intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 2): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:295

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 giáo trình "Công pháp quốc tế (Quyển 2)" tiếp tục cung cấp tới người học nội dung chính về: Luật môi trường quốc tế; Luật kinh tế quốc tế; Giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế; Trách nhiệm pháp lý quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 2): Phần 2

  1. CHƯƠNG XI LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ So với những ngành truyền thống của luật quốc tế, những nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế về môi trường còn khá mới mẻ. Mặc dầu vậy, nhận thức về môi trường và tầm quan trọng của môi trường, bảo vệ và gìn giữ môi trường của nhân loại là mối quan tâm lớn của cộng đông quốc tê. Nghiên cứu luật môi trường quốc tế đang trở thành một xu thế phát triển của khoa học luật quốc tế ngày nay. Chương này nghiên cửu'trước hết những vấn đề cơ bản về luật môi trường quốc tế bao gồm sự hình thành và phát triển, chủ thể, nguồn và các nguyên tắc cơ bản của ngành luật này. Phần tiếp theo của chương này giới thiệu những lĩnh vực điều chỉnh cơ bản của luật môi trường quốc tế bao gồm lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, bảo vệ khí quyển, đa dạng sinh học, kiểm soát quốc tế đối với các chất và chất thải nguy hại. I. KHÁI QUÁT VÈ LUẬT MÔI TRƯỜNG QUÓC TÉ 1.1. Khái niệm luật môi trường quốc tế So với các ngành luật độc lập khác trong hệ thống pháp luật quốc tế như luật biển quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự hay luật quốc tế về quyền con người, luật môi trường quốc tế là một ngành luật mới mẻ. Khái niệm về một hệ thống các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh vấn đề môi trường ở phạm vi toàn cầu chỉ được đê cập đến kể từ thế kỷ thứ 19. Bên cạnh đó, cho đến nay vẫn chưa có một thiết chế toàn cầu để điều chinh các vấn đê môi trường (ví dụ như Tổ chức Thương mại thế giới WTO) hay một cơ quan giải quyết tranh 1 1 Catherine Redwell, “International environmental law”, trong Malcolm D Evans (ed), International law , 3rd ed, 2010, tr. 689. 200
  2. chấp về vấn đề này (tương tự như cơ quan giải quyết tranh chấp quôc tê của WTO hoặc Tòa Trọng tài để giải quyết các tranh chấp quốc tế về luật biển). Mặc dù vậy, luật môi trường quốc tế đảm bảo các tiêu chí của một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế. Điều này thể hiện ở sự thống nhất về chủ thể, nguồn và phương pháp điều chỉnh, về đối tượng điều chỉnh, luật môi trường quốc tế điều chỉnh hoạt động của các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế trong việc khai thác, bảo vệ và gìn giữ môi trường quốc tế và tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề quốc tê khác liên quan mật thiết đến môi trường và sự phát triển chung của cộng đồng quốc tế. Đổi tượng điều chỉnh của luật môi trường quốc gắn liền với định nghĩa về môi trường. Khái niệm “môi trường” nhìn chung chưa được định nghĩa một cách đầy đủ.2 Chẳng hạn, Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 đưa ra định nghĩa về khái niệm “ô nhiễm môi trường biển” trong khi khái niệm “môi trường biển” lại không được định nghĩa một cách đầy đủ. “Môi trường” thường được định nghĩa một cách bao trùm trong một sô công ước quốc tế về môi trường. Chẳng hạn, tại Điều 2 khoản 10 của Công ước của Cộng đồng châu Âu năm 1993 về trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại gây ra bởi những hành vi nguy hiểm đối với môi trường, “môi trường” được định nghĩa là “các nguồn tài ngnvên thiên nhiên hữu sinh và vô sinh như không khí, nước, đất, động thực vật và Sự tương hô giữa chúng; những tài sản tạo thành di sản văn hóa và những yếu ¡Ạ đặc thù của cành quan”. Định nghĩa này đã bao quát các đối tượng bảo vệ được đề cập trong các công ước quôc tế quan trọng vê môi trường như: các di sàn 2 Catherine Redwell, sđd, tr. 688. 201
  3. thiên nhiên và văn hóa;3 các giống và loài cần được bảo vệ4 và sự ô nhiễm môi trư ờng.5 Luật môi trường quốc tế, với tư cách là m ột ngành độc lập của luật quốc tế, bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực về bảo vệ và gìn giữ môi trường, nghĩa vụ và trách nhiệm của các quốc gia trong việc tuân thủ những cam kết vê môi trường, cơ chế thực thi trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực môi trường và khung pháp lý trong những lĩnh vực môi trường cụ thể. Phạm vi điều chỉnh của Luật môi trường quốc tế bao quát nhiều lĩnh vực gắn liền với con người và sự phát triển. N ghành luật này có mối liên hệ chặt chẽ với luật môi trường quốc gia, thể hiện ở việc những lĩnh vực điều chỉnh của luật môi trường quốc tế gắn liền với lợi ích của mỗi quốc gia, các nguyên tăc và quy phạm của luật môi trường quốc tế là cơ sờ cho việc quy định và tạo khuôn mẫu cho việc điểu chỉnh ở phạm vi quốc gia, đồng thời việc thực hiện có hiệu quả luật môi trường quốc tế phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện tại mỗi quốc gia. Do tính quốc tế của vấn đề môi trường m à ngày nay việc giải quyết bằng pháp luật vấn đề môi trường ở phạm vi quốc gia không thể tách rời với việc giải quyết ở quy mô toàn cầu. Mặc dù vậy, là một ngành mới, luật môi trường quốc tế có những hạn chế so với những ngành luật khác trong hệ thống luật quốc tế. Mặc dù số lượng các điều ước quốc tế ngày càng phong phú và bao quát ở nhiều lĩnh vực môi trường, phần lớn chúng được ghi nhận và áp dụng ở phạm vi khu vực, các công ước ở quy mô toàn cầu không nhiều. Ngoài ra, việc áp dụng các quy phạm luật quốc tế về môi trường 3 Điều chinh bời công ưóc năm 1972 cùa UNESCO về việc bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên cùa thê giới. 4 Đe cập trong công ước cùa LHQ năm 1992 về đa dạng sinh học. 5 Điều chinh bới các Công ước London 1972 vê sự thài đổ (dumping) và Công ước cùa LHQ năm 1979 vê ô nhiêm không khí tâm xa xuyên biên giới. 202
  4. thông qua cơ chế tài phán quốc tế cũng không nhiều, do đó nhiều nguyên tắc, quy phạm và các tiêu chuẩn của luật môi trường quốc tế chưa được làm rõ cũng như việc coi m ột số nguyên tắc là nguyên tắc tập quán có tính bắt buộc còn chưa thống nhất. Do có sự khác biệt giữa lợi ích và trách nhiệm của các nhóm quốc gia, nhiều nguyên tắc và quy phạm của luật môi trường quốc tế dừng lại ở việc kêu gọi sự tự nguyện thực hiện bởi các quốc gia. Bên cạnh đó, phần lớn các nguyên tắc chưa được giải thích và thống nhất về m ặt khoa học, chỉ có tính chất khung, mềm dẻo, thỏa hiệp, chủ yếu nhằm đạt được những thỏa thuận sơ khởi để đối phó với những vấn đề môi trường nảy sinh trước mắt. N goài ra, tính cưỡng chế thấp, cơ chế thực hiện lỏng lẻo và thiếu vắng chế tài hữu hiệu cho việc tuân thủ cũng là những điểm hạn chế khác của ngành luật này. 1.2. Sự hình thành và phát triển của luật môi trường quốc tế Mặc dù những quy định của ngành luật môi trường quốc tế có nguồn gốc hình thành từ thế kỷ 19,6 những vẩn đề môi trường chỉ bắt đầu trờ thành một chủ đề quốc tế kể từ sau Thế chiến thứ nhất. Vụ kiện Trail Sm elter giữa Mỹ và Canada năm 1941 là một trong những vụ việc đầu tiên trong lĩnh vực này.7 Bắt đầu từ những năm 1960, mối quan tâm đôi với sự suy thoái của môi trường ngày càng lớn. Hội nghị về môi trường con người năm 1972 tại Stockholm dưới sự bảo trợ của LHQ là một bước quan trọng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ ở phạm vi quốc tế. Tiếp theo đó, LHQ thành lập một cơ quan chuyên trách trực thuộc Đại hội đồng gọi là Chương trình của LHQ về môi trường ( U nited Nations Environm ent Programme, UNEP) có trụ sở tại 6 Alexandre Kiss and Dinah Shelton, Guide to International Environmental Law, Martinus Nijhoff Publishers, 2007. 7 Trail Smelter, UNRIAA, vol. HI (Series No. I949.V.2). 203
  5. Nairobi (Kenya). Hiện nay UNEP là cơ quan quốc tế duy nhất có chức năng tham gia giải quyết mọi vấn đề liên quan đến môi trường mặc dù một số tổ chức quốc tế trong hệ thống LHQ cũng gánh vác tích cực một phần trách nhiệm đối với môi trường toàn câu như Tổ chức Lương thực thế giới (F ood and Agriculture Organization, FAO) chịu trách nhiệm về việc bảọ tồn các nguồn tài nguyên đánh bắt hoặc Tổ chức Hàng hải quôc tê (International Maritime Organization, IMO) chịu trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường biển. Nhìn chung, sự phát triển của luật môi trường quốc tế có thê chia thành 3 giai đoạn:8 giai đoạn trước Hội nghị Stockholm, giai đoạn từ Hội nghị Stockholm đến Hội nghị Rio, và giai đoạn từ Hội nghị Rio đếrrnay. 1.2.1. Giai đoạn trước H ội nghị Stockholm Ở thế kỷ 19, các quốc gia đã bắt đầu có những thỏa thuận ở mức độ khu vực nhăm điều chinh những hỉnh thức cụ thể của ô nhiễm môi trường như ô nhiễm do khói bụi, tiếng ồn hoặc ô nhiễm nước và những tác động của chúng đối với con người. Điều ước quốc tế đầu tiên được ký kết liên quan đến thỏa thuận đánh băt cá nhăm mục đích đảm bảo duy trì việc đánh bắt lâu dài các loài có giá trị về kinh tế cũng như các loài di cư hoặc cư trú trên biển cả. Điều ước toàn cầu đầu tiên về môi trường có thể kể đến là Công ước về bảo vệ các loài chim có ích cho nông nghiệp ký năm 1902. Một số điều ước quốc tế song phương và khu vực khác được ký kết nhằm giải quyết những vấn đề riêng rẽ của môi trường.9 8 Phillips Sands, Principles of International Environmental Law, Cam bridge, 2n ed. 2003; Alexandre Kiss and Dinah Shelton, sđd. d 9 Cụ thể có thể kể đến Hiệp ước song phưorng giữa Mỹ và Anh về việc bào vệ và bào tồn loài hài cấu năm 1911 và Công ước về bảo tồn hải câu biên Băc Thái Bình Dương năm 1957; các điều ước song phương về các dòng sông và hồ biên giới, chẳng hạn như Hiệp định vê sông biên giới giữa Mỹ và Canada nam 1909 tron° đo đề cáp đến vấn đề ô nhiễm nguon nước và kiểm soát ô 204
