intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIÁO TRÌNH: DỊCH VỤ THANH TOÁN

Chia sẻ: Tien Dat Dat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

141
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người ,các quan hệ trao đổi ,mua bán diễn ra với nhiều phương thức khác nhau phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền sản xuất hàng hóa và văn minh nhân loại . Hình thức sơ khai của quan hệ trao đổi là vật đổi vật. Sự ra đời của tiền tệ đã làm thay đổi gần như hoàn toàn phương thức trao đổi hàng hóa giữa các cá nhân trong xã hội cổ đại. Với chức năng là phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Tiền...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIÁO TRÌNH: DỊCH VỤ THANH TOÁN

  1. ---------- GIÁO TRÌNH: DỊCH VỤ THANH TOÁN
  2. LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển của xã hội loài ngư ời ,các quan hệ trao đổi ,mua bán diễn ra với nhiều phương thức khác nhau ph ụ thuộc vào mức độ phát triển của nền sản xuấ t hàng hóa và văn minh nhân loại . Hình thức sơ khai của quan hệ trao đổi là vật đổi vật. Sự ra đời của tiền tệ đã làm thay đổi gần như hoàn toàn phương th ức trao đổ i hàng hóa giữa các cá nhân trong xã hội cổ đạ i. Với chức năng là phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Tiền tệ đóng vai trò là hàng hóa trung gian để việc trao đổ i thuận tiện và dễ dàng hơn.Việc sử dụng tiền mặt (tức là tiền được in, đúc và chế tạo khác) để thanh toán giữa ngư ời bán và người mua được gọi là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến việc của cả i vật chấ t ngày càng được sản xuất nhiều hơn và do đó nhu cầu mua bán hàng hóa ngày càng lớn .Việc mua bán hàng hóa không ch ỉ diễn ra ở một cộng đồng dân cư, mà còn giữa vùng miền này với vùng miền khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác .Ngày nay việc mua bán hàng hóa giữa các tổ chức, cá nhân quốc gia khác nhau ngày càng phổ biến. Khoảng cách địa lý và sự khác biệt về pháp lý đã làm cho việc thanh toán trong mua bán hàng hóa , đặc biệ t là mua bán hang hóa quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Chính vì thế , nền kinh tế đòi hỏ i sự xuất hiện của các chủ thể chuyên nghiệp tham gia vào quá trình thanh toán để tăng thêm mức độ an toàn , đồng thời tiết kiệm chi phí. Sự ra đ ời củ a các tổ chức kinh doanh tiền tệ gọ i là các tổ chức tín dụng và các tổ chức hoạ t động tiền tệ khác đã hình thành nên một hình thức thanh toán mới gọi là thanh toán qua các trung gian thanh toán. Ở hình thức thanh toán này, các tổ chức tín dụng , kho bạc nhà nước , ngân hàng trung ương ….thực hiện việc thanh toán cho chủ nợ hoặc người mắc nợ theo những hình thức thanh toán được pháp luậ t quy đ ịnh. Khi đó các tổ chức này đóng vai trò trung gian giữa người chi trả và người thụ hưởng trong quá trình thanh toán. Để thực hiện chức năng này, pháp luật cho các chủ thể trên thực hiện dịch vụ thanh toán qua tài khoản .
  3. Như vậ y, đ ể các chủ thể nêu ở trên thực hiện dịch vụ thanh toán qua tài khoản thì pháp luật Việt Nam của chúng ta có nh ững quy định gì để đ iều chỉnh hoạt độ ng của các đối tượng này. Điều đó sẽ được làm rõ qua bài tiểu luận sau đây của nhóm chúng em. I.TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN 1. Khái niệ m về dịch v ụ thanh toán và trung gian thanh toán 1.1. Dịch vụ thanh toán a. Khái niệ m Dịch vụ thanh toán là dịch vụ do trung gian thanh toán cung cấp thông qua việc cung ứng phương tiện thanh toán ; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủ y nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. b. Các hình thức của dịch vụ thanh toán qua tài khoản. _ Hoạ t động cung ứng các dịch vụ thanh toán. Phương tiện thanh toán là tiền mặ t và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặ t được sử dụng nhằ m thực hiệ n các giao d ịch thanh toán như séc, lệnh chi hoặc ủ y nhiêm chi, ủy nhiệ m thu , thẻ n gân hàng và các phương tiện thanh toán khác. _ Thực hiện các phương tiện thanh toán trong nước và quốc tế theo sự ủy nhiệm c ủa khách hàng như các giao d ịch chuyển khoản , trả bằng tiền mặt , thanh toán qua séc, thanh toán qua hình thức thư tín dụng... _ Thực hiện việc thu hộ hoặc chi hộ cho các chủ thể có nhu cầu . _ Các loạ i dịch vụ khác do ngân hàng nhà nước quy định c. Các tổ chức được thực hiện hoạt động thanh toán Theo quy định c ủa pháp lu ật các tổ chức sau được thực hiện hoạ t động thanh toán: _ Ngân hàng nhà nước được phép thực hiện các dich vụ thanh toán cho các tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nước ngoài , các tổ chức tiền tệ quốc tế , ngân hàng quốc tế
  4. và các tổ chức khác được phép thực hiệ n dich vụ thanh toán . Hoạ t động thanh toán của ngân hàng nhà nước không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận mà ch ỉ để tổ chức và hỗ trợ hệ thống thanh toán qua tài khoản và thực hiện chức năng ngân hàng trung ương. _ Ngân hàng được thành lậ p và hoạt động hợp pháp và được ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện một , hoặc một số hoặc toàn bộ các loại hình dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho các chủ thể là cá nhân và tổ chức có nhu cầu . Ngân hàng thực hiện d ịch vụ thanh toán qua tài khoản nhằm mục đích kinh doanh. _ Các tổ chức khác được phép thực hiện d ịch vụ thanh toán qua tài khoản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩ m quyền , Ví dụ như kho bạ c nhà nước thực hiện d ịch vụ thanh toán cho các đơn vị d ự toán để thực hiện nhiệm vụ thu và chi ngân sách nhà nước.Kho bạc nhà nước cũng không tiến hành dịch vụ thanh toán vì mục đích kinh doanh như ngân hàng. 1.2. Khái niệm trung gian thanh toán Các chủ thể được phép thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạ t động dịch vụ thanh toán trên được gọ i là trung gian thanh toán. Trong hoạt động thanh toán thông thường luôn có hai chủ thể là người chi trả và người thụ hưởng. Người chi trả là chủ thể có nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận của người đó với một chủ thể khác hoặc trả tiề n theo quy định của pháp luật . Người thụ hưởng là người nhận tiền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật . Như vậ y, trung gian thanh toán là tổ chức thực hiện các ủy nhiệm thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng. 2. Phân loại dịch vụ thanh toán Việc phân loạ i dịch vụ thanh toán hiện nay có hai tiêu chí phổ biến , phân loại theo phương thức thanh toán và phân loại theo phạm vi quốc gia hay quốc tế . 2.1. Phân loại theo phương thức thanh toán: Dịch vụ thanh toán hiện nay bao gồm : _ Thanh toán thông qua séc. _ Thanh toán thông qua ủy nhiệ m chi hoặc lệnh chi.
  5. _ Thanh toán thông qua ủy nhiệ m thu hoặc nhờ thu. _ Thanh toán thông qua thư tín dụng . _ Thanh toán thông qua thẻ ngân hàng. _ Các phương thức thanh toán khác . 2.2. Phân loại theo phạm vi quốc gia hay quốc tế : a. Dịch vụ thanh toán trong nước Là thanh toán qua tài khoản mà tổ chức tín dụng , kho bạc nhà nư ớc , ngân hàng nhà nước cung cấp cho khách hàng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam . Dịch vụ thanh toán trong nư ớc của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành là d ịch vụ mà giao dịch thanh toán được xác lập , th ực hiên và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam , trừ trường hợp liên quan đến tài khoản mở tại nước ngoài hoặc có doanh nghiệp chế suất tham gia. Dịch vụ thanh toán trong nước được thực hiện bằng các phương thức thanh toán thông qua các phương tiện thanh toán như séc , ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi , ủy nhiệ m thu hoặc nh ờ thu , thư tín dụng , the ngân hàng , dịch vụ thu hộ , chi hộ và các phương thức thanh toán trong nước khác theo quy định của ngân hàng nhà nước. Ngân hàng thương mạ i khi thành lập và hoạt động được quyền hoạt động dịch vụ thanh toán trong nước. b. Dịch vụ thanh toán quốc tế Là dịch vụ thanh toán mà giao dịch thanh toán được xác lậ p thực hiện hoặc kế t thúc ở nước ngoài , hoặc giao dịch thanh toán có liên quan đến tài khoản mở tại nước ngoài hoặc giao dịch thanh toán có doanh nghiệp chế xuấ t tham gia. Giao dịch quốc tế đ ược thực hiện b ằng các phương tiên thanh toán qu ốc tế như hối phiếu, séc , ủy nhiệ m chi hoặc lệnh chi , thẻ thanh toán hoặc các phương thức thanh toán quốc tế khác được sử dụng như phương th ức chuyển tiền , phương thức chuyể n khoản liên ngân hàng quốc tế , phương thức ghi sổ , phương thức nhờ thu , phương thức tín dụng chứng từ và các phương thức khác.
  6. Để được thực hiện d ịch vụ thanh toán quốc tế , n gân hàng thương mại được ngân hàng nhà nước cho phép trên cơ sở đáp ứng những điều kiện do pháp luậ t đặt ra mà chủ yếu là hai điều kiện sau: _ Một là ngân hàng phải được phép thực hiện hoạt động ngoại hối . _ Hai là phả i có đầy đủ cơ sở vật chất và nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng các yêu cầu của hoạt động này. Dịch vụ thanh toán quốc tế thường dựa trên tập quán thương mại quốc tế .Luật các tín dụng năm 2010 cho phép các tổ chức tín dụng và khách hàng áp dụng tập quán thương mạị quốc tế do phòng thương mại quốc tế ban hành (ICC) và các tập quán thương mại quốc tế khác trên cơ sở không trái với quy đ ịnh cảu pháp luật Việt Nam. Tập quán thương mại quốc tế liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế rất nhiều nhưng nổ i bật và có tầ m ả nh hưởng sâu sắc đến hoạt đ ộng thanh toán quốc tế hiện nay là Quy tắc thống nhất về n ghiệp vụ nhờ thu số 522 viế t tắ t là URC522 , Quy tắc và th ực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600 viết tắt là UCP600. Ngoài ra các qu ốc gia còn tham gia các điều ước qu ốc tế thanh toán quốc tế như Công ước Geneve năm 1930 bao gồ m luật thống nhất về hối phiếu và luật thố ng nhấ t về séc. 3 .Vai trò của dịch v ụ thanh toán đối với nền kinh tế: Dịch vụ thanh toán qua tài khoản có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế . Có thể đánh giá rằng , nền kinh tế trong đó các chủ thể thanh toán thông qua các phương tiện thanh toán tiền mặ t là mộ t sự phát triển vượt bậc , góp phần tích cực vào khâu lưu thông hàng hóa , đáp ứng nhu cầu khác nhau củ a các chủ thể . T uy nhiên từ sự từ sự phát triển của tiền mặ t dưới hình thức tiền giấy , tiề n kim loại n ền kinh tế đã vấp phả i một trở ngại là khó có thể kiểm soát được lương tiền mặt trong nền kinh tế , nguy cơ lạ m phát ảnh hưởng đến chính sách phát triển và s ự quả n lý vĩ mô của nhà nước cũng như đời sống của người dân. Đó là không kể chi phí in, đúc thu đổ i tiền mặt là đáng kể lấy ra từ quỹ ngân sách nhà nước . Bên cạnh đó việc thanh toán trực tiếp đôi khi không đáp ứng được nhu c ầu của các chủ thể thanh toán về sự an toàn , tiệ n lợi và tiết kiệm chi phí.
  7. 3.1. Đố i với tổ c hức thực hiên dịch vụ thanh toán Tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán có mục đích không giống nhau . Ngân hàng nhà nước thực hiện dịch vụ thanh toán nhằ m mục đích thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia là chức năng của ngân hàng trung ương . Thông qua hoạ t động dịch vụ thanh toán liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước đứng ra tổ chức , hệ thống tín dụng có sự liên kết chặ t chẽ , có khả năng đố i phó với những rủi ro đ ến từ hoạt động kinh doanh tiền tệ mang lại , thông qua đó ngân hàng nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước trên lĩnh vực ngân hàng được tốt hơn . Kho bạc nhà nư ớc thực hiện dịch vụ thanh toán trước hế t là nhằm mục đích giúp đỡ các chủ thể sử dụng knhi phí từ quỹ ngân sách nhà nư ớc trong hoạt động thnah toán và giảm áp lực chi trả bằng tiền mặt cho các chủ thể sử dụng ngân sách . Bên cạnh đó , thông qua việc thực hiện dịch vụ thanh toán , có thể kiể m tra , giám sát được hoạt động sử dụng kinh phí từ quỹ ngân sách nhà nước . Đối với ngân hàng được phép thực hiên d ịch vụ thanh toán thì hoạt động này đem lại nhiều lợi ích . Trước tiên , hoạ t động d ịch vụ thanh toán có thể đem lạ i thu nhập thông qua việc thu phí d ịch vụ từ những chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán . Bên canh đó , việc mở tài khoản và hình thức thanh toán qua tài khoản sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác mở rộng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế , thông qua đó nâng cao hơn lợi nhuậ n của mình. Số dư tiền trong tài khoản thanh toán được coi là tiền gửi không kỳ hạn đối ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản. 3.2. Đố i với người chi trả và người thụ hưởng Đối với người chi trả và người thu hư ởng thông qua việc sử dụng dịch vụ thanh toán do các trung gian thanh toán cung cấp , người chi trả và người thụ hưởng có thể thực hiện hoạt động thanh toán nhanh chóng hơn , tiết kiệ m chi phí và an toàn hơn , không những thế , uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng sẽ là một sự đảm bảo các bên tin tưởng nhau hơn trong các giao d ịch thanh toán . Ngân hàng cũng có thể hỗ trợ n gười chi trả và người thụ hưởng bằng các khoản tín dụng để nhanh chóng hoàn tất việc thanh toán của mình.
  8. 3.3. Đố i với nhà nước Với tư cách là chủ thể quản lý nền kinh tế , thanh toán qua trung gian thanh toán góp phần giảm áp lực tiền mặt đố i với nền kinh tế , qua đó nhà nước có khả năng kiểm soát lạm phát tốt hơn . Mặt khác , việc sử dụng trung gian thanh toán cũng góp phần giúp nhà nước kiểm soát nguồn thu nhập của các tổ chức , cá nhân trong xã hội , qua đso việc thu thuế thu nhập cũng hiệu quả hơn , tăng cường khoản thu cho ngân sách nhà nư ớc. II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHẾ ĐỘ MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN 1. Chế độ mở tài khoản thanh toán 1.1. Khái niệm tài khoả n thanh toán Theo quy định c ủa Luậ t các tổ ch ức tín dụng năm 2010, tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ h ạn của khách hàng mở tại ngân hàng dể sử dụn g các d ịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng. Về bản chất, khái niệ m tài khoản dùng để chỉ công cụ ghi chép phản ánh vốn và nguồn vốn của người chủ tài khoản. Tài khoản được thể h iện dưới hình thức sổ tài khoản hoặc hình thức điện tử. Tài khoản do các chủ thể mở tại các trung gian thanh toán để thực hiện thanh toán gọi là tài khoản thanh toán. Hiện nay, hầu hế t tất cả các trung gian thanh toán đều sử dụng hình thức điện tử để quản lý tài khoản thông qua hệ thống mạng máy tính. 1.2. Chủ tài khoản thanh toán Chủ tài khoản là người đứng tên mở tài khoản. Có hai loạ i chủ tài khoản thanh toán: - Đối với tài khoản của cá nhân, chủ tài khoản là cá nhân đứng tên mở tài khoản. - Đối với tài khoản của tổ chức, chủ tài khoản là người đạ i diện theo pháp luật hoặc đạ i diện theo ủy quyền của tố chức mở tài khoản. Đồng chủ tài khoản là trường hợp có 2 hay nhiều người cùng đứng tên mở tài khoản
  9. 1.3. Các bộ phận của tài khoả n thanh toán Tài khoản thanh toán gồm 2 phần là có và nợ để phản ánh quá trình giao dịch và trạng thái tài khoản. - Phần có ghi chép lu ồng tiền vào (ghi tăng) phản ánh khoản thu vào của chủ tài khoản. - Phần n ợ ghi chép luồng tiền ra (ghi giảm) phản ánh phần đã chi của chủ tài khoản. Chênh lệch giữa phần có và nợ được gọi là số dư tài khoản. Chủ tài khoản phả i duy trì số dư tài khoản không thấp hơn mức tối thiểu do tổ chức thanh toán quy định nhằ m duy trì trạng thái hoạt đ ộng của tài khoản 1.4. Quy định của pháp luật về quá trình mở tài khoản thanh toán Pháp lu ật quy định chỉ có những tổ c hức được thực hiện d ịch vụ thanh toán mới có quyền nhận mở tài khoản thanh toán. Như vậy, các tổ chức sau đây được phép nhận mở tài khoản thanh toán cho khách hàng:  Ngân hàng Nhà nước nhận mở tài khoản thanh toán cho các tổ ch ức tín dụng, kho bạc Nhà nước, ngân hàng nước ngoài là các tổ chức tín dụng quốc tế;  Kho bạc Nhà nước nhận mở tài khoản cho các đơn vị sử dụng ngân sách ;  Ngân hàng nhận mở tài khoản cho những các nhân, tổ chức có yêu cầu; Để mở tài khoản tại nhân hàng, pháp luậ t quy đ ịnh có sự khác biệt giữa tổ chức và cá nhân.  Đối với tổ chức có nhu cầu mở tài khoản phải gửi cho ngân hàng nơi muốn mở tài khoản các giấy tờ sau:  Giấy đăng ký mở tài khoản, thường được lập theo mẫu do đơn vị thanh toán quy định bao gồ m nh ững nộ i dung cơ bản sau:  Tên tổ chức (bao gồm cả tên đầ y đủ và tên giao dich);
  10.  Địa chỉ trụ sở chính;  Họ tên chủ tài khoản (thường là người đứng đầu tổ ch ức); số chứng minh thư, nơi cấp, ngày c ấp chứng minh thư của ch ủ tài khoản;  Tên ngân hàng nơi mở tài khoản;  Bản đăng ký mẫu dấu và mẫu chử ký của nhựng ngư ời liên quan đến hoạt động thanh toán như chủ tài khoản , kế toán trưởng và những người được ủ y quyề n ký thay.  Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức như quyế t định thành lập, giấ y phép thành lập, giấ y chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyế t định bổ nhiệ m người đứng đầu, văn bản ủy quyền … Nếu là bản sao phả i có công chứng của cơ quan nhà nước có thẩ m quyền.  Đối với cá nhân có nhu cầu mở tài khoản phả i gửi tới ngân hàng nơi muốn mở tải khoản các giấy tờ sau đây:  Giấy đăng ký mở tài khoản. Trên giấy này phải thể hiện đầ y đủ các thông tin sau: họ và tên; hộ khẩu thường trú; số chứng minh nhân dân, nơi cấp và ngày cấp chứng minh nhân dân; đơn vị thanh toán nơi có nhu cầu mở tài khoản; chử ký mẫu.  Bản sao giấy chưng minh nhân dân có công chứng. Sau khi nhận đầ y dủ các giấ y tờ trên, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm đ ịnh và quyết định đồng ý cho mở tài khoản. nếu từ chối yêu cầu mở tài khoản của khách hàng, ngân hàng phả i trả lời bằng văn bản. Đối với việc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, do tính chấ t đặc thù c ủa hoạt động ngân sách, việc mở tài khoản có những quy đ ịnh riêng. Điều đó xuấ t phát từ việc Kho bạc Nhà nước nhận mở tài khoản không phả i vì mụ c đích thu lợi mà nhằm để quản lý hoạt động s ử dụng ngân sách. 2. Chế độ sử dụng tài khoản thanh toán. 2.1. Khái niệm và nội dung về sử dụng tài khoản thanh toán a. Khái niệm
  11. Chế độ sử dụng tài khoản thanh toán là tổng hợp các quy định của pháp luậ t cho phép người sử dụng tài khoản sử dụng số dư trên tài khoản để thực hiện việc thanh toán. b. Nội dung Những nội dung chủ yếu quy định về sử dụng tài khoản thanh toán bao gồm:  Chủ tài khoả n có quyền sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán thông qua các lệnh thanh toán phù h ợp theo quy định của ngân hàng Nhà nước và thỏa thuận với ngân hàng nơi mở tài khoản để thực hiện rút tiền mặt hoặc sử dụng các dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản.  Chủ tài khoả n có quyền nhận tiền từ các giao dịch h ợp pháp chuyển vào tài khoản bằng các phương thức thanh toán thông qua tài khoản.  Chủ tài khoản có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về tài khoản theo quy định hoặc bất thường. Việc cung cấp thông tin trong mộ t số trường hợp sẽ phải trả phí dịch vụ nếu các bên có thỏa thuận.  Chủ tài khoản được ủ y quyền cho người khác bằng văn bản sử dụng tài khoản theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền có quyền hạn và ngh ĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi được ùy quyền và không được ủy quyền lại cho ngư ời thứ ba.  Chủ tài khoản có ngh ĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng tài khoản thanh toán như việc duy trì số dư tồi thiểu trên tài khoản, thực hiện các lệnh thanh toán đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và thỏa thuận vời ngân hàng cung cấp d ịch vụ thanh toán. 2.2. Tài khoả n phong tỏa và đóng tài khoản a. Tài khoản phong tỏa Tài khoản bị phong tỏa là tài khoản tạm th ởi không được sử dụng, do đó không có khả năng chi trả . Tài khoản thanh toán b ị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền có trong tài khoản trong các trường hợp sau:
  12.  Khi có thỏa thuận giữa chủ tài khoản và tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán ;  Khi có quyế t định hoặc yêu cầu bằng văn bản của ngư ời có thẩm quyề n theo quy định của pháp luật;  Các trường hợp khác do pháp luậ t quy định Việc phong tỏa tài khoản thanh toán chấ m d ứt trong những trường h ợp sau đây:  Kết thúc thời hạn thỏa thuận phong tỏa tài khoản giữa chủ tài khoản và tổ chức cung cấp d ịch vụ thanh toán.  Người có thẩm quyền theo quy định củ a pháp luật ra quyết đ ịnh hoặc yêu cầu chấ m dứt việc phong tỏa.  Những trường h ợp khác theo quy đ ịnh của pháp luật. b. Đóng tài khoản Đóng tài khoản là trường hợp tài khoản chấ m dứt sử dụng và các bên tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Việc đóng tài khoản sẽ được thực hiện nếu chủ tài khoản có yêu vầu hoặc chủ tài khoản không còn năng lực hành vi dân sự (tức là khi chủ tài khoản là cá nhân bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân s ự h oặc tổ chức có tài sãn chấm d ứt hoạt động theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cũng được quyền quyết đ ịnh việc đóng tài khoản khi chủ tài khoản vi phạm pháp lu ật trong thanh toán hoặc vi phạ m thỏa thuận với ngân hàng hoặc khi tài khoản có số dư thấp và không hoạt động trong thời hạn nhất định theo quy định của ngân hàng. Sau khi tài khoản được đóng, số dư cón lại trên tài khoản được xử lý như sau:  Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc người được thừa kế , đại diện thừa kế trong trường hợp chủ tài khoả n là cá nhân chết hoặc người giám hộ trong trường hợp chủ tài khoàn là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự;  Chi trả theo quyết đ ịnh của toán án;
  13.  Quản lý theo quy định của ngân hàng đối với trường hợp tài khoản b ị đóng theo quyết đ ịnh của tổ chức tín dụng trong những trường hợp mà chủ tài khoản, người được th ừa kế, người giám h ộ không nhận lại số tiền còn lại trên tài khoản sau kho ngân hàng đã tho6ng báo về việc đóng tài khoản bằng văn bãn cho chủ tài khoản, ngư ời được thừa kế , đạ i diện thừa kế hoặc người giám h ộ biế t. Trong quá trình cung cấp dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản ngân hàng có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:  Có quyền thu phí sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận với chủ thế mở và s ử dụng tài khoản thanh toán. Mức phí này trên thực tế do ngân hàng xây dựng nên, công bố công khai. Nếu chủ thể mở và sử dụng tài khoản chấp nhận thì hợp đồng mở và sử dụng tài khoản sẽ được giaao kế t và thực hiện.  Có quyền từ chối chi trả tiền từ tài khoản nếu chủ tài khoản hoặc người thụ hưởng không thực hiện đúng các yêu cầu về mặt thủ tục khi tiến hành giao dịch. Điều này đả m bảo cho tài khoản của khách hàng không bị lợi dụ ng đồng thời giúp cho ngân hàng đả m bảo quyền lợi chính đáng của mình và của chủ tài khoản. Trong trư ờng hợp từ chối, ngân hàng phả i trả lời và nêu rõ lý do.  Có ngh ĩa vụ thực hiện đúng các lệnh thanh toán của chủ tài khoản 1 cách nhanh nhất để đảm bảo giao d ịch thanh toán được thuận lợi.  Có nghĩa vụ cung cấp thông tin về tài khoản theo yêu cầu của chủ tài khoản và của cơ quan nhà nước có thẩ m quyền. ngoài 2 trường hợp trên đây, ngân hàng phải có nghĩa vụ giữ b í mất thông tin tài khoản của khách hàng
  14. III/ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG 1. Hình thức thanh toán thông qua Séc. 1.1. Khái niệm Theo công ước Geneve năm 1931: Séc là một lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của một ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mở tạ i ngân hàng đó để trả cho người cầm séc hoặc cho người chỉ định trên séc. Theo khoản 4, điều 4, Luật các công cụ chuyển nhượng 2005: Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng. 1.2. Các chủ thể tham gia vào quy trình thanh toán bằng séc. Trong một quan hệ về séc sẽ có ít nhất 3 chủ thể sau đây tham gia: Một là: người ký phát. Theo khoản 5, điều 4, Luật các công cụ chuyển nhượng thì người ký phát là người lập và ký phát hành séc. Đây chính là người ra lệnh cho người thực hiện việc thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên séc. Trên thực tế, người ký phát thông thường là người mua hàng hoặc thụ hưởng dịch vụ. Hai là: người bị ký phát. Theo khoản 6, điều 4, Luật các công cụ chuyển nhượng thì người bị ký phát là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người ký phát. Người bị ký phát chính là ngân hàng hoặc các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác mà người ký phát có số dư tài khoản ở đó.
  15. Ba là: người thụ hưởng. Theo khoản 8, điều 4, Luật các công cụ chuyển nhượng thì n gười thụ hưởng là cá nhân hoặc tổ chức cầm tờ séc mà trên séc đó có ghi tên người được trả tiền là chính mình hoặc mình là người được chuyển nhượng hợp pháp. Trên thực tế, người thụ hưởng thông thường là người bán hàng hoặc người cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, để thuận tiện cho việc thanh toán bằng séc, còn có những chủ thể khác tham gia như tổ chức thu hộ séc và trung tâm thanh toán bù trừ. 1.3. Đặc điểm Từ hai khái niệm trên, có thể thấy được sự tương đồng của pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế trong quy định về séc. Séc được quy định trong công ước Geneve và Luật các công cụ chuyển nhượng đều có những đặc điểm sau đây: Một là, séc là một giấy tờ có giá. Như vậy, về nguyên tắc séc là một loại tài sản theo quy định tại điều 163, Bộ Luật Dân Sự 2005. Do đó, chủ sở hữu séc có toàn quyền sở hữu đ ối với séc. Trong đó, có một quyền quan trọng là chuyển nhượng séc cho người khác. Hai là, séc là một chứng từ ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán vô điều kiện. Đặc điểm này dẫn đến những vấn đề pháp lý như sau:  Séc là một lệnh thanh toán hoặc cam kế t thanh toán chứ không đồ ng nghĩa với việc đã thanh toán. Chỉ được xem là đã thanh toán khi ngân hàng thương mại tiến hành thanh toán tiề n cho ngư ời thụ hưởng. Trong trường hợp ngân hàng từ chối thanh toán thì người thụ hưởng vẫn được bảo lưu quyền đòi nợ đố i với người ký phát.
  16.  Séc ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán vô điều kiện. Cho nên ngân hàng có trách nhiệm thanh toán khi séc đảm bảo các điều kiện của pháp lu ật chứ được quyền ràng buộc bất kỳ trách nhiệm nào đố i với người thụ hưởng. Ba là, tiền được ngân hàng dùng để thanh toán là tiền có trên số dư tài khoản mà người ký phát có tại ngân hàng. Như vậ y, điều kiện cơ bản khi ký phát séc là người ký phát phả i có số dư tài khoản tại ngân hàng và số tiền thanh toán ghi trên séc tối đa là bằng số tiền có trong tài khoản. Bốn là, séc chỉ có giá trị trong một thời hạn hiệu lực nhất đ ịnh. Đây là đặc điể m cơ bản để phân biệt séc và hối phiếu. Đối với hối phiếu thì th ời hạn hiệu lực của nó do các bên thỏa thuận. Trong khi đó, thời hạn hiệu lực của séc sẽ do pháp luật quy định. 1.4. Phân loạ i séc a. Căn cứ theo người thụ hưởng. Theo khoản 8, điều 4, Luật các công cụ chuyển nhượng thì người thụ hưởng được chi thành 3 loại và tương ứng với đó là ba loại séc:  Séc đích danh: là loạ i séc có ghi tên người thụ hưởng trên đó. Do đó, chỉ có chủ thể này được quyền nhận số tiền ghi trên séc. Đặc điể m này dẫn đến hệ quả là séc đích danh không được phép chuyển nhượng.  Séc vô danh: là loại séc mà trên séc không ghi tên người thụ hưởng mà chỉ ghi câu: “trả cho người cầm séc”. Lo ại séc này có th ể chuyển nhượng cho người khác theo hình thức trao tay mà không cần thủ tục ký hậu. Bấ t kỳ ai nắm giữ h ợp pháp tờ séc này đều có quyền yêu cầu ngân hàng thanh toán.  Séc theo lệnh: là loại séc không chỉ định rõ người thụ hưởng nhưng trên séc có ghi câu: “trả theo lệ nh của người thụ h ưởng”. Loạ i séc này c ũng có thể chuyển nhượng nhưng phải theo thủ tục ký hậu.
  17. b. Căn cứ theo phương thức thanh toán Theo tiêu chí này, điều 61, Lu ật các công cụ chuyển nhượng chia séc thành 2 loại. Đó là:  Séc trả vào tài khoản: Người ký phát séc hoặc người chuyển nhượng séc có thể không cho phép thanh toán séc bằng tiền mặt bằng cách ghi trên séc cụm từ ''trả vào tài khoản''. Trong trường hợp này, người bị ký phát chỉ được chuyển số tiền ghi trên séc đó vào tài khoản của người thụ hưởng mà không đ ược phép trả bằng tiền mặt, kể cả trường hợp cụm từ “trả vào tài khoản” bị gạch bỏ.  Séc trả bằng tiền mặt: Trường hợp séc không ghi cụm từ ''trả vào tài khoản'' thì người bị ký phát thanh toán séc cho người thụ hưởng bằng tiền mặt. c. Căn cứ theo tính bảo đảm thanh toán của tờ séc Theo tiêu chí này, séc được chia thành 2 loạ i. Đó là séc bảo chi và séc không bảo chi.  Séc bảo chi: là loại séc được ngân hàng nơi mở tài khoản tiến hành thủ tục bảo chi séc và thông qua th ủ tục này, ngân hàng bị ký phát cam kết trả đầy dủ số tiền ghi trên séc nếu người xuất trình đúng thời hạn. Việ c đảm bảo này được thực hiện bằng cách ngân hàng tạ m phong tỏa một phần tiền trên tài khoản của người ký phát bằng số tiền ghi trên séc hoặc ngân hàng chấp nhận thấu chi phần còn thiếu (nếu có) cho người ký phát khi thanh toán tờ séc (Điều 67, Luật các công cụ chuyển nhượng).  Séc không bảo chi; là lo ại séc không được ngân hàng đóng dấu bả o chi. Với loại séc này, ngư ời bị ký phát có quyền từ chối thanh toán nếu số tiền trong tài khoản của người ký phát không đủ thanh toán số tiền ghi trên séc hoặc chỉ thanh toán một phần. d. Căn cứ theo không gian thanh toán Theo tiêu chí này thì séc có 2 lo ại là séc nội đ ịa và séc Quốc tế .  Séc nội địa: là loại séc ch ỉ có khả năng thanh toán khi nó đư ợc nộp cho tổ chức thực hiện thanh toán trong nước.
  18.  Séc Qu ốc tế: là loạ i séc có khả năng thanh toán khi nó được nộp cho một tổ chức thực hiện thanh toán ở nước ngoài. e. Căn cứ theo ngân hàng thu ngân. Người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc có thể tự tay vạch hai đường song song ở bên góc trái của tờ séc. Người thụ h ưởng trong trường h ợp này không đư ợc quyền nhận tiền mặ t mà phải nhờ ngân hàng của mình thu ngân và chuyển tiền vào tài khoản của mình tạ i ngân hàng. Trong loạ i séc này lại có hai loạ i séc nhỏ , đó là:  Séc gạch chéo không ghi tên: với loại séc này thì ngân hàng thu ngân tiền cho người thụ hưởng không bị giới hạn.  Séc gạch chéo có ghi tên: bên cạnh việc vạch hai đường song song thì người ký phát hoặc người chuyển nhượng còn có quyền ghi tên mộ t ngân hàng giữa hai vạch này. Trong trường hợp này, chỉ có ngân hàng được ghi tên mới có quyền thu hộ tiền cho người thụ hưởng (Điều 62, Luật các công cụ chuyển nhượng). 1.5. Các quy định pháp luật liên quan đến việc cung ứng và sử dụng séc mà người sử dụng séc lưu ý k hi sử dụng a. Cung ứng séc trắng Khi có nhu cầu sử dụng séc, chủ tài khoản đề nghị tổ chức thực hiện thanh toán nơi mình mở cung ứng séc trắng. Séc trắng là chứng từ là để lập séc, được các tổ chức in sẵn theo mẫu nhưng chưa được điền các nội dung chủ yếu theo quy đ ịnh của pháp luật và chưa có hiệu lực là mộ t tờ séc. Mẫu séc trắng mà các tổ chức thực hiện thanh toán in và cung ứng phải được đăng ký tại NHNN (Điều 64, Luật các công cụ chuyển nhượng). Các chủ thể sau được phép cung ứng séc trắng:  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung ứng séc trắng cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  19.  Các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác cung ứng séc trắng cho tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản để ký phát séc (Điều 63, Luật các công cụ chuyển nhượng). b. Các yếu tố của séc và ký phát séc Người ký phát séc sau khi nhận được séc trắng mu ốn ra lệnh thanh toán thì phải thực hiệ n ký phát séc. Ký phát séc là việc chủ tài khoản điền đầ y đủ các thông tin vào tờ séc. Tờ séc phả i đảm bảo các nội dung sau mới có hiệu lực (Điều 58, Luật các công cụ chuyển nhượng):  Từ "Séc" được in phía trên séc;  Số tiền xác định;  Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát;  Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ;  Địa điểm thanh toán;  Ngày ký phát;  Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký phát. Tờ séc mà thiếu một trong các nội dung trên thì sẽ không có giá trị; trừ nội dung về địa điểm thanh toán. Trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát. c. Xuất trình và thanh toán séc c.1. Xu ất trình séc Người thụ hưởng sau khi nhận được tờ séc từ người ký phát mà muốn được thanh toán thì phải xuất trình séc. Tờ séc được coi là “xuất trình” nếu tờ séc dưới dạng chứng từ giấy (trường hợp xử lý thanh toán bằng chứng từ) hoặc dữ liệu điện tử của tờ séc (trường hợp
  20. xử lý thanh toán bằng điện tử) tới địa điểm xuất trình. Địa điểm xuất trình có thể là địa điểm thanh toán được ghi ngay trên séc hoặc trụ sở kinh doanh của người bị ký phát. Nhưng để đ ược thanh toán thì séc phải được xuấ t trình trong thời hạ n luậ t định. Tờ séc được xuất trình trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký phát (không tính thời gian diễn ra s ự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan) và ng ười ký phát có đủ khả năng thanh toán đ ể chi trả số tiền ghi trên séc, thì người bị ký phát có trách nhiệm thanh toán cho người thụ h ưởng hoặc người được người thụ h ưởng uỷ quyền ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình đó. Th ời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn xuất trình yêu cầu than h toán. Quy định này có thể được hiểu là nếu xảy ra một trong hai điều kiện là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn này không được tính vào thời hạn xuất trình, tuy nhiên như thế nào là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì cần phải dựa trên các văn bản pháp luật khác để đối chiếu. Trong trường hợp tờ séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó và người ký phát có đủ khả năng để thanh toán. Việc thanh toán séc theo quy định trên chấm dứt sau sáu tháng, kể từ ngày ký phát ghi trên séc. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chấm dứt nghĩa vụ hoàn trả số tiền của người ký phát đối với người thụ hưởng. c.2. Thanh toán séc Bên cạnh thời hạn xuất trình thì khả năng thanh toán của người ký phát khi đến hạn cũng rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bên thụ hưởng vì vậy các quy định của pháp luật cũng chú trọng điều chỉnh. Tại Điều 17, Quy chế số 30/2006/QĐ- NHNN về cung ứng và sử dụng séc. Chỉ nh ững tờ séc hội đủ các điều kiện có hiệu lực thì mới được thanh toán. Các điều kiện đó bao gồm: Một là, điều kiện về hình thức Đó là việc tờ séc là bản gốc, không có chỉnh sửa, tẩy xóa, nhàu nát... Hai là, điều kiện về nội dung.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2