Giáo trình Dân số phát triển (tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế): Phần 1
lượt xem 15
download
Phần 1 cuốn giáo trình "Dân số phát triển (tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế)" cung cấp cho người học các kiến thức: Dân số, lao động và việc làm; dân số và phát triển kinh tế. Đây là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học các lớp sơ cấp Dân số y tế và những ai quan tâm dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Dân số phát triển (tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế): Phần 1
- UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ ĐÔNG Gi¸o tr×nh d©n sè ph¸t triÓn Tµi liÖu ®µo t¹o sơ cÊp d©n sè y tÕ Hµ Néi - N¨m 2011
- LỜI NÓI ĐẦU Dân số và phát triển có vai trò định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động nhằm làm thay đổi xu hướng hiện tại của dân số cho phù hợp và đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của toàn xã hội và của từng ngành, địa phương, cơ sở. Nắm vững lý luận và thực tiễn về các chủ trương, biện pháp, quy định, hướng dẫn của chính sách dân số sẽ giúp sinh viên sau khi ra trường có đủ kiến thức và năng lực trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời, có đủ năng lực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong việc cụ thể hóa chính sách dân số của địa phương cơ sở cho phù hợp với điều kiện của ngành, địa phương và cơ sở. Nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu đào tạo đối tượng sơ cấp Dân số - Y tế, một mã ngành mới có ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình Dân số và phát triển làm tài liệu học tập cho đối tượng là sinh viên đạt trình độ chuyên môn sơ cấp Dân số - y tế. Giáo trình được biên soạn theo chương trình giảng dạy sơ cấp Dân số - y tế đã được phê duyệt. Giáo trình gồm 6 bài: Bài 1: Dân số, lao động và việc làm. Bài 2: Dân số và phát triển kinh tế. Bài 3: Dân số và giáo dục. Bài 4: Dân số và y tế. Bài 5: Dân số và bình đẳng giới, an sinh xã hội, chất lượng cuộc sống. Bài 6: Dân số và môi trường. Đây là giáo trình biên soạn lần đầu dành riêng cho đối tượng sơ cấp Dân số Y tế, vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, nhà quản lý và đông đảo bạn đọc. Các tác giả 1
- MỤC LỤC Nội dung Trang Bài 1. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 4 I. MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM 4 1. Mối quan hệ giữa dân số và lao động 4 2. Mối quan hệ giữa dân số và việc làm 7 II. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM 9 1. Mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm ở Việt Nam 9 2. Phương hướng giải quyết mối quan hệ dân số, lao động và việc làm ở Việt Nam 11 Bài 2. DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 12 I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 12 1. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế 12 2. Gia tăng dân số và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế 15 3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH DÂN SỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 15 Bài 3. DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC 18 I. ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN HỆ THỐNG GIÁO DỤC 18 1. Qui mô và tốc độ gia tăng dân số tác động đến phát triển giáo dục 18 2. Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng đến phát triển giáo dục 19 3. Phân bố địa lý dân cư ảnh hưởng đến phát triển giáo dục 19 II ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN DÂN SỐ 20 1. Ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình hôn nhân 20 2. Ảnh hưởng của giáo dục tới mức sinh 20 3. Ảnh hưởng của giáo dục đến mức chết 21 4. Ảnh hưởng của giáo dục đến di dân 22 Bài 4. DÂN SỐ VÀ Y TẾ 23 I. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐỐI VỚI HỆ THỐNG Y TẾ 23 1. Tác động của quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số đến hệ thống y tế 23 2. Tác động của cơ cấu dân số đến hệ thống y tế 24 3. Tác động của phân bố dân cư đến hệ thống y tế 24 4. Tác động của kế hoạch hóa gia đình đến hệ thống y tế 24 2
- II. TÁC ĐỘNG CỦA Y TẾ ĐẾN CÁC QUÁ TRÌNH DÂN SỐ 25 1. Y tế tác động tới mức sinh 25 2. Y tế tác động tới mức chết và tuổi thọ của người dân 26 Bài 5. DÂN SỐ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI AN SINH XÃ HỘI - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 26 I. VẤN ĐỀ GIỚI, GIỚI TÍNH VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 26 1. Giới và giới tính 26 2. Bình đẳng giới 28 3. Giới và phát triển 29 4. Bình đẳng giới trong mối quan hệ với dân số 29 II. Dân số và an ninh xã hội 32 III. DÂN SỐ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 34 Bài 6. DÂN SỐ VỚI MÔI TRƯỜNG 36 1. Dân số và tài nguyên 36 2. Dân số và môi trường 42 3
- Bài 1. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Mục tiêu: 1. Trình bày được mối quan hệ giữa dân số và lao động, giữa dân số và việc làm. 2. Phân tích được phương hướng giải quyết mối quan hệ dân số - lao động - việc làm ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. NỘI DUNG I. MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM 1. Mối quan hệ giữa dân số và lao động Dân số và nguồn lao động có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Dân số là cơ sở tự nhiên hình thành nên nguồn lao động - lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Nguồn lao động là bộ phận dân số trong tuổi lao động và có khả năng lao động - bộ phận dân số chủ lực và năng động nhất trong dân số, nó quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất của xã hội. Mối quan hệ tác động qua lại giữa dân số và lao động, việc làm có thể biểu diễn thông qua lược đồ và xem xét trên một số phương diện chủ yếu sau đây. Các quá trình dân số Kết quả dân số - Sinh - Quy mô dân số - Chết - Cơ cấu dân số theo tuổi, giới - Di dân - Phân bố dân số - Chất lượng dân số Các kết quả việc làm Kết quả lao động (Cầu lao động) (Cung lao động) - Quy mô việc làm - Quy mô nguồn lao động - Cơ cấu việc làm - Cơ cấu LĐ theo tuổi, giới - Phân bố việc làm - Phân bố nguồn LĐ - Chất lượng việc làm - Chất lượng nguồn LĐ - Tỷ lệ thất nghiệp - Tỷ lệ có việc làm Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa dân số và lao động, việc làm 4
- 1.1. Ảnh hưởng của dân số đến nguồn lao động * Quy mô, phân bố dân số và quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng nguồn lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau. - Dân số học thường chia tổng dân số ra làm 3 bộ phận hợp thành cơ bản sau đây: bộ phận dân số thiếu niên (P0-14), bao gồm tất cả số trẻ em tính từ lúc mới sinh ra (0 tuổi) cho đến hết tuổi 14; bộ phân dân số thành niên thường gọi là dân số trong độ tuổi lao động (P15-59 hoặc P15-64) là tất cả những người từ tuổi 15 đến đủ tuổi 60 hoặc tuổi 65; bộ phận dân số lão niên (số người già) (P60+ hoặc P65+ ), là những người từ 60 tuổi hoặc 65 tuổi trở lên, thường gọi là dân số hết khả năng lao động. Trong điều kiện bình thường, dân số trong độ tuổi lao động (P15-59) chiếm tỷ lệ cao nhất. Số tuyệt đối (quy mô) của nó không những nhiều hơn nhóm dân số trẻ (P0-14) và nhóm dân số già (P60+) mà trong nhiều trường hợp nó còn nhiều hơn tổng số dân của cả 2 nhóm này cộng lại. * Cơ cấu theo tuổi và giới tính của dân số ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng nguồn lao động. - Cơ cấu theo tuổi và giới tính của dân số có ảnh hưởng nhất định đến quy mô, cơ cấu phân bố, chất lượng nguồn lao động. Một dân cư có số người trẻ dưới 15 tuổi đông và chiếm tỷ trọng cao trong dân số (thường do mức sinh cao), thông thường hàng năm số người gia nhập vào lực lượng lao động nhiều hơn so với số người già ra khỏi lực lượng lao động. Điều đó làm cho quy mô nguồn lao động không ngừng được tăng lên, cơ cấu lực lượng lao động được trẻ hóa liên tục, dòng di chuyển của lao động diễn ra nhiều và mạnh hơn, chất lượng nguồn nhân lực sẽ được cải thiện hơn so với một dân cư già, với số người già chiếm đa phần trong dân số. * Chất lượng dân số ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng nguồn lao động. Chất lượng dân số là những thuộc tính ban chất của dân số bao gồm tổng hoà các yếu tố thể lực, trí lực và tinh thần của con người phù hợp với quy mô, cơ cấu 5
- dân số (tuổi, giới tính, phân bố, trình độ học vấn, nghề nghiệp…) và với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. * Vai trò của mức sinh trong sự thay đổi nguồn lao động Mức sinh giữ một vị thế rất quan trọng trong sự phát triển dân số, lao động và phát triển KT - XH. Tầm quan trọng của nó được nhìn nhận trong vai trò như là yếu tố quyết định hình dáng cấu trúc tuổi, giới tính và chi phối những biến đổi trong qui mô sự phân bố, tốc độ gia tăng dân số và lao động. * Tác động của mức chết đến nguồn lao động Mức chết thay đổi ảnh hưởng đáng kể đến quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố nguồn nhân lực. Tuy nhiên, tác động của mức chết đối với nguồn lao động không giống các quá trình dân số khác như sinh đẻ và di dân. Bởi vì, chết hầu như phân bố đều trong tất cả các lớp tuổi. Nhìn chung, khi mức chết tăng lên, quy mô nguồn lao động thường giảm xuống và tỷ số phụ thuộc có thể giảm theo, vì số lượng người già và trẻ em đa phần chết nhiều hơn so với số dân trong tuổi lao động. Mức chết giảm xuống, thường mức chết trẻ em và người già giảm theo, tuổi thọ trung bình dân cư tăng lên, cung lao động lão niên nhiều hơn. Mặc khác, khi mức chết, đặc biệt tỷ suất chết trẻ em giảm sẽ kéo theo sự hạ giảm của mức sinh, cung lao động trẻ tương lai giảm xuống, cơ cấu nguồn lao động già đi và chất lượng nguồn lực sẽ bị ảnh hưởng. * Tác động của di dân đến nguồn lao động Mục đích và động cơ của người di dân chủ yếu là để tìm kiếm công việc làm có thu nhập cao. Vì vậy, những người di chuyển đa phần đều là dân cư trong tuổi lao động và phần đông trong số họ là nam giới khỏe mạnh có trình độ học vấn, có nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao. Do vậy, ở nơi có người đi quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng nguồn nhân lực giảm xuống, cơ cấu lao động thay dổi theo hướng giảm tỷ lệ lao động trẻ. Ngược lại, vùng nhập cư nguồn lao động sẽ được gia tăng về quy mô và cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực cũng được cải thiện hơn. 6
- 1.2. Ảnh hưởng của nguồn lao động đến dân số Cung lao động vùng A tăng lên, có thể do người lao động vùng B khỏe mạnh chuyển đến. Đa phần số lao động di chuyển là nam giới khỏe mạnh trong độ tuổi còn trẻ, có trình độ học vấn và chuyên môn cao. Điều này làm cho quy mô dân số và lao động vùng B giảm xuống, già đi; chất lượng dân số và lao động vùng B giảm theo, trong khi dân số và lao động vùng A thì hoàn toàn ngược lại. Sự di chuyển lao động - dân số như vậy có thể còn dẫn đến tình trạng cơ cấu dân số và lao động của cả hai vùng bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến hôn nhân và gia đình. Hôn nhân có thể bị đẩy lùi lại hoặc được thúc đẩy nhanh hơn, điều đó ảnh hưởng đến mức sinh và dân số, lao động tương lai của cả 2 vùng. Trong nhiều trường hợp, do cung lao động tăng vượt quá cầu và quy mô nguồn lao động quá lớn đã gây nên nhiều áp lực về việc làm. Cạnh tranh trên thị trường lao động để tìm kiếm việc làm trở nên khốc liệt hơn. Muốn có việc làm và việc làm với thu nhập cao, đòi hỏi những người tham gia vào quá trình lao động phải có trình độ chuyên môn cao - tức là lao động phải qua đào tạo. Do vậy, người lao động phải thường xuyên phấn đấu học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo của mình nhằm không ngừng đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của công việc. Họ phải giành thời gian nhiều hơn cho học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp nên phải trì hoãn việc hôn nhân, đẩy lùi tuổi kết hôn chậm lại và sinh đẻ ít con để đầu tư chăm sóc, nuôi dạy con cái chất lượng hơn. Điều đó đưa đến kết quả là mức sinh và qui mô dân số giảm xuống nhưng chất lượng dân số được nâng cao hơn. 2. Mối quan hệ giữa dân số và việc làm Dân số vừa là yếu tố của sản xuất nhưng đồng thời nó còn đóng vai trò như là yếu tố của tiêu dùng. Là yếu tố của sản xuất, dân số được xem xét như là chủ thể quyết định quy mô, phân bố cơ cấu và chất lượng nguồn lao động (cung lao động). Là yếu tố của tiêu dùng, qui mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số qui định qui mô, cơ cấu chất lượng và sự phân bố các ngành, nghề các lĩnh vực hoạt 7
