Giáo trình Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn - MĐ05: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi
lượt xem 51
download
Giáo trình Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn - MĐ05: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi trang bị cho học viên kiến thức về lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng xác định được các hình thức đóng gói sản phẩm và thực hiện được việc lựa chọn hình thức đóng gói.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn - MĐ05: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP CHĂN NUÔI Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2011
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
- LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chương trình đào tạo nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi được xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô- gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự sản xuất, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn./.. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Lâm Trần Khanh (Chủ biên) 2. Nguyễn Danh Phương 3. Lê Công Hùng
- ́ ́ CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIÊT TĂT Stt Từ viết tắt Giải thích 1 VTM Vitamin 2 ME Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 3 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 4 Kg Kilogram 5 Mg Miligram 6 Ml Mililit 7 Kcal Kilocalo 8 KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm 9 KgP Kilogram thể trọng 10 PPb Phần tỷ 11 PPm Phần triệu 12 KMnO4 Thuốc tím 13 LD Liều độc 14 HCBVTV Hoá chất bảo vệ thực vật 15 DDT Thuốc trừ sâu 16 2,4D Dioxin
- MÔ ĐUN 05 ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN Mã số mô đun: MĐ 05 Bài 1. Lựa chọn hình thức đóng gói. Giới thiệu: Bài học trang bị cho học viên kiến thức về lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Xác định được các hình thức đóng gói sản phẩm. - Thực hiện được việc lựa chọn hình thức đóng gói. A. Nội dung: 1. Phân loại sản phẩm. 1.1. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn. 1.1.1. Phương hướng nghiên cứu các sản phẩm cho nghành thức ăn chăn nuôi hiện nay Hiện nay, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đạt tiêu chuẩn được đánh giá dựa trên các giá trị dinh dưỡng đã được nghiên cứu trên những tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn của từng loài vật nuôi, những tiến bộ này tập trung vào: Xác định thành phần hoá học gần đúng của các loại nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Xác định thành phần các axít amin cũng như các phương pháp ước tính giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi cho lợn, gà. Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hoá và khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng cũng đang được chú ý thực hiện. Nghiên cứu xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng: năng lượng, protein, axít amin cho các loại gia súc, gia cầm khác nhau. Hiện nay các nghiên cứu không những đi sâu vào xác định nhu cầu các axít amin mà còn xem xét trong mối quan hệ với nhu cầu năng lượng. Nghiên cứu về chế biến nguyên liệu để tăng khả năng tiêu hoá của thức ăn, tận dụng các phụ phế phẩm để hạ giá thành thức ăn chăn nuôi cũng như loại trừ các độc tố, kháng dinh dưỡng trong các loại thức ăn gia súc, gia cầm. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng là cơ sở dữ liệu đầu tiên để thiết lập khẩu phần ăn tối ưu cho gia súc. Xác định đúng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu thức ăn cho gia súc là điều kiện tiền đề để xác định nhu cầu dinh dưỡng và tối ưu hoá khẩu phần, hạ giá
- thành sản phẩm. Việc xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu làm thức ăn gia súc cần phải được thực hiện thường xuyên và liên tục. Số liệu đa dạng về chủng loại thức ăn và số lượng mẫu phân tích càng làm cho cơ sở dữ liệu về thành phần dinh dưỡng thêm chính xác và có độ tin cậy cao. Trong vòng 20 năm trở lại đây, các nghiên cứu về xác định thành phần hoá học thức ăn không ngừng phát triển. Các thông số sau đã được phân tích: Thành phần hoá học gần đúng của hầu hết các loại thức ăn (khoảng 6500 mẫu) với các chỉ tiêu ẩm độ, protein thô, xơ thô, béo thô, khoáng tổng số, NaCl, Ca, P tổng số, đường, tinh bột, năng lượng thô, năng lượng trao đổi, giá trị năng lượng trao đổi của các nguyên liệu. Thành phần axít amin trong các loại thức ăn chủ yếu cho lợn, gà (khoảng 600 mẫu) và các phương trình tương quan ước tính thành phần axít amin. Thành phần khoáng vi lượng trong một số thức ăn khoảng 300 mẫu như Fe, Cu, Mn, Zn, Co, I. Vô cùng ít số liệu phân tích thành phần các vitamin, độc tố, chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn… Hầu hết các số liệu trên đây đã và đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất và được các cơ sở sản xuất thức ăn và người chăn nuôi tin cậy. 1.1.2. Một số các thuật ngữ trong sản phẩm thức ăn chăn nuôi a. Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn chăn nuôi, premix, hoạt chất và chất mang. - Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn là thức ăn dùng để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vật nuôi; - Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài nước uống; - Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh;
- - Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hay hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi; - Phụ gia thức ăn chăn nuôi là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi trong quá trình chế biến, xử lý nhằm duy trì hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn chăn nuôi; - Premix là loại thức ăn bổ sung gồm hỗn hợp của một hay nhiều hoạt chất cùng với chất mang; - Hoạt chất là chất vi dinh dưỡng hoặc chất kích thích sinh trưởng, kích thích sinh sản hoặc chất có chức năng sinh học khác được đưa vào cơ thể vật nuôi bằng thức ăn hay nước uống; - Chất mang là chất vật nuôi ăn được dùng để trộn với hoạt chất trong premix nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi. b. Vật nuôi là các loại gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thủy sản được con người nuôi giữ. c. Sản xuất thức ăn chăn nuôi là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thức ăn chăn nuôi. d. Kinh doanh thức ăn chăn nuôi là các hoạt động buôn bán các loại thức ăn chăn nuôi. e. Gia công thức ăn chăn nuôi là quá trình thực hiện một hoặc toàn bộ các công đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt hàng. f. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi là tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích thương mại. g. Thức ăn chăn nuôi mới là thức ăn lần đầu tiên được nhập khẩu hoặc được phát hiện và sản xuất tại Việt Nam có chứa hoạt chất chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam. h. Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thức ăn chăn nuôi là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thức ăn chăn nuôi không gây hại cho sức khoẻ của vật nuôi, con người sử dụng sản phẩm vật nuôi và môi trường. 1.1.3. Sản phẩm có nguồn gốc, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật a. Có Giấy đăng ký kinh doanh về sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. b. Có nhà xưởng, trang thiết bị, quy trình công nghệ để sản xuất thức ăn chăn nuôi bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- c. Có phòng phân tích kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi hoặc thuê phân tích kiểm nghiệm tại cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. d. Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường; có các điều kiện đảm bảo về an toàn lao động, an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về môi trường. e. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên về chuyên ngành liên quan, đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi. 1.1.4. Sản phẩm đáp ứng với điều kiện cơ sở kinh doanh a. Có Giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; b. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng. c. Có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi; có nơi bày bán hàng hóa bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật. 1.1.5. Sản phẩm có quy định về chất lượng a. Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định. b. Ghi và lưu nhật ký quá trình sản xuất ít nhất là 03 năm. c. Kiểm nghiệm, lưu kết quả kiểm nghiệm và lưu mẫu nguyên liệu, sản phẩm xuất xưởng; bảo quản các mẫu lưu 01 năm kể từ khi hết hạn sử dụng sản phẩm. d. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì hoặc tài liệu kèm theo đúng quy định của pháp luật. e. Thu hồi, xử lý hàng hóa thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng và đền bù thiệt hại gây ra cho người chăn nuôi. f. Chấp hành sự kiểm tra về điều kiện sản xuất và chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật. g. Báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi. 1.1.6. Sản phẩm có thủ tục hành chính a. Kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa hoặc dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng thức ăn chăn nuôi. b. Áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi.
- c. Chấp hành sự kiểm tra về điều kiện kinh doanh và chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật. d. Niêm yết giá và chấp hành sự kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật. e. Xử lý, thu hồi thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng hoặc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi gây hại cho vật nuôi, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm. f. Sản phảm phải là các loại sản phẩm mới. 1.2. Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. 1.2.1. Các loại thức ăn chăn nuôi sau đây không có chất lượng đảm bảo: a. Thức ăn kém phẩm chất hoặc quá hạn; - Thức ăn có các nguyên liệu đầu vào không rõ nguồn gốc - Có hiện tượng biến đổi một số các cảm quan như màu sắc, mùi vị... - Có kết quả kiểm nghiệm với nguyên liệu tạo nên thành phẩm không đạt tiêu chuẩn so với tiêu chuẩn của Nhà nước công bố và quy định - Thức ăn chăn nuôi có hoạt tính hoócmôn hoặc kháng hoócmôn, hoặc các độc tố và các chất có hại trên mức quy định. - Thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm b. Thức ăn không đăng ký hoặc đã bị đình chỉ, thu hồi đăng ký; - Thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn có trong danh mục không được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định đối với thức ăn chăn nuôi thuộc ngành nông nghiệp; Bộ trưởng Bộ thuỷ sản quy định thức ăn chăn nuôi thuộc ngành thuỷ sản; - Các loại thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có các yếu tố gây hại sức khoẻ cho vật nuôi, cho người và gây ô nhiễm môi trường. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình quy định danh mục cụ thể các loại thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cấm nhập khẩu và công bố vào tháng 1 hàng năm. c. Thức ăn đựng trong bao bì không đúng quy cách, không có nhãn hiệu; - Các loại thức ăn chăn nuôi hàng hoá đều phải có bao bì và có nhãn. Trường hợp giao hàng rời, không cần có nhãn thì phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn chất lượng theo hợp đồng, có ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng. - Nhãn hiệu phải ghi bằng chữ Việt Nam, cũng có thể ghi thêm bằng chữ nước ngoài, nội dung ghi trên nhãn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
- nông thôn quy định đối với thức ăn chăn nuôi thuộc ngành nông nghiệp; Bộ Thuỷ sản đối với thức ăn chăn nuôi thuộc ngành thuỷ sản. - Các nguyên liệu quý hiếm dùng làm thức ăn chăn nuôi phải đựng trong bao bì và phải có nhãn. - Các loại thức ăn chăn nuôi có chất phi dinh dưỡng dùng để chẩn đoán, chữa bệnh hoặc ngăn chặn bệnh có ảnh hưởng tới vật nuôi thì nhãn, mác phải ghi rõ tên và số lượng chất đó, cách sử dụng, ngày sản xuất, hạn dùng và lưu ý về cách dùng. d. Thức ăn không có công bố tiêu chuẩn chất lượng; e. Thức ăn chăn nuôi mới không qua khảo nghiệm trước khi đưa vào kinh doanh, sử dụng; f. Sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả; không đúng tiêu chuẩn đã công bố; không đảm bảo chất lượng hoặc đã hết thời hạn sử dụng; 2.1.2. Sản phẩm vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi a. Sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục cấm sản xuất và lưu hành ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. b. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tiếp thị thức ăn chăn nuôi không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. c. Kinh doanh, quảng cáo thức ăn chăn nuôi chưa công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc chưa được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. d. Thông tin, quảng cáo sai sự thật về chất lượng, nguồn gốc và xuất xứ của thức ăn chăn nuôi. e. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật. 2. Lựa chọn nhãn mác sản phẩm. 2.1. Tham khảo các sản phẩm cùng loại đang lưu hành. - Sản phẩm bao bì theo loại thực phẩm: Bao bì chứ đựng các loại thực phẩm khác nhau thì khác nhau về cấu trúc, đặc tính vật liệu, khả năng bảo quản của bao bì đối với các sản phẩm đó. - Sản phẩm bao bì có tính năng kỹ thuật: + Bao bì vô trùng, chịu được quá trình tiệt trùng nhiệt độ cao + Bao bì chịu áp lực hoặc được rút chân không + Bao bì chịu nhiệt độ thấp
- + Bao bì có độ cứng vững hoặc bao bì có tính mềm dẻo cao + Bao bì chống ánh sáng hoặc bao bì trong suốt + Bao bì chống côn trùng - Sản phẩm bao bì có vật liệu: + Giấy bìa cứng, bìa carton gợn sóng (làm bao bì ngoài, dạng bao bì không kín). + Thủy tinh + Thép tráng thiếc + Nhôm + Các loại plastic, nhựa nhiệt dẻo như PE, PP, OPP. PET, PA, PS, PC,... - Màng ghép nhiều loại vật liệu - Sản phẩm bao bì thực phẩm xuất khẩu và nội tiêu: Sản phẩm có thể chia thành các thứ hạng khác nhau: + Sản phẩm cấp cao, cấp thấp. + Sản phẩm xuất khẩu, tiêu dùng nội dịa. + Hàng hóa là sản phẩm để biếu tặng, để tiêu dùng Các loại bao bì đang được sử dụng phổ biến hiện nay tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi là các loại bao bì sản xuất là: Loại bao bì PP bao gồm loại bao bì có tráng và loại bao bì không tráng Ngoài ra, còn có nhiều các hình thức bao bì khác với nhiều chất liệu khác nhau đang được sử dụng trong nghành thực phẩm nhưng cho giá thành cao và không phù hợp với loại hình là thành phẩm thức ăn chăn nuôi. 2.1.1. Loại hình bao bì dùng cho thức ăn hỗn hợp: Chủng loại : Bao PP không tráng Kích thước : (420x80x720)mm In nhiều màu Tải trọng đựng xi măng : 5kg, 10kg và 25kg
- Hình 1: Sản phẩm bao bì dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dành cho Heo (giai đoạn từ 40 – xuất chuồng; loại bao 25kg) Hình 2: Sản phẩm bao bì dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dành lông màu từ 1 ngày tuổi đến xuất thịt (loại bao 25 kg)
- Hình 3: Sản phẩm bao bì dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dành cho Heo (giai đoạn 20 – 40 kg; loại 25 kg) 2.1.2. Loại hình bao bì dùng trong thức ăn đậm đặc Chủng loại : Bao PP tráng Kích thước : (420x80x720)mm In nhiều màu Tải trọng đựng xi măng : 5kg, 10kg và 25kg Hình 4: Sản phẩm bao bì dùng thức ăn đậm đặc dành cho Heo (giai đoạn tập ăn; loại 20 kg)
- Hình 5: Sản phẩm bao bì dùng thức ăn đậm đặc dành cho Heo (giai đoạn tập ăn đến xuất bán; loại 20 kg) Ngoài ra còn có một số loại hình bao bì khác: Ví dụ: a. Loại bao Bigbag: Là loại bao có sức chứa từ 500 ÷2,000kg với nhiều kiểu dáng như bao 01 quai, bao 04 quai. Hệ số an toàn 5:1 hoặc 6:1 Cấu trúc bao: vải thân 120gr/m2 – 220gr/m2, có tráng màng hoặc không tráng. Bao mở miệng có nắp trùm hoặc ống nạp, đáy đóng hoặc có ống xả (tùy theo mục đích sử dụng của bao hoặc yêu cầu của khách hàng). Hình 6: Loại bao Bigbag
- b. Loại bao BOPP Được dùng đựng thực phẩm thức ăn chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm. Cấu trúc: vải PP/ giấy for trắng/ màng BOPP ( lố giấy for trắng theo yêu cầu khách hàng) Bao được in trên màng BOPP đến 08 màu, hình ảnh sinh động, sắc nét, miệng bao được may bằng nẹp giấy hoặc PP với đường may EZ. Hình 7: Loại bao BOPP
- c. Loại hình bao không tráng: Hình : Loại hình bao bì không tráng dùng chứa phân bón d. Bao bì nhựa PP được sử dựng cho các ngành nông nghiệp như bao gạo, bao giống , bao thức ăn chăn nuôi … Chất liệu bao bì: nhựa PP. Kích thước, trọng lượng, kiểu dáng mẫu mã, mầu sắc bao bì: theo yêu cầu của khách hàng. Hình : Loại hình bao bì PP tráng dùng trong thực phẩm (tải trọng chứa 40 kg)
- 2.2. Phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở sản xuất. Tùy thuộc vào từng cơ sở sản xuất, kinh doanh loại hình sản phẩm và thiết kế bao bì cho các loại hình sản phẩm trong hình thức kinh doanh của mình. Từ đó có các tiêu chuẩn riêng. Song bên cạnh đó luôn tuân thủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên bao bì, hàng hoá bao gồm: - Tên sản phẩm; - Tên và địa chỉ của nhà sản xuất; - Xuất xứ hàng hóa; - Định lượng (Khối lượng tịnh); - Ngày sản xuất; - Hạn sử dụng; - Nguyên liệu: chỉ cần nêu tên những thành phần thông dụng được sử dụng để tạo ra sản phẩm; - Thành phần dinh dưỡng, nêu rõ hàm lượng của các chỉ tiêu: Độ ẩm; Protein thô; Xơ; Mỡ thô; Canxi; Photpho; NaCl; Kháng sinh, hóa dược (nếu có). - Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng - Thông qua việc nhãn mác bao bì có thể quảng bá sản phẩm, thương hiệu của cơ sở kinh doanh, tạo dấu ấn cho khách hàng. - Nhãn hiệu bao bì được qui định chặt chẽ theo các qui định của nhà nước phải thể hiện được đặc tính của thực phẩm, nhà sản xuất, quốc gia sản xuất, sự đảm bảo chất lượng thực phẩm chứa đựng bên trong. 3. Lựa chọn bao bì đóng gói sản phẩm. 3.1. Giá trị kinh tế. Giá trị kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào giá thành của từng sản phẩm, nhưng vẫn phải đảm bảo được các yêu cầu về nhãn mác, chất liệu bao bì, đảm bảo được độ an toàn, tính chất của sản phẩm, ... Ngoài ra còn mang tính chất đặc trưng cho từng mã sản phẩm áp dụng của từng loại vật nuôi Mỗi loại bao bì có một giá riêng tùy thuộc vào chất liệu bao thì chúng có giá thành khác nhau. Điều tùy thuộc vào tính chất của thức ăn: nếu là loại thức ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thường dùng loại bao 02 lớp, cấu tạo là các sợi manh được gắn kết và tráng bên ngoài là lớp nilon mỏng, do đó giá
- thành của loại hình bao bì thường rẻ hơn các loại bao bì khác; nhưng đối với loại thức ăn là đậm đặc thường dùng loại hình bao bì là 3.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật. 3.2.1. Bảo vệ: Bảo vệ sản phẩm tránh tác động cơ học làm dập nát sản phẩm, thất thoát sản phẩm ra bên ngoài. Bảo vệ sản phẩm khỏi sự xâm nhập của: các chất cơ học: bụi, cát, sạn; các tác nhân hóa lý: oxy, ánh sang, hơi ẩm, mùi; các tác nhân sinh học như côn trùng, gặm nhấm và quan trọng nhất là vi sinh vật tồn tại ngoài môi trường xâm nhập từ bên trong vào Bao bì phải không bị ăn mòn bởi môi trường của thực phẩm và vật liệu bao bì không đi vào môi trường thực phẩm. 3.2.2. Chứa đựng: Đây là chức năng cốt lõi nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốc xếp, bảo quản và phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dung. Việc chứa đựng thực phâm trong bao bì có hình dáng, kích thước, thể tích, trọng lượng cụ thể tùy thuộc vào từng loại sản phẩm. 3.2.3. Cung cấp thông tin Bao bì có thể cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm đến khách hàng một cách dễ dàng bằng cách in trực tiếp hoặc dán nhãn ngoài bao bì. Cung cấp các thông tin cơ bản: - Tên nhà sản xuất (cá nhân, tập thể, công ty), địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất, tên cơ quan cho đăng ký, cửa hiệu đăng ký chất lượng sản phẩm. - Tên thành phẩm, thời hạn sử dụng, cách sử dụng. - Thành phần hóa học cơ bản của sản phẩm: thường cung cấp thành phần chất khô và phụ gia sử dụng để người sử dụng phòng ngừa những biến cố có thể xảy ra. - Thành phần cấu tạo của sản phẩm - Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu - Thành phần phụ gia - Cách khuyến cáo khi sử dụng - Cơ quan đăng ký và chất lượng sản phẩm - Tên thương hiệu ………
- Tất cả các thông tin phải chính xác và nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin mình đưa ra trên bao bì. Trước khi sản xuất doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký chất lượng với cơ quan quản lý tiêu chuẩn chất lượng và đăng ký nhãn hàng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được bảo đảm về quyền sở hữu công nghiệp và phải thực hiện toàn bộ những chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký. Cung cấp các thông tin nhằm tiếp thị, quảng cáo sản phẩm: Hình dạng bao bì, các biểu tượng, hình ảnh, chữ viết, màu sắc sản phẩm thu hút sự chú ý khách hàng, nhằm giúp khách hàng nhận diện sản phẩm và có ấn tượng về sản phẩm đó. Các thông tin về giá thành, khuyến mãi,…: Cung cấp các thông tin thuận lợi trong quá trình quản lý, vận chuyển, bảo quản, phương thức sử dụng và thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.2.4. Văn hóa Các sản phẩm thực phẩm hầu hết được chế biến từ nguyên liệu là nông sản, thủy hải sản: như cây trồng, sản phẩm của chăn nuôi hoặc đánh bắt. Các vi sinh vật này tồn tại trên nhiều vùng đất đai, khí hậu tập quán canh tác khác nhau do đó đều mang những sắc thái khác nhau. Khi sản xuất thực phẩm chúng ta phải thể hiện được những nét đặc trưng của từng nhà sản xuất, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, mang tính chất con đẻ của từng mã sản phẩm như là: Thể hiện trong chính sản phẩm, thể hiện trên hình thức trình bày thực phẩm và bao bì (màu sắc, hình vẽ, hình dáng bao bì, chữ viết). 3.2.5. Tạo sự hấp dẫn tiện lợi trong phân phối, quản lý và tiêu dùng. Thành công hay thất bại của một mặt hàng trên thị trường phụ thuộc không nhỏ vào bao bì của nó. Bao bì có thể hướng dẫn người tiêu dung từ lúc chọn mua đến lúc sử dụng. Do vậy người ta gọi bao bì là người bán hàng trầm lặng, đây là phương thức quảng cáo hiệu quả nhất mà ít tốn kinh phí. Để tạo được sự hấp dẫn thì bao bì phải đẹp, hình dáng thích hợp. Các sản phẩm hấp dẫn có thể bao gói trong bao bì nhìn thấy được. Ví dụ: Các sản phẩm cho trẻ em cần có màu sắc sang, hình dáng phong phú (như hình các con thú, vật nuôi, hình hoa quả…), cần làm cho kích cỡ bao bì lớn hơn so với trọng lượng sản phẩm bên trong. Các sản phẩm cung cấp cho tiệc tùng, cưới hỏi (trà, rượu, một số loại bánh…) thì bao bì cần đẹp vượt hơn so với sản phẩm bên trong. Ngược lại các sản phẩm bán cho đối tượng là người bình dân thường dùng hàng ngày thì bao bị phải phù hợp với chất lượng bên trong. 3.2.6. Bảo vệ môi trường sinh thái. Nhờ có sự trợ giúp của bao bì mà thực phẩm không bị rơi vãi ra ngoài môi trường, tránh được sự nhiễm bẩn, ôi thối do sản phẩm gây ra.
- Sau khi sử dụng thực phẩm, bao bì thường bị thải ra ngoài làm ô nhiễm môi trường. Để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sống, phải lựa chọn bao bì sao cho thỏa mãn tối đa các điều kiện sau đây: - Có khả năng tái sử dụng hoặc sử dụng vào những mục đích khác mà không bị thải ra môi trường - Có khả năng tái chế tức là sau khi thải ra ngoài nó có thể dùng làm nguyên liệu cho các nghành công nghiệp khác. - Có khả năng tự phân hủy bởi tác động của môi trường tự nhiên, khi phân giải không hình thành các chất độc làm ô nhiễm nguồn nước, mặt đất và bầu khí quyển. - Có khả năng xử lý bằng các giải pháp công nghệ trong các cơ sở xử lý rác 4. Lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm. Bao bì là phương tiện chủ yếu để tiến hành đóng gói. Chúng có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau và được làm từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau, căn cứ vào mục đích sử dụng của từng loại sản phẩm mà có thể chia làm 2 nhóm bao bì: Nhóm bao bì vận chuyển và nhóm bao bì sử dụng. - Nhóm bao bì vận chuyển làm nhiệm vụ chứa đựng, bảo vệ nguyên vật liệu chưa đóng gói hoặc đã đóng gói vào bao bì sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyên chở bốc xếp hàng. Để vận chuyển sản phẩm dạng hạt rời như ngũ cốc, đường… thường dùng bao bì loại bao tải bằng gai, vải, giấy, nilon hoặc nhựa… - Nhóm bao bì sử dụng là loại bao bì nhỏ chứa trực tiếp sản phẩm. Chúng thực hiện chức năng bảo vệ, bảo quản chất lượng sản phẩm, bảo đảm tiện lợi cho người tiêu dùng. Là một thành phần trong chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm, bao bì sử dụng ngày càng nhiều loại hình mới, đa dạng, cách trình bày hấp dẫn. Tùy thuộc vào đặc tính, yêu cầu của sản phẩm, bao bì sử dụng có thể là các loại túi giấy tráng, hộp nhôm, hộp giấy…, các chất tổng hợp như PVC, poly- etilen.. Hiện nay phần lớn các loại bao bì thường sử dụng một lần. Dựa trên đặc tính cấu tạo, người ta có thể chia nhóm bao bì sử dụng trong nghành thức ăn chăn nuôi thành 02 loại: Bao bì PP không tráng nilon chứa thành phẩm dành cho thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, các loại chứa các nguyên liệu dạng hạt cấu thành thức ăn chăn nuôi…; Bao bì PP có tráng nilon chứa thành phẩm dành cho thức ăn đậm đặc, các loại khoáng, vitamin, phụ gia thức ăn chăn nuôi. 4.1.Theo mẫu đặt hàng. Trong thực tế sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, để người tiêu dùng hài lòng tiếp nhận một sản phẩm nào đó, ngoài chất lượng bên trong sản phẩm,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy trình công nghệ sản xuất tôm đông lạnh - Phần 2
21 p | 412 | 135
-
Giáo trình Bảo quản nông sản: Phần 2 - ThS. Nguyễn Mạnh Khải
114 p | 214 | 83
-
Giáo trình Kiểm tra chất lượng, pha đấu, đóng gói và bảo quản nước mắm - MĐ05: Chế biến nước mắm
94 p | 342 | 81
-
Giáo trình Hoàn thiện sản phẩm miến dong - MĐ04: Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong
65 p | 164 | 41
-
Giáo trinh giải phẫu bệnh thú y : Giới thiệu môn giải phẫu bệnh part 2
7 p | 212 | 38
-
Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ - MĐ05: Trồng nho
51 p | 109 | 34
-
Giáo trình Cấp đông, bao gói, bảo quản - MĐ06: Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh
147 p | 142 | 31
-
Giáo trình Cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu đông lạnh - MĐ06: Chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh
116 p | 162 | 27
-
Giáo trình Ủ và hoàn thiện phân hữu cơ sinh học từ phân trâu, bò và bã bùn mía (Nghề: Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phân trâu bò và bã bùn mía)
175 p | 69 | 19
-
Bài giảng bệnh lý học thú y : Rối loạn tuần hoàn cục bộ part 7
4 p | 107 | 18
-
Thu hoạch cam và bảo quản cam
3 p | 110 | 11
-
Giáo trình Chế biến đồ hộp thủy sản (Nghề: Chế biến và bảo quản thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
99 p | 38 | 10
-
Giáo trình Thu hoạch trùn quế (Nghề: Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp)
76 p | 53 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn