ròng và thu nhập giữ lại. Với tính chất khái quát hoá, báo cáo thu nhập sau đó cung cấp một bức tranh về doanh thu, chi phí và khả năng sinh lãi của công ty trong một kỳ nhất định. Bảng 2. Báo cáo thu nhập điển hình cho một năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12 Doanh số bán 20.000.000 Trừ chi phí hàng hoá bán 16.000.000 Khấu hao $500.000 Tổng lợi nhuận 4.000.000 2.000.000 Trừ chi phí hoạt động Chi phí khác $1.500.000 Lợi nhuận hoạt động 2.000.000 Trừ tiền lãi ròng lãi suất 10% 44.000 Lợi nhuận trước thuế 1.956.000 Trừ thuế thuế suất 40% 782.400 Lợi nhuận sau thuế thu nhập ròng – 1.173.600
  5. Net income Trừ cổ tức của cổ phiếu thường 588.000 Thu nhập giữ lại 588.000 Số cổ phần đang lưu hành 300.000 Thu nhập trên cổ phần = NI/Số cổ 3,91 phiếu hay 1.173.600 / 300.000 Người ta thường chuyển thu nhập ròng thành thu nhập trên cổ phần EPS thu nhập ròng chia cho số cổ phần đang lưu hành vì con số này thông báo cho các cổ đông và các nhà đầu tư biết lợi nhuận của mỗi cổ phiếu là bao nhiêu và giúp thiết lập một cơ sở chung cho việc đánh giá hệ số giá trên thu nhập P/E và định giá cổ phiếu của một công ty này so với một công ty khác. Sử dụng các báo cáo tài chính Một trong những giá trị sử dụng quan trọng của các báo cáo tài chính là xác định hiệu quả quản lý chi phí và khả năng sinh lời của một công ty. Điều này có thể thực hiện được bằng cách so sánh báo cáo thu nhập của một công ty nhất định với báo cáo thu nhập của ngành hay của một công ty làm ăn tốt nhất trong ngành. Các báo cáo thu nhập cũng có thể cho bạn biết lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng do thay đổi trong chi phí cố định như tiền lãi, khấu hao cũng như những chi phí cố định ảnh hưởng như thế nào. Các bảng tổng kết tài sản giúp các nhà quản lý của công ty xem liệu mức tài sản có và một tài sản nhất định nào đó có được sử dụng một cách hiệu quả hay không. Ta hãy lấy ví dụ về một công ty có mức hàng trong kho lớn hơn mức thông thường đối với một công ty cùng ngành. Điều này có thể chỉ ra rằng công ty có quá nhiều hàng
  6. dự trữ và đang phải chịu các chi phí bảo quản quá mức. Việc phân tích bảng tổng kết tài sản có thể cho thấy tài sản cố định ròng của công ty là quá cao so với mức doanh thu mà nó tạo ra. Điều này có nghĩa là công ty này sử dụng tài sản của mình không hiệu quả. Ngoài ra, công ty có thể phải gánh chịu quá nhiều nghĩa vụ tài chính và vì vậy dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán. Tóm lại, các báo cáo tài chính tỏ ra rất hữu dụng trong phân tích và các báo cáo này có thể cho thấy các điểm mạnh và yếu trong hoạt động và tài chính của một công ty. Nhà quản lý công ty có nghĩa vụ giải thích hợp lý các số liệu trong các báo cáo tài chính và thực hiện việc hiệu chỉnh khi cần thiết. Có hai cách hỗ trợ cho quá trình này là: - Phân tích các nguồn vốn và việc sử dụng vốn của công ty. - Phân tích các hệ số tài chính. BÁO CÁO TÀI CHÍNH -Phần 2: Nguồn vốn và việc sử dụng các nguồn vốn Hầu hết các khoản vốn được lấy từ các nguồn như lợi nhuận, khấu hao, vốn góp và nợ dài hạn, công ty chủ yếu sử dụng các nguồn vốn này vào việc tăng các khoản phải thu, tích luỹ thêm chứng khoán có thể chuyển thành tiền và tài sản cố định. Việc xác định vốn lấy từ đâu và chi vào đâu là hữu ích bởi vì nó giúp các nhà quản lý tài chính tìm ra các cách thức tốt nhất để tạo ra và sử dụng các khoản vốn đó. Để tính toán nguồn vốn và sử dụng các khoản vốn, chúng ta áp dụng các quy tắc đơn giản dưới đây: Nguồn tiền mặt của công ty phát sinh khi: 1 . Công ty giảm tài sản nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp. 2. Công ty tăng trách nhiệm tài chính nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp.
  7. 3. Các chi phí khấu hao được liệt kê trong báo cáo thu nhập của năm gần nhất. 4. Công ty bán cổ phiếu. 5. Công ty có mức thu nhập ròng từ kỳ trước đó. Sử dụng các khoản vốn diễn ra khi: 1. Công ty tăng tài sản nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp. 2. Công ty thực hiện trả nợ giảm các nghĩa vụ tài chính. 3. Công ty phát sinh thua lỗ trong thời kỳ trước đó. 4. Công ty chi trả cổ tức tiền mặt. 5. Công ty mua lại hoặc thu hồi cổ phiếu. Sử dụng các hướng dẫn này, bạn có thể tiến hành xác định các nguồn vốn và việc sử dụng các khoản vốn trong giai đoạn từ 1989 đến 1990 từ các số liệu trong bản cân đối kế toán và báo cáo thu nhập đối với một công ty có tên là Công ty XYZ. Công việc này đã được thực hiện trong Bảng 3, bạn có thể thấy mức hàng trong kho giảm xuống phản ánh sự phát sinh một nguồn tiền. Chứng khoán có thể bán ngay, các khoản phải thu, hàng dự trữ và tổng tài sản cố định thể hiện việc sử dụng vốn. Việc giả m các chứng từ phải thanh toán cũng phản ánh việc sử dụng vốn trong khi các phần còn lại trong cơ cấu nợ ngắn hạn tăng lên phản ánh nguồn vốn vay tăng lên. Cổ phiếu thường và phần thặng dư vốn góp lớn cũng làm tăng thêm các nguồn vốn. Lợi nhuận sau thuế và khấu hao được coi là các nguồn vốn, trong khi việc chi trả cổ tức được coi là sử dụng tiền mặt. Bảng 3. Tính toán các nguồn vốn và việc sử dụng các khoản vốn trên cơ sở các bộ phận cấu thành có chọn lọc trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của Công ty XYZ 1989-1990 ĐVT: USD1.000 1990 Nguồn Sử dụng 1989 Tài sản có: - Tiền mặt 450 530 80 - Chứng khoán khả mại 80 110 30 - Các khoản phải thu 1.500 1.650 150
  8. - Hàng trong kho 1.400 1.390 10 Tổng tài sản cố định - Tài sản cố định ròng 4.170 4.570 400 Trừ khấu hao 1.000 1.345 tích luỹ Tổng tài sản 6.600 6.905 Nghĩa vụ nợ và vốn góp - Các khoản phải trả 550 650 100 - Giấy nhận nợ 150 130 20 - Nợ ngắn hạn khác 100 150 50 - Nợ dài hạn 1.700 1.760 60 - Cổ phiếu thường 1.500 1.505 5 - Vốn góp 1.600 1.610 10 - Thu nhập giữ lại 1.000 1.100 * * Tổng nợ và vốn cổ phần 6.600 6.905 Các bộ phận của báo cáo TN 300 - Lợi nhuận ròng sau thuế - Khấu hao 245 - Cổ tức 100 Tổng nguồn vốn 780 Tổng sử dụng 780 * Mức biến động trong thu nhập giữ lại không được coi là nguồn hay sử dụng vốn. Việc phân tích các nguồn vốn và việc sử dụng vốn có thể giúp các nhà quản lý tài chính xác định xem liệu việc công ty huy động và phân phối các khoản vốn có rơi vào tình trạng mất cân bằng hay không. Hoạt động này cho phép công ty biết nên dựa vào các nguồn vốn nội bộ hay huy động các nguồn vốn bên ngoài để tài trợ việc kinh doanh của mình. Xem Bảng 3 người ta có thể
  9. thấy tầm quan trọng của mỗi khoản mục thể hiện nguồn hay việc sử dụng các khoản vốn trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. Hơn nữa, việc sử dụng vốn luôn luôn phải cân bằng với việc tạo nguồn vốn. Quan điể m này giúp người ta phân tích các báo cáo tài chính một cách rõ ràng hơn và xác định được hiệu quả của cơ cấu vốn từ hai nguồn bên trong và bên ngoài. Bằng cách nghiên cứu các số liệu trong các báo cáo tài chính, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định đúng đắn hơn trong việc huy động vốn với chi phí ít hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Báo cáo tài chính -Phần 3: Các hệ số tài chính Trách nhiệm quản lý một công ty đòi hỏi các nhà quản lý phải thường xuyên giám sát các hoạt động của nó. Thí dụ, các giám đốc tài chính phải biết rằng công ty của mình có đủ khả năng thanh toán hay không, tức là họ phải bảo đảm rằng công ty có đủ vốn để thanh toán đúng hạn các nghĩa vụ tài chính. Các công ty cũng thiết lập những chuẩn mực liên quan đến các mức nợ có thể chấp nhận được và những cam kết tài chính cố định. Tương tự, các nhà quản lý luôn phải bận tâm về xu hướng cũng như mức độ trong hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của công ty. Một trong những cách để xác định khả năng thanh toán, tình trạng nợ và khả năng sinh lời của một công ty là phân tích các hệ số tài chính. Việc phân tích này có thể coi là cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính và có thể coi là một công cụ để giám sát hoạt động của công ty. Các hệ số tài chính và cách sử dụng các hệ số tài chính Việc phân tích hệ số giúp ta thấy được điều kiện tài chính chung của một công ty. Nó giúp các nhà phân tích và các nhà đầu tư xác định liệu một công ty có đang trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán hay không và công ty này có làm ăn tốt không khi so với các công ty cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh. Các nhà đầu tư nhìn vào các hệ số để đánh giá hoạt động và sự tăng trưởng của một công ty. Như vậy, các hệ số tài chính tồi thường dẫn
  10. đến mức chi phí tài trợ cao hơn, trong khi các hệ số tốt luôn có nghĩa là các nhà đầu tư mong muốn cấp vốn cho công ty với chi phí rẻ hơn. Các ngân hàng cũng sử dụng các hệ số để xác đình xem có thể cho một công ty hưởng mức tín dụng là bao nhiêu. Các chủ nợ thường lo ngại khi một công ty không có đủ thu nhập để thanh toán các khoản trả lãi định kỳ tính trên nợ hiện hành. Các chủ nợ cũng lo ngại về các công ty mắc nợ trầm trọng, vì xu hướng đi xuống trong hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Các nhà phân tích chứng khoán thường giám sát các hệ số tài chính khác nhau của nhiều công ty mà họ quan tâm bằng cách sử dụng một bảng hệ số. Bằng việc phân tích này, họ có thể tìm ra các điểm mạnh và yếu trong các công ty khác nhau. Những nhà quản lý sử dụng các hệ số tài chính để giám sát hoạt động kinh doanh, nhằm bảo đảm rằng các công ty của họ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có, và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Mục đích là xem tình trạng tài chính và hoạt động của một công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với các hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thụt xuống dưới các chuẩn mực nhất định, nhà quản lý có trách nhiệ m phải khôi phục lại sự kiể m soát trước khi các vấn đề nghiêm trọng phát sinh. Việc phân tích các hệ số cho phép bạn hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các bảng cân đối tài sản và báo cáo tài chính. Thí dụ, để tính toán thu nhập trên đầu tư của một công ty, bạn cần số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán của công ty và lợi nhuận ròng từ báo cáo thu nhập. Ngoài ra, các hệ số này
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2