- động sản xuất của xã hội, chi phối nội dung, tính chất của việc làm (cầu về lao động) trong toàn bộ nền KTQD1. 2.1. Ảnh hưởng của dân số đến việc làm - Quy mô dân số tăng, nhu cầu về lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lớn. Để thảo mãn nhu cầu tiêu dùng tăng lên do số lượng dân số đông hơn đòi hỏi phải mở rộng và phát triển sản xuất, đa dạng hóa các ngành nghề hoạt động. Điều đó dẫn đến số chỗ làm việc sẽ được tạo ra nhiều hơn, cơ cấu việc làm biến đổi theo. - Cơ cấu dân số quyết định cơ cấu tiêu dùng. Mỗi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi cư trú, dân tộc, tôn giáo... đều có tâm lý, sở thích, mốt tiêu dùng khác nhau. Nhu cầu tiêu dùng lại rất đa dạng và phong phú. - Mức sinh tăng hay giảm đều gây ra những thay đổi đáng kể trong các chương trình, kế hoạch hóa lao động, việc làm và trong nhiều chiến lược phát triển Mức sinh cao, số trẻ em mới được sinh ra nhiều, nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt tiêu dùng của trẻ em thay đổi (nhu cầu về sữa, đồ chơi...). 2.2. Ảnh hưởng của việc làm đến dân số Quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số qui định qui mô, cơ cấu phân bố và chất lượng việc làm. Đến lượt nó, việc làm tác động trở lại đối với các quá trình dân số và đưa đến những kết quả dân số khác nhau. - Việc làm ảnh hưởng đến mức sinh. Kinh tế phát triển, quy mô sản xuất mở rộng, chỗ làm việc được tạo ra nhiều, nhu cầu lao động tăng lên, tìm kiếm việc làm dễ dàng và thuận lợi, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và hành vi sinh đẻ của người dân, mức sinh thường có xu hướng tăng lên. Ngược lại, việc làm khó tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp cao, thanh niên đến tuổi lao động không tìm được việc làm hoặc tìm kiếm việc làm khó khăn, đa phần người dân không muốn sinh đẻ nhiều, vì sợ con cái của họ sinh ra 1 Kinh tế quốc dân 8
- và khi lớn lên bị rơi vào tình cảnh thất nghiệp, không có công ăn việc làm, cuộc sống và tương lai của chúng gặp nhiều khó khăn. - Việc làm ảnh hưởng đến mức chết của dân cư. Làm việc với cường độ lao động cao trong môi trường khắc nghiệt, độc hại, ô nhiễm... sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tuổi thọ, rủi ro về chết cao hơn. - Việc làm ảnh hưởng đến di dân. Những khu vực, ngành nghề là lĩnh vực hoạt động có thu nhập tốt lại tạo ra được nhiều chỗ làm việc, cầu về lao động cao, sẽ thu hút lao động từ các vùng, miền và ngành nghề khác đến, tạo nên những dòng di chuyển dân cư lớn, kể cả những người trong tuổi lao động cũng như ngoài tuổi lao động. Điều đó làm cho qui mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố dân cư và lao động sẽ có những biến đổi nhất định, ảnh hưởng đáng kể đến các chương trình, kế hoạch phát triển. - Việc làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số Cần lao động đơn giản và lạc hậu, lao động thủ công không cần qua đào tạo có thể dễ dàng thực hiện, tìm kiếm việc làm dễ... sẽ hạn chế việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dân số. Ngược lại, với những việc làm yêu cầu kỹ thuật cao và việc làm thiếu, cạnh tranh tìm việc làm trên thị trường lao động khắc nghiệt và khó khăn đòi hỏi người lao động phải phấn đấu không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo... mới đáp ứng được những yêu cầu đặt ra từ phía công việc. Tất cả các quá trình như vậy đều tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai. II. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM 1. Mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm ở Việt Nam Quan hệ dân số - lao động và việc làm ở nước ta có những đặc trưng sau: - Việt Nam có quy mô dân số lớn và phát triển nhanh nên quy mô của nguồn lao động cũng rất lớn và thường phát triển nhanh hơn so với tổng dân số. Điều đó 9
- thể hiện qua số liệu năm 1999 dân số trong tuổi lao động chiếm 58,4% trong tổng dân số, Dự báo năm 2020 tỷ lệ này là 66,89%. Về số tuyệt đối, năm 1999 nước ta có 44.575.504 người trong tuổi lao động, đến năm 2020 dự báo 66.277 000 , có nghĩa là tăng thêm 21 triệu lao động so với năm 1999. Điều này gây áp lực tạo việc làm. Quy mô của nguồn lao động không những tăng nhanh hơn so với tổng dân số mà còn tăng nhanh hơn so với số chỗ làm việc được tạo thêm. Thập kỷ 90, bình quân hàng năm số chỗ lao động được tạo mới chỉ khoảng 1 triệu nhưng số lao động tăng thêm lại khoảng 1,2 triệu. Điều này có nghĩa là cung lao động lớn hơn cầu, dẫn tới số thất nghiệp tích luỹ tăng lên và tình trạng thiếu việc làm phổ biến. Mặt khác chúng ta cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới từ năm 2008, xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn, trong nước nền kinh tế chậm phát triển, nên tạo việc làm trong giai đoạn này quả thực là một bài toán khó đối với Chính phủ. Bảng 2.1: Hiện trạng giải quyết việc làm ở Việt Nam Đơn vị tính : Triệu người Năm 1990 1995 2000 2005 2006 2007 2008 Số người làm việc 29,412 33,030 37,609 42,526 43,338 44,171 45,037 Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4/2009 Ghi chú: Số lao động làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm Bảng 2.2: Cơ cấu nguốn nhân lực các năm Việt Nam Đơn vị tính: % Năm KV - I KV- II KV- III 1995 62.0 14.0 24.0 1999 63.48 11.93 24.59 2001 60.54 14.41 25.05 2003 59.04 16.41 24.55 2005 56.80 17.90 25.30 Mục tiêu 2010 50.0 23-24.0 26-27.0 10
- 2. Phương hướng giải quyết mối quan hệ dân số, lao động và việc làm ở Việt Nam Giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay có thể trên cơ sở định hướng sau: - Giảm bớt sức ép về cung lao động nhờ việc đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình, di dân để cân đối giữa vốn lao động và các loại vốn khác, mở rộng xuất khẩu lao động. Tăng cường đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động. - Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao đi kèm với tăng nhu cầu về lao động một cách bền vững như: Luật và chính sách hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình, tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội, tăng tín dụng quy mô nhỏ và đào tạo cho nông dân, cho các doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn, doanh nghiệp nhỏ ở thành phố và những người làm việc tự dụng, khuyến khích các khu vực kinh tế có khả năng tạo việc làm... - Duy trì chỗ làm việc cho người đang có việc làm, tránh sa thải hàng loạt. Từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. - Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và người thiếu việc làm, cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động. - Thực hiện hiệu quả gói kích cầu của Chính phủ, thu hút nhiều lao động trong nước - Củng cố thị trường xuất khẩu lao động sang các nước châu Âu, châu Á, tiểu vương quốc Ả rập… - Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động. - Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tự tạo việc làm và có điều kiện them gia xuất khẩu lao động. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Hãy nêu mối quan hệ giữa dân số và lao động, giữa dân số và việc làm? 2. Phân tích các phương pháp giải quyết mối quan hệ dân số - lao động - việc làm ở Việt Nam giai đoạn hiện nay? 11
- BÀI 2. DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Mục tiêu: 1. Trình bày được những tác động của dân số đến với nền kinh tế. 2. Trình bày được các mối quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Nội dung I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng về sản lượng hoặc thu nhập bình quân đầu người của một nước. Sản lượng thường được đo bằng "tổng sản phẩm quốc dân" (GNP). Đó là tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ của một nền kinh tế, thường được tính theo năm. Phát triển kinh tế: là sự tăng trưởng kinh tế kèm theo những thay đổi về phân phối sản lượng và cơ cấu kinh tế. Những thay đổi này bao gồm việc nâng cao thu nhập cho bộ phận dân cư nghèo hơn, giảm tỷ lệ của nông nghiệp và tăng tương ứng tỷ lệ của công nghiệp, dịch vụ trong GNP, tăng giáo dục và đào tạo nghề, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nền kinh tế. 1. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế Quan sát mức gia tăng dân số và thành tựu đã đạt được của tăng trưởng kinh tế ở các nước hoặc khu vực sẽ thấy một thực tế là: Đối với các nước đã phát triển, mức GNP bình quân đầu người rất cao song tỷ lệ gia tăng dân số lại rất thấp do mức sinh thấp. Ngược lại, đối với nhiều nước chậm phát triển, trong khi mức bình quân GNP đầu người rất thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số lại cao (bảng 2.3). Bảng 2.3: GNP bình quân đầu người và tỷ lệ gia tăng dân số ở một số khu vực, năm 1999. GNP/ người Tỷ lệ tăng dân số Khu vực (Đô la Mỹ) (%) Bắc Âu 21.500 0,1 Tây Âu 27.900 0,1 Bắc Mỹ 28.130 0,6 Đông Nam á 1.610 1,7 Tây Phi 340 2,9 Trung Phi 300 3,0 Nguồn: Population Reference Bureau.World Population Data Sheet. 1999 12
- Rõ ràng, mục tiêu kinh tế cốt lõi ở các nước đang phát triển và nhất là các nước kém phát triển là phải nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế để nhanh chóng cải thiện đời sống nhân dân. Vấn đề đặt ra là: Gia tăng dân số nhanh hay chậm có ảnh hưởng như thế nào đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế ? Chúng ta biết rằng năng lực sản xuất và khả năng hiện thực hoá năng lực đó quyết định khối lượng Tổng sản phẩm quốc dân, ký hiệu Q. Đến lượt nó, năng lực sản xuất lại phụ thuộc vào: Tài nguyên, môi trường - R; Vốn con người - L; Vốn vật chất - K và Công nghệ - T. Sự phụ thuộc này có thể biểu diễn dưới dạng hàm sản xuất như sau: Q = f (R, K, L, T) Chúng ta sẽ phân tích ảnh hưởng của dân số tăng nhanh đến tốc độ tăng của Q thông qua ảnh hưởng của dân số đến các loại vốn: tài nguyên, vật chất, nhân lực và kỹ thuật. Khi dân số tăng lên thì lực lượng lao động cũng tăng với tốc độ thường cao hơn tốc độ tăng dân số. Một số nguồn tài nguyên như đất đai, mặt nước... lại có hạn. Vì thế, số lao động trên một đơn vị diện tích đất đai tăng lên. Điều này có thể làm cho tổng sản phẩm tăng lên nhưng sản phẩm bình quân đầu người, thậm chí là bình quân cho một lao động lại giảm đi. Trong quá trình sản xuất nếu số lao động (L) tăng nhanh hơn nhiều so với vốn vật chất (K) thì lượng vốn đó phải dàn trải ra cho nhiều lao động, dẫn đến tỷ lệ vốn/ lao động (K/L) giảm xuống. Tăng trưởng dân số nhanh tác động trực tiếp làm tăng yếu tố lao động L, nhưng nó có tác động đến quy mô của vốn vật chất K và có làm tăng vốn này hay không? Hiển nhiên là có. Bởi vì, đối với một quốc gia, tăng nhanh dân số thường là do sinh đẻ nhiều. Do đó, số lượng trẻ em trong tổng số dân lớn.Vì vậy, quỹ tiêu dùng lớn và quỹ tích luỹ bị thu hẹp. Từ đó hạn chế quy mô và tốc độ tăng lên của K. Đây cũng là lý do để tỷ lệ K/L nhỏ và tăng chậm. Như vậy, dân số tăng nhanh tác động đến cả tử số và mẫu số của tỷ lệ K/L theo chiều hướng làm giảm tỷ số này và do đó làm giảm sản lượng đầu ra trên mỗi lao động. 13
- Khi dân số tăng nhanh có thể làm cho chất lượng nguồn nhân lực giảm xuống hoặc ở mức thấp và hầu như không cải thiện được. Điều này trước hết liên quan đến việc cung cấp không đầy đủ dinh dưỡng và chăm sóc y tế cho trẻ em và cả người lao động, trình độ học vấn thấp và lao động phần lớn không được đào tạo. Do đó, năng suất lao động không cao, khiến cho Tổng sản phẩm quốc dân tăng chậm. Từ những lập luận trên đây có thể thấy rằng: Tăng nhanh dân số ở các nước nghèo là bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Kết luận này có thể được chứng minh cụ thể hơn thông qua mối liên hệ sau: Tỷ lệ gia tăng GNP bình quân đầu người = Tỷ lệ gia tăng GNP - Tỷ lệ gia tăng dân số Bảng 2.4: Biến đổi GNP bình quân đầu người 1990 2025 Nước Dân số GNP GNP/ người Dân số GNP GNP/ người (Triệu) Triệu USD USD (Triệu) Triệu USD USD A 2 10.000 5.000 2 40.000 20.000 B 1 200 200 2 800 400 Như vậy, năm 1990 GNP/ đầu người nước A cao hơn 25 lần nước B nhưng đến năm 2025 khoảng cách này là 50 lần. Thực tế cũng chỉ ra