  6. Mặc dù có phạm vi điều chỉnh hạn chế, các điều ước này đã tạo tiền đề cho các điều ước quốc tế về môi trường sau đó cụ thể như kêu gọi hợp tác, áp dụng các biện pháp bảo tồn cu thể và điêu chỉnh hoạt động thương mại ở quy mô quôc tê. Môt số điều ước trở thành khuôn mẫu cho các điều ước quốc tế về sau, đặc biệt là các điều ước liên quan đến bảo tồn thiên nhiên và các loại động vật hoang dã. Bên cạnh đó, một số án lệ quốc tế cũng đóng góp quan trọng cho sự phát triển của luật môi trường quôc tế thông qua việc ghi nhận các nguyên tắc liên quan đến ô nhiễm xuyên biên giới (vụ Trail Sm elter năm 1941) hay nghĩa vụ của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ thuộc chủ quyền của mình không làm phương hại đến quyền của quốc gia khác trong đó có vấn đề môi trường (vụ Eo biển Corfu năm 1949). Sau Thế chiến thứ hai, những vấn đề môi trường toàn cầu ngày càng trở nên có tính thời sự với sự bùng nổ các hoạt động kinh tế và phát triển công nghệ. Một số vấn đề liên quan tới môi trường đòi hỏi cần được điều chỉnh như các sự cố tràn dầu, việc phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân và nguy cơ nhiễm phóng xạ, việc khai thác quá mức dẫn đến tài nguyên sinh vật có nguy cơ bị cạn kiệt, viêc sử dụng hóa chất và các chê phâm công nghiệp độc hại trong nông nghiệp và sự mât cân đôi về phát triển kinh tế giữa các nước giàu và nghèo... Trong bối cảnh đó, Hội nghị về môi trường được triệu tập tại Stockholm năm 1972 dưới sự bảo trợ của LHQ. Bên cạnh sự tham gia và thể hiện quan điểm của các quốc gia đang phát triên, ý nghĩa quan trọng của Hội nghị Stockholm là việc thông qua Tuyên bố Stockholm về môi trường và con người cùng với một kế hoạch hành động bao gồm 109 nhiễm; Công ước về bảo tồn các loài động thực vật trong tình trạng thiên nhiên cùa chúng năm 1933 (áp dụng cho các thuộc địa châu Phi và châu Phi nói chung) và Công ước về bảo vệ thiên nhiên và bâo tồn hoang dã ở Tây bán cầu năm 1940. 205
  7. khuyến nghị và một nghị quyết về cam kết tài chính và tổ chức. Đây được coi là những văn kiện quan trọng toàn cầu đầu tiên có tính toàn diện về bảo vệ môi trư ờ n g .10 N hững nguyên tắc quan trọng của Tuyên bố Stockholm có thể chia thành 3 nhóm: - Nguyên tắc thứ nhất: tuyên bố các quyền cơ bản của con người và gắn chúng với việc bảo vệ và phát triển môi trường; - N guyên tắc từ 2 đến 7: tuyên bố các thành phần của tài nguyên thiên nhiên, nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ cho các thế hệ tương lai, sự cần thiết phải quản lý đầy đủ về môi trường và sự cần thiết phải hợp tác quốc tế và phối hợp hành động vì môi trường; - Các nguyên tắc từ 21 đến 26: đề cập các nguyên tắc của luật môi trường quốc tế, kêu gọi các quốc gia hợp tác phát triển luật quốc tế về trách nhiệm và bồi thường đổi với ô nhiễm và sự thiệt hại liên quốc gia. 1.2.2. Từ H ội nghị Stockholm đến H ội nghị Rio Những kết quả của Hội nghị Stockholm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của luật môi trường quốc tế ở những thập niên tiếp theo. Các điều ước quốc tế trong thời kỳ này tập trung bảo vệ những lĩnh vực cụ thể của môi trường như biển và các nguồn nước ngọt, khí quyền và không gian, động thực vật hoang dã. Mặc dù vậy, cho đến những năm 1980, việc điều chỉnh những vấn đề môi trường một cách riêng lẻ hoặc chỉ giải quyêt phân ngọn tỏ ra không có hiệu quả trong việc chống lại sự suy thoái môi trường ngày m ột gia tăng. Ngoài ra, các tô chức quôc tê cho thấy sự hạn chê của mình trong việc giải quyết các vân đề môi trường. Điều đó đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải có những nỗ lực hơn nữa cũng như có cách tiếp cận một cách tổng thể nhằm giải quyết triệt * 6 0 2 10 Alexandre Kiss and Dinah Shelton, sđd, tr. 35. 206
  8. để nguồn ảnh hưởng cũng như nguy cơ dẫn đến thiệt hại cho môi trường. Bên cạnh đó, kể từ những năm 1980 đã xuất hiện những vấn đề môi trường mới chưa được nghiên cứu và điều chỉnh trước đó như ô nhiễm không khí tầm xa hay sự suy giảm của tầng ozone, nguy cơ rò rỉ vả nhiễm phóng xạ từ các nhà m áy điện nguyên tử, nhu cầu điều chỉnh đối với các hóa chất, chất thải độc hại và quy trình có khả năng gây thiệt hại cho m ôi trường. K ết quả là một loạt các điều ước quốc tế đã được ký kết như Công ước toàn cầu về bảo vệ tầng ozone năm 1985 và Nghị định thư M ontreal năm 1987, Công ước về thông báo sớm về sự cố hạt nhân và Công ước về trợ giúp trong trường hợp tai nạn hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ năm 1986, C ông ước Basel về vận chuyển các chất độc hại và việc xử lý và một số điều ước quốc tế khu vực liên quan. N goài ra trên cơ sờ nguyên tắc 21 của Hội nghị Stockholm , một số nguyên tắc của luật môi trường quốc tế cũng đã được hình thành trong giai đoạn này. M ột ví dụ là các nguyên tắc dưới hình thức các văn kiện được đưa ra bởi Tổ chức hợp tác và phát triển (O rganisation fo r Econom ic C o­ operation and D evelopm ent, OECD) sau đó được thông qua tại các văn kiện của UNEP, chẳng hạn như “Các nguyên tắc ứng xử trong lĩnh vực môi trường hướng dẫn các quốc gia trong việc bảo tồn và sử dụng hài hòa nguồn tài nguyên thiên nhiên chia sẻ giữa hai hoặc nhiều quốc gia” năm 1978. Bên cạnh đó, có thể kể đến một số nguyên tắc tập quán như công nhận chủ quyền quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên, nghĩa vụ đảm bảo giới hạn các hoạt động về môi trường trong phạm vi tài phán quốc gia và không làm ảnh hưởng việc thực hiện chủ quyền của quốc gia khác, nghĩa vụ thông báo và tư vấn về các hoạt động có khả năng ảnh hưởng đến môi trường cho các quốc gia liên quan hay nghĩa vụ đảm bảo sự tiếp cận 207
