intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Công nghệ gia công áp lực (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Công nghệ gia công áp lực (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí - Trung cấp) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm chung về máy gia công áp lực kim loại; Cắt thép thanh; Cắt thép tấm; Cắt thép định hình; Sấn kim loại; Cưa kim loại bằng máy;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Công nghệ gia công áp lực (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)

  1. SỞ LAO ĐỘNG TB&XH TỈNH HÀ NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CÔNG NGHỆ GIA CÔNG ÁP LỰC NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 234/QĐ- CĐN ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Trường Cao đẳng nghề Hà Nam Hà Nam, năm 2020 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Mô đun Công nghệ gia công áp lực là môn kỹ thuật chuyên ngành nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản giúp người học vận hành được các loại máy gia công áp lực như chấn, uốn, đột, cắt, từ đó người học có thể ứng dụng để tạo ra các chi tiết, các sản phẩm cơ khí chính xác, hình dạng kích thước đa dạng. Mặt khác, môn học có tính công nghệ và chất lượng cao, trang bị cho học sinh tính tư duy để tạo ra sự chính xác của sản phẩm. Xuất phát từ các yêu cầu đó, Khoa Cơ Khí - Trường cao đẳng nghề Hà Nam đã biên soạn giáo trình này để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của học sinh . Giáo trình được biên soạn theo chương trình môn học trong chương trình khung quốc gia của nghề Cơ khí - trình độ Trung cấp. Khi biên soạn giáo trình, tổ môn đã tham khảo nhiều tài liệu và đã lựa chọn, cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tiễn cao. Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và độc giả để giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn. Hà Nam, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn Phan Đức Trung 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................................... 3 BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY GIA CÔNG ÁP LỰC KIM LOẠI ........................ 7 1.1. Giới thiệu các qui định an toàn khi vận hành máy cắt kim loại tấm............................ 7 1.2. Giới thiệu về các loại máy cắt thông dụng. ................................................................. 8 1.3. Cấu tạo nguyên lý làm việc của các máy gia công áp lực. .......................................... 9 1.4. Lý thuyết về biến dạng dẻo. ....................................................................................... 29 1.5. Các thông số cắt và chế độ cắt. .................................................................................. 29 1.6. Vận hành máy không tải. ........................................................................................... 30 BÀI 2: CẮT THÉP THANH BẰNG MÁY CẮT THUỶ LỰC ........................................... 32 2.1. Xác định kích thước phôi vạch dấu. .......................................................................... 32 2.2. Chọn chế độ cắt ......................................................................................................... 33 BÀI 3: CẮT THÉP TẤM ..................................................................................................... 36 3.1. Xác định kích thước , vạch dấu. ................................................................................ 36 3.2. Chọn chế độ cắt ......................................................................................................... 37 3.3. Điều chỉnh vận hành máy cắt 4 phôi / 1 học sinh / 15 phút. ...................................... 39 BÀI 4: CẮT THÉP ĐỊNH HÌNH ......................................................................................... 40 4.1. Xác định kích thước , vạch dấu ................................................................................. 40 4.2. Chọn chế độ cắt. ........................................................................................................ 40 BÀI 5: SẤN KIM LOẠI ....................................................................................................... 45 5.1. Xác định kích thước, vạch dấu .................................................................................. 45 5.2. Chọn chế độ chấn. ..................................................................................................... 46 BÀI 6: UỐN KIM LOẠI ...................................................................................................... 48 6.1. Xác định kích thước , vạch dấu. ................................................................................ 48 6.2. Chọn chế độ uốn. ....................................................................................................... 49 6.3. Gá đặt phôi. ............................................................................................................... 51 6.4. Điều chỉnh vận hành máy để uốn được sản phẩm cong đảm bảo yêu cầu ................ 52 BÀI 7: ĐỘT KIM LOẠI ....................................................................................................... 53 7.1. Xác định kích thước, vạch dấu. ................................................................................. 53 7.2. Chọn chế độ đột. ........................................................................................................ 54 BÀI 8: CƯA KIM LOẠI BẰNG MÁY ............................................................................... 57 8.1. Xác định kích thước phôi vạch dấu. .......................................................................... 57 8.2. Chọn chế độ cắt ......................................................................................................... 57 BÀI 9: GẬP TÔN ................................................................................................................. 60 9.1. Xác định kích thước phôi vạch dấu. .......................................................................... 60 9.2. Điều chỉnh vận hành thiết bị gập 3 phôi / 1 học sinh / 20 phút. ................................ 61 4
  5. BÀI 10: CẮT KIM LOẠI BẰNG MÁY CẮT ĐÁ .............................................................. 62 10.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt lưỡi đĩa ............................................... 62 10.2. Vận hành và sử dụng máy cắt lưỡi đĩa .................................................................... 63 10.3. Khai triển, vạch dấu phôi......................................................................................... 65 10.4. Kỹ thuật cắt phôi bằng máy cắt lưỡi đĩa .................................................................. 65 10.5. An toàn sử dụng máy cắt lưỡi đĩa ............................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 66 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Công nghệ gia công áp lực Mã mô đun: MĐ18 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được học tập sau khi học các môn học và mô đun từ 01  15 - Tính chất: Mô đun “Công nghệ gia công áp lực” là mô đun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nghề “Công nghệ kỹ thuật cơ khí”. Mô đun “Công nghệ gia công áp lực” mang tính chất tích hợp và độc lập. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Công nghệ gia công áp lực là mô đun rất quan trọng trong chương trình đào tạo nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí, mô đun này cung cấp cho học viên những kiến thức về cấu tạo, kỹ thuật vận hành các loại máy gia công áp lực; đóng vai trò rất lớn trong kỹ năng của một người thợ cơ khí. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được cấu tạo nguyên lý làm việc của một số máy cắt thép tấm, thép định hình, cắt đột... - Về kỹ năng: + Chọn và điều chỉnh được chế độ cắt hợp lý cho từng loại thép + Vận hành thành thạo máy cắt thép tấm và máy cắt thép định hình , máy đột dập, máy cưa, máy cắt đá bằng tay. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc trong điều kiện làm việc thay đổi; Có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp. + Hướng dẫn, giám sát những người có trình độ thấp hơn thực hiện công việc đã định sẵn theo sự phân công; + Đánh giá hoạt động của cá nhân và kết quả thực hiện của nhóm; + Quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm. Nội dung của mô đun: 6
  7. BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY GIA CÔNG ÁP LỰC KIM LOẠI Mã bài: MĐ 18-01 Giới thiệu: Máy gia công áp lực là các loại máy sử dụng áp lực( thuỷ lực, động cơ điện) để gia công cắt hoặc tạo hình kim loại. Bài 1 sẽ cung cấp cho học viên kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại máy gia công áp lực. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Kiến thức: + Trình bày được các qui định an toàn khi vận hành máy cắt kim loại tấm, thép hình, máy đột.... + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của một số máy cắt kim loại tấm,thép hình, máy đột.... + Nêu được tình trạng biến dạng dẻo của kim loại - Kỹ năng: + Chọn được chế độ cắt hợp lý + Có khả năng vận hành máy cắt kim loại tấm,thép hình, máy đột....chạy không tải. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Học tập nghiêm túc; có ý thức kỷ luật; làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; hướng dẫn, giám sát những người có trình độ thấp hơn thực hiện công việc đánh giá được kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm. Nội dung chính: 1.1. Giới thiệu các qui định an toàn khi vận hành máy cắt kim loại tấm. Trước khi vận hành: - Kiểm tra hệ thống điện có ổn định không, đóng cầu dao tổng sau đó bật công tắc ở máy lên, bật công tắc khởi động cho máy chạy, kiểm tra hệ thống điện lại một lần nữa. - Kiểm tra xem các bề mặt làm việc của máy, hệ thống dầu, bơm dầu và bôi trơn xem có đủ không, bơm hoạt động có tốt không, có tiếng kêu lạ không. - Kiểm tra xem nút điều khiển, tay gạt, hệ thống cơ khí đã về trạng thái ban đầu hay chưa. - Trong suốt quá trình vận hành hay sửa chữa máy, chú ý các hướng dẫn ở trên các nhãn dán trên máy. Trong khi vận hành: - Luôn giữ khoảng trống phía sau máy không gian không làm việc ít nhất 1m, 7
  8. kiểm tra xung quanh máy trước khi khởi động. - Không bao giờ được cho tay vào giữa dao cắt và cối cắt trong khi máy đang làm việc. - Vật gia công cần phải gá đúng quy định và chắc chắn, không được để vật liệu, phôi bừa bãi.Đồng thời không được dùng tay lấy chi tiết khi đang cắt. - Muốn cắt những tấm tôn dày, cần phải điều chỉnh khe hở cắt, góc cắt theo biểu đồ trên máy. - Kiểm tra dao cắt, chày cắt có bị rung lắc hay phát ra tiếng động lạ hay không, nếu có cần dừng ngay lập tức và kiểm tra lại. Sau khi vận hành: - Trước khi rời khỏi máy, vặn chìa khóa sang chế độ tắt, tháo và giữ chìa khóa. - Cần tắt điện trước khi lau, vệ sinh máy. Khi kiểm tra tue điện cần đóng hết cầu dao. Nếu cần kiểm tra tủ điện đang cấp nguồn cần tránh các thiết bị điện cao thế. - Đưa dao cắt, cữ gá cố định, các trục di chuyển về vị trí gốc và trong trạng thái chờ làm việc. - Dọn dẹp nơi làm việc và xử lý phoi liệu thừa sau khi đã gia công. 1.2. Giới thiệu về các loại máy cắt thông dụng. - Máy cắt lưỡi đĩa: - Máy cắt tôn thủy lực: 8
  9. - Máy cắt đột liên hợp: 1.3. Cấu tạo nguyên lý làm việc của các máy gia công áp lực. - Thủy lực là gì? Đó là một môn khoa học về sự chuyển động cũng như vận chuyển lực của chất lỏng trong môi trường giới hạn. Cụ thể, trong môi trường thủy lực thì chất lỏng sẽ được truyền tải bằng lực đẩy lên chất lỏng. Chất lỏng đó có thể là dầu, nhớt, hóa chất… với độ nhớt, độ đậm đặc, nhiệt độ và tính chất khác nhau. - Nguyên lý cơ bản của thủy lực: Trong một hệ thống thủy lực, dầu đóng vai trò quan trọng khi vừa là môi chất để truyền lực đi, vừa là chất bôi trơn bề mặt tiếp xúc chấp hành, cơ cấu. Dầu thủy lực di chuyển trong mạch có tính chất kín và tuần hoàn, nhờ vào bơm thủy lực cùng với các thiết bị cơ cấu điều khiển. 9
  10. Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống thủy lực đó là: Động cơ điện hoặc motor diezen hoạt động, kéo theo bơm dầu quay. Bơm sẽ thực hiện việc hút dầu từ thùng chứa và đẩy chúng đi đến cơ cấu trong hệ thống qua các ống dẫn dầu. Áp lực của dầu được khống chế bởi van an toàn nhằm đảm bảo hệ thống ổn định nhất. Dầu thủy lực được dẫn đến thiết bị cơ cấu điều khiển rồi dịch chuyển đến thiết bị chấp hành. Nhờ vào chính lưu lượng, áp suất mà bơm thủy lực tạo ra mà các chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay của cơ cấu chấp hành. Sau khi truyền năng lượng thì dầu sẽ được di chuyển, quay về thùng chứa và được lọc hồi, làm mát trước khi bắt đầu một chu trình mới. - Ưu điểm của hệ thống thủy lực Hệ thống thủy lực được ứng dụng đa dạng trong các ngành sản xuất công nghiệp hay lĩnh vực đời sống đều nhờ vào những điểm ưu việt, nổi trội như: + Hệ thống thủy lực được lựa chọn khi con người cần truyền động với lực lớn và công suất cao. + Hệ thống thủy lực có độ tin cậy cao, kết cấu đơn giản và ít phải chăm sóc, bảo trì và bảo dưỡng tỉ mỉ. + Hệ thống thủy lực biến đổi cơ năng thành thủy năng với áp suất, lưu lượng theo yêu cầu nên dễ dàng cung cấp áp lớn. + Sử dụng dầu thủy lực hay các chất lỏng thủy lực khác di chuyển trong mạch vừa là lưu chất làm việc vừa là giải nhiệt, bôi trơn, giảm ma sát nên việc bảo dưỡng dễ dàng, ít tiêu tốn thời gian như với hệ thống khí hay điện. + Kết cấu của hệ thống thủy lực đơn giản, mạnh mẽ, gọn gàng nên chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong hệ thống lái tàu hỏa, tàu thủy, máy bay, các xe cơ giới quân sự và thậm chí là trong một số loại máy bay. + Việc điều chỉnh vận tốc và điều chỉnh vô cấp hay đảo chiều đều trở nên dễ dàng hơn trước kia rất nhiều. Tùy vào nhu cầu mà việc điều chỉnh có thể do điều kiện công việc cụ thể hoặc do các chương trình đã được lập, thiết kế sẵn. + Với thủy lực, người dùng dễ dàng thay đổi chuyển động quay của động cơ thành chuyền động tịnh tiến của cơ cấu mà cụ thể ở đây là xi lanh dầu. Nếu so sánh với hệ thống khí hay điện thì đây chính là điểm nổi bật hơn cả. Sử dụng xi lanh vừa đơn giản lại tạo lực lớn. + Hệ thống được đánh giá đơn giản nhờ vào việc dựng các tiêu chuẩn hóa, các thành phần dẫn và bị dẫn hầu như không lệ thuộc vào nhau. + Hoạt động êm ái, ít tiếng ồn. + Hệ thống thủy lực có sử dụng van an toàn nên khả năng đề phòng quá tải cao. 10
  11. + Áp suất của thủy lực được theo dõi và kiểm tra bằng đồng hồ đo áp, áp kế dễ dàng dù trong hệ thống phức tạp, nhiều thiết bị, nhiều mạch. + Nhờ vào tính nén của dầu, quán tính nhỏ của động cơ thủy lực, quán tính của bơm nên có thể sử dụng hệ thống thủy lực có vận tốc cao và có thể đảo chiều mà không bị va đập. + Momen khi khởi động lớn. + Người dùng có thể giảm kích thước, khối lượng của hệ thống nhờ vào việc chọn áp suất. +Kẹp phôi Nó bao gồm 12 hình trụ ép tấm được lắp trên bảng đỡ phía trước khung. Khi dầu áp lực đi vào xylanh kẹp phôi, tấm chắn nhựa sẽ vượt quá lực kéo của lò xo và ép chặt lên tấm. Nhờ có lực kéo trợ giúp mà tấm chắn nhựa trở về vị trí ban đầu sau khi kết thúc một quá trình cắt. + Hệ thống điện của máy Hệ thống bao gồm tủ điện được lắp trên trụ máy và hộp nút bấm được lắp trên tấm chắn phôi. Hệ thống điện của máy chủ yếu khởi động động cơ bơm dầu để dẫn động bơm dầu, cung cấp động lực cho máy thủy, cung cấp điện điều khiển, điều khiển máy điện chủ yếu theo hoạt động hướng dẫn, bật van điện từ và bơm dầu điều khiển khung dao lên xuống để đạt được mục đích cắt.Đồng thời, giá đỡ dao đi bằng điện. Thước sau di chuyển qua lại, khe hở tăng lên và chức năng điều chỉnh góc cắt. + Thiết bị điều chỉnh khe hở lưỡi cắt Điều chỉnh khe hở giữa các cạnh là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cắt và tuổi thọ của lưỡi cắt.Điều chỉnh khe hở giữa lưỡi cắt trên và dưới tùy theo vật liệu cắt và độ dày tấm tôn để đạt được lực cắt tốt nhất, đạt được vết cắt phẳng, có thể bảo vệ tuổi thọ của lưỡi cắt và đảm bảo chất lượng sản phẩm.Nguyên tắc điều chỉnh: điều chỉnh chung theo giá trị khe hở 5-10% của chiều dày vật liệu cần cắt. + Hệ thống thủy lực của máy cắt tôn Được đặt ở trên máy, bao gồm: bơm dầu chính, cụm van, thùng dầu, hệ thống ống dẫn dầu, hệ thống thủy lực, xi lanh thủy lực, xi lanh áp lực, đường thủy lực, v.v.Nhiệm vụ chính của bơm dầu thủy lực cung cấp áp suất cắt cho các thiết bị thủy lực.Nhiệm vụ chính của hệ thống thủy lực điều khiển áp suất hệ thống và hướng của dầu thủy lực.Xi lanh ép được sử dụng để truyền động cho giá đỡ dao để thực hiện chức năng cắt.Nhiệm vụ chính của chân vịt ép phôi để đảm bảo độ chính xác của phôi. - Nguyên lý hoạt động: 11
  12. Dựa vào những đặc điểm cấu tạo của máy cắt tôn thì sản phẩm này sẽ được hoạt động theo 4 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn 1: Đối với giai đoạn này thì người sử dụng sẽ tiến hành công việc đó là sẽ đưa các tấm sắt, thép hoặc các tấm tôn vào máy cắt tôn. Máy được thiết kế các hệ thống ghim chắc chắn. Chính với thiết kế đặc biệt này mà các vật liệu khi đưa vào máy sẽ được giữ chặt và không thể dịch chuyển được khi có các áp lực cao tác động vào chúng. Giai đoạn 2: Vào giai đoạn này thì các chức năng vận hành của máy sẽ khác nhau tùy thuộc vào dòng máy mà bạn sử dụng. Với các dòng máy cắt tôn hiện nay thì khi tiến hành khởi động thì bạn có thể sử dụng điện hoặc thực hiện việc đạp chân vào máy. Giai đoạn 3: Khi vận hành máy ở giai đoạn số 3 này thì máy sẽ được tác động một lực mạnh lên phần lưỡi dao để có thể giúp cắt đứt các tấm tôn, tấm thép,…một cách dễ dàng và nhanh gọn nhất. Tuy nhiên đối với giai đoạn này bạn cần phải chú ý khi đặt các tấm vật liệu tại vị trí mà bạn muốn cắt để khi thực hiện xong thì vật liệu được cắt chính xác, không bị xảy ra các trường hợp như sai số và lệch số. Giai đoạn 4: Sau khi tấm vật liệu được cắt thành công theo đúng với dự kiến và máy sẽ được tiến hành một chu trình 1.3.2. Máy chấn tôn thủy lực. Máy chấn tôn sử dụng hệ thống thủy lực để uốn cong các tấm kim loại đúng theo yêu cầu công nghệ khác nhau. Máy chấn là thiết bị chấn tạo hình được sử dụng để hoàn thiện toàn bộ tấm. Cụ thể là sau hành trình thì nó sẽ chấn tấm thành một số dạng hình học cần thiết của các mặt cắt ngang, có thể đạt được các hình dạng mặt cắt khác nhau và phức tạp hơn thông qua việc thay thế khuôn và chấn nhiều lần. Máy có đặc điểm là hoạt động ổn định và thuận tiện, tiếng ồn thấp, an toàn và đáng tin cậy. Thiết bị bù của khuôn trên có thể bù lại độ linh hoạt của bàn làm việc và thanh trượt trong quá trình chấn tấm để đảm bảo độ chính xác cao của công việc. Ngoài ra, xi lanh dầu được trang bị cơ khí có thể đảm bảo độ chính xác của vị trí lặp lại của thanh trượt, do đó đảm bảo tính nhất quán của góc chấn trong sản xuất hàng loạt. Khi được trang bị thiết bị tương ứng, máy cũng có thể được sử dụng để đục lỗ. Hành trình trượt có thể được điều chỉnh tự do và có các chế độ hoạt động điểm, đơn và liên tục. Chế độ điểm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra và điều chỉnh khuôn. 12
  13. Máy chấn tôn thủy lực hoạt động là do sự kết hợp giữa dao chấn trên và khuôn cối dưới. Dưới tác động của truyền động thủy lực dao chấn trên sẽ chấn tấm kim loại vào khuôn cối dưới để đạt được độ uốn cong theo hình mong muốn. Nguyên lý hoạt động của bàn trượt trên. được lắp các thiết bị phản hồi tín hiệu điều khiển hành trình đưa về bộ điều khiển trung tâm CNC. Hệ thống điều khiển được trang bị màn hình hiển thị. Có thể được sử dụng để giao tiếp giữa người và máy. Mô phỏng quá trình chấn. Việc chấn cong cho phôi ở các góc khác nhau có thể được thực hiện cùng một lúc. Nguyên lý hoạt động hệ thống dầu thủy lực được phân phối vào các xy lanh thông qua van servo. Làm cho thanh trượt có gắn dao trên di chuyển tuyến tính theo hướng dọc làm quá trình chấn nhẹ nhàng êm mượt. Tín hiệu từ bộ điều khiển CNC được điều khiển bởi van servo và trở thành tín hiệu thủy lực. Để điều khển hoạt động cụm van. Mỗi xi lanh trong hệ thống thủy lực có thể hoạt động điều khiển độc lập thông qua van servo và van cấp dầu riêng. a,Cấu tạo Máy chấn thủy lực bao gồm bốn phần chính: 1. Bộ phận cơ khí 2. Bộ phận điện 3. Bộ phận thủy lực 4. Bộ phận điều khiển NC / CNC - Bộ phận cơ khí: Khung thân máy chấn thủy lực: Khung thân của máy chấn được hàn bằng tấm kim loại thẳng đứng bên trái và bên phải. Bàn đỡ phôi, chân đế và tank chứa dầu thủy lực, tank chứa dầu được hàn. với các tấm vách khung thân máy để cải thiện độ cứng và độ bền của khung thân. Cũng như tăng diện tích tản nhiệt cho dầu thủy lực. Kết cấu bằng các tấm kim loại hàn liên kết để đảm bảo độ cứng chắc. 13
  14. 2 đầu của máy chấn được gắn xilanh thủy lực. Đầu chuyển động ty ben của xi lanh thủy lực được lắp trên thanh trượt trên (có gắn dao chấn trên). trực tiếp điều khiển thanh trượt lên xuống Trên khung thân máy chấn có lắp các máng trượt để định hướng lực ép chấn dọc. Trên khung thân máy chấn có gắn bộ điều khiển. Điều chỉnh thủ công và thước đo điều chỉnh.Khung thân có bù cối CNC. Đảm bảo độ cứng chắc và độ chính xác chấn cao hơn Nguyên lý hoạt động của thanh trượt có gắn dao chấn trên: 14
  15. Thanh trượt được làm hoàn toàn bằng thép tấm và được kết nối với các ty ben (thanh piston) của xi lanh thủy lực bên trái và bên phải. Xy lanh thủy lực được lắp cố định trên các tấm khung thân máy bên trái và bên phải. Thanh piston được điều khiển bởi áp suất dầu thủy lực để di chuyển thanh trượt lên xuống Để thanh trượt hoạt động trong phạm vi điểm chết trên và điểm chết dưới, người ta lắp các tiếp điểm tại 2 phía trên và dưới để chuyển thông tin phản hồi vị trí trở lại bộ điều khiển NC. Đảm bảo hoạt động đồng bộ của thanh trượt Các xi lanh bên trái và bên phải được lắp cố định trên khung thân máy và được điều khiển bởi áp suất dầu thủy lực để di chuyển thanh trượt lên xuống Các vị trí chặn ở điểm chết trên và dưới được điều khiển bởi hệ thống điều khiển số. + Bàn đỡ phôi: Bàn đỡ phôi chuyển động tiến và lùi được điều khiển bằng động cơ điện. Khoảng cách di chuyển được điều khiển bởi bộ điều khiển CNC. Với mức đọc tối thiểu 0.01mm. (Có công tắc giới hạn hành trình ở cả vị trí trước và sau) + Đèn cảnh báo dừng: Bao gồm đèn báo tiêu chuẩn bình thường và đèn báo chớp nhanh. cho việc thay đổi nhanh của cánh báo dừng Bảo vệ: Máy chấn Durma được thiết kế phù hợp với CE – Tiêu chuẩn Châu âu về định mức đảm bảo an toàn về điện. Hệ thống thủy lực với bao gồm chiều cao phù hợp và mắt cảm biến ánh sáng laser. Nếu bạn muốn có sự đảm bảo an toàn tốt hơn. Cân nhắc sử dụng thiết bị an tòan thanh chắn sáng.(thiết bị bảo vệ laser) 15
  16. - Hệ thống điện: Cung cấp năng lượng cho máy chấn CNC sử dụng nguồn AC 50HZ 380V ba pha. Không chỉ sử dụng trực tiếp cho hoạt động của động cơ chính. Mà còn cho việc sử dụng servo điều khiển thiết bị phía sau và chiếu sáng thiết bị sau. Mặt khác một nguồn điện DC 24V. sau khi chỉnh lưu được tạo ra để sử dụng cho bộ điều khiển CNC - Hệ thống thủy lực: Nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực 16
  17. Động cơ điện, bơm dầu, van được kết nối với tank chứa dầu. Cần đảm bảo rằng tank dầu được đổ đầy dầu khi thanh trượt trên di chuyển nhanh xuống. Cấu trúc của van làm đầy được thông qua, điều này sẽ không chỉ cải thiện tốc độ di chuyển của thanh trượt chấn trên mà còn tiết kiệm năng lượng. Việc điều khiển thủy lực của máy chấn CNC. Đòi hỏi mức độ tự động hóa và tiêu chuẩn hóa cao trong sản xuất. Khung thân của máy chấn chắc chắn cho việc lắp đặt các bộ phận thủy lực. Tích hợp thùng dầu vào khung dập chấn - Cụm van điều khiển nhánh: Hai van cấp dầu ở giữa và bộ phân phối chính được lắp đặt trực tiếp trong cụm van thủy lực để có được kết nối. Không có đường ống giữa van cấp chính và bộ phận phân phối. Bộ phận áp suất phía sau bao gồm một van điêu áp và hai van xả, tương ứng là loại không rò rỉ. Cài đặt chính ở đây là van giảm tỷ lệ và van điều áp tối đa, cũng như theo dõi van đảo chiều ở từng vị trí của van. Nguyên lý hoạt động Khối điều khiển trung tâm Khối điều khiển trung tâm kết hợp ba khối điều khiển thành một khối chính. Được sử dụng trong một số cấu trúc đặc biệt cho việc điều khiển. Khối điều khiển kết nối với hai xi lanh thủy lực phải theo bố cục đối xứng. Các van có gờ kết nối. Được lắp đặt trực tiếp vào cụm van thủy lực và được nối với tank chứa dầu bằng ống hút. Tất cả các van điện từ được tập trung trong một khối điều khiển. Tương tự, các kết nối điện của các van cũng được tập trung trên một cáp duy nhất để đạt được kết nối chung. Với mục đích này, việc lắp đặt sửa chữa sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. 17
  18. 1.3.3. Máy uốn ống thủy lực - Nguyên lý làm việc: Quá trình làm việc của một máy uốn ống rất dễ hiểu. Có thể hiểu nôm na là việc máy tác dụng một lực vào thép, từ đó sinh ra uốn cong. Khi máy uốn ống được kích hoạt, lực uốn đạt được bằng cách tác dụng một lực, tác dụng lên chiều dài vật liệu tại một điểm hoặc tuyến tính, như một trọng lượng phân bố đồng đều, để tạo thành tấm kim loại. Lực tác dụng này còn được gọi là mômen uốn. Lực của mômen uốn quyết định mức độ biến dạng. Điều quan trọng cần lưu ý là phải tránh các vòng cung lớn quá mức cũng như các vòng cung lớn hơn 180 ° khi thiết kế và xếp ống. Máy sẽ truyền lực bằng dạng khí nén từ động cơ khí nén sang cơ cấu điều khiển khí nén. Rồi qua bộ phận ống, sau đó dẫn đến pít-tông. Ở đây có 2 pít- tông truyền lực: một là truyền cho khuôn uốn động, hai là truyền cho giá quay có khuôn uốn tĩnh. Hơn thế nữa, để có thể tạo ra được góc uốn chính xác thì người sử dụng cần có địa phân độ. Như thế, việc canh góc uốn sẽ trở nên dễ dàng và như ý hơn. - Cấu tạo: STT Tên bộ phận 1 Hộp điện 2 Bảng điều khiển di động 3 Dẫn hướng 4 Vòng nâng 5 Con lăn hàng đầu 6 Điểm lăn 7 Pittông thủy lực + Bảng điều khiển: Bảng điều khiển di chuyển di động rất dễ vận hành máy và quan sát khi gia công sản phẩm Dưới đây là tên của các nút trên Control Panel: 1: Công tắc phím bật nguồn : Công tắc chìa khóa an toàn. Khi máy không được sử dụng, vui lòng rút chìa khóa để tránh thao tác trái phép 2: Nút xoay Con lăn: - Phải 3: Con lăn dưới cùng bên trái: - Lên và xuống 4: Chỉ báo bật nguồn : - Khi bật cho biết Máy đã bật Công tắc Nguồn chính và sẵn sàng khởi động 18
  19. 5: Dừng khẩn cấp 6: Nút Start: - Khởi động bơm thủy lực và tất cả các chức năng 7: Nút xoay Con lăn : - trái 8: Con lăn dưới cùng bên phải - lên và xuống 9: Chỉ số hiển thị : - Con lăn trái phải Trái và Phải 10: Cần cẩu trên cao - Lên xuống 11: Stop + Con lăn dẫn hướng: Con lăn dẫn hướng rất quan trọng trên máy vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của bất kỳ lần uốn nào trở nên trơn tru và chính xác.Có ba trục chuyển động đối với hệ thống này Y - Ổ đĩa dọc X - Truyền động ngang Z - Truyền động hướng tâm Xem Hướng dẫn bên dưới để hiểu chuyển động của trục 19
  20. Trục Y Trục X Trục Z A. Con lăn trên cùng Lên - Xuống Tiến - Lùi B. Con lăn trái C. Con lăn bên phải Chú ý: Không đặt bất kỳ bộ phận nào của cơ thể bạn lên Con lăn dẫn hướng trong khi điều chỉnh chúng. Cẩn thận với những người khác xung quanh máy, những người có thể gặp nguy hiểm trong khi điều chỉnh. + Hộp số giảm tốc: Hộp số giảm tốc được sử dụng trong máy là động cơ thủy lực và hoàn toàn không cần bảo dưỡng. Tuy nhiên, một định kỳ ở bên ngoài sẽ đảm bảo nó chạy đúng. Chúng được đặt bên trong máy và có thể nhìn thấy rõ ràng khi mở nắp lưng. Kiểm tra và cố định các bu lông lỏng nếu cần thiết. 1.3.4. Máy cắt đột. - Cấu tạo: (1) Vị trí đột: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2