intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Định giá tài sản: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

19
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của "Giáo trình Định giá tài sản" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Định giá tài sản vô hình; Định giá giá doanh nghiệp. Với cấu trúc và nội dung như vậy, chắc chắn Giáo trình định giá tài sản sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của sinh viên, học viên trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng.... cùng những độc giả quan tâm đến lĩnh vực này. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Định giá tài sản: Phần 2

  1. CHƯƠNG 4: ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HÌNH Mục tiêu: Chương này cung cấp cho người học những vấn đề cơ bản về tài sản vô hình và định giá tài sản vô hình như: Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản vô hình; nhận diện tài sản vô hình theo quan điểm định giá và theo quan điểm kế toán; mục đích của việc định giá và cơ sở giá trị của tài sản vô hình; các phương pháp định giá tài sản vô hình.
  2. 4.1. TÀI SẢN VÔ HÌNH VÀ GIÁ TRỊ TÀI SẢN VÔ HÌNH 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản vô hình * Khái niệm tài sản vô hình Tài sản là một khái niệm pháp lý bao gồm tất cả các quyền, quyền lợi, lợi ích có liên quan đến quyền sở hữu, nghĩa là chủ sở hữu được hưởng những quyền lợi, lợi ích nhất định khi làm chủ sở hữu tài sản đó (theo IVSC). Ngay từ đầu thế kỷ XX, khái niệm tài sản vô hình (intangible assets) đã được biết đến bằng cách nhận diện giá trị vô hình (in- tangible value) của một tài sản kinh doanh không trông thấy và không tồn tại dưới dạng vật chất, không sờ mó được và chỉ có thể cảm nhận được bằng lý trí. Tài sản vô hình là những tài sản tự biểu lộ, thể hiện thông qua đặc điểm kinh tế của chúng. Những tài sản này không có hình thái vật chất nhưng có thể tạo ra được những lợi thế và quyền hạn để mang lại giá trị kinh tế cho chủ sở hữu nó. Theo IVSC, tài sản vô hình là những tài sản thể hiện ra bằng lợi ích kinh tế, chúng không có cấu tạo vật chất mà tạo ra những quyền và những ưu thế đối với người sở hữu và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 04), tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình. Như vậy, quan niệm về tài sản vô hình trong công tác kế toán không hẳn đồng nhất với quan điểm của thẩm định giá, một nguồn lực vô hình có thể được coi là tài sản theo quan niệm của thẩm định viên, nhưng đối với kế toán viên thì không hẳn như vậy. Để xác định một nguồn lực vô hình có phải là TSCĐ vô hình hay không, có được ghi vào bảng cân đối kế toán không, có được trích khấu hao hay không cần phải xem xét đến các yếu tố: Tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai. Nếu một nguồn lực vô hình không thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vô hình thì chi phí phát sinh để tạo ra nguồn lực vô hình đó phải ghi nhận là chi phí kinh 116 GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
  3. doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước. Riêng nguồn lực vô hình doanh nghiệp có được thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, được ghi nhận là lợi thế thương mại vào ngày phát sinh nghiệp vụ mua. Tài sản vô hình là những tài sản phi tiền tệ và không có hình thái vật chất, nhưng có thể tạo ra các quyền và lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân hưởng lợi thông qua việc đóng góp vào quá trình sản xuất, phân phối hoặc cung ứng hàng hóa, dịch vụ, và/hoặc phát sinh nguồn lợi tương lai. Tài sản vô hình bao gồm tài sản cố định vô hình, quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các loại tài sản vô hình khác (theo tiêu chuẩn TĐGVN số 13). Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: - Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình; - Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: Hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.); - Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu; - Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được. * Đặc điểm của tài sản vô hình: Tài sản vô hình có hình thái biểu hiện rất đa dạng, nền kinh tế thị trường càng phát triển thì chủng loại tài sản vô hình càng phong phú. Tài sản vô hình có những đặc điểm chủ yếu sau: - Tài sản vô hình có đặc điểm riêng để nhận biết, tuy không mang hình thái vật chất cụ thể, không thể cầm, nắm được, không thể nhìn thấy hay cảm nhận được mùi vị, màu sắc nhưng có thể cảm nhận được bằng trực giác. Có loại tài sản vô hình được thể hiện bằng hình thái cụ thể như nhãn hiệu thương mại, bằng sáng chế,… nhưng có loại hoàn toàn vô hình, ví dụ như uy tín trên thị trường, lòng trung thành của khách hàng, mối quan hệ kinh doanh,… GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 117
  4. - Tài sản vô hình thường là sản phẩm của lao động trí tuệ, đó là một kỹ thuật mới, một sáng chế mới, một sáng tác mới, một tác phẩm mới của chính tác giả. Chính vì vậy, cần có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của các tài sản vô hình, đó là sự thừa nhận quyền sở hữu dưới góc độ luật pháp như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận bằng phát minh, sáng chế,...; hoặc các hợp đồng, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính,…). Hay nói cách khác, tài sản vô hình được pháp luật công nhận và bảo vệ, được sở hữu hợp pháp và có thể chuyển giao quyền sở hữu theo pháp luật. - Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được, tuy nhiên việc xác định giá trị của tài sản vô hình rất phức tạp. Có những tài sản vô hình có thể định giá được và có thể trao đổi mua bán được, ví dụ như bản quyền, phát minh sáng chế, các phần mềm tin học, vị trí kinh doanh,… Giá trị của những tài sản vô hình này được thể hiện bằng những khoản chi phí để mua được những tài sản đó thông qua các văn bản sở hữu được pháp luật thừa nhận như: khế ước, giấy chứng nhận sở hữu, hợp đồng,… Bên cạnh đó, có những tài sản vô hình không thể xác định giá trị (vô giá), đó là nguồn lực có được nhờ sự tích tụ của một quá trình lịch sử phát triển lâu dài của con người/ một chủ thể trong một cộng đồng, một quốc gia như: Uy tín trong kinh doanh của doanh nghiệp, một nền dân chủ thực sự tiến bộ của một quốc gia, một bộ luật thương mại khả thi có điều chỉnh việc cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế độc quyền,… Loại tài sản này không thể mua bán được bởi giá trị của nó không thể đo đếm được một cách cụ thể, nhưng nó được thể hiện ở khả năng sinh lời của doanh nghiệp hoặc sự phát triển ổn định, có trật tự, có kỷ cương của một nền kinh tế. - Thời gian sử dụng hữu ích (chu kỳ sống) của tài sản vô hình thường là một đại lượng biến đổi, khó dự đoán một cách chính xác. Đặc điểm này là do đặc điểm của hao mòn vô hình của tài sản cố định vô hình chi phối. Đối với tài sản cố định hữu hình thì có hai hình thức hao mòn là: (i) hao mòn hữu hình - sự hao mòn vật lý phụ thuộc vào mức độ sử dụng và môi trường sử dụng của tài sản, (ii) hao mòn vô hình - sự mất giá (giảm giá trị trao đổi) do sự 118 GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
  5. tiến bộ của khoa học kỹ thuật hoặc do sự chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm; còn đối với tài sản cố định vô hình thì chỉ có một hình thức hao mòn, đó là hao mòn vô hình. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự cạnh tranh quyết liệt trên thương trường, và sự tác động của các yếu tố khác có thể dẫn đến sự mất giá nhanh chóng của một tài sản vô hình nào đó. Ví dụ: Nhãn hiệu A đang làm một nhãn hiệu rất được ưa chuộng trên thị trường, giá trị của nó được định giá rất cao nhưng đến một thời điểm nào đó trong tương lai nó có thể bị thay thế “gần như ngay lập tức” bởi một nhãn hiệu B, khi đó nó gần như bị mất giá hoàn toàn và chấm dứt chu kỳ sống. Hoặc, thời gian trước đây, phần mềm máy tính Word Perfect hay Fox-Pro đang được ưa chuộng và rất đông người sử dụng, nhưng khi phần mềm Microsoft Word và Micro- soft Excel tiện lợi hơn ra đời thì chỉ còn rất ít người sử dụng. Sự chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng này đã làm cho Bill Gate – người sở hữu tác quyền Windows thông dụng trên hầu hết máy vi tính hiện nay, trở thành người giàu nhất thế giới. * Phân loại tài sản vô hình - Theo lĩnh vực sử dụng: Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế chia tài sản vô hình thành 4 nhóm chính thuộc các lĩnh vực: Tiếp thị, Khách hàng hoặc nhà cung cấp, Công nghệ, và Nghệ thuật. (i) Tài sản vô hình liên quan đến tiếp thị chủ yếu được sử dụng trong tiếp thị và xúc tiến các sản phẩm hoặc dịch vụ, ví dụ: Thương hiệu, nhãn hiệu, tên miền,… (ii) Tài sản vô hình liên quan đến khách hàng hoặc nhà cung cấp phát sinh từ các mối quan hệ với khách hàng hoặc nhà cung cấp, ví dụ: Các thỏa thuận cấp phép và trả tiền bản quyền, các hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động, quan hệ khách hàng hay danh sách khách hàng,... (iii) Tài sản vô hình liên quan đến công nghệ phát sinh từ quyền hợp đồng hoặc không hợp đồng để sử dụng công nghệ (có hoặc không có bằng sáng chế), cơ sở dữ liệu, các công thức, thiết kế, phần mềm, quy trình hoặc công thức nấu ăn,… (iv) Tài sản vô hình liên quan đến nghệ thuật phát sinh từ các quyền về lợi ích như tiền bản quyền từ các công trình nghệ thuật GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 119
  6. như kịch, sách, phim ảnh và âm nhạc,… và từ việc bảo hộ quyền tác giả ngoài hợp đồng. - Theo góc độ pháp lý: Tài sản vô hình bao gồm 3 nhóm chính: (i) Tài sản vô hình có thể sở hữu và chuyển giao như các tài sản sở hữu trí tuệ, nó được pháp luật bảo vệ khỏi những sự sử dụng trái thẩm quyền của những người khác. Ví dụ: Phát minh; sáng chế; nhãn hiệu thương mại; bản quyền kinh doanh,… (ii) Tài sản vô hình có thể kiểm soát nhưng không thể chuyển giao. (iii) Tài sản vô hình khác như các mối quan hệ cá nhân, mối quan hệ nhóm, uy tín. - Theo đặc điểm: Tài sản vô hình cũng có thể được chia thành 6 nhóm sau: + Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng. + Bản quyền và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật. + Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá. + Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng. + Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật. + Các loại tài sản vô hình khác (như đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh...). - Tài sản vô hình cũng có thể được phân loại theo cách chia thành nguồn lực phụ thuộc con người và nguồn lực không phụ thuộc con người: + Nguồn lực phụ thuộc con người, đó là vốn con người gồm: kiến thức chung và kiến thức riêng. + Nguồn lực không phụ thuộc con người gồm: (i) Vốn tổ chức: Các chuẩn mực và các hướng dẫn; các cơ sở dữ liệu về khách hàng, hãng cạnh tranh; các thỏa thuận hợp tác; văn hóa công sở; (ii) Vốn công nghệ: Bằng sáng chế; bí mật thương mại; mẫu và bản vẽ công nghiệp; quyền tác giả; (iii) Vốn quan hệ: Danh tiếng; nhãn hàng hóa; tên thương mại; sự trung thành, các quan hệ dài hạn; các kênh phân phối. 120 GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
  7. 4.1.2. Giá trị tài sản vô hình Giá trị của tài sản vô hình được hiểu là giá trị của các lợi ích kinh tế mà tài sản vô hình có thể đem lại cho chủ sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định. Từ việc nhận thức tài sản vô hình đến việc tiếp cận giá trị tài sản vô hình để có thể tiến tới hạch toán kế toán được tài sản vô hình là một bước đi khá dài trong khoa học tài chính và kinh doanh. Ngày nay, khái niệm tài sản vô hình đã trở thành một thực tế khách quan, tồn tại và hiện hữu trong kế toán thương mại; Luật pháp của nhiều quốc gia đã pháp chế hóa giá trị của tài sản vô hình một cách minh bạch trong luật thương mại của mình nhằm đem lại sự thuận lợi trong quan hệ thương mại và đầu tư, nhất là đầu tư của các nước phát triển vào các nước đang phát triển. Theo quan điểm kế toán, tài sản của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu hoặt kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp, có giá trị thực sự đối với doanh nghiệp và có giá phí xác định. Tài sản cố định vô hình tuy không có hình thái vật chất cụ thể nhưng nguyên tắc xác định giá trị của chúng vẫn dựa trên cơ sở giá phí. Đây là một nguyên tắc kế toán chung đã được thừa nhận của Hiệp hội kế toán quốc tế. Theo nguyên tắc này, giá trị của tài sản cố định vô hình được phản ánh trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp theo giá phí mà doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản đó. Nếu doanh nghiệp không trực tiếp bỏ ra các chi phí để tạo ra tài sản này thì nó không được phản ánh trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Ví dụ: Honda là thương hiệu có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Hãng Honda, nhưng trong bảng cân đối kế toán của họ không có khoản mục nêu giá trị của thương hiệu này, bởi giá trị của thương hiệu được tích tụ qua thời gian hoạt động của Hãng. Trong khi đó, có một nhà sản xuất xe máy của một nước khác muốn mua nhãn hiệu Honda để gắn vào sản phẩm của mình thì phản ánh giá trị nhãn hiệu thương mại đó trên bảng cân đối kế toán của họ theo giá mua. Trong thực tế, các công ty sẵn sàng trả tiền để được phép gắn lên sản phẩm của mình những thương hiệu nổi tiếng, để từ đó nhờ có uy tín sẵn có của những thương hiệu này mà chiếm lĩnh thị trường, dành chiến thắng trong cạnh tranh. GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 121
  8. Như vậy, có sự khác biệt nhất định về sự thừa nhận giá trị của tài sản vô hình trong công tác định giá và công tác kế toán. Việc ghi nhận vào sổ sách kế toán đối với tài sản cố định vô hình phải theo đúng các chuẩn mực kế toán quy định; trong khi đó, có những tài sản vô hình chỉ có thể ghi nhận giá trị của nó khi doanh nghiệp được đem bán cho một chủ sở hữu khác (định giá), ví dụ như: Lòng trung thành mến mộ của khách hàng, tính hiệu quả do phục vụ nhã nhặn, mau lẹ của nhân viên, những ấn tượng tốt về sản phẩm qua tiêu dùng,… 4.2. MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ GIÁ TRỊ CỦA ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HÌNH 4.2.1. Khái niệm và mục đích của định giá tài sản vô hình Xuất phát từ khái niệm định giá tài sản nói chung, có thể phát biểu khái niệm định giá tài sản vô hình là việc ước tính bằng tiền với độ tin cậy cao nhất về lợi ích mà tài sản vô hình có thể mang lại sở hữu tại một thời điểm nhất định. Mục đích của việc định giá tài sản vô hình là: - Định giá phục vụ cho mục đích chuyển nhượng như nhượng quyền thương hiệu sản phẩm, xác định mức phí bản quyền,… - Định giá phục vụ cho việc ghi nhận vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp. - Định giá phục vụ cho mục đích giải quyết các tranh chấp, tố tụng, phá sản,… - Định giá tài sản vô hình trong các thương vụ mua lại hoặc sáp nhập doanh nghiệp. - Định giá cho các mục đích khác. 4.2.2. Cở sở giá trị của định giá tài sản vô hình Để định giá tài sản vô hình phải xác lập cơ sở giá trị của nó, tuân thủ nguyên tắc chung của định giá là căn cứ vào giá trị thị trường và trong một số trường hợp thì có thể căn cứ giá trị phi thị trường. Trước hết, để có thể nhận dạng được tài sản vô hình và xác định được giá trị thị trường thực sự của nó, thì tài sản vô hình đó phải đáp ứng bốn tiêu chí cơ bản sau đây: (i) Có thể nhận dạng một cách riêng rẽ;(ii) Được bảo vệ hoặc có khả năng bảo vệ; (iii) Có thể chuyển nhượng; và (iv) Tồn tại tự nhiên. Trong quá trình định giá tài sản vô hình của một doanh nghiệp, vấn đề rất cần thiết là phải kiểm tra các báo cáo tài chính của 122 GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
  9. doanh nghiệp nhằm phát hiện xem đã có tài sản vô hình nào được thừa nhận trong quá khứ hay không. Các báo cáo tài chính cần xác định các tài sản vô hình có thể nhận dạng được nhưng vẫn chưa được vốn hóa các giấy phép, các hợp đồng, các hạn ngạch quy định, các đặc quyền kinh doanh, v.v.. Những tài sản vô hình như bằng sáng chế, bản quyền cũng có thể được tìm ra thông qua khoản tiền bản quyền đã ghi trong các tài khoản. Để định giá tài sản vô hình, trước hết nhà thẩm định giá cần phải xác định được các dòng thu nhập hoặc lợi tức mà tài sản vô hình đó tạo ra. Đây là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp, bởi trong thực tế thường nảy sinh tình huống dòng tiền được tạo ra có sự tham gia của rất nhiều các yếu tố, nhiều tài sản khác nhau và thật khó đạt được độ chính xác trong quá trình phân chia dòng tiền giữa các tài sản vô hình mà chúng có thể tham gia phân phối để tạo ra một dòng tiền riêng lẻ. Ví dụ: Một con chíp vi tính được cấp bằng sáng chế và tên nhãn hiệu của chủ thể đang sở hữu nó (con chíp vi tính Intel), phần giá trị lớn hơn lại nằm ở nhãn hiệu vì phần lớn số người mua nó do sự nổi tiếng của nhãn hiệu này, chứ ít khi biết tại sao nó tốt hơn hay kém hơn con chíp của nhãn hiệu khác. Vì vậy, trong từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào mục đích của việc định giá mà các tài sản vô hình cần thẩm định theo nhóm và dựa trên cơ sở giá trị của nó. 4.3. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HÌNH Các cách tiếp cận trong định giá tài sản vô hình bao gồm: Cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau. Căn cứ vào loại tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn cách tiếp cận thẩm định giá phù hợp. 4.3.1. Phương pháp định giá tiếp cận từ thu nhập Cơ sở khoa học của phương pháp này là: Giá trị của một tài sản vô hình sẽ được tính ra từ các lợi ích kinh tế (tức là thu nhập/ dòng tiền) mà tài sản đó mang lại trong tương lai. Từ đó, có hai cách tiếp cận thông thường là vốn hóa thu nhập và phân tích dòng tiền chiết khấu. GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 123
  10. (1) Trong cách tiếp cận vốn hóa thu nhập, một mức thu nhập đại diện vĩnh viễn được chia cho một tỷ lệ vốn hóa để xác định giá trị của tài sản vô hình (giá trị hiện tại của dòng tiền đều vĩnh viễn). Thu nhập được các nhà thẩm định giá phân bổ cho các tài sản vô hình khác nhau, sao cho thu nhập được phân bố cho tất cả các tài sản riêng rẽ không vượt quá thu nhập có được trên toàn bộ tài sản. Công thức áp dụng là: I V = ---- (4.1) R Trong đó: V là giá trị hiện tại của dòng thu nhập trong tương lai I là dòng thu nhập đem lại hàng năm của tài sản R là tỷ lệ vốn hóa (2) Trong cách tiếp cận phân tích dòng tiền chiết khấu: Các khoản tiền nhận được được xác định cho từng giai đoạn trong tương lai, áp dụng tỷ lệ chiết khấu có sử dụng các kỹ thuật giá trị hiện tại. - Các phương pháp chiết khấu thường được sử dụng nhất đối với các tài sản vô hình có đời sống kinh tế hữu hạn. Giai đoạn thời gian bao hàm trong các phương chiết khấu thường ngắn hơn đời sống kinh tế hay đời sống pháp lý của tài sản. - Các tỷ lệ vốn hóa và tỷ lệ chiết khấu được xác định dựa vào thông tin từ thị trường và biểu hiện bằng yếu tố giá cả (được trích dẫn từ những dữ kiện giao dịch và kinh doanh rộng rãi) hay bằng một tỷ lệ lãi (được xem xét từ những đầu tư thay thế). - Những lợi ích hay thu nhập dự báo được chuyển thành giá trị có sử dụng các tính toán trong đó xem xét đến tăng trưởng kỳ vọng và thời hạn tồn tại các lợi ích, đến rủi ro gắn liền với dòng lợi ích và giá trị thời điểm của dòng tiền. Tài sản vô hình có thể tạo ra các dòng thu nhập thông qua việc sử dụng tài sản vô hình, sở hữu tài sản vô hình (ví dụ: Thông qua việc thu tiền sử dụng tài sản vô hình), hoặc hạn chế sử dụng tài sản vô hình. Ví dụ về trường hợp tài sản vô hình có thể đóng góp vào dòng thu nhập thông qua việc hạn 124 GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
  11. chế sử dụng tài sản vô hình là: Người sở hữu tài sản vô hình là một phần mềm máy tính nâng cấp quyết định trì hoãn, chưa tiến hành thương mại hóa phần mềm nâng cấp này để không ảnh hưởng đến giá trị của phần mềm tương tự phiên bản trước đó đang được bán trên thị trường. Khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình, tùy vào mục đích thẩm định giá, có thể phân tích: Dòng thu nhập từ việc sử dụng tài sản vô hình đối với người sử dụng tài sản vô hình, dòng thu nhập từ việc thu tiền sử dụng tài sản vô hình đối với người sở hữu tài sản vô hình, hoặc cả hai dòng thu nhập trên. Cách tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản vô hình mang lại. Từ đó, có ba phương pháp định giá tài sản vô hình là: Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp thu nhập tăng thêm. * Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình a) Nội dung của phương pháp: Giá trị của tài sản vô hình được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại của dòng tiền sử dụng tài sản vô hình mà tổ chức, cá nhân nhận được khi cho phép sử dụng tài sản vô hình. Phương pháp này đặt ra giả định rằng tổ chức hoặc cá nhân không sở hữu tài sản vô hình phải trả tiền để sử dụng nó. Vì vậy, phương pháp này tính giá trị tài sản vô hình thông qua việc tính các khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được nếu tổ chức hoặc cá nhân đó sở hữu tài sản vô hình. Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiết khấu dòng tiền trong tương lai là khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được đã trừ thuế (nếu có). Việc tính toán dòng tiền sử dụng tài sản vô hình, thuế, chi phí duy trì và các khoản chi phí hỗ trợ khác phải nhất quán. Cụ thể, nếu tổ chức cá nhân sở hữu tài sản vô hình chịu trách nhiệm trả chi phí duy trì (ví dụ chi phí quảng cáo, hoặc chi phí nghiên cứu duy trì và phát triển), thì tiền sử dụng tài sản vô hình cũng như dòng tiền trả để được sử dụng tài sản vô hình cũng cần tính đến các chi phí này. Ngược lại, nếu chi phí duy trì không bao gồm trong tiền sử dụng tài sản vô hình, thì chi phí này cũng cần được loại bỏ khỏi dòng tiền trả để sử dụng tài sản vô hình. GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 125
  12. b) Thông tin cần có để áp dụng: - Mức tiền sử dụng tài sản vô hình, có thể là: + Mức tiền sử dụng tài sản vô hình thực tế mà người chủ tài sản vô hình có được nhờ chuyển giao quyền sử dụng tài sản vô hình; + Mức tiền sử dụng tài sản vô hình giả định tức là khoản tiền người sử dụng giả thiết phải trả cho người chủ sở hữu tài sản vô hình. Mức tiền này được tính trên cơ sở mức tiền sử dụng tài sản vô hình của các tài sản vô hình tương tự được giao dịch trên thị trường, hoặc được tính trên phần lợi nhuận của việc sử dụng tài sản vô hình mà người sử dụng tài sản vô hình sẵn sàng trả cho người sở hữu tài sản vô hình trong một giao dịch khách quan và độc lập. - Có các thông tin giao dịch của các tài sản tương tự về các quyền được luật pháp bảo hộ, các thông tin trên hợp đồng nhượng quyền sử dụng tài sản vô hình như tiền sử dụng tài sản vô hình, các chi phí yêu cầu phải bỏ ra để duy trì (ví dụ như quảng cáo, nâng cấp sản phẩm, kiểm soát chất lượng), ngày sử dụng, ngày kết thúc hợp đồng nhượng quyền. - Báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan. c) Trường hợp áp dụng: - Khi có thông tin, số liệu cần thiết về tiền sử dụng tài sản vô hình của các tài sản vô hình tương tự trên thị trường. - Khi cần tính mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp có tranh chấp. - Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác. Khi áp dụng phương pháp này, cần phải lượng hóa dòng tiền hay thu nhập sau thuế trong tương lai từ các tài sản vô hình bằng cách ước tính dòng tiền bản quyền tác giả có thể thu được, nếu giấy phép quyền sử dụng tài sản vô hình đó được cấp cho một đối thủ cạnh tranh. Hoặc việc tính toán này có thể được tiến hành bằng cách ước tính tiền bản quyển tác giả mà chủ sở hữu tài sản cần phải trả để sử dụng tài sản đó nếu họ không quản lý tài sản này. Tức là dòng tiền đó được tách ra từ tiền trả bản quyền tác giả. Khi dòng tiền hoặc dòng thu nhập (tiền bản quyền tác giả) thu được từ tài sản đã xác định, chúng ta sẽ sử dụng một tỷ lệ vốn hóa thích hợp để định giá trị tài sản vô hình. Phương pháp phân tích dòng tiền chiết khấu cũng được sử dụng khi dòng tiền của các năm là khác nhau. 126 GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
  13. Trong thực tế, việc lựa chọn tỷ lệ tiền bản quyền tác giả thích hợp có thể mang tính chủ quan, đặc biệt là khó có được thông tin về các tỷ lệ áp dụng cho một ngành cụ thể. Cũng nên lưu ý rằng tỷ lệ tiền bản quyền tác giả trong một ngành khó mà chính xác tuyệt đối; chẳng hạn nó có thể sai số phụ thuộc vào mức áp dụng, ví dụ như phần trăm tính trên tổng doanh số bán ra hay tổng lợi nhuận. Tỷ lệ tiền bản quyền tác giả cũng phụ thuộc vào mức hỗ trợ của chủ thể cấp giấy phép. Tỷ lệ tiền bản quyền tác giả thông thường được thỏa thuận giữa các công ty với nhau trên cơ sở tính đến các yếu tố: - Mức doanh thu dự tính; - Mức lợi nhuận có thể đạt được; - Mức độ độc quyền của giấy phép (độc quyền tại một khu vực); - Vùng lãnh thổ (toàn quốc, một vùng hoặc toàn cầu); - Mức độ đóng góp của mỗi bên vào chuyển nhượng bản quyền, ví dụ tiền bản quyền tác giả sẽ được trả cao hơn nếu bên cấp bản quyền đến tận nơi để tư vấn chuyên môn cho người được cấp bản quyền, hoặc trả cho việc quảng cáo trên toàn quốc. - Tuổi thọ dự tính của sản phẩm (tuổi thọ của bằng sáng chế trong bao lâu). - Cạnh tranh tương lai, nghĩa là các đối thủ cạnh tranh có thể sản xuất sản phẩm thay thế giá thấp/rẻ hơn. Thực tế cho thấy rằng, giá trị của tiền bản quyền có thể thay đổi theo tuổi thọ của giấy phép, chúng có thể cao hơn trong những năm đầu khi sản phẩm còn độc quyền, hoặc có thể thấp hơn nếu dự tính rằng sẽ phải mất một thời gian để đạt được doanh số yêu cầu. Để đánh giá xem liệu tiền bản quyền có khả năng so sánh hay không thì cần tiếp cận các thông tin liên quan và điều này thường khó khăn và không phải lúc nào cũng thực hiện được. Các thông tin về tiền mua bản quyền tác giả có thể thu thập từ các công ty định giá chuyên nghiệp hoặc từ các chuyên gia (đặc biệt là ở nước Mỹ), tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng phù hợp cho các mục đích so sánh trong định giá. Phương pháp hiệu quả nhất sử dụng trong việc thẩm định giá các tài sản vô hình như bằng sáng chế, bản quyền và tên nhãn hiệu là phương pháp tính tiền bản quyền tác giả. Thông thường, có thể thu GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 127
  14. thập các thông tin về tiền bản quyền tác giả có thể được trả. Dùng kỹ thuật chia lợi nhuận để kiểm tra tỷ lệ tiền bản quyền tác giả, đồng thời kiểm tra dòng tiền của bên cấp giấy phép và bên được cấp giấy phép theo hợp đồng về cấp giấy phép, đánh giá xem các dòng tiền đó có thực sự thương mại không. * Phương pháp lợi nhuận vượt trội (siêu lợi nhuận) Phương pháp này giả định rằng có thể tách riêng tổng lợi nhuận vượt trội sau thuế mà doanh nghiệp đang quản lý và thu lợi ích từ tài sản đang xem xét so với lợi nhuận của các chủ thể tương tự không quản lý tài sản này. Sau đó, tổng lợi nhuận tăng thêm đó sẽ được vốn hóa bằng cách sử dụng một tỷ lệ vốn hóa thích hợp để tìm ra giá trị của tài sản vô hình có thể nhận dạng được. Phương pháp này thường được sử dụng để định giá trị của các nhãn hiệu thương mại đã nổi tiếng. a) Nội dung của phương pháp: Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của tài sản vô hình trên cơ sở chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận có được của một doanh nghiệp khi sử dụng và khi không sử dụng tài sản vô hình này. Trong phương pháp lợi nhuận vượt trội, giá trị tài sản vô hình được ước tính trên cơ sở chênh lệch của giá trị hiện tại của hai dòng tiền chiết khấu trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được sử dụng để tạo ra thu nhập vượt trội cho chủ thể và trong trường hợp chủ thể không sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá. b) Thông tin cần có để áp dụng: Một số hoặc tất cả các thông tin sau cần được cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp lợi nhuận vượt trội: - Lợi nhuận kỳ vọng, chi phí tiết kiệm được và các dòng thu nhập trong tương lai tạo ra cho một doanh nghiệp khi sử dụng tài sản vô hình và không sử dụng tài sản vô hình. - Tỷ suất chiết khấu phù hợp để dự báo thu nhập trong tương lai. Ví dụ 4.1: Công ty thẩm định giá ABC thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ một loại bao bì có kiểu dáng độc đáo, được ưa chuộng và đã được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ của Công ty sản xuất giấy ăn Anpha. 128 GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
  15. Trên cơ sở phân tích các thông tin thu thập được, Công ty thẩm định giá ABC đưa ra các nhận định như sau: - Dự kiến tuổi đời kinh tế của bao bì là 07 năm, tính từ năm 2006; - Việc sử dụng bao bì mới làm lợi nhuận của công ty Anpha tăng thêm 25% so với khi không sử dụng bao bì mới. - Tỷ suất chiết khấu là 17% được tính trên cơ sở cộng Tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành sản xuất giấy ăn là 16%/năm và phụ phí rủi ro đối với việc tạo lợi nhuận từ quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng bao bì mới là 1%. Trên cơ sở điều tra và nhận định trên, Công ty thẩm định giá ABC dự tính lợi nhuận tăng thêm do sử dụng bao bì mới trong 7 năm của công ty Anpha và tính toán giá trị hiện tại của bao bì mới và được thể hiện trong bảng sau: (ĐVT: 1000đ) Lợi nhuận Lợi nhuận Hệ số Giá trị tại sau thuế trong sau thuế tăng Năm chiết thời điểm trường hợp thêm do sử khấu thẩm định không sử dụng dụng bao bì (1) giá 2006 bao bì mới mới 2006 50.000 12.500 0,8547 10.684 2007 100.000 25.000 0,7305 18.263 2008 200.000 50.000 0,6244 31.219 2009 300.000 75.000 0,5337 40.024 2010 400.000 100.000 0,4561 45.611 2011 500.000 125.000 0,3898 48.730 2012 550.000 137.000 0,3332 45.814 Tổng cộng 240.344 Ghi chú: (1) Hệ số chiết khấu của năm thứ i (i = 1, 2, 3 ...7) được tính theo công thức sau: 1 Hệ số chiết khấu = --------------------- (1 + 0,17)i Công ty thẩm định giá ABC kết luận: Tại thời điểm thẩm định giá GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 129
  16. thì giá trị quyền sở hữu trí tuệ của loại bao bì mới của Công ty sản xuất giấy ăn Anpha là 240.300 nghìn đồng hay 240,3 triệu đồng. c) Trường hợp áp dụng: - Phương pháp này có thể áp dụng với cả tài sản vô hình tạo ra các khoản thu nhập tăng thêm và tài sản vô hình giúp tiết kiệm chi phí. - Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cùng với các phương pháp thẩm định giá khác. Trong thực tế, việc áp dụng phương pháp này gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là việc xác định lợi nhuận vượt trội, bởi vì rất khó có được thông tin chính xác về tổng lợi nhuận từ nhãn hiệu đem lại, và cũng khó tìm thấy các doanh nghiệp bán sản phẩm tương tự mà không có nhãn hiệu. Thông thường việc tính toán phần lợi nhuận vượt trội và tỷ lệ vốn hóa được sử dụng trong định giá là rất chủ quan và khó chứng minh độ tin cậy. * Phương pháp thu nhập tăng thêm a) Nội dung của phương pháp: Phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của tài sản vô hình cần thẩm định giá sau khi loại trừ tỷ lệ dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các tài sản khác. Phương pháp thu nhập tăng thêm được thực hiện như sau: - Uớc tính các dòng tiền kỳ vọng được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá. Dòng tiền được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá được ước tính bằng cách giảm trừ khỏi dòng tiền kỳ vọng nói trên khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản hữu hình, tài sản tài chính và các tài sản vô hình khác với tài sản vô hình cần thẩm định (gọi chung là tài sản đóng góp). Khoản đóng góp của tài sản đóng góp là khoản thu nhập hợp lý được tạo ra bởi tài sản đóng góp, bao gồm phần lợi nhuận từ tài sản đóng góp và phần bù đắp cho khoản đầu tư ban đầu do sự giảm giá trị của tài sản theo thời gian. Khoản thu nhập hợp lý cho tài sản đóng góp được tính thông qua các bước: Bước 1: Xác định những tài sản có đóng góp vào dòng tiền thu nhập; Bước 2: Ước tính giá trị của những tài sản đóng góp này; 130 GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
  17. Bước 3: Xác định thu nhập của tài sản đóng góp trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận hợp lý và giá trị của các tài sản đóng góp. - Phần còn lại của dòng tiền kỳ vọng sau khi giảm trừ khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản đóng góp được chiết khấu về giá trị hiện tại. Tổng giá trị hiện tại của dòng tiền đã điều chỉnh này là giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá. Trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được phép tính khấu hao theo quy định của pháp luật về kế toán, giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được tính thêm phần lợi ích dự kiến có được do không bị tính thuế thu nhập đối với phần giá trị khấu hao của tài sản vô hình. b) Thông tin cần có để áp dụng: Các thông tin sau cần được cân nhắc khi áp dụng phương pháp thu nhập tăng thêm: - Dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra bởi tài sản vô hình cần thẩm định, bao gồm cả dòng thu nhập và các chi phí gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định; - Chí phí sử dụng các tài sản phụ trợ cần thiết và gắn liền với việc sử dụng hiệu quả tài sản vô hình cần thẩm định; - Tỷ suất chiết khấu phù hợp để chuyển đổi về giá trị hiện tại của tài sản vô hình cần thẩm định; - Các chi phí hoặc lợi ích liên quan, ví dụ mức thuế áp dụng với việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định. c) Trường hợp áp dụng: - Khi thẩm định giá các tài sản vô hình có sự kết hợp với các tài sản khác trong một nhóm tài sản để tạo ra dòng tiền. Trong đó, tài sản vô hình cần thẩm định giá có tác động chính yếu tới dòng thu nhập, phần đóng góp từ các tài sản khác là không chính yếu. - Có thể dùng làm phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác. 4.3.2. Phương pháp định giá tiếp cận từ thị trường Phương pháp định giá tiếp cận từ thị trường được thực hiện bằng cách so sánh tài sản cần định giá với các tài sản vô hình tương tự, hay các lợi ích sở hữu tài sản vô hình và các chứng khoán đã được bán trên thị trường. Hai nguồn dữ liệu thường được sử dụng là: Các thị trường trong đó những lợi ích sở hữu các tài sản vô hình tương tự được kinh doanh, và các giao dịch trước đó về sở hữu tài sản vô GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 131
  18. hình đã được tiến hành. Khi áp dụng phương pháp này, cần phải đáp ứng những điều kiện sau: - Cần phải có cơ sở hợp lý để so sánh giữa tài sản vô hình đang định giá với các tài sản vô hình tương tự. Những tài sản vô hình tương tự cần nằm trong cùng lĩnh vực công nghiệp với tài sản thẩm định, hay trong một ngành công nghiệp đáp ứng cơ bản các thông số về kinh tế đảm bảo sự có thể so sánh được và không gây ra sự nhầm lẫn. - Dữ liệu của các tài sản vô hình sử dụng để tính toán phải chính xác. - Dữ liệu giá cả phải còn hiệu lực vào thời điểm định giá và đại diện cho thị trường vào thời điểm đó. - Tiến hành những điều chỉnh phù hợp để khiến cho tài sản vô hình tương tự và tài sản vô hình cần thẩm định trở nên dễ so sánh hơn. - Khi sử dụng những giao dịch trước đó trong các tài sản vô hình, cần thực hiện những điều chỉnh cần thiết đối với sự thay đổi về thời gian, những hoàn cảnh thay đổi trong nền kinh tế, trong ngành công nghiệp và trong các tài sản vô hình. Lựa chọn và phân tích chi tiết đặc điểm, tính tương đồng của tài sản vô hình so sánh với tài sản vô hình cần định giá, bao gồm: (i) Các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình; (ii) Các điều khoản về tài chính liên quan đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng; (iii) Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình đang được sử dụng; (iv) Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình; (v) Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình; (vi) Các đặc điểm khác của tài sản vô hình. Thẩm định viên sử dụng ít nhất 03 tài sản vô hình tương tự để so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 tài sản vô hình tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác. Thông tin tham khảo khi áp dụng cách tiếp cận từ thị trường: - Giá giao dịch thành công, giá chào bán, giá chào mua... của tài sản vô hình tương tự với tài sản vô hình cần thẩm định giá. - Địa điểm và điều kiện thị trường tại thời điểm xảy ra giao dịch, động cơ của người mua và người bán, các điều khoản thanh toán cũng như các yếu tố khác liên quan tới giao dịch. 132 GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
  19. - Các mức điều chỉnh cần thiết đối với các mức giá và hệ số điều chỉnh để phản ánh sự khác biệt giữa tài sản vô hình cần thẩm định giá và các tài sản vô hình tương tự để so sánh. Phương pháp này tỏ ra ưu việt hơn phương pháp định giá dựa trên chi phí hay định giá dựa trên thu nhập, vì nó có tính khách quan hơn, độ tin cậy cao hơn và có những bằng chứng về giá thị trường (là giá thỏa thuận giữa các bên giao dịch). Tuy nhiên vấn đề là, trong thực tế khó có thể tìm được các cuộc giao dịch về tài sản vô hình tương tự trên thị trường và các thông tin đáng tin cậy về chúng. Các giao dịch đó thường tuân thủ các điều khoản không thể tiết lộ bí mật, và trong mỗi cuộc giao dịch có thể có những vấn đề “chi phí phụ” đã được tính vào giá đã thanh toán, do đó việc tách riêng các yếu tố giao dịch cụ thể là rất khó thực hiện. Đồng thời, các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ thường là duy nhất nên nảy sinh khó khăn trong việc tìm ra mức giá của những tài sản có thể so sánh được với tài sản cần thẩm định. Đây chính là các hạn chế khi áp dụng phương pháp này. 4.3.3. Phương pháp định giá tiếp cận từ chi phí Phương pháp định giá dựa trên tiếp cận từ chi phí được thực hiện dựa trên nguyên tắc thay thế, có nghĩa là giới hạn cao nhất về mặt giá trị của một tài sản không vượt quá chi phí để có được một tài sản tương đương. Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành. Giá trị ước tính của Tài sản vô hình = Chi phí tái tạo (Chi phí thay thế) – Hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất Trong đó, lợi nhuận của nhà sản xuất được xác định thông qua biện pháp so sánh, điều tra, khảo sát. Cách tiếp cận từ chi phí gồm hai phương pháp chính là: Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế. Chi phí thay thế hoặc chi phí tái tạo trong phương pháp chi phí bao gồm các chi phí sau: Chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, chi phí cho các tài sản hữu hình phụ trợ cần thiết để phát huy được giá trị của tài sản vô hình, chi phí duy trì (ví dụ: Chi phí quảng cáo để duy trì vị thế của nhãn hiệu, chi phí quản lý chất lượng của sản GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 133
  20. phẩm, v.v.), chi phí đăng ký xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ, chi phí nghiên cứu phát triển và các chi phí hợp lý khác. Giá trị giảm do hao mòn của tài sản vô hình: Hao mòn của tài sản vô hình chủ yếu bao gồm phần giá trị giảm đi do những lỗi thời về chức năng, về công nghệ, về kinh tế. Hao mòn về mặt vật lý không áp dụng đối với hầu hết các tài sản vô hình. Hao mòn do lỗi thời chức năng xuất hiện khi tài sản vô hình không còn đáp ứng tốt chức năng ban đầu mà nó được tạo ra để thực hiện. Lỗi thời chức năng có thể xảy ra do các nguyên nhân bên trong hoặc do sự thay đổi của môi trường bên ngoài. Hao mòn do lỗi thời về công nghệ xuất hiện khi những chức năng mà tài sản vô hình được tạo ra ban đầu để thực hiện đã không còn cần thiết nữa, mặc dù tài sản vô hình vẫn đang thực hiện chức năng đó. Hao mòn do lỗi thời về kinh tế tồn tại khi tài sản vô hình không tạo ra được tỷ lệ thu nhập hợp lý cho người sở hữu tài sản vô hình đó khi so sánh với tỷ lệ thu nhập trung bình trong ngành kinh tế mà loại tài sản vô hình này đóng vai trò quan trọng. Khi ước tính phần giá trị giảm do hao mòn của tài sản vô hình, cần xem xét một số yếu tố sau: - Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai (chủ yếu liên quan tới phương pháp chi phí tái tạo): Là chênh lệch giữa chi phí để nghiên cứu và triển khai xây dựng tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá so với tại thời điểm tạo ra tài sản vô hình cần thẩm định giá. - Chênh lệch chi phí vận hành: Là chênh lệch giữa chi phí duy trì và sử dụng tài sản vô hình vào thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa tài sản vô hình vào sử dụng. Chi phí này cần được tính cho suốt tuổi đời kinh tế còn lại và tuổi đời hiệu quả của tài sản vô hình. - Lỗi thời về mặt kinh tế của tài sản vô hình là mức chênh lệch về hiệu quả kinh tế (thu nhập) từ việc sử dụng tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa tài sản vô hình vào sử dụng. - Tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình. Ví dụ: Tài sản vô hình cần thẩm định giá có tuổi đời thực tế (trong trường hợp này đồng thời là tuổi đời hiệu quả) là 6 năm và tuổi đời kinh tế còn lại dự kiến là 12 năm. Như vậy, phần giá trị giảm đi do hao mòn và lỗi 134 GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2