  9. đối với các quy định về hành chính và tố tụng cho công dân của những nước khác... Sự phát triển mạnh mẽ của luật môi trường quốc tế thể hiện ở việc gắn kết vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, đây là cách tiếp cận chủ đạo của luật môi trường quôc tế trong giai đoạn này. M ột số cơ quan thúc đẩy việc xây dựng luật môi trường theo hướng này như ủ y ban Thế giới về m ôi trường và phát triển ( W orld Com mission on E nvironm ent a n d D evelopm ent), sau đó gọi là ủ y ban B rundtland.1 Báo 1 cáo của ủ y ban Brundtland năm 1987 nhấn m ạnh sự cần thiết của việc kết hợp chặt chẽ giữa các chính sách phát triển với vấn đề m ôi trường, đặc biệt là đưa ra khái niệm “phát triển bền vững” (sustainable developm ent). Đây là m ột tiền đề quan trọng dẫn đến sự triệu tập Hội nghị của LHQ về môi trường và phát triển tổ chức tại Rio de Janeiro, B razil tháng 6 năm 1992 (Hội nghị Rio). 1,2.3. Từ H ội nghị Rio đến nay Hội nghị Rio đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của luật môi trường quôc tê kê từ sau Hội nghị Stockholm năm 1972. Đáng chú ý là hai công ước quan trọng: Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu và Công ước về đa dạng sinh học. Bên cạnh đó là việc thông qua Tuyên bố về môi trường và phát triển (Tuyên bố Rio) và Chương trình nghị sự 21 (A genda 21) cùng Tuyên bô các nguyên tắc về rừng. Tuyên bố Rio bao gồm 27 nguyên tắc, cụ thể hóa sự kết hợp giữa môi trường và phát triển và khái niệm “phát triển bền vững” nêu ra tại Báo cáo Brundtland. Trong đó, nguyên tắc thứ 4 có ý nghĩa quan trọng nhất, theo đó, để đạt được sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường phải trở thành m ột phần không thể tách rời của tiên trình phát triển và không thể 1 ũ y ban này lấy theo tên của Thủ tướng Na Uy Gro Harlem Brundtland 1 được Đại Hội đồng LHỌ ùy nhiệm đứng đầu vào năm 1984. 208
  10. xem xét một cách độc lập với tiến trình đó. Các nguyên tắc khác nêu ra tại Tuyên bố Rio khẳng định lại những nguyên tắc của Hội nghị Stockholm, chẳng hạn như những nguyên tắc số 2 (về những tác động xuyên biên giới); nguyên tắc số 10 (về quyền thông tin của công chúng); nguyên tắc số 13 (kêu gọi sự phát triển của các quy định về trách nhiệm). Đồng thời chúng trở thành những nguyên tắc có tính pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia và chủ thể khác của luật môi trường quốc tế thông qua việc được ghi nhận trong các công ước quốc tế sau đó về môi trường, chẳng hạn như các nguyên tắc phòng ngừa (nguyên tắc 15), bên gây thiệt hại phải đền bù (nguyên tắc 16) hay yêu cầu thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động đã lên kế hoạch (nguyên tắc 17) hay đảm bảo sự tham gia của công chúng và tiếp cận thông tin .1 Tuyên bố Rio và các nguyên tắc của nó ảnh 2 hưởng đáng kể đến sự phát triển của luật môi trường quốc tế, đặc biệt là đến việc định hình hệ thống các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh vấn đề môi trường, mặc dù một số nguyên tắc và quy phạm chưa được làm rõ thông qua các cơ chế tài phán quốc tế .13 Chương trình nghị sự 21 đặc biệt chú trọng vấn đề môi trường và phát triển. Đây là một chương trình hành động bao gồm 40 chương, đề cập 115 chủ đề cụ thể. Nội dung cơ bản của Chương trình nghị sự 21 đề cập 4 vấn đề sau: 1 Những nguyên tắc nêu ra tại Hội nghị Rio đã được các quốc gia đưa vào các 2 Công ước quốc tế đa phương và trở thành những nguyên tắc có tính quy phạm như Công ước của LHQ về việc sử dụng không định hướng các nguồn nước quốc tế (the 1997 UN Convention on the Non-Navigational Uses o f International Watercourses); Nghị định thư về an toận sinh học cùa Công ước năm 1992 về đa dạng sinh học năm 2000; Công ước năm 1992 về bảo vệ môi trường biển ờ Đông Bắc Đại Tây Dương (the 1992 Convention for the Protection o f the Marine Environment o f the North-East Atlantic). Xem thêm Alexandre Kiss and Dinah Shelton, Sild, tr. 39-40. 1 Gillian Triggs, International Law: Contemporary Principles and Practices, 3 LexisNexis Butterworth, 2011, tr. 906. 209
