intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Đọc bản vẽ (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Đọc bản vẽ (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các khái niệm về hình chiếu, hình cắt, mặt cắt; các ký hiệu được dùng trong bản vẽ kỹ thuật; các quy ước, quy định của bản vẽ kỹ thuật;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Đọc bản vẽ (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐỌC BẢN VẼ NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Đọc bản vẽ là học phần cung cấp kiến thức, kỹ năng đọc hiểu các bản vẽ phần Kiến trúc, Kết cấu và Cơ điện trong bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng dân dụng. Dành cho học sinh trình độ Trung cấp ngành Thiết kế đồ họa. Để giải quyết các công việc phục vụ cho công tác thiết kế và xây dựng các công trình XDDD&CN. Nhằm đáp ứng nhu cầu tự học hỏi và đọc hiểu các bản vẽ xây dựng. Chúng tôi biên soạn cuốn tài liệu hướng dẫn Đọc bản vẽ, giúp học sinh chủ động tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng và trình tự đọc hiểu các bản vẽ kiến trúc công trình XDDD. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng biên soạn nhưng do khả năng vẫn còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy giáo, cô giáo, các độc giả đóng góp ý kiến để tài liệu hướng dẫn Đọc bản vẽ được hoàn thiện hơn. Hà nội, ngày … tháng … năm… ThS. KTS. Nguyễn Thị Thu Hằng - Chủ biên 3
  4. MỤC LỤC Đề cương môn học ......................................................................................................... 5 Nội dung ....................................................................................................................... 10 Bài 1. Các khái niệm cơ bản về bản vẽ kỹ thuật ..................................................... 10 1.1 Khổ giấy........................................................................................................... 10 1.2 Khung bản vẽ, khung tên ................................................................................. 10 1.3 Tỉ lệ .................................................................................................................. 12 1.4 Nét vẽ ............................................................................................................... 13 1.5 Kích thước ....................................................................................................... 14 Bài 2. Biểu diễn vật thể ............................................................................................ 16 2.1 Các hình chiếu cơ bản ...................................................................................... 16 2.2 Hình cắt và mặt cắt .......................................................................................... 17 2.3 Hình chiếu phối cảnh ....................................................................................... 18 Bài 3. Bản vẽ công trình........................................................................................... 19 3.1 Các loại bản vẽ của công trình xây dựng ......................................................... 19 3.2 Các quy định, quy ước của từng loại bản vẽ ................................................... 21 Bài 4 Bản vẽ phần Kiến trúc .................................................................................... 25 4.1 Bản vẽ tổng quát .............................................................................................. 25 4.2 Bản vẽ chi tiết .................................................................................................. 31 Bài 5 Bản vẽ phần Kết cấu ....................................................................................... 39 5.1 Bản vẽ móng .................................................................................................... 39 5.2 Bản vẽ sàn, dầm, cột ........................................................................................ 39 5.3 Kiểm tra ........................................................................................................... 40 Bài 6 Bản vẽ phần Điện - Nước ............................................................................... 41 6.1 Bản vẽ điện ...................................................................................................... 41 6.2 Bản vẽ nước ..................................................................................................... 41 4
  5. Đề cương môn học Tên môn học: ĐỌC BẢN VẼ Mã môn học: MH 12 Thời gian thực hiện: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 56 giờ; Kiểm tra: 4 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Môn học được bố trí ở kỳ học thứ II - Tính chất: là môn học chuyên môn II. Mục tiêu môn học Học xong môn học này người học sẽ có năng lực: - Về kiến thức Trình bày được: + Các khái niệm về hình chiếu, hình cắt, mặt cắt; + Các ký hiệu được dùng trong bản vẽ kỹ thuật; + Các quy ước, quy định của bản vẽ kỹ thuật; + Thành phần của bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và thành phần của tập bản vẽ trong bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công; + Trình tự và phương pháp đọc bản vẽ Kiến trúc; + Trình tự và phương pháp đọc bản vẽ Kết cấu; + Trình tự và phương pháp đọc bản vẽ Điện; + Trình tự và phương pháp đọc bản vẽ Nước. - Về kỹ năng Đọc và khai thác được các thông tin: 2.1. Vị trí, kích thước, hướng, ... của khu đất xây dựng, công trình và cao trình, cao độ các tầng, giải pháp kiến trúc mái, vị trí, kích thước, số lượng, vật liệu của: tường, cửa, lan can, nền, sàn, mái, ... trong bản vẽ Kiến trúc; 2.2. Vị trí, số lượng, kích thước của móng, cột, dầm, sàn và vị trí, hình dáng, kích thước, số lượng, số hiệu và trọng lượng của thép trong bản vẽ Kết cấu; 2.3. Vị trí, số lượng, chủng loại của thiết bị trong bản vẽ Điện; 2.4. Vị trí, số lượng, chủng loại của thiết bị trong bản vẽ Nước. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Học sinh có thể làm việc độc lập hoặc tham gia nhóm để đọc và khai thác các thông tin từ các bản vẽ trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng; - Cẩn thận, chính xác trong công việc. III. Nội dung môn học III.1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian 5
  6. Thời gian (giờ) Số Tên các bài trong môn học Tổng Lý TH,TN, Kiểm TT số thuyết TL,BT tra 1 Bài 1. Các khái niệm cơ bản về bản vẽ kỹ thuật 5 3 2 0 2 Bài 2. Biểu diễn vật thể 15 3 11 1 3 Bài 3. Bản vẽ công trình 5 2 3 0 4 Bài 4. Bản vẽ phần Kiến trúc 30 9 20 1 5 Bài 5. Bản vẽ phần Kết cấu 15 5 9 1 6 Bài 6. Bản vẽ phần Điện - Nước 20 8 11 1 Cộng 90 30 56 4 III.2. Nội dung chi tiết Bài 1. Các khái niệm cơ bản về bản vẽ kỹ thuật Thời gian: 05 giờ 1. Mục tiêu: Trang bị cho người học các khái niệm cơ bản về bản vẽ kỹ thuật 2. Nội dung: 1.1 Khổ giấy 1.2 Khung bản vẽ, khung tên 1.3 Tỉ lệ 1.4 Nét vẽ 1.5 Kích thước Bài 2. Biểu diễn vật thể Thời gian: 15 giờ 1. Mục tiêu: Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về các hình chiếu để biểu diễn vật thể 2. Nội dung: 2.1 Các hình chiếu cơ bản 2.2 Hình cắt và mặt cắt 2.3 Hình chiếu phối cảnh Bài 3. Bản vẽ công trình Thời gian: 05 giờ 1. Mục tiêu: Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về các loại bản vẽ của một công trình xây dựng, các quy định, quy ước của bản vẽ xây dựng. 2. Nội dung: 3.1 Các loại bản vẽ của công trình xây dựng 3.2 Các quy định, quy ước của từng loại bản vẽ Bài 4. Bản vẽ phần Kiến trúc Thời gian: 30 giờ 1. Mục tiêu: - Trình bày được trình tự và phương pháp đọc bản vẽ tổng mặt bằng, mặt bằng định vị công trình, mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt 6
  7. - Trình bày được trình tự và phương pháp đọc bản vẽ chi tiết: mái; các lớp cấu tạo: nền, sàn, mái; cửa; cầu thang; vệ sinh - Đọc và khai thác được các thông tin: vị trí, kích thước, số lượng, vật liệu của cửa, cầu thang, vệ sinh trong bản vẽ chi tiết: mái; các lớp cấu tạo: nền, sàn, mái; cửa; cầu thang; vệ sinh 2. Nội dung 4.1 Bản vẽ tổng quát 4.1.1 Tổng mặt bằng - Mặt bằng định vị công trình 4.1.2 Mặt bằng 4.1.3 Mặt đứng 4.1.4 Mặt cắt 4.2 Bản vẽ chi tiết 4.2.1 Mái 4.2.2 Các lớp cấu tạo: nền, sàn, mái 4.2.3 Cửa 4.2.4 Cầu thang 4.2.5 Vệ sinh 4.3 Kiểm tra Bài 5. Bản vẽ phần Kết cấu Thời gian: 15 giờ 1. Mục tiêu - Trình bày được trình tự và phương pháp đọc bản vẽ Kết cấu - Đọc và khai thác được các thông tin: vị trí, số lượng, kích thước của móng, cột, dầm, sàn và vị trí, hình dáng, kích thước, số lượng, số hiệu và trọng lượng của thép trong bản vẽ Kết cấu. 2. Nội dung 5.1 Bản vẽ móng 5.1.1 Mặt bằng kết cấu móng 5.1.2 Chi tiết móng 5.2 Bản vẽ sàn, dầm, cột 5.2.1 Mặt bằng kết cấu 5.2.2 Mặt cắt sàn 5.2.3 Mặt bằng bố trí thép sàn 5.2.4 Chi tiết cột 5.2.5 Chi tiết dầm 5.2.6 Bảng thống kê thép Bài 6. Bản vẽ phần Điện - Nước Thời gian: 20 giờ 1. Mục tiêu - Trình bày được trình tự và phương pháp đọc bản vẽ điện 7
  8. - Đọc và khai thác được các thông tin trong bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị điện, chi tiết lắp đặt thiết bị và sơ đồ nguyên lý hệ thống điện - Trình bày được trình tự và phương pháp đọc bản vẽ cấp thoát nước - Đọc và khai thác được các thông tin trong bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị, đường ống cấp thoát nước, chi tiết lắp đặt thiết bị và sơ đồ không gian cấp, thoát nước 2. Nội dung 6.1 Bản vẽ điện 6.1.1 Ký hiệu quy ước trong bản vẽ điện 6.1.2 Mặt bằng bố trí thiết bị 6.1.3 Bản vẽ chi tiết lắp đặt thiết bị 6.1.4 Bản vẽ nguyên lý cấp điện 6.2 Bản vẽ nước 6.2.1 Ký hiệu quy ước trong bản vẽ cấp thoát nước 6.2.2 Mặt bằng cấp, thoát nước 6.2.3 Chi tiết lắp đặt thiết bị 6.2.4 Sơ đồ không gian cấp thoát nước 6.3 Kiểm tra (kiểm tra kiến thức phần kết cấu, điện và nước) IV. Điều kiện thực hiện môn học: - Dụng cụ và trang bị: vở, máy tính, bút, phấn, bảng, máy chiếu, ... - Học liệu: [1]: Hồ sơ thiết kế các công trình dân dụng, V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: - Kiểm tra định kỳ: đánh giá qua kết quả 04 bài kiểm tra định kỳ + Số lượng đầu điểm: 4 + Hệ số: 2 + Nội dung của bài kiểm tra: phần biểu diễn vật thể, Kiến trúc, Kết cấu và Cơ điện - Thi kết thúc môn học: + Điều kiện dự thi kết thúc môn học: Tham dự ≥ 70% thời gian học lý thuyết và làm đầy đủ các bài thực hành; Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10; + Nội dung kiểm tra: ü Kỹ năng: Đọc và khai thác được các thông tin từ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho trước: § Xác định được vị trí, kích thước, số lượng các cấu kiện: tường, 8
  9. cửa, lan can, xà gồ, tôn lợp mái, ...; § Xác định được vị trí, kích thước, số lượng: móng, cột, dầm, sàn và vị trí, hình dáng, kích thước, số lượng, số hiệu và trọng lượng của thép; § Xác định được vị trí, số lượng, chủng loại của thiết bị điện; § Xác định được vị trí, số lượng, chủng loại của thiết bị nước. - Cách tính điểm môn học: Quy định STT Nội dung Ghi chú Hình thức Trọng số 1 Trung bình kiểm tra Tự luận 40% ≥5 2 Điểm thi kết thúc môn học Tự luận 60% VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng: Ngành Thiết kế đồ họa hệ Trung cấp 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: - Đối với giảng viên: giới thiệu các khái niệm, quy định và quy ước của bản vẽ kỹ thuật, biểu diễn vật thể trên mô hình 3 chiều, hướng dẫn trình tự và phương pháp đọc bản vẽ từng phần một cách rõ ràng, đưa các hình ảnh thực tế, hồ sơ thiết kế các công trình thực tế vào bài giảng, sử dụng công cụ hỗ trợ phù hợp, đúng mục đích. - Đối với người học: theo dõi, ghi chép, làm bài theo yêu cầu của giảng viên, đọc tài liệu trước khi lên lớp, làm bài tập đúng tiến độ, tham khảo, học hỏi thêm từ hồ sơ thiết kế của các công trình thực tế. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Đọc và khai thác được các thông tin trong bản vẽ Kiến trúc, Kết cấu và Điện – Nước. 4. Tài liệu cần tham khảo: [1]: Hồ sơ thiết kế công trình nhà ở; [2]: Hồ sơ thiết kế công trình công cộng. 9
  10. Nội dung Bài 1. Các khái niệm cơ bản về bản vẽ kỹ thuật Mục tiêu - Trang bị cho người học các khái niệm cơ bản về bản vẽ kỹ thuật Nội dung 1.1 Khổ giấy - Theo TCVN 2.74, các khổ giấy chính được sử dụng gồm có: Kí hiệu khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4 Kí hiệu khổ bản vẽ 44 24 22 12 11 Kích thước (mm) 1189 x 841 594 x 841 594 x 420 297x 420 297 x 210 - Cơ sở để phân chia các khổ giấy là khổ A0 (có diện tích 1m2, kích thước 1189 x 841mm). Cách phân chia thể hiện trên hinh vẽ. - Ngoài những khổ giấy chính, trong trường đặc biệt cho phép dùng giấy phụ là những khổ giấy được chia từ khổ giấy chính. - Kích thước cạnh của khổ phụ là bội số của kích thước cạnh của khổ A4. 1.2 Khung bản vẽ, khung tên 10
  11. Khung tên bản vẽ kỹ thuật là một phần rất quan yếu của bản vẽ, được hoàn thành với quá trình tạo bản vẽ. Nội dung và kích thước khung bản vẽ và khung tên được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) như sau: Khung bản vẽ phải được vẽ bằng nét đậm (kích thước khoảng 0,5 – 1mm); cách mép giấy 5mm. Sau lúc thiết kế xong và đóng thành tập hoàn chỉnh đưa cho chủ đầu tư, những cạnh khung bản vẽ được giữ nguyên trừ cạnh khung bên trái được kẻ cách mép 25mm để đóng ghim. Chiều khung tên bản vẽ kỹ thuật đặt ngang hay dọc phụ thuộc vào cách thiết kế của người vẽ. Đông đảo khung tên được đặt ở cạnh dưới và góc bên phải của bản vẽ. Nhiều bản vẽ mang thể đặt chung trên 1 tờ giấy, những phải mang khung bản vẽ và khung tên riêng biệt ko được tiêu dùng chung. Trong đó, khung tên của mỗi bản vẽ phải được đặt sao cho những chữ ghi trong khung tên mang dấu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ để thuận tiện cho việc tìm kiếm bản vẽ và giữ cho bản vẽ ko bị thất lạc. Đối với bản vẽ A3 tới A0 ta đặt khổ giấy nằm ngang so với khung tên. Theo chiều b1 như trong hình. 11
  12. Đối với bản vẽ A4 ta đặt khổ giấy nằm đứng so với khung tên. Theo chiều a1 như trong hình. Chi tiết khung tên bản vẽ kỹ thuật dùng trong trường học Trong đó, Ô số 1: Nhan đề bài tập hay tên gọi yếu tố Ô số 2: Vật liệu của yếu tố Ô số 3: Tỉ lệ Ô số 4: Kí hiệu bản vẽ Ô số 5: Họ và tên người vẽ Ô số 6: Ngày vẽ Ô số 7: Chữ ký của người kiểm tra Ô số 8: Ngày kiểm tra Ô số 9: Tên trường, khoa, lớp Chi tiết khung tên bản vẽ kỹ thuật dùng trong gia công Trong đó: Ô số 1: ghi tên gọi sản phẩm phải chuẩn xác , gắn gọn, ưa thích với danh từ kỹ thuật. Ô số 2: Ghi ký hiệu bản vẽ. Ký hiệu này sau lúc xoay 1800 – cũng ghi ở góc trái phía trên bản vẽ (đối với bản vẽ đặt dọc thì ghi ở góc phải phía trên). Ô số 3: Vật liệu phân phối yếu tố. Ô số 4: Ghi ký hiệu bản vẽ. Bản vẽ tiêu dùng cho gia công đơn chiếc ghi chữ ĐC; loạt ổn định ghi chữ A, hàng loạt hay nhất loạt ghi chữ B, ….. Ô số 7: Ghi số trật tự tờ. Nếu bản vẽ chỉ mang một tờ thì để trống. Ô số 8: Ghi tổng số tờ của bản vẽ. Ô số 9: Tên cơ quan phát hành ra bản vẽ. Ô số 14: ghi ký hiệu sửa đổi (những chữ a,b,c …) song song những ký hiệu này cũng được ghi lại ngoại trừ phần được sửa đổi( đã đưa ra ngoài lề) của bản vẽ. Ô số 14 – 18: Bảng sửa đổi. Việc sửa đổi bản vẽ chỉ được giải quyết ở cơ quan, xí nghiệp bảo quản bản chính. 1.3 Tỉ lệ 12
  13. 1.4 Nét vẽ (1) – Loại nét này sử dụng khi vẽ bằng máy (2) – Chỉ dùng một trong hai loại trên cùng một bản vẽ Khi cần thay đổi chiều rộng của nét trong một số lĩnh vực công nghiệp đặc biệt nào đó hoặc nếu các nét vẽ này có những áp dụng khác với những áp dụng đã ghi ở cột thứ 3 trong bảng thì phải có giải thích ghi trên bản vẽ. Các nét quy định trong bảng 1 được minh họa trên hình 9 và hình 10. Chiều rộng của các nét vẽ Cho phép sử dụng hai chiều rộng của nét trên một bản vẽ. Tỉ lệ giữa chiều rộng của nét đậm so với nét mảnh không được nhỏ hơn 2 : 1 Các chiều rộng của nét vẽ cần chọn sao cho phù hợp với kích thước, loại bản vẽ và căn cứ vào dãy kích thước sau: 0,18 ; 0,25 ; 0,35 ; 0,5 ; 0,7 ; 1 ; 1,4 và 2mm. Chiều rộng của cùng một nét trong một bản vẽ phải đảm bảo không thay đổi trên các hình khác nhau của chi tiết vẽ theo cùng tỉ lệ. Chú thích: Không khuyến khích sử dụng chiều rộng 1,18mm do những khó khăn của phương tiện ấn loát. Quy tắc vẽ Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đường song song, kể cả đường cạnh chéo mặt cắt, không được nhỏ hơn hai lần chiều rộng của nét đậm nhất. Khoảng cách này không được chọn nhỏ hơn 0,7mm. Đường bao thấy, cạnh thấy (nét liền đậm loại A). Đường bao khuất, cạnh khuất (nét đứt loại E hoặc F). 13
  14. Mặt phẳng cắt (nét gạch chấm mảnh, tô đậm ở hai đầu và ở chỗ thay đổi mặt phẳng cắt, loại H). Đường tâm và trục đối xứng (nét gạch chấm mảnh, loại G). Đường trọng tâm (nét gạch hai chấm mảnh, loại K). Đường dóng kích thước (nét liền mảnh, loại B). Các đường dẫn liên quan đến một phần tử nào đó (kích thước, vật thể, đường bao v.v…) phải vẽ lệch đi so với các đường khác của bản vẽ để tránh gây nhầm lẫn và phải kết thúc: Bằng một dấu chấm nếu đường dẫn kết thúc ở bên trong đường bao của vật thể (xem hình 12); Bằng một mũi tên nếu đường dẫn kết thúc ở đường bao của vật thể (xem hình 13); Không có dấu chấm hoặc đầu mũi tên nếu đường dẫn kết thúc ở trên đường kích thước (xem hình 14). 1.5 Kích thước Mọi kích thước, ký hiệu và ghi chú phải được chỉ dẫn sao cho có thể đọc được từ phía dưới hoặc phía bên phải (các hướng đọc chủ yếu) của bản vẽ. Các kích thước là một trong những yêu cầu về mặt hình học, chúng có thể được sử dụng để xác định rõ ràng và chính xác một yếu tố hình học. Các yêu cầu khác về mặt hình học thường dùng để xác định chính xác một yếu tố (thí dụ trong chế tạo cơ khí) là dung sai hình học (hình dáng, hướng, vị trí và độ đảo), yêu cầu nhám bề mặt và các yêu cầu về góc. Tất cả những thông tin về mặt kích thước phải đầy đủ và được trình bày trực tiếp trên một bản vẽ trừ trường hợp chúng được ghi trong tài liệu liên quan kèm theo. Mỗi yếu tố hình học hoặc mối quan hệ giữa các yếu tố đó chỉ được ghi kích thước một lần. Khi tất cả các kích thước độ dài được ghi theo cùng một đơn vị thì có thể bỏ không ghi ký hiệu đơn vị với điều kiện là bản vẽ hoặc tài liệu kèm theo có chỉ dẫn về đơn vị sử dụng Vị trí của các kích thước Phải đặt các kích thước ở hình chiếu hoặc hình cắt nào thể hiện rõ ràng nhất yếu tố có liên quan (xem hình 12.1). 14
  15. Khi có nhiều yếu tố hoặc đối tượng vẽ ở gần nhau thì các kích thước tương đối của chúng nên được ghi theo từng nhóm để dễ đọc (xem hình 12.2). Đơn vị của kích thước Chỉ được dùng một loại đơn vị để ghi kích thước. Nếu dùng một số đơn vị kích thước khác nhau ở trên cùng một tài liệu thì phải có chỉ dẫn rõ ràng. Phải dùng đơn vị SI để ghi kích thước; xem ISO 1000 hoặc các Tiêu chuẩn Quốc tế có liên quan về đơn vị SI. Các sai lệch giới hạn phải được ghi theo đơn vị của kích thước cơ bản. 15
  16. Bài 2. Biểu diễn vật thể Mục tiêu - Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về các hình chiếu để biểu diễn vật thể Nội dung 2.1 Các hình chiếu cơ bản - Hình chiếu từ trước (hình chiếu đứng) - Hình chiếu từ trên (hình chiếu bằng) - Hình chiếu từ trái (hình chiếu cạnh) - Hình chiếu từ phải - Hình chiếu từ dưới - Hình chiếu từ sau Nếu các hình chiếu từ trên, từ trái, từ phải, từ dưới và từ sau thay đổi vị trí so với hình chiếu đứng thì phải ghi ký hiệu bằng chữ để chỉ tên gọi và trên hình biểu diễn liên quan phải có mũi tên chỉ hướng nhìn kèm theo chữ ký hiệu tương ứng. Phương pháp chiếu và cách bố trí các hình chiếu như trên gọi là phương pháp góc tư thứ nhất. Phương pháp này được nhiều nước sử dụng (nhất là châu Âu) trong đó có nước ta. Một số nước (nhất là châu Mỹ) sử dụng phương pháp chiếu và cách bố trí các hình chiếu theo góc tư thứ ba. Phương pháp này quy định mặt phẳng hình chiếu được đặt giữa người quan sát và vật thể cần được biểu diễn. Mỗi phương pháp có một dấu đặc trưng riêng được vẽ trong khung tên hay bên cạnh các hình chiếu. Nước ta chỉ sử dụng phương pháp góc tư thứ nhất nên không cần ký hiệu 16
  17. 2.2 Hình cắt và mặt cắt 2.2.1 Khái niệm về hình cắt và mặt cắt Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp nếu dùng hình chiếu để biểu diễn thì hình vẽ có nhiều nét đứt làm cho bản vẽ không được rõ ràng. Để khắc phục, ta dùng hình cắt - mặt cắt. Dùng mặt phẳng tưởng tượng cắt vật thể ra làm hai phần, lấy đi phần vật thể nằm giữa mặt phẳng cắt và người quan sát, chiếu phần vật thể còn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt, hình biểu diễn thu được gọi là hình cắt. Nếu chỉ vẽ phần vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt thì hình biểu diễn thu được gọi là mặt cắt (hình 6.4). Để phân biệt phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt và phần vật thể nằm phía sau mặt phẳng cắt tiêu chuẩn qui định dùng ký hiệu vật liệu TCVN 71993 quy định vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt (bảng 6.1): Hình 6.4. Hình biểu diễn mặt cắt Bảng 6-1. Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt 17
  18. 2.3 Hình chiếu phối cảnh 2.3.1 Khái niệm Hình chiếu phối cảnh là một phương pháp biểu diễn hình ảnh được tạo ra bằng cách sử dụng phép chiếu xuyên tâm. Hình chiếu phối cảnh giúp cho người quan sát hiểu rõ hơn về sự vật trong không gian thực tế. Đây là một công nghệ hữu ích giúp tạo ra những hình ảnh sống động và chân thực, đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho người sử dụng. 2.3.2 Phân loại 2.3.3 Ứng dụng Các ứng dụng của hình chiếu phối cảnh là: 1. Quảng cáo và marketing: Hình chiếu phối cảnh có thể được sử dụng trong quảng cáo và marketing để tạo ra hiệu ứng ấn tượng và thu hút sự chú ý. Các công ty thường sử dụng hình chiếu phối cảnh để biểu diễn các sản phẩm và dịch vụ của mình một cách sống động và sinh động. 2. Kiến trúc và thiết kế nội thất: Hình chiếu phối cảnh là một công cụ hữu ích trong lĩnh vực kiến trúc và thiết kế nội thất. Nó giúp kiến trúc sư và nhà thiết kế có thể trực quan hóa và thể hiện ý tưởng của mình cho khách hàng một cách rõ ràng và chi tiết. Qua việc sử dụng hình chiếu phối cảnh, khách hàng có thể hiểu rõ hơn về không gian chi tiết, cảm nhận được không gian, ánh sáng, màu sắc và cấu trúc của dự án. 3. Đào tạo và giáo dục: Hình chiếu phối cảnh có thể được sử dụng trong giáo dục để giúp sinh viên và học sinh hiểu rõ hơn về không gian và mối quan hệ giữa các đối tượng trong một không gian 3D. Nó cũng có thể được sử dụng để giảng dạy các khái niệm về hình học và hình ảnh. 4. Thiết kế sản phẩm và công nghiệp: Hình chiếu phối cảnh có thể được sử dụng trong thiết kế sản phẩm và công nghiệp để đánh giá và phân tích các mô hình, hình thức và tính năng của sản phẩm. Nó cung cấp một cách nhìn tổng quan và đồng thời cho phép nhìn vào từng chi tiết một cách chi tiết. 5. Phim và truyền hình: Hình chiếu phối cảnh có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình để tạo ra các thước phim và truyền hình chân thực. Nó cho phép đạo diễn và nhà làm phim thấy được kết quả của các cảnh quay trước khi thực hiện chúng trong thực tế. 18
  19. Bài 3. Bản vẽ công trình Mục tiêu: - Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về các loại bản vẽ của một công trình xây dựng, các quy định, quy ước của bản vẽ xây dựng. Nội dung: 3.1 Các loại bản vẽ của công trình xây dựng 3.1.1 Cấu trúc bộ hồ sơ a. Tập bản vẽ Bao gồm các bản vẽ phần Kiến trúc, Kết cấu, Cơ điện: điện, nước, điện nhẹ, PCCC, … b. Dự toán Các tài liệu kinh tế kỹ thuật, tiên lượng, dự toán 3.1.2 Thành phần của tập bản vẽ a. Phần Kiến trúc Mặt bằng tổng thể Mặt bằng định vị Mặt bằng các tầng Mặt bằng mái Mặt đứng Mặt cắt Chi tiết cầu thang Chi tiết vệ sinh Chi tiết mái, … b. Phần Kết cấu Mặt bằng móng Mặt cắt móng Mặt bằng bố trí cột Chi tiết cột Mặt bầng kết cấu các tầng Mặt cắt sàn Chi tiết dầm c. Phần Điện – Nước Điện: Mặt bằng cấp điện Mặt bằng cấp điện chiếu sáng: Mặt bằng cấp điện chiếu sáng tầng 1 Mặt bằng cấp điện chiếu sáng tầng 2 Mặt bằng cấp điện chiếu sáng tầng 3 Mặt bằng cấp điện động lực 19
  20. Mặt bằng cấp điện động lực tầng 1 Mặt bằng cấp điện động lực tầng 2 Mặt bằng cấp điện động lực tầng 3 Sơ đồ nguyên lý Sơ đồ nguyên lý cấp điện tủ điện tầng 1 Sơ đồ nguyên lý cấp điện tủ điện tầng 2 Sơ đồ nguyên lý cấp điện tủ điện tầng 3 Sơ đồ nguyên lý cấp điện tủ điện phòng P-101, P-102 Sơ đồ nguyên lý cấp điện tủ điện phòng P-201, P-202 Sơ đồ nguyên lý cấp điện tủ điện phòng P-301, P-302 Chi tiết lắp đặt thiết bị điện Bảng thống kê vật tư Nước: Danh mục bản vẽ Ký hiệu chung phần cấp thoát nước Mặt bằng cấp thoát nước tầng 1 Mặt bằng cấp thoát nước tầng 2 Mặt bằng cấp thoát nước tầng 3 Mặt bằng cấp thoát nước mái Sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước Chi tiết lắp đặt thiết bị Sơ đồ cấp nước Sơ đồ thoát nước Bảng thống kê vật tư 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2