intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Công tác tìm kiếm - cứu nạn (Nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy - Hệ: Trung cấp nghề) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Công tác tìm kiếm - cứu nạn (Nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy - Hệ: Trung cấp nghề) gồm có 5 phần: Phần 1 - Giới thiệu chung về tổ chức hệ thống tìm kiếm cứu nạn; Phần 2 - Điều khiển phương tiện thủy tốc độ cao phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn; Phần 3 - Luật giao thông thủy nội địa; Phần 4 - An toàn và tìm kiếm cứu nạn; Phần 5 - Thực hành điều khiển phương tiện thủy tốc độ cao và thực hiện tìm kiếm cứu nạn;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Công tác tìm kiếm - cứu nạn (Nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy - Hệ: Trung cấp nghề) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II KHOA CƠ KHÍ GIÁO TRÌNH CÔNG TÁC TÌM KIẾM – CỨU NẠN NGHỀ: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VỎ TÀU THỦY HỆ : TRUNG CẤP NGHỀ (Lưu hành nội bộ) 3
  2. LỜI GIỚI THIỆU Công tác Tìm kiếm – Cứu nạn là một việc làm mang tính nhân đạo cao cả, đồng thời cũng là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người, mọi lực lượng, mọi tổ chức xã hội. Mục đích của tài liệu này là cung cấp những kiến thức cơ bản về tổ chức thực hành nghiệp vụ Tìm kiếm – Cứu nạn cho các đối tượng hoạt động trên đường thủy nội địa và cho các nhân viên Tìm kiếm – Cứu nạn. Nhóm biên soạn hy vọng tài liệu này sẽ trang bị cho học viên kiến thức về nghiệp vụ Tìm kiếm – Cứu nạn và những kỷ năng cơ bản của hoạt động Tìm kiếm – Cứu nạn trên đường thuỷ nội địa. Tài liệu được biên soạn dựa trên một số tài liệu về Tìm kiếm – Cứu nạn do IMO và ICAO phát hành và các tài liệu, đề tài liên quan của một số tác giả trong nước cũng như các văn bản hướng dẫn của Ủy ban quốc gia Tìm kiếm – Cứu nạn. Tài liệu gồm có 5 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về tổ chức hệ thống tìm kiếm cứu nạn Phần 2: Điều khiển phương tiện thuỷ tốc độ cao phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn Phần 3: Luật giao thông thuỷ nội địa Phần 4: An toàn và tìm kiếm cứu nạn Phần 5: Thực hành điều khiển phương tiện thuỷ tốc độ cao và thực hiện tìm kiếm cứu nạn Tài liệu này được biên soạn và sửa chữa nhiều lần, mặc dù chúng tôi đã làm việc với tinh thần nỗ lực cao, cố gắng khắc phục các thiếu sót về chuyên môn. Tuy nhiên, tài liệu chắc chắn còn những thiếu sót khó tránh khỏi, chúng tôi mong nhận được sự cộng tác và góp ý chân thành của đồng nghiệp và bạn đọc. Tp.HCM ngày 20 tháng 6 năm 2011 Nhóm biên soạn 3
  3. Phần 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG TÌM KIẾM CỨU NẠN 1.1 LỢI ÍCH VÀ NGHĨA VỤ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM CỨU NẠN Trước khi xem xét các lợi ích và nghĩa vụ tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, ta cần phải hiểu rõ khái niệm có liên quan như sau: Tìm kiếm (Search): Một hoạt động nghiệp vụ, thông thường được phối hợp bởi một trung tâm phối hợp cứu nạn khu vực, thông qua việc sử dụng các phương tiện và nhân lực sẵn có để xác định vị trí của phương tiện bị nạn và các nạn nhân. Cứu nạn (Rescue): Một hoạt động nhằm cứu, sơ tán các nạn nhân và chăm sóc y tế ban đầu hoặc đáp ứng các nhu cầu khác cho họ, sau đó đưa họ đến nơi an toàn. Hoạt động tìm kiếm cứu nạn (Search and Rescue Opertion): Thực hiện việc giám sát tai nạn, thông tin, phối hợp và các nghiệp vụ TKCN bao gồm cả tư vấn y tế, hỗ trợ y tế ban đầu hoặc sơ tán y tế thông qua việc sử dụng các nguồn lực công cộng hoặc tư nhân, gồm cả việc phối hợp hoạt động của các máy bay, tàu biển hoặc phương tiện, cơ sở vật chất khác. Cần phân biệt rõ hai khái niệm cứu nạn và cứu hộ, hai hoạt động này không có đặc điểm đồng nhất, bởi vì cứu người (thường gọi là cứu nạn - Rescue) là hoạt động có tính chất xã hội phục vụ mục đích nhân đạo, còn cứu tàu, của cải, tài sản (thường gọi là cứu hộ - Salvage) là hoạt động mang tính dịch vụ. Tìm kiếm cứu nạn (TKCN): Là công việc hết sức cần thiết trong hoạt động giao thông, trên không và trên biển. Trong thế giới hiện đại ngày nay, mọi quốc gia đều nhận thức tầm quan trọng và sự cần thiết phải tham gia trực tiếp vào hoạt động này vừa mang tính nhân đạo, vừa mang tính kinh tế - xã hội. Mỗi quốc gia tham gia TKCN phải thực hiện nghĩa vụ và được hưởng những lợi ích: 1.1.1 Lợi ích Bên cạnh việc giảm bớt những mối nguy hiểm và số lượng thương vong, còn được hưởng những lợi ích sau: - Có được môi trường an toàn hơn trong lĩnh vực vận tải hàng không và hàng hải, đường thuỷ nội địa, thủy sản, thương mại, giải trí, du lịch. Thúc đẩy việc đầu tư khai thác sử dụng và thu hút mối quan tâm đến môi trường phát triển kinh tế vận tải thuỷ. - Thực tiễn cho thấy chi phí cho hoạt động đề phòng luôn nhỏ hơn chi phí khắc phục hậu quả và trong trường hợp không may, sự cố xảy ra nếu có sẵn nguồn lực TKCN ta sẽ ứng phó nhanh chóng và giảm thiểu hậu quả xấu do các tai nạn gây ra. Vì vậy, tổ chức hoạt động tìm kiếm cứu nạn tốt sẽ hạn chế thiệt hại cho 4
  4. kinh tế - xã hội, nhất là các ngành đặc biệt nhạy cảm như vận tải, du lịch, đánh bắt hải sản. - Khi tham gia TKCN sẽ mở rộng thêm quan hệ quốc tế, tranh thủ thông tin và sự trợ giúp nhiều mặt có lợi cho TKCN như trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và phương tiện kỹ thuật, trợ giúp đào tạo nhân lực, phối hợp diễn tập để hoàn thiện kế hoạch TKCN. Do đó, các dịch vụ TKCN là không thể thiếu được trong hệ thống quản lý của bất cứ một địa phương, quốc gia hay khu vực nào. 1.1. 2 Nghĩa vụ tham gia Theo những Công ước quốc tế liên quan đến TKCN, mọi quốc gia thành viên có những nghĩa vụ sau: - Mọi quốc gia ven biển đều phải đẩy mạnh việc thiết lập và duy trì một tổ chức tìm kiếm cứu nạn tương xứng và có hiệu quả liên quan đến an toàn trên biển bằng cách phối hợp giữa các vùng và các nước láng giềng với nhau cho mục đích này. - Mỗi chính phủ ký kết có trách nhiệm áp dụng tốt các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc quan sát từ bờ của họ. Căn cứ vào mật độ tàu qua lại và tình trạng hàng hải nguy hiểm của địa phương mà lựa chọn những biện pháp tốt nhất trong việc thiết lập, sử dụng và duy trì những phương tiện cứu sinh trên biển với khả năng tối đa sao cho đảm bảo đủ điều kiện để phát hiện và cứu người. - Mọi quốc gia phải bắt buộc thuyền trưởng của tàu mang cờ nước mình, trong điều kiện có thể bảo đảm an toàn được cho tàu, cho đoàn thủy thủ, hành khách trên tàu, đồng thời sẵn sàng tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn trên biển. - Các nước cần đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức TKCN trên toàn cầu và giữa các tổ chức tham gia vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển. Vì xu thế vế TKCN của thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng, đang tiến tới mô hình toàn cầu hóa nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 1.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG TÌM KIẾM CỨU NẠN TOÀN CẦU Sự phối hợp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) và Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) mang tính toàn cầu. Mỗi nước thành viên đều nổ lực thành lập dịch vụ tìm kiếm cứu nạn. Mục đích của IMO và ICAO là cung cấp một dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hiệu quả trên toàn thế giới. Nhờ đó, mà bất cứ ở đâu, con người dù đi bằng phương tiện hàng hải hay hàng không thì công tác tìm kiếm cứu nạn cũng sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiêt. Một hiệu quả thực tế, căn bản và nhân đạo của việc thiết lập hệ thống tìm kiếm cứu nạn toàn cầu là xóa bỏ việc mỗi nước thàh viên phải tự tiến hành tìm kiếm cứu nạn cho công dân nước mình dù họ gặp nạn ở đâu trên thế giới và thay thế cho việc phân chia khu vực tìm kiếm cứu nạn bằng một trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hỗn 5
  5. hợp, cho phép bất kỳ ai gặp nạn đều nhận được sự trợ giúp của dịch vụ tìm kiếm cứu nạn mà không kể tới quốc tịch hay tình huống tai nạn như thế nào. Từ rất lâu các tổ chức Quốc tế đã quan tâm đến việc thông qua và đưa vào thực hiện các Công ước quốc tế, nhằm xác định trách nhiệm của mỗi quốc gia và mỗi đơn vị xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để TKCN có hiệu quả. - Đầu tiên vào ngày 23 tháng 9 năm 1910 tại Brussel (Bỉ), Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã ký Công ước Quốc tế về thống nhất một số quy tắc của Luật có liên quan đến trợ giúp và cứu hộ trên biển (International Convention for the Unifcation of Centain Rules of Law relating to Assitance and Salvage at sea). - Tiếp đó, năm 1958, Imo thông qua Công ước Quốc tế về biển cả (The Convention on the High sea, 1958). - Năm 1974, IMO thông qua Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển ( Solas74) và những năm tiếp đó đã bổ sung bằng những phụ lục. - Năm 1982, Liên hợp quốc thông qua Công ước Quốc tế về luật biển (United Nations Convention on the Law of the sea, 1982). - Đặc biệt năm 1979, IMO tổ chức hội nghị về tìm kiếm cứu nạn trên biển và hội nghị này đã thông qua công ước Quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển SAR - 1979 ( Seach and rescue – 1979). Với mục đích tiên quyết là thành lập một kế hoạch toàn cầu cho công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển. Hội nghị cũng đã yêu cầu IMO phát triển một hệ thống tìm kiếm cứu nạn và an toàn hàng hải toàn cầu với những quy định bắt buộc về thông tin liên lạc để giúp cho công tác tìm kiếm cứu nạn đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung cơ bản của công ước SAR – 1979 ( thông qua ngày 27/4/1979 và bắt đầu có hiêu lực ngày 22/4/1985) là: - Xây dựng và phát triển kế hoạch tìm kiếm cứu nạn toàn cấu. - Quy định về việc phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn giữa các Quốc gia thành viên. - Quy định về việc phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn giữa ngành hàng hải và ngành hàng không. - Đưa ra các yêu cầu cho việc thông tin, thông báo liên quan đến hoạt động tìm kiếm cứu nạn. - Đưa ra các yêu cầu về các sơ đồ hoạt động và chỉ dẫn khi tiến hành hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển của các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn. - Quy định các tình huống khẩn cấp. 1.3 TỔ CHỨC HỆ THỐNG TÌM KIẾM CỨU NẠN QUỐC GIA VÀ KHU VỰC 1.3.1 Những vấn đề chung Theo quy định của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (Solas); Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn (SAR) và Công ước quốc tế về hàng không dân dụng, các nước thành viên đều phải có nghĩa vụ phối hợp cung cấp dịch vụ tìm kiếm 6
  6. cứu nạn trên biển và trên không 24/24 giờ trong vùng lãnh thổ, lãnh hải, vùng biển trách nhiệm của mình và nếu cần thiết trên cả vùng biển quốc tế. Đồng thời phải báo cáo chi tiết về tổ chức hệ thống tìm kiếm cứu nạn của nước mình, để qua đó IMO cung cấp tới tất cả các nước thành viên khác để phối hợp hoạt động. Công ước còn quy định rằng các quốc gia thành viên phải thành lập một tổ chức tìm kiếm cứu nạn quốc gia và bảo đảm sự phối hợp hoạt động giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của nước mình, đồng thời khi cần thiết phải phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn với các quốc gia lân cận. Điều đó có nghĩa là các quốc gia thành viên phải có tổ chức tìm kiếm cứu nạn phù hợp với luật lệ quy tắc quốc tế và tham gia ngay vào việc tìm kiếm cứu nạn ở khu vực biển giáp ranh cùng với các đội tìm kiếm cứu nạn của quốc gia láng giềng với mục đích là cùng phối hợp hoạt động. Khi đó các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn của hai quốc gia sẽ thông báo cho nhau chi tiết về tai nạn cũng như thông tin cần thiết bảo đảm cho việc tìm kiếm cứu nạn ở các vùng biển thuộc các khu vực giáp ranh , sao cho các thủ tục đó là đơn giản và thuận lợi nhất. Mỗi quốc gia thành viên phải ủy quyền cho trung tâm tìm kiếm cứu nạn của mình làm nhiệm vụ phối hợp, các trung tâm có thể. - Được phép yêu cầu các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khác giúp đỡ cả về lực lượng , phương tiện , trang thiết bị và con người khi cần thiết. - Được phép đồng ý chocác tàu cứu nạn , bè cứu nạn, con người và trang thiết bị vào vùng giáp ranh làm nhiệm vụ phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn. - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về hải quan, biên phòng và các thủ tục khác sao cho dễ dàng và thuận lợi. Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển ( SAR) còn quy định; các nước thành viên của công ước phải bảo đảm chắc chắn rằng hệ thống tìm kiếm cứu nạn của mỗi nước luôn duy trì việc trực canh trên sóng cô tuyến và sẵn sàng thu nhận các tín hiệu cấp cứu trên các tần số cấp cứu quốc tế và khi một trạm vô tuyến ven bờ nhận được bất cứ một cuộc gọi hoặc một bức điện hoặc những thông tin liên quan đến tình trạng khẩn cấp đều phải : - Lập tức thông báo cho trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn và tiểu trung tâm tìm kiếm cứu nạn tương ứng. - Sử dụng tên một hoặc nhiều hơn các tần số cứu nạn quốc tế hoặc trên các tần số phù hợp khác để thông báo cho tất cả các tàu ở khu vực liên quan biết để sẵn sàng trợ giúp. - Thực hiện các biện pháp phù hợp với hoàn cảnh thực tế của trường hợp bị nạn. Bất cứ một cơ quan chính quyền hoặc một bộ phận của tổ chức tìm kiếm cứu nạn, khi có thông tin có một tàu, một phương tiện hay một người đang ở trong tình trạng bị nạn trên biển, phải nhanh chóng thông báo toàn bộ mọi tin tức cho trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hoặc tiểu trung tâm tìm kiếm cứu nạn có liên quan. Các trung tâm này sẽ lập tức phân tích các thông tin sau đó đưa ra chương trình hành động phù hợp và hiệu quả nhất. Đối với nước ta, những vụ tai nạn có tính chất phức tạp, quy mô lớn hoặc ở quá xa bờ biển Việt Nam, nếu cần thiết ban điều phối tìm kiếm cứu nạn trên biển của trung 7
  7. tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam sẽ phối hợp tìm kiếm cứu nạnvới các tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các nước trong khu vực Đông Nam Á và các tổ chức quốc tế liên quan , tùy địa điểm và tính chất tai nạn như với Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kong theo các thỏa thuận đã có với các tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các nước đó. Theo thống kê của IMO thì vùng biển Đông Nam Á là nơi mật độ tàu thuyền hoạt động khá cao, đồng thời cũng là nơi có khá nhiều tai nạn hàng hải xảy ra. Phần lớn các nước trong khu vực chưa đủ điều kiện phát triển đội tàu của mình theo đúng yêu cầu về an toàn hàng hải theo luật pháp quốc tế, khoảng 50% số tàu thuyền của các quốc gia trong khu vực , có điều kiện kỹ thuật chưa đảm bảo. Hầu hết các quốc gia trong khu vực đã có tổ chức tìm kiếm cứu nạn của nước mình, nhưng cách thức tổ chức của các nước cũng không giống nhau, có nước giao cho lực lượng quốc phòng đảm nhiệm chính, nhưng có nước lại áp dụng mô hình do ngành hàng hải đảm nhiệm chính các nước đều đã cố gắng đầu tư cho các lực lượng phối hợp tìm kiếm cứu nạn về trang thiết bị, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nhưng do khả năn của mỗi nước , có nước lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn khá mạnh như: Singapore, Nhật Bản nhưng còn nhiều nước lực lượng phương tiện tìm kiếm cứu nạn chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy vậy các nước trong khu vực đều có mạng lưới thông tin tìm kiếm cứu nạn đảm bảo được yêu cầu về thu nhận các tín hiệu thông tin cấp cứu đáp ứng được với yêu cầu quốc tế. Vấn đề hợp tác giữa các quốc gia làng giềng trong khu vực về tìm kiếm cứu nạn đã phát triển , có nhiều hiệp định hợp tác đa phương và song phương nhưng chưa thu hút được toàn bộ các quốc gia trong khu vực. Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam A, việc khẩn trương xây dựng một hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn theo đúng tiêu chuẩn quốc tế là điều rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn hàng hải cho vùng biển Việt Nam và trong khu vực 1.3.2 Mô hình quản lý Nhà nước về TKCN Dưới đây là sơ đồ mô hình quản lý Nhà nước về tìm kiếm cứu nạn đơn giản nhất do IMO xây dựng. NHÀ NƯỚC (GOVERNMENT) UB QG VỀ TKCN (HEAD OF SAR SERVICE) TRUNG TÂM PHỐI HỢP TKCN (RCC) TRUNG TÂM PHỐI HỢP TKCN KHU VỰC (RCCs) CÁC LỰC LƯỢNG TKCN (SAR RESOURCES) Hình 1.1. Mô hình quản lý Nhà nước về TKCN 8
  8. Điều rất cần thiết là các tiềm năng phải được tổ chức và phối hợp sao cho việc tìm kiếm cứu nạn được tiến hành nhanh chóng và có hiệu quả . Muốn đạt được mục đích này, đòi hỏi phải thiết lập một tổ chức tìm kiếm cứu nạn hoạt động theo một kế hoạch chi tiết được định trước và phải có phương tiện cụ thể thực hiện kế hoạch này. Có thể liệt kê những đặc điểm của một tổ chức tìm kiếm cứu nạn trên biển như sau: - Tổ chức phối hợp tìm kiếm cứu nạn phải có đầy đủ các phương tiện như thông tin liên lạc , quan sát , cảnh báo, phát hiện tàu , máy bay và người bị nạn hoặc có thể bị nạn, phương tiện chuyên dụng có thể thực hiện việc tìm kiếm cứu sinh, cứu hộ. - Trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn phải được giao cho môt tổ chức , cơ quan hoặc đơn vị cụ thể, có người chỉ huy có hoạt động tìm kiếm cứu nạn ( Head of SAR Service) hay người phối hợp tìm kiếm cứu nạn ( SAR co-ordinator – SC) có đầy đủ thẩm quyền giải quyết mọi việc liên quan. Người này có trách nhiệm xây dựng một tỏ chức TKCN phù hợp với điều kiện , đặc điểm của khu vực phối hợp tìm kiếm cứu nạn (AR) nhằm thỏa mãn những yêu cầu sử dụng có hiệu quả các phương tiện thuận lợi sẵn có. - Đơn vị ( lực lượng) nồng cốt , chủ lực của cơ quan TKCN trên biển là trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển (RCC) là hạt nhân của sự phối hợp và chỉ đạo hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong từng khu vực. 1.3.3 Phân vùng TKCN quốc gia và một số trung tâm cứu nạn chuyên ngành Theo giáo trình của Tổ chức phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải và hàng không quốc tế (IAMASAR MANUAL) thì khu vực tìm kiếm cứu nạn (Search and Rescue Region – SRR) là một khu vực có kích thước xác định, được giao cho một trung tâm tìm kiếm cứu nạn (Seach and Rescue Center – SRC) để cung cấp dịch vụ TKCN. Mục đích của việc xác định khu vực tìm kiếm cứu nạn (SRC) là để xác định rõ ai là người chịu trách nhiệm đầu tiên về nghiệp vụ phối hợp trong trường hợp tai nạn sự cố xảy ra và thông báo nhanh chóng tín hiệu báo động đến trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn ( Seach and Rescue Center – SRC). Các nhân tố ảnh hường đến kích thước và hình dạng khu vực tìm kiếm cứu nạn cần được xem xét bao gồm: - Quy mô và hình dạng của vùng trahc1 nhiệm - Mật độ giao thông tai khu vực - Khả năng đảm nhiệm và tính cơ động của nguồn lực tìm kiếm cứu nạn Một quốc gia có thể có các khu vực tìm kiếm cứu nạn hàng không và hàng hải riêng biệt khác nhau. Tuy nhiên, cũng có quốc gia chỉ cần chung một vùng tìm kiếm cứu nạn là đủ. Nếu môt trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn (RCC) không thể kiểm soát một cách trực tiếp và có hiệu quả các thiết bị tìm kiếm cứu nạn trong khu vực thuộc phạm vi của mình phụ trách, thì cần phải thiết lập các tiều trung tâm khu vực (Rescue Sub – Center- RSC) nằm trong phạm vi của trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn là hợp lý và trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn có thể ủy quyền cho các tiểu trung tâm khu vực nhỏ chịu trách nhiệm về các hoạt động TKCN như trung tâm phối hợp tìm kiếm 9
  9. cứu nạn, nhưng ở mức độ nhỏ hơn. Do đó , tiểu trung tâm TKCN cũng có năng lực như một trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn nhưng ở phạm vi nhỏ hơn. 1.4 CÁC CẤP ĐỘ PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU NẠN Hệ thống tìm kiếm cứu nạn có 3 cấp độ phối hợp là: - Chỉ huy phối hợp tìm kiếm cứu nạn (SC) - Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn ( SMC) - Chỉ huy phối hợp hiện trường (OSC) 1.4.1 Chỉ huy phối hợp tìm kiếm cứu nạn (SC) Chỉ huy phối hợp tìm kiếm cứu nạn là những người quản lý cấp cao nhất. mỗi quốc gia có một hoặc một số người hay cơ quan được giao nhiệm vụ này (ở Việt Nam, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn chính là CS). Chỉ huy phối hợp tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm: - Thành lập, biên chế, đầu tư trang bị và quản lý hệ thống tìm kiếm cứu nạn. - Thành lập các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn và các trung tâm tìm kiếm - cứu nạn khu vực. - Cung cấp và chuẩn bị các phương tiện phối hợp tìm kiếm cứu nạn. - Phối hợp công tác đàotạo tìm kiếm cứu nạn. - Xây dựng các chính sách tìm kiếm cứu nạn. 1.4.2 Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn (SMC) Mỗi hoạt động tìm kiếm cứu nạn được thực hiện theo sự chỉ đạo của một chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn và thông thường do người đứng đầu trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hoặc một người được chỉ định đảm nhiệm. Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ phối hợp tìm kiếm cứu nạn có thể có những nhân viên giúp việc. Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn sẽ điều hành hoạt động tìm kiếm cứu nạn cho đến khi việc tìm kiếm cứu nạn đạt kết quả hoặc có nỗ lực hơn nữa cũng không mang lại kết quả. Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn là người được huấn luyện tốt về tất cả các quy trình tìm kiếm cứu nạn, thông thạo các sơ đồ tìm kiếm cứu nạn và có khả năng thu thập thông tin về tình huống khẩn cấp , lập chính xác và khả thi các sơ đồ tìm kiếm cứu nạn, phân bố và phối hợp lực lựơng để thực hiện công việc tìm kiếm cứu nạn. Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn có nhiệm vụ: - Thu thập và đánh giá những số liệu thu được về các trường hợp bị tai nạn - Nắm chắc điều kiện môi trường hiện tại 10
  10. - Nếu cần thiết, xác định vị trí các tàu hoạt động trong khu vực và yêu cầu các tàu đến gần khu vực tìm kiếm để cứu nạn, cảnh giới hoặc trực canh vô tuyến - Đánh dấu khu vực tìm kiếm và quyết định phương pháp và phương tiện sẽ sử dụng - Lập kế hoạch tìm kiếm và kế hoạch cứu nạn phù hợp - Phối hợp hoạt động với các trung tâm phối hợp cứu nạn lân cận khi cần thiết - Điều chỉnh kế hoạch tìm kiếm khi cần thiết - Thu xếp việc tiếp nhiên liệu cho phương tiện hay thu xếp ăn, ở chơ những người tham gia khi việc tìm kiếm cứu nạn kéo dài - Chuẩn bị các nhu yếu phẩm cần thiết cho người được cứu - Đang ký ( ghi chép, cập nhật) các nhật ký theo trình tự thời gian - Lập báo cáo tiến trình công việc - Đề nghị lãnh đạo trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn từ bỏ hay hoãn việc tìm kiếm - Giải phóng các phương tiện tìm kiếm cứu nạn khi không cần sự trợ giúp nữa - Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về điều tra tai nạn - Chuẩn bị báo cáo cuối cùng 1.4.3 Chỉ huy phối hợp hiện trường (OSC) Khi có từ hai hoặc nhiều phương tiện cùng tham gia tìm kiếm cứu nạn thì cần có một người chỉ huy phối hợp hiện trường, để chỉ huy phối hợp các hoạt động của tất cả các lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn. - Chỉ huy phối hợp hiện trường (OSC) do chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn (SMC) chỉ định. OSC có nhiệm vụ chịu trách nhiệm điều phối các lực lượng sau. - Đội tìm kiếm cứu nạn (SRU), tàu hoặc máy bay tham gia vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn. - Các phương tiện lân cận ở gần khu vực hoạt động TKCN. - Trong trường hợp khi có tai nạn xảy ra ở trên biển có thể có một số tàu đang hoạt động ở khu vực lân cận nhận được tín hiệu cấp cứu và đi đến làm nhiệm vụ phối hợp tìm kiếm cứu nạn thì người chỉ huy của phương tiện đầu tiên đến hiện trường sẽ là chỉ huy phối hợp hiện trường (OSC) cho đến khi Chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn (SMC) chỉ định người khác thay thế. 1.5 TỔ CHỨC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM CỨU NẠN (Tổ chức phối hợp tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam được cụ thể hóa ở chương III, từ điều 11 đến điều 16 của Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển do Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 12/7/2007 – Xem phụ lục 5). 11
  11. Trong trường hợp do điều kiện thông tin liên lạc không thiết lập được mối quan hệ trực tiếp giữa trung tâm phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển (MRCC) với các phương tiện tại một khu vực biển nào đó của vùng tìm kiếm cứu nạn thì phải thiết lập các tiểu vùng tìm kiếm cứu nạn (RSC) đặt dưới quyền điều hành trực tiếp của trung tâm phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển (MRCC). Đối với mỗi trường hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển phải có một người chỉ huy phối hợp (SMC) cụ thể. Lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn, còn có thể có những lực lượng, phương tiện phối hợp được điều động từ cơ quan, tổ chức khác kể cả những người tình nguyện nhưng những người này phải được thỏa thuận trước bằng những cam kết, hợp đồng và trong quá trình tìm kiếm cứu nạn phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển (MRCC). Các lực lượng này, nếu điều kiện cho phép có thể được tổ chức thành đơn vị cứu nạn nhằm tăng tính hiệu quả trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển. Tổ chức phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn được thể hiện ở hình 1-2 TRUNG TÂM PHỐI HỢP TKCN/TIỂU TRUNG TÂM PHỐI HỢP TKCN Rescue Coordination Centre/RCC Sub Centre (RCC/RSC) CHỈ HUY PHỐI HỢP NGHIỆP VỤ TKCN Sar Mission Coordinationr (SMC) CHỈ HUY PHỐI HỢP HIỆN TRƯỜNG On Scene Commander (OSC) LỰC LƯỢNG (NGUỒN LỰC) TKCN SAR Resource (SRU) Hình 1.2 – Tổ chức phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn Quy trình tổ chức và điều hành phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển được thể hiện theo sơ đồ sau (Hình 1-3). 12
  12. Thông tin báo nạn đến TRUNG TÂM PHỐI HỢP TKCN Phân tích, xác minh, đánh giá tình hình Thông tin giả Thông tin thật Huỳ bỏ thông tin Huỳ bỏ thông tin (báo cáo lên cấp có thẩm quyền) Đủ lực lượng Thiếu lực lượng Báo cáo lên cấp Điều động lực lượng TKCN Đề xuất lực lượng phối hợp có thẩm quyền Chấm dứt hoạt động TKCN Không kết quả Tổ chức điều hành hoạt động TKCN Kết quả Kết thúc hoạt động TKCN Tổ chức điều hành hoạt động TKCN Hình 1.3 – Quy trình đổ chức và điều hành phối hợp TKCN 1.6 HỆ THỐNG THÔNG BÁO TÀU Các tàu biển, mặc dù không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho một cuộc tìm kiếm cứu nạn, nhưng lại là nguồn tiềm lực to lớn cho công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển. Theo quy định của điều 98 của công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS – 1982): các nước thành viên tham gia công ước phải yêu cầu các thuyền trưởng của tàu treo cờ nước mình. Trong điều kiện không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tàu, thành viên và hành khách trên tàu, nếu nhận được tín hiệu cấp cứu phải tiến hành trợ giúp hàng hải đối với người bị nạn phát hiện thấy ở trên biển, chạy hết tốc lực đến khu vực bị nạn để cứu người bị nạn và phải trợ giúp cho cả tàu thuyền bị nạn sau khi đâm va. Hệ thống thông báo tàu do một số nước tham gia thành lập nên. Hệ thống này có thể giúp nhân viên tìm kiếm cứu nạn nhanh chóng: - Xác định được vị trí gần đúng lộ trình và tốc độ của các tàu ở gần nơi có tai nạn xảy ra. - Có những thông tin có giá trị về tàu (tàu có bác sĩ hay không). - Biết được cách liên lạc với tàu. Mọi thuyền trưởng bắt buộc phải báo cáo khẩn cấp vị trí tàu thường xuyên về cho cơ quan điều hành hệ thống thông báo tàu, phục vụ cho mục đích tìm kiếm cứu nạn. 1.7 CƠ CẤU TỔ CHỨC HỆ THỐNG TÌM KIẾM CỨU NẠN VIỆT NAM 1.7.1 Khái lược quá trình hình thành và phát triển 13
  13. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội hội trong thời kỳ đổi mới và từng bước hòa nhập với xu thế chung của khu vực và thế giới trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn. Từ năm 1993 – 1996 Bộ giao thông vận tải, Cục hàng không dân dụng Việt Nam , Ban tổ chức cán bộ chính phủ đã thống nhất trình Thủ tướng chính phủ ra quyết định thảnh lập Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn. Ngày 23/10/1996 Thủ tướng chính phủ có quyết định 780/TTG thành lập Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển. Khi thành lập Thủ tướng chính phủ mới đặt trọng tâm tìm kiếm cứu nạn vào lĩnh vực hàng không , hàng hải và dầu khí. Do vậy, hệ thống tổ chức Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không, trên biển chỉ bao gồm 4 cơ quan thường trực chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn đó là: Cục hàng không dân dụng, Cục hàng hải, Bộ thủy sản và Tổng Công ty dầu khí. Đến năm 1998 Chính phủ đã giao thêm cho ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển, nhiệm vụ cức nạn do thiên tai bão lụt. Ngày 34/12/1999 Thủ tướng chính phủ có công văn số 136/CP-KQ giao cho Uy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu. Như vậy qua quá trình hoạt động, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển liên tục được chính phủ giao thêm nhiều nhiệm vụ . Xét thấy tên của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên biển và trên không không còn phù hợp và sát nghĩa với nhiệm vụ được giao, vì vậy ngày 07/6/200 Thủ tướng chính phủ đã có quyết định đổi tên Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển thành Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn đồng thời bổ sung thêm một số thành viên và nhiệm vụ cho Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, xác định vai trò thường trực của văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn. 1.7.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn người phương tiện giao thông (tàu bay, tàu biển, phương tiện thủy nội địa, thiet1 bị dầu khí) bị lâm nạn trong vùng trời, vùng biển lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc do Việt nam quản lý. Người và tài sản của nhân dân và Nhà nước trong trường hợp bị thiên tai thảm họa, lũ lụt, ứng cứu sự cố tràn dầu. Điều động và tổ chức phối hợp các lực lượng, các loại phương tiện của các bộ, ngành, các địa phương , các tổ chức và cá nhân để thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn kịp thời và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Phối hợp với các nước trong khu vực để thực hiện tìm kiếm cứu nạn. Xây dựng các kế hoạch tìm kiếm cứu nạn cho người và phương tiện trong các tình huống đảm bảo kịp thời và có hiệu quả. Chỉ đạo việc điều tra xác minh các vụ tai nạn lớn do Thủ tướng chính phủ giao , kiến nghị và Thủ tướng chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan về những biện pháp ngăn ngừa , hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do tai nạn xảy ra. 14
  14. Hướng dẫn đôn đốc và kiểm tra các bộ, ngành địa phương thực hiện các quy định của nhà nước và của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn torng việc tìm kiếm cứu nạn và giải quyết hậu quả tai nạn. Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ được giao Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn lập dự án kinh phí gửi Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư để đưa vào cân đối ngân sách nhà nước hàng năm trình chính phủ quyết định. Kiến nghị với thủ tướng chính phủ khen thưởng kịp thời những tổ chức cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tìm kiếm cứu nạn. Đề xuất việc xử lý với những tổ chức, cá nhân có sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Hàng năm tổ chức diễn tập TKCN, đào tạo huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho các lực lượng TKCN. Quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế về TKCN. 1.7.3 Cơ cấu tổ chức ( Sơ đồ1.4) (Mô hình tổ chức của một số lực lượng TKCN chuyên ngành thuộc các Bộ ngành- Xem phụ lục 6) 1. Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn: là cơ quan chỉ huy cao nhất về TKCN của chính phủ, gồm Chủ tịch, các phó chủ tịch và các thành viên. 2. Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn: là cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn. địa điểm đặt tại Bộ quốc phòng , biên chế của văn phòng Ủy bao quốc gia tìm kiếm cứu nạn trong biên chế của Bộ quốc phòng. 3. Tồ chức của các cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành và địa phương gồm: Hệ thống tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ quốc phòng: bộ quốc phòng có ban chỉ đạo PCLN, cháy nổ, cháy rừng và TKCN thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm và có cơ quan chuyên trách là Cục cứu hộ cứu nạn để chỉ đạo hoạt động tìm kiếm cứu nạn cho toàn quân. Các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng có Ban chỉ đạo PCLB và TKCN thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm và có cơ quan chuyên trách là Ban cứu hộ cứu nạn. Riêng Bộ đội Biên phòng có Phòng cứu hộ cứu nạn. Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam: trực thuộc Cục hàng hải Việt Nam là cơ quan chuyên trách có tổ chức và biên chế riêng thuộc biên chế của Cục hàng hải, chịu trách nhiệm phối hợp công tác TKCN chuyên ngành hàng hải Việt Nam. Có 3 trung tâm phối hợp TKCN khu vực Bắc, Trung Nam và 1 trạm TKCN Trường Sa. Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực và trạm TKCN là cơ quan chuyên tách trực tiếp chịu trách nhiệm phối hợp TKCN đường biển trong khu vực được phân công. Các trung tâm khu vực có đội tàu chuyên trách TKCN, và được phân chia khu vực đảm nhiệm (xem hình 1.5. và hình 1.6). 15
  15. Ủy ban thường trực tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng Việt Nam: là cơ quan kiêm nhiệm trực thuộc Cục hàng không dân dụng Việt Nam, Ủy ban có văn phòng là cơ quan chuyên trách. Cơ quan thường trực của Ủy ban là trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Ủy ban thường trực TKCN hàng không dân dụng Việt Nam có 3 trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không khu vực Bắc Trung Nam. Các trung tâm khu vực là cơ quan chuyên trách thuộc cụm cảng hàng không khu vực, trực tiếp chịu trách nhiệm phối hợp TKCN hàng không trong khu vực được phân công. Trung tâm có các đội TKCN hàng không mặt đất và khẩn nguy sân bay. Ủy ban thường trực TKCN hàng không dân dụng Việt Nam có đội bay TKCN chuyên trách thuộc biên chế của cục hàng không dân dụng Việt Nam. Ban chỉ huy phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn thuộc Ngành thủy sản: là cơ quan kiêm nhiệm có văn phòng thường trực chuyên trách. Các trung tâm TKCN thủy sản khu vực là cơ quan kiêm nhiệm thuộc các Sở Thủy sản địa phương. Ban chỉ đạo về tình huống khẩn cấp thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam: là cơ quan kiêm nhiệm có văn phòng thường trực chuyên trách thuộc biên chế của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam. Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn và phòng chống bão lụt thuộc Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam: là cơ quan kiêm nhiệm thuộc biên chế của Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam. Phòng bảo vệ môi trường, hàng hải và tìm kiếm cứu nạn thuộc cục cảnh sát biển Việt Nam: là cơ quan chuyên trách TKCN thuộc biên chế của cục Cảnh sát biển Việt Nam. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương: là cơ quan kiêm nhiệm do một Phó chủ tịch thường trực hoặc Chủ tịch UBND tỉnh thành phố làm trưởng ban, tổ chức bộ phận thường trực để thường xuyên liên lạc với văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạnvà xác lập hệ thống tổ chức TKCN đến cấp xã, phường. Trung tâm quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường biển và đường không: là cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn. Trung tâm miền quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường biển thuộc quân số biên chế của Học viện Hải quân Quân chủng Hải quân. Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn và đường không thuộc quân số biên chế của Bộ tham mưu Quân chủng PK-KQ. Trung tâm ứng phó sự cố dầu tràn miền Bắc, miền Trung, miền Nam: là cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn. Trung tâm miền Trung thuộc quân số biên chế của Công ty Sông Thu Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Trung tâm miền Nam thuộc quân số Biên chế của Công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 16
  16. Các tổ chức , cơ quan tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành trên có thể cón thay đổi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và tình hình thực tế của quốc gia. UỶ BAN QUỐC GIA TKCN Hệ thống tổ chức TT phối hợp BCH BCH TKCN TKCN TKCN và PCBL TKCN và PCBL Bộ quốc phòng Hàng hải VN Hàng không VN Thuỷ sản VN BCĐ về các tình BCH Phòng bảo vệ mội BCH huống khẩn cấp TKCN và PCBL trường, hàng hải TKCN và PCBL thuộc Tổng Cty Cục Đường thủy và TKCN Cục các tỉnh thành phố dầu khí VN nội địa VN Cảnh sát biển VN trực thuộc TW Trung tâm Quốc gia Trung tâm ứng HL TKCN đường biển phó sự cố tràn dầu và đường Bắc, Trung, Nam không Hình 1.4 – Hệ thống tổ chức TKCN tại Việt Nam UỶ BAN QUỐC GIA TKCN Cục Hàng hải Việt Nam Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam (VMRCC) TT phối hợp TT phối hợp TT phối hợp Trạm TKCN TKCN khu vực 1 TKCN khu vực 2 TKCN khu vực 3 Trường Sa, Khánh Hải Phòng MRCC Đà Nẵng MRCC Vũng Tàu MRCC Hòa MRCC CÁC TIỂU TT CÁC TIỂU TT CÁC TIỂU TT - Quảng Ninh - Quảng Bình - Tp.HCM - Thái Bình - Quảng Trị - Đồng Nai - Nam Định - TT Huế - Cần Thơ - Thanh Hóa - Quảng Ngãi - Đồng Tháp - Nghệ An - Qui Nhơn - Kiên Giang - Hà Tĩnh - Nha Trang - Mỹ Tho - An Giang - Cà Mau Hình 1.5 – Hệ thống TKCN Hàng hải Việt Nam 17
  17. 1.7.4 Mối quan hệ cơ bản giữa các tổ chức thành viên trong hệ thống tìm kiếm cứu nạn Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn: - Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trực tiếp chỉ đạo các trung tâm tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành thuộc các bộ, ngành , địa phương và các lực lượng không chuyên khác. Chỉ đạo các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Bộ quốc phòng thông qua Cục cứu hộ cứu nạn. - Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn là cơ quan tham mưu hành chính giúp Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo giải quyết các tình huống tìm kiếm cứu nạn xảy ra vượt quá khả năng tìm kiếm cứu nạn của từng chuyên ngành và thực hiện các nhiệm vụ được Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn giao cho. Trung tâm tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành: - Các trung tâm tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành (hàng hải, hàng không, dầu khí, thủy sản) chịu sự lãnh đạo trực tiếp của các bộ, ngành chủ quản và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn. - Trung tâm tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành là cơ quan trực tiếp chỉ đạo về mọi mặt các trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực thuộc chuyên ngành mình. - Khi có tình huống, chủ động tổ chức chỉ huy điều hành các lực lượng , phương tiện thuộc chuyên ngành mình tiến hành hoạt động tìm kiếm – cứu nạn. Khi tình huống xảy ra vượt quá khả năng phải chủ động hiệp đồng, phối hợp với các lực lượng chuyên và không chuyên khác cùng tham gia tìm kiếm cứu nạn (trong trường hợp này trung tâm tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành chủ trì phối hợp , hiệp đồng và báo cáo xin ý kiến của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn). Mối quan hệ giữa các trung tâm tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành là mối quan hệ phối hợp và hiệp đồng. Các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực trực tiếp làm các kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn cùng với các chuyên ngành khác theo lệnh chỉ định của trung tâm tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành hoặc khi được Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn yêu cầu. Mối quan hệ giữa các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực là mối quan hệ phối hợp và hiệp đồng. Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ quốc phòng là các lực lượng tham gia hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn chủ yếu trong các hoạt động tìm kiếm cứu nạn của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn. Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ quốc phòng là các lực lượng tham gia hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn được Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn yêu cần thông qua các quyết định, chỉ thị của Bộ tổng tham mưu. Torng quá trình tìm kiếm cứu nạn các lực lượng tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ quốc phòng có mối quan hệ phối hợp hiệp đồng (hoặc chỉ huy khi được Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn ủy quyền) với các lực lượng tìm kiếm cứu nạn chuyên và không chuyên khác. Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn thuộc các tỉnh: Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của tỉnh (gọi tắt là lực lượng tìm kiếm cứu nạn địa phương) khi được huy động tham 18
  18. gia tìm kiếm cứu nạn (theo kế hoạch tìm kiếm cứu nạn của tỉnh) có mối quan hệ phối hợp và hiệp đồng với các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Trung ương trên địa bàn địa phương. Các hoạt động phối hợp, hiệp đồng có thể theo kế hoạch chung của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn hoặc các trung tâm tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Bộ quốc phòng khi được Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn ủy quyền 1.8. THÔNG TIN TÌM KIẾM CỨU NẠN 1.8.1. Thông tin tại hiện trường tìm kiếm: Là liên lạc giữa các trạm bị nạn và các trung tâm cứu nạn khác, bao gồm liên lạc giữa các trạm cứu nạn và các trung tâm phối hợp tìm cứu tức là người chỉ huy tìm kiếm tại hiện trường (OSC) hay đội tìm kiếm trên biển (CSS). Người chỉ huy tại hiện trường hay đội tìm kiếm trên biển có trách nhiệm điều khiển liên lạc tại hiện trường và chọn hay ấn định tần số dùng cho việc này. Trong cấp cứu hoặc trong trường hợp tìm kiếm và cứu nạn rất cần có một trong các đài tham gia tìm kiếm và cứu nạn đảm đương vai trò người chỉ huy trưởng hiện trường (OSC) và người phối hợp tìm kiếm mặt biển (CSS). Nếu cụ thể hoá các đơn vị tìm kiếm và cứu nạn (xuồng cứu sinh, phi cơ hoặc tàu chiến) tại hiện trường, lúc đó phải có một trong số các đơn vị này đảm đương vai trò người chỉ huy hiện trường và người phối hợp tìm kiếm mặt biển hoặc cả hai. Nhiệm vụ của OSC và CSS có rất nhiều và khác nhau. Thuyền trưởng, sĩ quan và khai thác viên vô tuyến điện sẽ tự làm quen với các công việc đó. Thông tin tại hiện trường thực hiện trên giải sóng MF, VHF và trên các tần số quy địn riêng bằng cả đàm thoại và telex. Những tần số thường được chọn cho liên lạc vô tuyến đàm thoại tại hiện trường là 2182 KHz, hoặc kênh 16 VHF, dùng cách phát đơn công để tất cả các trạm tại hiện trường đều nắm được thông tin liên quan tới tai nạn. Cũng có thể dùng tần số telex 2184,5 KHz để liên lạc giữa các tàu, nếu dùng tần số này thì phải dùng chế độ FEC (Chế độ hiệu chỉnh sai số thuận – gọi telex cho tất cả các tàu, mà các thiết bị thu không cần sử dụng máy phát) Ngoài tần số 2182 KHz và kênh 16 VHF có thể dùng các tần số sau để liên lạc giữa các tàu và máy bay tại hiện trường: 3032 KHz 5680 KHz 4125 KHz Kênh 6 VHF Khi đã xác lập một tần số cho liên lạc hiện trường thì phải duy trì trực canh liên tục trên tần số này bằng âm thanh hay máy in. Khi có máy bay tham gia vào công việc tìm kiếm, chúng thường dùng các tần số 3203 KHz, 4125 KHz, 5680 KHz. Hơn nữa chúng còn có khả năng liên lạc trên các tần số 2182 KHz, 156,8 MHz hoặc cả hai cũng như các tần số liên lạc hàng hải khác. 1.8.2. Đối với tàu, thuyền vận tải: + Hệ thống Đài thông tin duyên hải trực canh cấp cứu khẩn cấp trên các tần số quy định, tiếp nhận bản tin cứu hộ cứu nạn, chuyển trực tiếp đến Cục Hàng hải Việt Nam và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện của các trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải; 19
  19. + Khi nhận được thông tin, Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các Trung tâm Tìm kiếm Cứu nạn triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn. Trong trường hợp lực lượng cứu nạn chuyên ngành hàng hải không đủ khả năng cứu nạn, Cục Hàng hải Việt Nam trực tiếp đề nghị Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn huy động các phương tiện và lực lượng tìm kiếm cứu nạn quốc gia; + Sơ đồ tổ chức thông tin tìm kiếm cứu nạn tàu, thuyền vận tải được thể hiện tại sơ đồ dưới đây: TỔ CHỨC THÔNG TIN TÌM KIẾM CỨU NẠN TÀU VẬN TẢI _______ Thủ tướng Chính phủ BCĐ PCLB BộNN&PT Bộ Quốc UB Quốc gia Bộ GTVT Bộ Ngoại VPChính Trung ương NT phòng TKCN giao phủ Trung tâm TKCN hàng hải khu vực 1 Các phương tiện và lực lượng tìm kiếm Trung tâm TKCN cứu nạn Quốc Bộ Tư lệnh Bộ đội Cục Hàng hàng hải khu vực 2 gia Biên phòng hảiVN MRCC Trung tâm TKCN hàng hải khu vực 3 Bộ đội Biên Đài Thông tin Hệ thống của phòng Duyên hải các tổ chức, cá nhân khác Tàu vận tải Thông tin chính thức Thông tin bổ sung Thông tin chỉ đạo thực hiện 20
  20. 1.8.3. Đối với tàu, thuyền đánh bắt hải sản: + Hệ thống Đài thông tin duyên hải (thông tin chính thức) hoặc hệ thống thông tin của Bộ đội Biên phòng ven biển và các hệ thống thông tin liên lạc của các tổ chức, cá nhân khác (thông tin bổ sung) tiếp nhận các thông tin cứu hộ, cứu nạn trên biển, chuyển trực tiếp đến Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố có biển và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn; + Khi nhận được các thông tin cứu hộ, cứu nạn Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn. Trong trường hợp lực lượng tại chỗ không đủ khả năng cứu hộ, cứu nạn, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố đề nghị Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn huy động các phương tiện và lực lượng tìm kiếm cứu nạn quốc gia để thực hiện; Hệ thống thông tin với tàu đánh bắt thủy, hải sản được thể hiện bằng sơ đồ sau: Thủ tướng Chính phủ VP Bộ BCĐ PCLB UB Quốc Bộ GTVT Bộ Bộ Chính phủ NN&PTN Trung ương gia TKCN Quốc phòng Ngoại giao T Các phương tiện Trung tâm TKCN và lực lượng tìm hàng hải khu vực 1 kiếm cứu nạn Quốc gia Bộ Tư lệnh Cục Hàng hải Trung tâm TKCN Bộ đội Biên phòng VN MRCC hàng hải khu vực 2 Trung tâm TKCN hàng hải khu vực 3 Các phương tiện và lực lượng tìm kiếm BCH PCLB&TKCN cứu nạn của địa tỉnh, thành phố phương (biên phòng, công an,…) Cứu hộ tại chỗ (theo cụm, tổ, đội đánh bắt hải sản) Bộ đội Biên Đài Thông tin Hệ thống của phòng Duyên hải các tổ chức, cá nhân khác Tàu thuyền đánh bắt hải sản Thông tin chính thức Thông tin bổ sung 21 Thông tin phục vụ điều hành, chỉ đạo, phối hợp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2