  11. - Các khía cạnh kinh tế - xã hội của vấn đề môi trường, ví dụ như môi trường số, sức khỏe, dân số học, tiêu dùng và các mô hình sản xuất; - Bảo tồn và quản trị tài nguyên (khí quyển, rừng, nước, chất thải, hóa ch ất...); - Tăng cường vai trò của các tổ chức phi chính phủ và các nhóm hoạt động xã hội như công đoàn, hội phụ nữ, thanh niên; - Các biện pháp thực thi, ví dụ như tài chính, thể chế... Một số chương của Chương trình nghị sự 21 có ý nghĩa quan trọng đôi với sự phát triển của luật môi trường quốc tế .14 Đặc biệt, các lĩnh vực khác của luật quốc tế cũng bắt đầu gắn kết với vấn đề môi trường, nhiều điều ước quốc tế ra đời sau Hội nghị Rio đều nhấn mạnh đến bảo vệ môi trường như là mục tiêu chung của các quốc gia. Môi trường, bảo vệ môi trường và hợp tác vê môi trường xuất hiện trong các lĩnh vực truyền thống của luật quốc tế, những nội dung mới được hình thành như thương mại và môi trường, môi trường và quyền con người... Kể từ sau Hội nghị Rio, các hội nghị thượng đỉnh lần lượt được tổ chức, thể hiện sự quan tâm ngày càng cao của 14 Ví dụ, chương 39 về các,văn kiện pháp lý quốc tế và cơ chế nhấn mạnh yếu tố pháp lý cùa sự phát triển bền vững và việc ấn định các tiêu chuẩn môi trương keu gọi sự pháp điển hóa thống nhất các chính sách về môi trường và phát triển vào các điều ước quốc te, nhấn mạnh sự tham gia và đóng góp của các quốc gia trong việc làm sáng tỏ luật môi trường quốc tế trong bối cảnh phát triển bền vững và kêu gọi việc hoàn thiện các cơ chế và thủ tục nhăm tăng cương hiệu quả cùa luật mội trường quốc tế. Chương 8 vệ gắn kết môi trương va phat trien với việc quyết định chính sách nhấn mạrih tầm quan trọng cua pháp lu ạt môi trường quốc gia trong việc đưa các chính sách môi trường và phát triển vào hành động, kẹu gọi ap dụng các phương thưc co tinh quy phạm trong các chính sách vê kinh te kê hoạch và thị trương nham thực hiẹn các nghĩa vụ quốc tế vê môi trương va nhân mạnh vai tro cua cac chinh phu trong việc thực thi chính sách môi trường và phát triên. 210
  12. cộng đồng quốc tế về vấn đề môi trường. Các hội nghị này đã kêu gọi sự hợp tác và nô lực hơn nữa của các quôc gia trong việc tham gia giải quyết vấn đề môi trường, cụ thể như chống sự suy thoái môi trường, phát triển bền vững và biến đổi khí hậu. Năm 2002, một hội nghị thế giới được tổ chức ở Johanesburg nhằm khẳng định lại các cam kết đối với những nguyên tắc nêu ra tại Hội nghị Rio và thực hiện triệt đê chương trình nghị sự 21. Trong hội nghị này, các quốc gia đã thông qua Tuyên bố về sự phát triển bền vững. Tuyên bô khẳng định mong muốn của các quốc gia theo đuổi phát triên môi trường bền vững.1 5 Tiếp theo đó, Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu diễn ra tại Bali (Indonesia) tháng 12/2007 bao gồm 190 quốc gia tham dự. Hội nghị mở đầu cho các đàm phán và thỏa thuận vê ứng phó đối với biến đổi khí hậu toàn cầu. Các khuyến nghị của Hội nghị Bali bao gồm việc xây dựng chương trình hợp tác đa phương để tránh sự biến đổi khí hậu nguy hiểm sau 2012 trên cơ sờ Nghị định thư Kyoto16 cùng lộ trình cho đên 1 Điệu này thể hiện ở những điểm chính sau cùa tuyên bố: 5 - Tiếp tục phát triển và cũng cổ việc tuân thủ một cách độc lập và trên cơ sờ qua lại các chủ đề chính của phát triển bền vững: phát triển kinh tế, phát triên xã hội và bào vệ môi trường ờ các câp độ địa phương, quốc gia và toàn câu; - Nhấn mạnh môi trường toàn cầu đang tiếp tục bị ảnh hương và những biêu hiện cụ thể như việc mất đa dạng sinh học, suy giảm các đàn cá, sa mạc hóa, biến đỗi khí hậu và ô nhiễm không khí, nước và đại dương; - Khuyến khích các nền kinh tế lớn trở thành “đối tác” cho việc tăng cường phát triển bền vững; - Khẳng định giá trị cùa Chương trình nghị sự 21 đổi với việc giải quyết các vân đề môi trường; - Kêu gọi sự lưu tâm hàng đầu đối với việc thực hiện và tuân thủ các hiệp định quôc tế về môi trường mà các bên đã ký kết và sự hợp tác giữa ban thư ký các hiệp định đa phương về môi trường. Nghị định thư Kyoto bao gồm các cam kẹt dược tiến hành dựa trên các nguyên tắc của Chương trình khung vê biên đôi khí hậu của với mục tiêu chù 211
  13. 2020; xây dựng và triển khai các chính sách lập ngân quỹ carbon ở các quốc gia m ang tính bền vững; tăng cường sự hợp tác quốc tế và nêu vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu. Gần đây nhất, Hội nghị thượng đỉnh của LHQ về biến đổi khí hậu (COP15) diễn ra tại Copenhagen (Đan M ạch) tháng 12 năm 2009. Hội nghị nhắm đến mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng như việc hỗ trợ tài chính cho việc cắt giảm và khắc phục sự biến đổi khí hậu tại các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, hội nghị này không đạt được sự đồng thuận về những vấn đề liên quan như mục tiêu cắt giảm cụ thể, cơ chế giám sát, quản lý tài chính, tương lai của Nghị định thư Kyoto và việc cứu rừng nhiệt đới. 1.3. Chủ thể của luật môi trường quốc tế Chủ thể trước tiên và chủ yếu của luật môi trường quốc tế chính là các quốc gia. Đ iều này được lý giải bởi các vấn đề môi trường liên quan trực tiếp đến các quốc gia. Việc giải quyêt ô nhiêm môi trường, chia sẻ và sử dụng chung các nguôn tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo tôn và gìn giữ hệ sinh thái... là những vấn đề có tính chất “xuyên biên giới” hoặc “ liên quốc gia” . Bên cạnh đó, việc giải quyết những vấn đề toàn cầu về môi trường ngày nay rất cần đến sự hợp tác của các quốc gia, những chủ thể cơ bản của luật quốc tế. yếu là cắt giảm lượng khí thài gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo của Nghị định thư được kí kêt vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005. Những quốc gia tham gia kí kết phải châp nhận việc căt giảm khí C 0 2 và năm loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác, cũng như tiến hành biện pháp thay thê như khác nếu không muốn đáp ứng yêu cầu đó. Theo Nghị định thư Kyoto, các nước phát triển được xếp vào nhóm Annex / và phải tuân theo các cam kết nhằm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính đồng thời phái có bàn đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thài. Các nước đang phát triên được xếp vào nhóm Non-Annex / và không chịu ràng buộc bới các nguyên tăc ứng xù như các nước nhóm Annex I nhưng có quyền tham gia vào Chương trình cơ câu phát triên sạch. 212
  14. Chủ thể tiếp theo của luật môi trường quốc tế là những tô chức quốc tế liên chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Tổ chức quốc tế liên chính phủ toàn cầu quan trọng nhất là LHQ có vai trò tích cực trong việc đề xuất thảo luận, đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế về môi trường. Các tô chức quốc tế khu vực như Liên m inh châu Âu {European Union, EU) cũng hoạt động khá tích cực trong việc cho ra đời các văn kiện quốc tế giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường trong phạm vi khu vực. Ngoài ra, các tổ chức này tham gia vào các công ước quốc tế về môi trường với tư cách thành viên như trường hợp của Liên minh châu Âu ELI là thành viên của Công ước về biển đổi khí hậu 1992 và Nghị định thư Kyoto 1997. Ngoài ra, các chủ thể đặc biệt trong quan hệ quốc tế (vùng lãnh thổ, các dân tộc đang đẩu tranh giành quyền tự quyêt) vê nguyên tắc cũng có thê tham gia giải quyêt các vân đề môi trường quốc tế. Bên cạnh đó, trong việc tham gia giải quyết các vấn đề môi trường quốc tế, tuy không được coi là những chủ thể của luật quôc tê, các tô chức phi chính phủ cũng đóng vai trò rât tích cực. Các tổ chức này hoạt động tích cực trong việc thúc đây quá trình đàm phán và ký kêt các điêu ước quôc tê đa phương về môi trường cũng như thúc đẩy quá trình thực thi các điều ước đ ó.17 Ngoài ra, đỏng vai trò là Ban thư ký của Công ước năm 1971 về những vùng đất ngập nước có tâm quan trọng quốc tế (RAMSAR) là Liên minh Quốc tê vê bảo tồn thiên nhiên {International Union fo r the Conservation o f 1 Chẳng hạn, Hội đồng quốc tế về bàc tồn chinV {International Council for 7 Bird Preservation, ICBP) và Văn phòng nghiên cứu vê chim bơi dưới nước và đất ngập mặn quốc tế ( International Waterfowl and Wetlands Research Bureau, IWRB) có vai trò rất tích cực trong quá trình ký kết và thực hiện Công ước về tầm quan trọng cùa những vùng đầm lầy (Công trớc Ramsar 1971). Xem Catherine Redwell, sđd, tr. 692. 213
  15. Naíure IU C N ),n là một cơ quan phối họp giữa các chính phủ và tô chức phi chính phủ.1 Hiện nay, sự tham gia của các tô 19 8 chức phi chính phủ trong quá trình đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế về môi trường ngày càng được mờ rộng. Đây là một khuynh hướng mở rộng sự tham gia vào việc giải quyêt các vấn đề môi trường toàn cầu, phù hợp với việc coi các vấn đề môi trường là mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Tuy nhiên, mặc dù sự đóng góp ngày càng lớn của các tổ chức phi chính phủ vào sự phát triển của luật môi trường quốc tế là không thể phủ nhận, lý luận về chủ thể của luật quốc tế hiện nay không coi những tổ chức này là chủ thể của luật môi trường quốc tế. Ỉ.4. Nguồn của luật môi trường quốc tế về mặt lý luận, luật môi trường quốc tế có nguồn điều chỉnh là các nguôn cơ bản của luật quôc tê và các nguôn bô trợ.20 Cụ thể, các nguồn cơ bản của luật môi trường quôc tê là các điều ước quốc tế về môi trường và các tập quán quốc tê. Các nguồn bổ trợ chính của luật môi trường quốc tế lậ các nguyên tắc pháp luật chung, phán quyết của Tòa án Quốc tê, các học thuyêt pháp lý của những học giả hàng đầu vê luật quốc tế và nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ liên quan đến vấn đề môi trường. 1.4.1. Điều ước quốc tế về m ôi trường Các điều ước quốc tế là nguồn cơ bản và quan trọng nhất của luật môi trường quốc tế trong đó ghi nhận các thỏa thuận, cam kết của các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế liên quan đến lĩnh vực môi trường. Chúng trở thành nguồn luật quan trọng điều chỉnh hành vi của các chủ thê luật 1 Xem IUCN website http://www.iucn.org/about/. 8 19 Xem thêm Alexandre Kiss and Dinah Shelton, sđd, tr. 70. , 20 Các loại nguồn này được liệt kê tại Điều 38 Quy chế tòa án quôc tê. 214
  16. quốc tế trong lĩnh vực này thông qua tuân thủ ở phạm vi quốc gia. Những thỏa thuận mang tính chất đồng thuận (,consensus) và chấp thuận cả gói (packơge deal) trong các điều ước về môi trường có ý nghĩa quan trọng cho phép các quốc gia giải quyết các vấn đề cụ thể như ô nhiễm tầm xa xuyên biên giới, biến đổi khí hậu và bảo tôn sự đa dạng sinh học... ngay cả khi giữa các quốc gia còn có khác biệt vê những vấn đề phát sinh và cách thức xử lý. Các điều ước quốc tế về môi trường hiện nay thường đóng vai trò như những điều ước khung ựramework) quy định những vấn đề cơ bản mang tính nguyên tắc cũng như cơ cấu tổ chức của các cơ quan được thành lập trên cơ sở điều ước (treaty bodỉes) như ban thư ký, các ủy ban kỹ thuật... Những vấn đề liên quan đên việc thực thi, ân định những tiêu chuân kỹ thuật cụ thê và sừa đổi bổ sung điều ước thường sẽ được thông qua bởi các nghị định thư hoặc văn kiện kèm theo và các văn bản đó được xem như là một bộ phận cấu thành của điều ước này. Cách tiếp cận như vậy cho phép các điều ước quốc tế có thể được điều chinh kịp thời và thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của vân đê môi trường trên thực tế.21 Ngoài cách tiếp cận “khung” như trên, các điều ước quốc tế về môi trường còn có tính chất mềm dẻo cho phép công nhận một số khác biệt trong việc thực thi các nghĩa vụ điều ước. Ví dụ, Điều 3(1) của Công ước về biến đổi khí hậu công nhận trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt do khả 2 1 2 Ví dụ như Công ước khu vực năm 1979 về Ô nhiễm không khí tầm xa xuyên 1 biên giới có 8 Nghị định thư kèm theo. Nghị định-thư Kyoto năm 1997 kèm theo Công ước cùa LHQ năm 1992 về Biến đổi khí hậu. Công ước vê Ngăn ngừa các ô nhiễm từ tàu thuyền (MARPOL) số 1973/78 trong khuôn khô Tô chức Hàng hải quốc tế hiện nay có 6 văn bản đính kèm. Công ước về bảo vệ ■nôi trường Đông Bắc Đại Tây Dưong năm 1992 (OSPAR) hiện tại có 5 văn bàn kèm theo và 3 phụ lục. 215
  17. năng khác nhau của các quốc gia trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ hệ thống khí hậu toàn cầu. v ấ n đề này được thê hiện ờ việc kêu gọi các quốc gia phát triển có trách nhiệm tiên phong trong việc chống lại sự biến đổi khí hậu và những tác hại của nó. Sau đó, Nghị định thư Kyoto năm 1997 có quy đinh chỉ những quôc gia phát triển mới là đối tượng của những mục tiêu cụ thể và thời gian biểu cho việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tại Công ước của LHQ về biên đôi khí hậu năm 1992, các quốc gia thành viên sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình tùy theo khả năng và điều kiện thực tê của quốc gia mình. Nhìn chung, các điều ước quốc tế về môi trường hiện nay thường không ân định một cách chi tiết các nghĩa vụ pháp lý đôi với các bên cũng như vấn đề thực hiện chúng. Các điều ước thường mang tính chất định hướng và kêu gọi sự hợp tác và tuân thủ một cách có thiện chí của các quốc gia thành viên. Những vân đê cụ thê và việc thực thi thông thường sẽ được giải quyết bởi nhiều điều ước quốc tế ký kết tiếp theo dưới hình thức nghị định thư hoặc văn bản kèm theo có giá trị pháp lý ràng buộc. 1.4.2. Tập quán quốc tể về môi trường Tập quán quốc tế về môi trường là một loại nguồn không thành văn của luật môi trường quốc tế. Mặc dù vậy, chúng có giá trị pháp lý ràng buộc đối với tất cả các quốc gia và chủ thê khác của luật quôc tê. Nhiêu tập quán quôc tê đã được thừa nhận rộng rãi và được áp dụng như là những nguyên tắc chuyên biệt của luật môi trường quốc tế. Chẳng hạn, các nguyên tắc đòi hỏi bên gây ô nhiễm phải gánh chịu chi phí cho việc ô nhiễm, nguyên tắc tiến hành các hành động phòng ngừa hoặc nguyên tăc vê việc sử dụng chung các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên tăc phát triên bên vững... được ghi nhận trong nhiêu điều ước quôc tê vê môi trường hiện nay phát sinh từ những nguyên tắc tập quán hình 216
  18. thành từ thực tiễn quan hệ quốc tế và được công nhận như là những nguyên tắc có giá trị pháp lý bắt buộc. Bên cạnh việc được khẳng định trong các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế trong luật môi trường quốc tê còn được sử dụng trong các phán quyêt của tòa án quôc tê và cơ quan giải quyêt tranh chấp như một nguôn luật đê giải quyêt các vụ tranh chấp về môi trường. Các tập quán quốc tế mới có thể được hình thành trên cơ sở giải thích và vận dụng các phán quyết của tòa án trong những vụ việc cụ thể. Các tập quán quốc tế về môi trường thông thường được hình thành từ thực tiễn quan hệ giữa các quốc gia. Chẳng hạn như các nguyên tắc về “không gây hại” hay còn gọi là tập quán vê “láng giềng tốt” vốn được hình thành từ thực tiễn giải quyết các vân đê ô nhiễm xuyên biên giới mà tiêu biêu là vụ Trail Sm elter giữa Mỹ và Canada. Trên cơ sở đó, nguyên tăc này được áp dụng một cách rộng rãi, buộc các quốc gia phải ngăn chặn, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm cũng như gây hại cho môi trường, thông báo và tham vấn về các nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường. 1.4.3. Các nguồn bổ trơ của luật m ôi trường quổc tê Lý luận về nguồn của luật quốc tế cho phép phân biệt giữa các nguyên tắc pháp luật chung được đề cập tại Điêu 38 của Quy chê Tòa án quốc tế và các nguyên tắc nền tảng của luật môi trường được thể hiện trong tinh thần của các văn kiện thông qua tại các hội nghị quốc tế về môi trường quan trọng như Hội nghị Stockholm và Rio de Janeiro. Các phán quyết của Tòa án Công lv quốc tế của LHQ cũng như các thiết chế tài phán đóng vai trò như những nguôn bổ trợ bởi lẽ tự bản thân nó không sinh ra các quy phạm pháp lý có giá trị bắt buộc các chủ thể phải tuân theo. Tuy nhiên, chúng có vai trò quan trọng đôi vói sự hình thành và phát 217
  19. triển của luật môi trường quốc tế. Trong quá trình xét xử, phân tích và lập luận, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nói chung và các nguyên tắc của luật môi trường được làm sáng tỏ, từ đó có thể được viện dẫn để áp dụng cho những vụ việc khác. Các phán quyết của tòa án là cơ sở để hình thành những quy phạm tập quán của luật môi trường quốc tế. Ví dụ tiêu biểu là các phán quyết của Tòa án Công lý quốc té trong vụ G abcikovo - Nagym aros (Hungary và Slovakia);22 Pulp M ills (A rgentina và U rugoay);23 Tòa Trọng tài thường trực (Perm anent Court o f A rbitration, PCA) trong vụ M O X p la n t giữa Ireland và A nh,24 Iron Rhine (Bỉ và Hà Lan),25 phán quyết của Tòa án Quốc tế về luật biển (International Tribunal fo r the Law o f the Sea, ITLOS) trong vụ M O X (Ireland và A nh);26 phán quyết của Trung tâm Quốc tế về giải quyết các tranh chấp về đầu tư (International Centre fo r the Settlem ent o f Investm ent Disputes, ICSID) trong các vụ Trail Sm elter (Mỹ và C anada)27 hay M etaclad (M etalclad Corporation và M exico).28 22 Gabcikovo - Ncgymaros Project {Hungary v Slovakia), Judgment, ICJ Reports 1997. 23 Case Concerning Pulp Mills on the River Uruguay (Argentina v. Uruguay), Judgment of 20 April 2010. 24 MOX Plant Case {Irelandv United Kingdom), “Dispute Concerning the MOX Plant, International Movements o f Radioactive Materials, and the Protection o f the Marine Environment o f the Irish Sea” (Perm. Ct. Arb., decision pending as o f January 2007. 25 Arbitration regarding the Iron Rhine (“Ijzeren Rijn”) Railway between the Kingdom o f Belgium and the Kingdom o f the Netherlands, 2005. 26 MOX Plant case, Request for Provisional Measures Order (Ireland v the United Kingdom) (3 December 2001) International Tribunal for the Law o f the Sea, ILR vol. 126 (2005). 27 Trail Smelter, UNRIAA, vol. Ill (Sales No. 1949.V.2). 28 Metalclad Corporation v. The United Mexican States (ICSID Case No. A R B(A B )/97/l). 218
  20. 1.4.4. L u ật mềm (soft law) Trong khoa học luật quốc tế hiện nay, vai trò của các “luật m ềm ” đang được ghi nhận như là m ột loại nguồn đặc biệt.29 N hững văn kiện loại này không ấn định nghĩa vụ pháp lý cho các bên và do đó không dẫn đến trách nhiệm pháp lý quốc tế trong trường hợp có sự vi phạm. Trong lĩnh vực môi trường, hàng loạt văn kiện quốc tế không quy định ràng buộc pháp lý đối với các bên như quy tắc ứng xử, hướng dẫn, nghị quyết hoặc tuyên bố vẫn được áp dụng bời các quốc gia cũng như các chủ thể khác của luật quốc tế. Chúng đóng vai trò khẳng định và tăng cường sự hợp tác giải quyết các vấn đề môi trường quốc tế, đồng thời làm cơ sở để các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế đi đến những cam kết có tính chất ràng buộc về m ặt pháp lý sau này. 1.5. M ột số nguyên tắc cơ bản của luật môi trường quốc tế Với tính chất là một ngành của luật quốc tế, ngành luật môi trường quốc tế cũng chịu sự điều chỉnh của những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. N hững nguyên tắc này đóng vai trò là nền tảng cho hoạt động của các chủ thê luật quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường. Nổi bật trong số đó là các nguyên tắc về sự hợp tác giữa các quôc gia và chủ thể khác của luật quốc tế, nguyên tắc bình đăng vê chủ quyền giữa các quốc gia... Bên cạnh đó, luật môi trường quốc tế có hệ thống các nguyên tắc đặc thù của nó. Hệ thông các nguyên tắc này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đóng vai trò là cơ sở cho việc xây dựng các chế tài và quy phạm quôc tế và điều chỉnh các vấn đề môi trường. 29 Xem them Alexandre Kiss and Dinah Shelton, sdd, tr. 8-9. Alexandre Kiss and Dinah Shelton, International Environmental Law (Transnational Publishers, 1991), tr. 100; Catherine Redwell, thld, tr, 696. 219
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2