rằng, năm 1968 GNP/ đầu người ở các nước nghèo thua kém các nước giàu 30 lần thì đến năm 1988 thua kém tới 55 lần. Những phân tích ở trên cho thấy các nước chậm phát triển đang ở trong vòng luẩn quẩn: Để giảm mức sinh, cần phải có điều kiện vật chất kỹ thuật, cần phải phát triển kinh tế, song để có thể phát triển kinh tế lại cần hạn chế tốc độ tăng dân số. Quả thật lời giải bài toán này không đơn giản. Tuy vậy, một số nước chậm phát triển đã đạt được những thành tích khá quan trọng trong việc giảm tốc độ tăng dân số và nâng cao tuổi thọ bình quân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công ở các nước này là có những chính sách hợp lý nhằm phát triển giáo dục, y tế và đẩy mạnh chương trình kế hoạch hoá gia đình. 14
- 2. Gia tăng dân số và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế Phát triển kinh tế đòi hỏi không những tăng trưởng kinh tế mà còn cả dịch chuyển cơ cấu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá dẫn đến dịch chuyển cơ cấu lao động. Thí dụ, ở Mỹ, năm 1870, lao động nông nghiệp chiếm 53,5% tổng số lao động. Đến năm 1990, tỷ lệ này chỉ còn dưới 3%. 3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH DÂN SỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Vai trò của chính sách kinh tế "Không phù hợp" trong vấn đề việc làm của đất nước là gì? Không phù hợp ở đây có ý nghĩa là các chính sách đó (với chủ ý tốt) đã gây ra những hậu quả tiêu cực không mong muốn đối với cầu lao động và với những vấn đề về kinh tế hiện tại của chúng ta. 2. Vai trò của các chính sách dân số không phù hợp, mà các chính sách đó không làm chút gì cho tăng trưởng dân số là gì? 3. Liệu có thể nói rằng sự tăng trưởng dân số vừa phải là một giải pháp và mọi vấn đề sẽ được quan tâm đến mặc dù có các chính sách kinh tế không phù hợp. 4. Sẽ có được các chính sách kinh tế tốt mà không cần làm bất cứ một cái gì về tăng trưởng dân số để đủ giải quyết tất cả các vấn đề của đất nước hay không? 5. Liệu một quốc gia sẽ phát triển tốt hơn nếu có cả chính sách kinh tế tốt và chính sách dân số mạnh mẽ? Hình 2.2: Phân tích cung - cầu, ảnh hưởng của các chính sách kinh tế và dân số 15
- Dưới đây là tác động có thể của mỗi một trong những lựa chọn trên: 1. Giai đoạn ban đầu: Bắt đầu với đường cung S1 và đường cầu D1, hay giai đoạn ban đầu có sự cân bằng tại điểm A và mức tiền công tại W1. 2. Chính sách dân số không phù hợp và các chính sách kinh tế nghèo nàn: Điều này đặc trưng cho tình trạng hiện thời của Philippine và nó được phản ánh thông qua các đường đồ thị mà ở đó đường cung lao động S1 đã dịch chuyển một chút sang bên phải do lực lượng lao động tăng trưởng nhanh, mà đến lượt mình, lực lượng này tăng nhanh do dân số tăng nhanh và mức sinh đẻ cao. Tuy nhiên, đường cầu D2 lại không dịch chuyển ra phía ngoài nhiều như vậy, biểu thị rằng cầu về lao động tăng lên không nhiều do ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đã có xu hướng hạn chế sự tạo ra việc làm. Đây là những hậu quả không lường trước các chính sách có xu hướng bảo hộ các ngành sản xuất công nghiệp, và mặc dù không đề cập đến, dẫn tới việc dịch chuyển vốn trong quá trình sản xuất. Như vậy, tại điểm cân bằng B, chúng ta sẽ có mức tiền công W2. 3. Các chính sách kinh tế tốt và chính sách dân số không phù hợp: Điều gì sẽ xảy ra nếu thay vào đó chúng ta có các chính sách kinh tế tốt riêng lẻ, trong khi cho phép các vấn đề dân số tự đi theo cách tính riêng của nó? Đường cung về lao động có thể sẽ vẫn giữ nguyên (S2), nhưng vì các chính sách kinh tế tốt đã có thể tạo ra nhiều việc làm hơn, nên đường cầu của chúng ta thực tế sẽ dịch chuyển rất nhiều sang bên phải (D3) và chúng ta sẽ đạt được điểm cân bằng tại C với mức tiền công W3. Nếu trường hợp này xảy ra, thì các chính sách kinh tế tốt sẽ mang lại cho chúng ta điều tốt đẹp hơn, thậm chí cả khi chúng ta không có chính sách dân số mạnh. Có lẽ những người nói rằng "nếu chúng ta có các chính sách kinh tế tốt, chúng ta sẽ không còn có các vấn đề này và chúng ta sẽ tốt hơn" là đúng. Chúng ta sẽ có lực lượng lao động với tiền công thực tế được tăng lên. 16
- 4. Các chính sách kinh tế tốt và chính sách dân số phù hợp: Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cũng có chính sách dân số phù hợp làm giảm bớt sự tăng trưởng dân số? Nói cách khác, thay vì đường cung dịch chuyển quá nhiều sang bên phải (S2), thì sự tăng trưởng dân số vừa là phải và bởi vậy, sự tăng trưởng cung lao động vừa phải, sẽ ở tại vị trí S3, và các chính sách kinh tế tốt giúp tạo ra việc làm có năng suất hơn và cho nên, cầu lao động lại trở lại D3. Điểm cân bằng D và mức tiền công W4 rõ ràng tốt hơn so với W3 hay W2. Nhận định cho rằng, các chính sách kinh tế "xấu" là nguyên nhân của tất cả các vấn đề chỉ đúng phần nào, như vậy điều chỉnh các chính sách kinh tế chỉ là một phần của câu trả lời. Cũng còn có cơ hội để làm tốt hơn và chính bằng cách làm một điều gì đó đối với sự tăng trưởng dân số. Điều này mô tả một cách đơn giản về những điều mà một phân tích cân đối hơn có thể chỉ ra. Kết luận đưa ra là, vấn đề tranh luận ở đây thực ra không phải là vấn đề giữa chính sách dân số phù hợp và các chính sách kinh tế tốt. Trong thực tế, những chính sách tốt có thể được xác định là một chính sách mà trong đó bao gồm cả các chính sách kinh tế tốt và chính sách dân số phù hợp, bởi vì tất cả các chính sách này cấu thành cả gói chính sách. Do đó, mục đích sẽ phải là kết hợp chính sách dân số với các chính sách kinh tế để có thể đưa đến cuộc sống tốt hơn hay phát triển hơn. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Các tác động của dân số đối với nền kinh tế? 2. Trình bày các mối quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển kinh tế? 3. Hãy nêu tác động của chính sách dân số đến phát triển kinh tế? 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Dân số và Phát triển: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Nam Phương (chủ biên)
165 p | 1116 | 207
-
Giáo trình Dân số và Phát triển: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Nam Phương (chủ biên)
171 p | 410 | 125
-
Giáo trình Giao tiếp với trẻ em: Phần 1- Nguyễn Văn Lũy, Trần Thị Tuyết Hoa
31 p | 542 | 105
-
Bài giảng Giáo dục Dân số Môi trường - Dân số và chất lượng cuộc sống
29 p | 394 | 61
-
Giáo trình Dân số phát triển (tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế): Phần 2
30 p | 128 | 12
-
Trình độ giáo dục dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ tổng điều tra năm 2009 và một số vấn đề đặt ra cho việc tái cơ cấu kinh tế
7 p | 99 | 6
-
Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu củachỉ số phát triển giáo dục trong HDI: Phần 2
74 p | 92 | 5
-
Phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong giáo dục: Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn
6 p | 47 | 5
-
Phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục
4 p | 14 | 3
-
Tác động của thử nghiệm Chương trình Đàn cá đối với sự phát triển năng lực kĩ thuật số của trẻ mẫu giáo 4 tuổi, 5 tuổi tại Trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, thành phố Hà Nội
7 p | 23 | 3
-
Một số kết quả thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên về xã hội trong định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2006–2010 và định hướng giải pháp 2011-2015
7 p | 54 | 3
-
Quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục phổ thông ở quận Bình Tân (Thành phố Hồ Chí Minh) sau 10 năm thành lập
9 p | 78 | 3
-
Những điều kiện cơ bản đề thực hiện thành công giáo dục vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam
13 p | 27 | 2
-
Giáo trình Dân số học (Dùng cho hệ cử nhân chính trị - Tái bản): Phần 1
121 p | 11 | 2
-
Nâng cao năng lực phát triển bản thân cho học sinh trung học cơ sở trong môn giáo dục công dân thông qua mô hình hoạt động câu lạc bộ
6 p | 5 | 2
-
Chính sách giáo dục dân tộc trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam
6 p | 1 | 1
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (Ngành: Quản trị khách sạn - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
35 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn