Giáo trình Địa lý vận tải - Trường Cao đẳng Hàng hải 2
lượt xem 6
download
Giáo trình "Địa lý vận tải" cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức sau: các hiện tượng thời tiết điều kiện khí tượng yếu tố hải văn; đường biển thế giới; các tuyến vận chuyển bằng đường biển trên thế giới; cảng biển; đặc điểm khí hậu vùng biển Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Địa lý vận tải - Trường Cao đẳng Hàng hải 2
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI 2 KHOA KINH TẾ GIÁO TRÌNH ĐỊA LÝ VẬN TẢI (Tài liệu lưu hành nội bộ) Tp. Hồ Chí Minh năm 2022
- Mục lục CHƯƠNG 1 - CÁC HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG YẾU TỐ HẢI VĂN ........................................................................................................................ 2 1. Các hiện tượng thời tiết ............................................................................................... 2 2. Các điều kiện khí tượng ............................................................................................... 3 3. Các yếu tố hải văn ....................................................................................................... 6 4. Hóa tính – sinh tính của nước biển .............................................................................. 9 CHƯƠNG II - ĐƯỜNG BIỂN THẾ GIỚI................................................................... 12 1. Khái niệm .................................................................................................................. 12 2. Đường biển tự nhiên .................................................................................................. 13 3. Đường biển nhân tạo ................................................................................................. 19 CHƯƠNG III - CÁC TUYẾN VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................................................................... 23 1. Vận tải đường biển và sự lưu thông hàng hóa quốc tế .............................................. 23 2. Các tuyến vận chuyển hàng khô khối lượng lớn ....................................................... 24 3. Các tuyến vận chuyển hàng lỏng .............................................................................. 26 4. Các tuyến vận chuyển hàng bách hoá........................................................................ 26 5. Các tuyến đường vận chuyển từ Việt Nam ............................................................... 30 Chương 4: CẢNG BIỂN ............................................................................................... 35 1. Khái niệm .................................................................................................................. 35 2. Phân loại cảng biển .................................................................................................... 38 CHƯƠNG 5: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÙNG BIỂN VIỆT NAM ............................... 42 1. Sơ lược vùng biển Việt Nam ..................................................................................... 42 2. Hệ thống thời tiết chính chi phối khí hậu Việt Nam và vùng biển Việt Nam. .......... 42 3. Đặc điểm khí tượng hải văn vùng biển Việt Nam ..................................................... 43 1
- CHƯƠNG 1 - CÁC HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG YẾU TỐ HẢI VĂN 1. Các hiện tượng thời tiết 1.1. Sương mù -Khái niệm : Kết quả của sự thăng hoa và ngưng kết hơi nước trong khí quyên tạo nên những hạt nước nhỏ trong không khí ở bề mặt trái đất gọi là sương mù. Vùng có nhiều sương mù : Bắc Đại Tây Dương, Bắc Hải , Ban Tích. -Tác hại: Làm giảm tầm nhìn, gây tai nạn trên biển 1.2. Vòi rồng - Khái niệm : Là dạng xoáy khí nhỏ nhưng cực mạnh,xuất hiện ở phía tây nam của đám mây giông ( dạng hình phểu).Áp suất trung tâm của xoáy khí rất thấp, do đó không khí ẩm bị hút lên tao thành vòi chuyển động xoáy rất mãnh liệt; xung quanh lổ phểu là một ‘bức tường’ không khí quay theo đường xoắn ốc, tốc độ có thể đạt 200m/s-300m/s.Do vậy tất cả những vật nằm trên mặt đất hoặc ở một độ sâu vừa phải dưới nước đều bị hút vào và nâng cao lên tận đám mây, bị cuốn đi hàng chục km, sau đó bị ném xuống dưới. - Tác hại: Vòi rồng tồn tại thời gian rất ngắn, phạm vi hẹp( 25m-100m) nhưng có tác hại lớn nhất.cuốn nhà cửa, xe cộ, tàu thủy ném đi xa. 1.3. Lốc - Khái niệm : Là hiện tương gió xoáy cực mạnh trong thời gian rất ngắn, phạm vi hẹp. Nguyên nhân là do sự giảm áp suất không khí đôt ngột ở một vùng nào đó.(ngày nóng nực, mặt đất bị đốt nòng không đều nhau, vùng nào đó nóng hơn, không khí bốc lên cao, áp suất không khí giảm; không khí lạnh tràn vào tạo thành gió xoáy - Tác hại: Kèm theo lốc thường có giông, mưa đá; tàn phá tàu thuyền, nhà cửa trên đường đi. 1.4. Giông - Khái niệm: Hiện tượng phóng điện trong khí quyển kèm theo mưa to, gió lớn, là quá trình phát triển của những tia điện tich cực mạnh trong khí quyền. Trên thế giới hiện có 3 nguồn giông. 2
- + nguồn 1: Đông dương, Mã Lai, In đô, Phi lip pin. + nguồn 2: vịnh Ghi nê (Châu Phi). + nguồn 3 : Vịnh Mexico, Columbia 2. Các điều kiện khí tượng 2.1. Gió a/Khái niệm: Sự di chuyển của khối không khí tự khu vưc này tới khu vực khác do sự chênh lệch về áp suất. Tốc độ và hướng gió phụ thuộc vào mức độ chênh lệch áp suất của khí quyển và vị trí của khu vực chênh áp đó.Do đó gió có tính quy luật ở mỗi vùng trái đất. + Gió Chí tuyến : Gần xích đạo, không khí bị đốt nóng bốc lên tạo thành vùng khí áp thấp. Từ các vĩ độ 300N &S tồn tại khối khí áp cao tràn từ vùng chí tuyến về xích đạo gọi là gió Chí tuyến.Gió Chí tuyến ở bắc bác cầu theo hướng Đông Bắc tốc độ TB 8hl/g, ở Nam bán cầu theo hướng Đông Nam tốc độ TB 12hl/g +Gió Tây mạnh và cố định thổi trên các đại dương giữa các vĩ dô( 400-600) S và (350-650)N. Ở nam bán cầu , 3 đại dương thông nhau nên gió Tây rất mạnh tạo thành khu vực bão, biển động thường xuyên. + Gió mùa : gió hình thành do sư thay đổi khí áp giữa đất liền và biển.Có 2 loại gió mùa nhiệt đới và gió mùa ôn đới - Gió mùa nhiệt đới thổi vào các vùng ven bờ Đông Nam và Nam châu Á.Gió mùa mùa hạ thổi từ tháng 5-9 trên Thái bình dương gọi là gió Nam hay gió Tây Nam. - Gió mùa ôn đới thổi trên khu vực Bắc Ấn độ dương và vùng Viễn đông từ tháng 11-3 gọi là gió Bắc hay Đông Bắc. Ngoài ra còn có gió địa phương có phạm vi hoạt động hẹp hơn. *Vùng áp suất thấp của không khí phát sinh trên các biển nhiệt đới khi có sức gió mạnh nhất đạt từ cấp 6- cấp 7 gọi là áp thấp nhiệt đới. Khi gió mạnh từ cấp 8 trở lên gọi là bão . b/ Bảng phân cấp gió Baufo Cấp Tốc dộ gió Trạng thái mặt đất Trạng thái mặt Mức độ nguy 3
- gió biển hại m/s Km/g 0 0-0,2 1 Mặt đất yên tĩnh, Mặt biển phăng Không gây khói thẳng lặng nguy hiểm gì 1-4 0,3-7,9 1-28 Khói lay động, Sóng nhẹ Không gây ngọn cỏ, lá cây, nguy hiểm gì cành nhỏ lay động 5-6 8-13,8 29-49 Mặt ao hồ gợn Sóng vừa, sóng Biển hơi động sóng, dây điện lớn, có ngọn trằng , nguy hiểm “reo” cho tàu thuyền nhỏ 7-9 13,9- 50-88 Cây to rung Sóng lớn, gấp Tốc mái.đỗ 24,4 chuyển, giựt ngói , khúc bọt trắng thiết bị gãy cành. thàh vệt. Tầm Cảng phải nhìn xa giảm ngừng xếp dỡ. Nguy hiểm cho tàu thuyền 10-12 24,5- 89-133 Bật rễ cây, phá Biển reo, sóng rất Làm đắm tàu. 36,9 hoại dữ dội cao.mặt biển trắng Đổ cột điện, xóa. Tầm nhìn xa phá đổ nhà giảm nghiêm cửa trọng 13-17 37-61 134-220 Tàn phá dữ dội Sóng rất cao, biển Nguy hiểm vô động dữ dội. Tầm cùn nhìn xa giảm nghiêm trọng c/ Ảnh hưởng của gió tới khai thác tàu và cảng biển: - Tạo lực cản đến tàu chạy trên biển( ngoài lực cản của nước).Để tránh hậu 4
- quả tàu chạy ngược gió, phải thay đổi hướng đi của tàu.(VD:Sydney- Point Arenas – eo Magenlan—phía tây : 5400hl; Chiều ngược lại tàu phải đi lệch 300S : 7300hl - Lệch hướng đi của tàu, hành trình dài thêm, thời gian, chi phí khai thác tăng. Đôi khi gây tai nạn bất ngờ như mắc cạn, va đá ngầm. - Gió làm cuốn bụi hàng rời, tổn thất hàng , mất vệ sinh khu vực cảng. Gió cấp 7 phải ngừng xếp dỡ để đảm bảo an toàn người , thiết bị xếp dỡ, hàng hoá. 2.2. Lượng mưa , độ ẩm tương đối của không khí, nhiệt đô a/Mưa: làm giảm tầm nhìn hoặc rối loạn tầm nhìn xa của rada tàu thuyền. Mưa làm gián đoạn việc xếp dỡ, kéo dài thời gian tàu đậu bến, tăng chi phí khai thác. b/ Độ ẩm không khí: Hàng hóa có thể bị hiên tượng “đổ mồ hôi” làm ẩm ướt, hư hỏng- khi tàu đi từ vùng lạnh sang nóng hoăc ngược lại; ngay cả hàng để trong kho.Để khắc phục phải tiến hành “ thông gió” hầm hàng c/ Nhiệt độ: + nhiệt độ cao: - Ảnh hưởng sinh hoạt của thuyền viên, hành khách, làm chi phí khai thác tăng. - Ảnh hưởng chất lượng hàng hóa vận chuyển. Tùy loại hàng cần có các biện pháp khác nhau: cấp đông( thịt cá..), làm lạnh ( hoa, quả, rau xanh…), thông gió thường xuyên ( trái cây, rau xanh, thực phẩm chế biến…). - Một vài loại hàng đặc biệt nhiệt độ cao còn có thể gây cháy, nổ. Cần phải có các công nghệ vận chuyển , bảo quản riêng +Nhiệt độ thấp: - Ảnh hưởng sinh hoạt của thuyền viên, hành khách, làm chi phí khai thác tăng. - Nước biển đóng băng : làm bám lên mặt boong và thiết bị tàu làm trọng lượng bản thân tàu tăng lên, tàu mất ổn định và có thể gây ra chìm tàu; làm giảm hiệu suất công tác của thiết bị máy móc tàu(cáp, xích, neo, cầu…) Nước biển đóng băng làm vận chuyển khó khăn , tăng chi phí khai thác.Băng trôi gây nguy hiểm cho tàu . Khi qua vùng có núi băng thường phải có them chi 5
- phí phụ( sưa chưa do va quệt núi băng, nhiên liệu tăng, sử dụng tàu kéo , tàu phá băng…)- giá cước tăng từ 10%-50%. - Việc khai thác cảng ở vùng đóng băng thường phải theo mùa. Một vài tháng/năm phải ngừng hoạt động ( Vd: Vinh StLaurence của Canada ngừng từ 1/1-30/3; Nga vùng biển Baren ngừng 1/11-30/5; đông Xiberi 1/11-15/7;bo Vinh Botnich cua Phần Lan, Thụy Điển ngừng từ 1/1-15/4. Các công trình thủy ở cảng bị đóng băng thường gây nguy hiểm khi băng tan, cọ xác , đập phá làm hỏng bề mặt, mòn, rỗ công trình. 3. Các yếu tố hải văn 3.1. Thủy triều a/ Khái niệm : Thủy triều là hiện tượng mực nước biên dâng lên cao và hạ xuống thấp một cách nhịp nhàng , tuần hoàn có quy luật ; chủ yếu do lực hút của mặt trăng lên trái đất. - Nước lớn NL: là vị trí cao nhất cũa mực nước biển trong một chu kỳ dao động triều - Nước ròng NR là vị trí thấp nhất cũa mực nước biển trong một chu kỳ dao động triều. - Triều dâng TD là quá trình mực nước biển dâng dần từ mức nước ròng đến mực nước lớn kế tiếp. Khoảng thời gian này gọi là khoảng thời gian triều dâng. - Triều rút TR là quá trình mực nước biển hạ dần từ mức nước lớn đến mực nước ròng kế tiếp. Khoảng thời gian này gọi là khoảng thời gian triều rút. - Bán nhật triều BNT là chế độ thủy triều trong 1 ngày có hai lần NL, 2 lần NR. BNT đều là thời gian TD,TR bằng nhau, biên độ giao động mực nước xấp xỉ nhau. BNT không đều là thời gian TD,TR không băng nhau, biên độ giao động mực nước chênh lệch nhau. - Nhật triều NT là chế độ thủy triều trong 1 ngày có 1lần NL, 1 lần NR. 6
- NT đều là thời gian TD,TR băng nhau, biên độ giao động mực nước xấp xỉ nhau. NT không đều là thời gian TD,TR không băng nhau, biên độ giao động mực nước chênh lệch nhau. \ b/ Bảng thủy triều: do các trung tâm khí tượng thủy văn biển dự tính và xuất bản hàng năm;Trong đó trình bày kết quả về mực NL, NR từng giờ , từng vùng. Sử dụng Bảng Thủy triều để tính mớn nước cho tàu ra vào cảng, tình khối lượng hàng hóa chuyển tải cần thiết. c/ Ảnh hưởng của thủy triều đến công tác khai thác tàu và cảng biển. + Đối với tàu - Hải lưu do thủy triều gây ra có thể làm lệch hướng đi của tàu nhỏ khi 7
- hành hải ở ven bờ. - Sự thay đổi độ sâu luồng có thể làm tàu mắc cạn, khó khăn khi neo đậu, ra vào cảng. + Đối với cảng: Vùng cảng có biên độ thủy triều lớn phải có thiết bị đóng mở vùng cảng để thuận lợi cho công tác xếp dỡ, tránh tàu bị mắc cạn. Khi biên độ thủy triều>4m, công tác xếp dỡ có thể ngưng trệ. 3.2. Hải lưu a. Khái niệm : những dòng chảy tương đối ổn định trên biển. Có hải lưu nóng và hải lưu lạnh. Nguyên nhân sinh ra hải lưu : chủ yếu do gió b. Ảnh hưởng của hải lưu đối với vận tải biển +Đối với tàu: - Nơi giao lưu của hải lưu nóng, hải lưu lạnh thường có sương mù dày đăc, làm giảm tầm nhìn xa của tàu, dễ đâm va nhau. - Hải lưu làm giảm tốc độ của tàu khi chạy ngược hương.VD tuyến Bắc ĐTD dòng hải lưu theo hướng TN-ĐB làm tàu từ Châu Mỹ tới Châu Âu nhanh hơn chiêu ngược lại. - Hải lưu làm lệch hướng đi của tàu nhỏ. - Hải lưu từ vùng cưc về xích đạo thường kéo theo băng trôi gây tai nạn cho tàu hành hải. + Đối với cảng: - Hải lưu nóng ảnh hưởng tốt đền các cảng ở vùng vĩ độ cao, kéo dài them thời gian khai thác.( VD cảng của Island, Tây Greenland, Na uy ít bị đóng băng hơn các cảng ở cùng vĩ độ). - Hải lưu địa phương chảy gần bờ gây kho khăn cho tàu ra vào cảng, đồng thời kép theo sa bồi,bồi lấp luồng ra vào cảng, tăng chi phí nao vét. 3.3 Sóng a/ Khái niệm: Dưới tác dụng của các lực khác nhau, các phân tử nước chuyển động theo quỹ đạo vòng, gọi là sóng Tùy theo nguyên nhân gây ra sóng, người ta phân loại sóng như sau: 8
- + Sóng gió: phổ biến trên tất cả các hải phận.Giữa tốc độ , thời gian gió thổi và chiều cao sóng, bước sóng có mối lien hệ chặt chẽ ”vĩ đô gào thét” + Sóng ngầm : xuất hiện ở vủng biển nông gió không lớn và kéo dài nhưng gây nguy hiểm ,nhất là vùng Ban tích. +Sóng chết là loại sóng xuất hiện bất ngờ khi thời tiết yên tĩnh. Thường xuất hiện ven bờ Maroc, Island, Tây Phi. + Sóng bồi: Sóng dựng thành bức tường lớn cách xa bờ , tạo nên bởi sóng từ ngoài khơi tràn vào và sóng phản xạ từ bờ ra. Thường xuất hiện ở vùng biển châu Phi, Ấn đô. + Sóng lừng : loại sóng hiền, bước sóng lớn do chênh lệch áp suất giữa 2 vùng nước. + Sóng thần: do động đất dưới đáy biển hoăc núi lửa ngần.Gây tại họa lớn. b/ Ảnh hưởng: + Đối với tàu: - Trong các hình thái vận động của nước biển( thủy triều, hải lưu , sóng) thì sóng biển có ý nghĩa quan trong. Tàu trực tiếp bị sóng va đập làm tàu giảm tốc độ, tăng chi phí nhiên liệu , giảm khả năng vận chuyển.Sóng còn có thể làm chìm tàu. - Sóng làm hàng chở trên tàu bị va đập, nếu không chèn lót đúng quy cách sẽ bị tổn thất. + đối với cảng - Để đảm bảo an toàn cho tàu , và công tác làm hàng thì vùng nước trong cảng phải yên tĩnh.Nếu điều kiện tự nhiện không đảm bảo phải xây dựng đề chắn sóng. - Sóng gây lụt, ngập bãi,công trìh cảng.Sóng làm xói mòn, phá hủy các công trình cảng. - Sóng làm di chuyển các bãi sa bồi làm giảm độ sâu luồng. 4. Hóa tính – sinh tính của nước biển 4.1 Hóa tính nước biển 9
- - Muối hòa tan trong nước biển làm rỉ vỏ tàu, làm độ nhám tàu tăng lên, giảm tốc độ tàu. Để bảo vệ vỏ tàu người ta phải tiến hành sơn vỏ tàu hoặc gắn vào vỏ tàu những tấm kẽm hoặc nhôm để giảm bớt ăn mòn điện hóa học. - Hàng bằng kim loại chở trên tàu cũng bị rỉ do nước biển. Để bảo vệ phải bao phủ bằng giấy tẩm dầu, sáp mỡ hoăc hóa chất. - Nước biển cũng phá hủy các công trình cảng bằng gỗ, kim loại, bê tong ngâp trong nước, giảm tuổi thọ.Để hạn chế phại xây dựng cầu cãng bằng xi măng oxit nhôm. 4.2. Ảnh hưởng của hà đến khai thác tàu biển Hà là sinh vật có nguồn gốc động vật và thực vật, phát triển rất mạnh ở vùng nước biển mặn và ấm. Hà làm tăng đáng kể trọng lượng vỏ tàu (10.000-12000con/m2 với trọng lượng từ 10-12kg/m2,hà làm tăng độ nhám của vỏ tàu làm tăng ma sát, tốc độ tàu giảm. Để khắc phục phải tiến hành cạo hà và sơn vỏ tàu. Hà phá hủy các công trình cảng bằng gỗ ngâm dưới nước, nhưng lại có tác dụng bảo vệ công trình bằng bê tông. THỰC HÀNH Thể hiện trên bản đồ các vùng thời tiết - Sương mù - Các nguồn giông. - Vùng gió Chí tuyến, gió Tây, gió Mùa CÂU HỎI ÔN TẬP 1/ Trong các điều kiện khí tượng , điều kiện nào là ảnh hưởng lớn nhất đến khai thác vận tải biển ? 2/ Điều kiện thế nào được gọi là bão nhiệt đới ? 3/ Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khai thác vận tải biển ? 4/Ảnh hưởng của thủy triều tới khai thác vận tải biển ? Tại sao tàu hàng hải vào luồng cần phải sử dụng bảng thủy triều ? 5/ Ảnh hưởng của nước biển tới khai thác vận tải biển ? 10
- 6/Ảnh hưởng của hà tới khai thác vận tải biển ? 7Trong các điều kiện hải văn, điều kiện nào là ảnh hưởng lớn nhất đến khai thác vận tải biển ? --&&&-- 11
- CHƯƠNG II - ĐƯỜNG BIỂN THẾ GIỚI 1. Khái niệm 1.1. Cơ cấu đáy biển - Triền lục địa: là phần kéo dài của lục địa, góc nghiêng nhỏ. Độ sâu 6000m chiếm 1,2% tổng diện tích các đại dương * Ảnh hưởng của cơ cấu đáy biển đến khai thác tàu và cảng biển Cơ cấu đáy biển không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn đi lại của tàu biển mà còn ảnh hưởng đến tốc độ khai thác của các tàu.Luồng lạch ra vào cảng và vùng nước của cảng cũng cần độ sâu thích đáng 1.2. Dấu hiệu đường mớn nước a/ Khái niệm:. Đường mớn nước là mức chìm tối đa cho phép của tàu về mặt an toàn. Hầu hết các nước trên thế giới đều tham gia công ước về đường mớn nước.Theo công ước này đại dương thế giới được chia ra làm 3 vùng ( vùng mùa đông, vùng mùa hạ, vùng nhiệt đới) và công ước quy định đường mớn nước tối đa cho từng vùng trong từng thời gian. Dấu hiệu đường mớn nước là biểu hiện tổng hợp mối quan hệ giữa điều kiện thời tiết và khai thác tàu biển. Dấu hiệu đường mớn nước được kẻ rõ ở một vị trí cố định trên tàu Dấu hiệu đường mớn nước Plimsoll Ký hiệu Ý nghĩa WNA Mùa đông Bắc ĐTD (Winter North Atlantic W Mùa đông S Mùa hè 12
- T Nhiệt đới /Chí Tuyến (Tropical F Nước ngọt ( Fresh water) TF Nước ngọt nhiệt đới 2. Đường biển tự nhiên 2.1.Khái niệm Lục địa chiếm 29% bề mặt trái đất, tổng diện tích là 147,9 triệu km2.Các lục địa chủ yếu tập trung ở bắc bán cầu. Châu Á 41,8 triệu km2.Châu Phi 30,2 triệu km2.Châu Âu 11,6 triệu km2. Châu Mỹ 35,9 triệu km2. Châu Úc 5,2 triệu km2. Châu Nam cực 15,1 triệu km2. Nước chiếm 71% bề mặt trái đất .Tổng diện tích của đại dương thế giới là 361,1 triệu km2, bao gồm biển trống, biển cận địa và biển nội địa. Cơ sở để phân định các đại dương là các eo, kênh biển hoặc đường ranh giới quy ước là các kinh tuyến. - Giữa ĐTD và ADD là kinh tuyến 200E gần mũi Hảo vọng - ADD và TBD là kinh tuyến 1470E gần mũi Taxman (Úc). - ĐTD và TBD là kinh tuyến 670W gần mũi Hook (nam Mỹ), phía bắc là eo Bering 13
- 2.2. Đại tây dương: a/ Khái niệm: diện tích 106,5 triệu km2 Hầu hết các tuyến vận tải biển quốc tế có giá trị đều tập trung ở ĐTD. Do - Vùng lục địa tiếp giáp định cư sớm, nhiều trung tâm kinh tế công nghiệp phát triển cao nhất làm xuất hiện nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách rất lớn, nhát là vùng Bắc ĐTD. - Diện tích các biển ăn sâu vào lục địa của ĐTD chiếm 22,5% diện tích , là điều kiện rất tốt để phát triển cảng biển - Đại tây dương nằm giưa hai lục địa chạy dài song song nhau, khoảng cách theo vĩ tuyến ngắn.Trên Bắc ĐTD hình thành nhiều tuyến vận chuyển nối Châu Âu và Bắc MỸ, đặc biệt là các tuyến vận tải hành khách; Châu Âu và Nam Mỹ; Châu Âu và Trung My. - Tuyến ĐTD- Địa trung Hải đến các cảng Tây Phi và Nam Phi. - Tuyến Địa Trung Hải xuyên ĐTD với các cảng Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ ( xuất phát từ eo Gibranta) - Tuyến Nam ĐTD đến Nam Phi dọc theo vĩ độ 300S. - Bờ ĐTD của Mỹ có các đường vận tải lien hệ Trung và Nam Mỹ. 14
- - ĐTD còn là nơi giao nhau giữa các đường từ Châu Âu, Châu Mỹ sang Ấn đô Dương và Thái Bình Dương thông qua kênh Suy ê và Panama. b/ Các biển cận địa và nội địa gần Đại Tây Dương b1. Bantích : Diện tích 386.000km2. Bantich nối liền ĐTD qua eo Đan Mạch Có ý nghĩa quan trọng đối với vận chuyển hàng hóa ơ Phẩn Lan và Thụy Điển. Vùng Ban tích tập trung nhiều trung tâm thương mại va hàng hải quốc tế lớn.Vận tải chủ yếu phục vụ vận chuyển nguyên liệu như gỗ, quăng cho công nghiệp Tây Âu. Điều kiện hàng hải không thuận lợi, nằm xa dòng hải lưu nên về mua đông băng chiềm 2/3 diện tích bề mặt, vận tải phải ngừng vài tháng.Cơ cấu đáy biển không thuận lợi, nông (TB 55m).Cửa eo Đan mạch hẹp, nông , luồng thường thay đổi gây khó khăn cho tàu có mớn nước >15m 15
- b2 Biển Bắc: Diện tích 544.000 km2, tiếp giáp với các nước Tây Âu và Bắc Âu.Vùng Bắc hải có mật độ tàu cao nhất thế giới và tập trung nhiều cảng biển khổn g lồ, khối lượng vận chuyển hang hóa rất lớn. Điều kiện hành hải không thuận lợi. Măc dù độ sâu trung bình các tuyến chính là 96m, nhưng khu vực thềm lục địa nông, các cửa sông, các kênh ra vào cảng thường xuyển phải phải nạo vét; Biên độ dao động thủy triều rất lớn ( Luân ĐônTB 6,6m);Sương mù bao phủ quanh năm b3. Địa Trung Hải: DT 2.927.000km2. trong đó Biển Đen ( Hắc Hải ) chiếm 420.00km2. Độ sâu trung binh 1400m. Cấu tạo bờ biển, điều kiện địa lý thuận lợi, khí hậu dễ chịu, nước không đóng băng, ít sương mù. Là biển tiếp giáp với ba lục đia, đồng thời thông với Ấn Độ Dương( qua kênh Suy Ê) và Đại tây Dương nên có ý nghĩa lớn về nhiều mặt và được khai thác triệt để.Tuyến vận chuyển khách du lịch trên ĐTH phát triển mạnh mẽ 16
- b4. Các biển Châu Mỹ: DT 4.297.000km2, trong đó biển Caribe 2.754.000km2 và vinh Mexico 1.543.000km2. Đóng vai trò quan trong qua việc chuyển tải qua kênh Panama. Vùng biển Caribe tập trung nhiều tuyến quan trọng vận chuyển nguyên liệu và khoáng sản b5. Biển Tây Phi Quan trong hơn hết là vịnh Ghine có diện tích 1.500.000km3 có tàu dầu, tàu hàng không lớn hoạt động 2.3/Thái bình dương a. Khái niệm : Diện tích chiếm 173,7 triệu km2 Do bề rộng quá lớn nên TBD chỉ đóng vai trò chuyển tiếp. Có 3 nhóm chính -Tuyến nối Bắc Mỹ, Canada và Viễn Đông; đặc biệt là tuyến Mỹ –Nhật, Philippin, tuyến Canada-Trung quốc. -Tuyến nối Mỹ – Vùng Viễn dông qua kênh Panama. -Tuyến Nam TBD qua kênh Panama đến Úc, Niu di Lân 17
- b/ Các biển cận địa và nội địa gần Thái Bình Dương b1. Các biển vùng Viễn Đông : đóng vai trò quan trong là biển Đông Nam Trung quốc, biển Đông và Hoàng Hải, biển Nhật bản. Điều kiện hàng hải thường không thuận lợi, hay có bão. Lưu thông hàng hóa mạnh là vùng biển Nhật bản. b2 . Biển Timo : Diện ti1cyh 4628000km2, năm giữa Úc và Đông Nam Á, độ sâu TB 3000m. b3. Biển Taxman nối liền Niu di Lân và Úc. Tuyến nối Úc – Nhật,Trung quốc chủ yếu vận chuyển than, quặng , lương thực 2.4/ Ấn độ dương a. Khái niệm : Diện tích 74,9 triệu km2. ADD đóng vai trò chuyển tải giữa Châu Âu và Viễn Đông, Úc; giữa Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Trong đó quan trọng nhất là tuyến vận chuyển dầu mỏ ở vịnh Ả 18
- Rập và quặng sắt từ các cảng phía đông Ấn đô.Phía nam chỉ có tuyến Úc- Nam Phi b/ Biển ARẬP DT 3.924.000km2 Đặc điểm là đường hàng hải 1 chiều. Biển Đỏ diện tích 450.000km2 có các tuyến đến Châu Âu và qua eo Malaka đến Viễn đôg. Đóng vai tròn quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ va nguyên liệu, khoáng sản từ Pakistan, Ấn đô. Các tuyến đến và đi từ vinh Ba tư. Tuyến phía nam vòng qua mũi Hảo vọng là tàu dầu, tàu hàng khô có trọng tải lớn. Các biển còn lại của ADD chỉ đóng vai trò chuyển tải . 3. Đường biển nhân tạo 3.1. Kênh Suez a. Vị trí địa lý của kênh 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Địa lý kinh tế-xã hội Việt Nam
279 p | 1291 | 223
-
Giáo trình Trắc địa cở sở (Phần I) - ThS. Vũ Thị Thanh Thủy (chủ biên)
140 p | 617 | 164
-
Giáo trình hệ thống thông tin địa lý GIS part 5
10 p | 386 | 161
-
Địa Lý thủy Văn Việt Nam
178 p | 457 | 121
-
Giáo trình Địa lý kinh tế - Xã hội Việt Nam (Tập 1): Phần 2 - Nguyễn Viết Thinh, Đỗ Thị Minh Đức
114 p | 302 | 63
-
Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam: Phần 2
57 p | 287 | 61
-
Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam: Phần 1 - Nguyễn Thị Vang (chủ biên)
97 p | 352 | 56
-
Giáo trình Địa lý du lịch: Phần 1 - Trần Đức Thanh
214 p | 254 | 37
-
Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam: Phần 1- ĐH Nông nghiệp I
65 p | 149 | 29
-
Địa lí thiên nhiên châu Phi
8 p | 201 | 25
-
Giáo trình Địa chất: Phần II - ThS. Hoàng Văn Mùa
35 p | 96 | 20
-
Giáo trình Địa chất: Phần I - ThS. Hoàng Văn Mùa
42 p | 80 | 14
-
Giáo trình Trắc địa cơ sở (Phần I)
142 p | 56 | 13
-
CHÂU ÂU
12 p | 61 | 10
-
Giáo trình Địa lí kinh tế - Xã hội Việt Nam (Tái bản lần thứ tư): Phần 2
241 p | 26 | 10
-
VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN
7 p | 109 | 9
-
Giáo trình Địa lý thủy văn: Phần 2
98 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn